Nhìn thấu bản chất của tâm sắc dục



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Mỹ

[ChanhKien.org] Đệ tử Đại Pháp đều biết, tâm sắc dục là cửa tử mà người tu luyện nhất định phải qua, tâm sắc không bỏ thì tuyệt đối không thể viên mãn. Tôi tuy biết từ Pháp lý như vậy, nhưng vẫn thường bị tâm sắc lôi kéo, vô cùng hổ thẹn và ân hận. Hôm nay cùng một vị đệ tử khác giao lưu, mới nhìn thấu bản chất của tâm sắc dục.

Nhục thân con người cũng giống như một bộ y phục, con người sau khi đầu thai thì mặc nó vào. Tư duy chân chính của con người là nằm ở nguyên thần, chứ không phải ở bộ y phục này. Tại không gian khác, bộ y phục này cũng đang sống, có tư duy, có suy ngẫm, nhưng thứ nó suy nghĩ là ở tầng rất thấp, đều xuất phát từ xã hội người thường. Mà tâm sắc này, hoàn toàn là bộ y phục này đang tư duy.

Sau khi nguyên thần đầu thai, có thể chuyển sinh thành người nam, cũng có thể chuyển sinh thành người nữ. Nếu như là người nam, tâm sắc của nó biểu hiện chính là thấy người nữ đẹp; nếu như là người nữ, tâm sắc của nó biểu hiện chính là thấy người nam đẹp. Tuy nhiên các tư tưởng này không phải là tư tưởng của nguyên thần, mà chỉ là bộ y phục kia đang nghĩ, do đó nó cực kỳ thấp, ở tầng thứ rất thấp.

Bởi vậy là người tu luyện, khi tâm sắc dục xuất hiện, chúng ta cần lập tức nghĩ rằng, đây là bộ y phục kia đang nghĩ, là cách nghĩ ở tầng thấp. Nguyên thần của chúng ta hoàn toàn không nghĩ như vậy, đó mới là tự kỷ chân chính của chúng ta, hơn nữa nguyên thần của đệ tử Đại Pháp đều đến từ tầng thứ rất cao.

Ví dụ thế này: Nếu một cá nhân chuyển sinh thành heo đực, thì nó sẽ thấy heo cái là đẹp. Giả sử heo đực này có thể nghĩ mình vốn là người, thì nó ắt sẽ không có hứng thú với heo cái nữa. Tại đây, thân heo chính là y phục của nguyên thần nó, y phục của nó thấy heo cái đẹp, chứ không phải nguyên thần nó thấy thế. Nếu nguyên thần nó chuyển sinh thành heo cái, thì nó lại thấy heo đực mới là đẹp.

Khi tôi nhìn thấu bản chất của tâm sắc dục, mới thấy diệt trừ nó không có gì là khó cả, mà là việc rất dễ dàng.

Trên đây chỉ là thể ngộ chưa thành thục để giao lưu cùng đồng tu, kính mong chỉ giúp thiếu sót.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/112154



Ngày đăng: 26-08-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.