Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (20): Tân Cương
Tác giả: Liên Lý Chi
[ChanhKien.org]
Như chúng ta đã nói đến ở những bài đầu của loạt bài viết này (Hán tự từ góc độ người tu luyện (Bài 2)), chữ tân (新) là dùng hàm nghĩa “thân cân” (亲斤:) “thân vật” (亲物) và “duy vật” (唯物) để chỉ trạng thái tất cả đều hướng về tiền tài của xã hội Trung Quốc trong ngày nay của lịch sử. Nói cách khác, ý nghĩa gốc của chữ tân là chỉ “tân Trung Quốc” trong ngày nay của lịch sử. Mà chữ “cương” là lãnh thổ, lãnh thổ đất nước. Với ý nghĩa này, chắc chắn lịch sử đã bố cục nên “Tân Cương” chính là đứng từ góc độ của “lãnh thổ” để triển hiện trạng thái xã hội “hôm nay của lịch sử”. Vậy thì “Tân Cương” thể hiện chủ đề này như thế nào?
Tân Cương ở phía tây bắc của Trung Quốc, với diện tích 1/6 Trung Quốc, cũng là khu hành chính cấp tỉnh có diện tích lớn nhất ở Trung Quốc. Phía bắc Tân Cương có dãy núi A Nhĩ Thái (Altay) chạy theo hướng đông tây, ở giữa có núi Thiên Sơn, phía nam có núi Côn Lôn Ở giữa núi A Nhĩ Thái và núi Thiên Sơn là bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ. Ở giữa núi Thiên Sơn và Núi Côn Lôn là bồn địa Tháp Lý Mộc (Tarim). Vì vậy hình thế địa lý này của Tân Cương được gọi khái quát là “ba núi kẹp hai bồn”. Hình thế địa lý này của Tân Cương cũng chính là thể hiện của chữ cương (畺) trong chữ cương (疆) của Tân Cương (新疆): Tam (三) đại biểu ba ngọn núi là núi A Nhĩ Thái, núi Thiên Sơn, núi Côn Lôn; hai chữ điền (田) nằm kẹp trong chữ tam là chỉ bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ và bồn địa Tháp Lý Mộc.
Vậy tại sao “lãnh thổ” của Trung Quốc trong ngày hôm nay của lịch sử lại được đại biểu bằng hai chữ điền (田)? Ý nghĩa nội hàm của sự an bài này trong lịch sử là gì?
1. Người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương
Tên gọi đầy đủ của Tân Cương là “khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương”: chữ duy (维) là duy hộ, duy trì, chính là có ý “có quan hệ đến…”; chữ ngô (吾) tức là “tôi”, chữ nhĩ (尔)tức là “bạn”. Vậy thì ý nghĩa nội hàm của “Duy Ngô Nhĩ Tân Cương” là: “Trung Quốc mới” trong ngày nay của lịch sử có quan hệ đến hết thảy mọi người, gồm cả bạn và tôi…
2. Ô Lỗ Mộc Tề
Trung tâm hành chính của khu tự trị Tân Cương nằm ở Ô Lỗ Mộc Tề.
Ô (烏) tức là đen (黑), ám chỉ đến “đảng” Trung Cộng đen tối. Trung Cộng là chính quyền có tính chất xã hội đen, vận hành theo các quy tắc ngầm và khép kín của nó. Tất cả các biểu hiện đặc trưng của nó đều là đen, vì vậy “đen” là một biểu hiện đặc trưng lớn của Trung Cộng.
Lỗ (鲁) là chỉ các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công. Lỗ tên gọi tắt của tỉnh Sơn Đông, xưa vùng đất này là nước Lỗ thời Xuân Thu. Trong bài viết trước đây chúng tôi đã luận giải về núi Thái Sơn (tỉnh Sơn Đông), đường lên núi Thái Sơn là thể hiện tượng trưng con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công. Chữ Lỗ là “ngư viết” (鱼曰: cá nói), mà nội hàm triển hiện là sự tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công chính là “giảng, nói”: hướng đến con người thế giới mà giảng chân tướng cứu người. Bởi vì cá (鱼/魚) tượng trưng cho con người thế gian. Nhân loại sống trong tầng không gian này của phân tử, ngay cả không khí cũng là do phân tử cấu thành, vì vậy con người giống như “cá” sinh sống trong đại dương vậy, là sinh sống trong “biển phân tử”, vì thế cá (鱼) trong văn hóa Thần truyền được giao phó chỉ con người nhân thế. Vì vậy chữ ngư (鱼) trong chữ lỗ (鲁) là chỉ riêng các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công.
Mộc (木) là một loại vật liệu (材, tức mộc tài) cũng còn có ý nhân tài (人才) để chỉ về con người nhân thế. Chữ tề (齐) nghĩa là tề tựu đầy đủ rồi, những ai nên phải đến đều đã đến rồi, “ô mộc” và “lỗ mộc” đều đã đến rồi, vì thế mời gọi là “Ô Lỗ Mộc Tề”. Nhân loại được an bài trong lịch sử đến cuối cùng là 7 tỷ người, hôm nay toàn cầu đã có 7 tỷ người, Trung Quốc cũng là đạt đến số lượng đông nhất trong lịch sử, hơn một tỷ người, nên được gọi là “tề”.
Vậy thì ý nghĩa nội hàm của “Ô Lỗ Mộc Tề” chính là: tại lãnh thổ “Trung Quốc mới” có 2 loại người là người “Ô mộc” gia nhập Trung Cộng và người “Lỗ mộc” tức các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công đã triệt để đoạn tuyệt khỏi Trung Cộng. Hai nhóm người này đều đã tề tự đầy đủ. Bởi vì người Trung Quốc ngày nay bước chân vào tiểu học đã phải đeo khăn quàng đỏ, nhập vào tổ chức đội thiếu niên của Trung Cộng, vì vậy, người Trung Quốc ngày nay, trừ các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công ra, thì hầu hết đều trở thành người của các tổ chức đội, đoàn, đảng của Trung Cộng, đây là nguyên nhân vì sao người Trung Quốc ngày nay phân thành “Ô mộc” và “Lỗ mộc”.
Tuy rằng người Trung Quốc ngày nay được phân thành “Ô mộc” là người gia nhập vào các tổ chức Trung Cộng và “Lỗ mộc” là người được các đệ tử Pháp Luân Công đang giảng chân tướng cứu, nhưng các đệ tử Pháp Luân Công lại đang cố gắng khuyên con người thế giới thoái xuất khỏi Trung Cộng. Vậy thì hiển nhiên, người sống ở trên hai khoảnh đất (田) trong chữ cương (畺) là có ý chỉ: người gia nhập các tổ chức của Trung Cộng và người thoái xuất khỏi các tổ chức Trung Cộng. Hai khoảnh đất (田) này là chỉ bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ và bồn địa Tháp Lý Mộc. Tiếp theo chúng ta sẽ bàn về hai bồn địa này.
3. Bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ (准噶尔盆地)
Bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ có hình tam giác, nằm ở phía cực tây bắc của Trung Quốc. Phía tây bắc bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ có một cái đèo rất lớn, hàng năm gió tây bắc mãnh liệt thường thổi vào bồn địa. Bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ này chính là khoảnh đất (田) đại biểu cho tổ chức Trung Cộng, vì vậy “ Chuẩn Cát Nhĩ” là ám chỉ Trung Cộng.
Chữ chuẩn (准) là tiêu chuẩn, chuẩn bị.
Chữ “cát 噶” trong ngôn ngữ Tây Tạng là “cơ quan tuyên bố ra mệnh lệnh”, do 4 người tổ thành, là chỉ cơ quan quyền lực của chính phủ. Mà Trung Cộng khởi nguồn từ tây bắc (ở Diên An), nó tương ứng với vị trí tây bắc của bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ; Trung Cộng chính là cơ quan ra mệnh lệnh tối cao do một số ít người lãnh đạo, lãnh đạo bởi tập thể ban thường ủy (tức Bộ chính trị). Cái gọi là lãnh đạo của tập thể ban thường ủy đảng cộng sản Trung Cộng khác với chế độ quân chủ của các hoàng đế, chế độ dân chủ có tổng thống, thủ tướng, cho nên hình thức chính thể đặc biệt này được thể hiện bởi chữ cát (噶), chính là ngầm chỉ tổ chức Trung Cộng.
Vì vậy ý nghĩa của “Chuẩn Cát Nhĩ” là: tiêu chuẩn của chư vị, sự chuẩn bị của chư vị là để tồn vong cùng Trung Cộng.
Vì sao chữ cát (噶) lại được tạo thành từ chữ hát (喝: nghĩa là uống)? Là bởi vì bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ có gió từ tây bắc thổi đến, trong văn hóa truyền thống Trung Hoa có câu “uống gió Tây Bắc” (喝西北风)để hình dung việc con người không có gì để ăn để uống, tức là sắp sửa kết thúc rồi. Vì vậy chữ cát (噶) đại biểu cho Trung Cộng, được biểu hiện ra từ câu “uống gió tây bắc”, chính là ẩn dụ ý tứ gia nhập Trung Cộng thì sẽ bị tử vong, bị đào thải.
Ngoài ra, bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ có hình thế là hình tam giác, mà trong phong thủy học truyền thống của Trung Quốc hình tam giác được biết đến địa hình không cát lợi.
Vì vậy, ý nghĩa nội hàm lịch sử giao phó cho “ Chuẩn Cát Nhĩ” là: chư vị là người đủ tiêu chuẩn, chuẩn bị để tồn vong cùng Trung Cộng.
Núi A Nhĩ Thái (阿尔泰山) ở phía bắc bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ. Trạng thái bố cục kết hợp của tổ hợp bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ và Núi A Nhĩ Thái có nội hàm ý nghĩa là: đệ tử Pháp Luân Công cứu người trong đại kiếp nạn, thuyết phục con người trên thế giới thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng. Bởi vì chữ a (阿) có nghĩa là lắng nghe (là pháp để cứu mạng) (chú thích: bộ 阝 có hình dạng giống hình cái tai); chữ nhĩ (尔) chỉ chư vị; chữ Thái (泰) chỉ Núi Thái Sơn (泰山), biểu tượng tượng trưng cho sự tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công—hướng đến con người thế giới giảng chân tướng cứu người, đối ứng là Lỗ (鲁) trong Lỗ Mộc Tề. Vì vậy, nội hàm thể hiện của trạng thái bố cục của bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ và núi A Nhĩ Thái là việc đệ tử Pháp Luân Đại Pháp cứu người trong đại kiếp nạn.
Tính đến năm 2018 đã có hơn 390 triệu người thoái xuất khỏi các tổ chức đảng đoàn đội của Trung Cộng, chính là nói, có rất nhiều người đã tỉnh ngộ và được cứu. Điều này thể hiện nội hàm là “Tháp Lý Mộc”.
4. Tháp Lý Mộc (塔里木)
Khoảnh đất (田) Tháp Lý Mộc ở phía nam Núi Thiên Sơn, nội hàm thể hiện là: mộc (木) tượng trưng cho người thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng mà được đắc cứu, tức là “Tháp Lý Mộc”.
“Tháp” là công trình kiến trúc của Phật giáo để tưởng niệm những cao tăng tu luyện đắc đạo, lâu đời nhất là tháp mộ bảy tầng tưởng niệm Phật Thích Ca Mâu Ni, là đại biểu của Phật Pháp. Vậy thì đương nhiên ý nghĩa của “Tháp Lý Mộc” là: những mộc (木) được Phật Pháp cứu độ, tức chỉ những người “Ô mộc” ở Chuẩn Cát Nhĩ được các đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu ra.
Phía bắc bồn địa Tháp Lý Mộc là núi Thiên Sơn. Thiên Sơn có ý nghĩa là lên Trời, Thiên lý, kỳ thực chính là chỉ Pháp Luân Phật Pháp (sẽ không giải thích ở đây). Đỉnh cao nhất của Thiên Sơn gọi là đỉnh Thác Mộc Nhĩ. Thác Mộc Nhĩ (托木尔) có ý là: Trời và Phật Pháp sẽ nâng đỡ bạn và cứu bạn khi có đại kiếp nạn xảy đến.
Phía bắc bồn địa Tháp Lý Mộc là núi Côn Lôn (昆仑山). Chữ côn (昆) có nghĩa là: con cháu, hậu duệ, người nối dõi; là số lượng rất nhiều rất đông; là anh trai. Kỳ thực ý nghĩa gốc của chữ hán này là chỉ người được cứu trong đại kiếp nạn. Bởi vì “con cháu, hậu duệ” là đại biểu cho sự tiếp diễn của sinh mệnh, cũng chính là ý được cứu trong đại kiếp nạn; “số lượng rất nhiều” chỉ đệ tử Pháp Luân Công không ngừng giảng chân tướng đã cứu được rất nhiều người, hiện nay (2018) đã có hơn 390 triệu người thoái xuất khỏi các tổ chức đảng đoàn đội của Trung Cộng; còn “anh trai” có nghĩa là: là người được cứu bởi “đệ” tử Pháp Luân Công, giải ý là “đệ” cứu “anh”. Vì vậy, bản chất ý nghĩa của chữ côn (昆) là chỉ những người được cứu trong đại kiếp nạn.
Chữ Lôn (侖) trong Côn Lôn có nghĩa là trật tự, thứ tự, bản chất ý nghĩa chữ Hán này là chỉ “Chuyển Pháp Luân”. Bởi vì “Chuyển Pháp Luân” giảng là Lý có trật tự nhất, tức Lý của Phật Pháp; giảng ra đạo lý tối cơ bản để làm người tốt, tức là Phật lý của sinh mệnh trong các cảnh giới khác nhau. Vì vậy, ý nghĩa trật tự, thứ tự của chữ Lôn (侖) là chỉ “Chuyển Pháp Luân”. Các bộ thủ của chữ Lôn (侖) là “nhân, nhất, sách” (人一册): nghĩa là trong tay mỗi nguời đều có 1 quyển sách.
Vì vậy, ý nghĩa nội hàm của “Côn Lôn” là : sau đại kiếp nạn, những người nào được đệ tử Pháp Luân Công cứu và được lưu lại, thì trong tay mỗi người đó đều có 1 quyển sách “Chuyển Pháp Luân”, mọi người đều sẽ tu luyện Pháp Luân Công. Bởi vì, khi đó mọi người sẽ hoàn toàn minh bạch Pháp Luân Đại Pháp rốt cuộc là gì, hoàn toàn minh bạch Pháp Luân Đại Pháp vốn dĩ là Phật Pháp chân chính cứu độ con người. Vì vậy họ sẽ lần lượt bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đây là trạng thái xã hội tất nhiên sẽ xuất hiện, đương nhiên cũng là một sự an bài của lịch sử.
Vì vậy chúng ta thấy ở phía bắc bồn địa “Tháp Lý Mộc” có núi Thiên Sơn, phía nam có núi Côn Lôn, ý nghĩa nội hàm của tên gọi và trạng thái bố cục là để triển hiện chủ đề Pháp Luân Phật Pháp cứu độ con người thế giới.
Cương trong Tân Cương là “cương” gì? “Nhĩ” (尔: Bạn, chư vị) có nguyện ý là người (Tháp Mộc Nhĩ) ở trên mảnh đất “Tháp Lý Mộc” được Thiên Sơn nâng đỡ cứu độ không? Hay vẫn còn trong mê không chịu tỉnh ngộ, vẫn đang ở trên mảnh đất “Chuẩn Cát Nhĩ” mà “uống gió tây bắc”, chuẩn bị đào thải cùng với Trung Cộng? Vì vậy, thông qua sự tương phản của hai mảnh đất này, chủ đề của Tân Cương đã khải ngộ cho con người thế giới rằng: vào thời khắc lịch sử đặc thù của “ngày hôm nay của lịch sử”, sự việc tối quan trọng nhất chính là sự tuyển chọn của sinh mệnh!
Cho đến nay với sự liễu giải trong loạt bài viết này, chúng ta không thể không ngạc nhiên bởi sự cao thâm huyền bí của văn hóa Thần truyền của Trung Quốc, chúng ta không thể không ngạc nhiên vì sự vĩ đại, thần kỳ của chữ Hán Trung Hoa.
Trên thực tế, văn hóa Thần truyền của Trung Quốc, nội hàm chữ Hán Thần truyền là càng lớn hơn, càng tinh thâm, càng thần kỳ hơn so với những gì đã liễu giải ở đây. Đó là do văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, chữ Hán là do Thần truyền, tức là Thần Phật đã dung hợp chữ Hán với Thiên địa tự nhiên thành một thể, với lịch sử văn hóa của con người.
“Vạn cổ sự vi Pháp lai” (Hí Nhất Đài-Hồng Ngâm II). Bởi vì hết thảy mọi thứ đều được tạo ra vì để triển hiện Pháp Luân Đại Pháp truyền ra thế giới ngày nay. Cho nên chúng ta mới nhìn thấy nội hàm phía sau của tất cả lịch sử, văn hóa của nhân loại, kỳ thực đều là đứng tại các góc độ khác nhau triển hiện việc Pháp Luân Đại Pháp truyền ra thế giới.
Tại sao “vật chất” (物质: wùzhì) lại đồng âm với “vô tri” (无知: wúzhī) (Trong tiếng Hán, thường những từ đồng âm sẽ có hàm nghĩa gần tương tự hoặc có nghĩa liên quan)? Bởi vì con người càng có vật chất thì càng xa rời Thần, con người đang bị sa vào vật chất hóa quá mức, cuối cùng sẽ càng ly khai khỏi những giáo huấn của Thần đối với con người, vậy thì con người sẽ càng ngày càng trở nên vô tri.
Tại sao “sinh mệnh” (生命: shēngmìng) lại đồng âm với “thanh minh” (声明: shēngmíng: tuyên bố; thanh minh) ? Bởi vì sinh mệnh con người là trong trạng thái không ngừng luân hồi, nhưng ngày nay thì không còn như vậy. Hôm nay là thời khắc con người của đợt sinh mệnh tối hậu này phải lựa chọn Thiện ác, đây là một thời kỳ lịch sử đặc thù, con người lựa chọn Thiện thì được lưu lại; những người lựa chọn theo cái ác của Trung Cộng thì sẽ bị đào thải, sinh mệnh sẽ bị hủy diệt triệt để, ngay cả luân hồi cũng không có nữa. Nói cách khác, tại thời kỳ lịch sử đặc thù này, sinh mệnh bản chất của con người lựa chọn thế nào thì sẽ quyết định sinh mệnh đó sẽ bị mất đi hay được lưu lại. Đó là chỗ nội hàm sự đồng âm của “sinh mệnh” và từ “thanh minh”.
Thuyết vô thần luận của Trung Cộng kỳ thực là vô tri; Trung Cộng cắt đứt văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chính là cắt đứt nguồn gốc của người Trung Quốc, cắt đứt mối liên hệ giữa con người với Thần; việc Trung Cộng bức hại đối với các đệ tử Pháp Luân Công đang cứu độ con người thế giới là việc đã được đặt định từ lịch sử lâu dài, đó chính là tà ác lớn nhất của nhân loại.
Điều trọng yếu hiện nay của Trung Quốc dưới sự cai trị Trung cộng không phải là “Khuyết tâm” (缺芯: rỗng ruột) mà là “khuyết tâm” (缺心: thiếu trái tim), thậm chí là “Khuyết tín” (缺信: thiếu niềm tin). Cái thiếu là thiếu lương tâm đạo đức căn bản nhất để làm người; thiếu tín ngưỡng đối với Thần Phật, thiếu sự thành tín cơ bản nhất để làm người. Làm người mà không có lương tâm, mất đi thành tín cơ bản nhất để làm người, không kính nể đối với Trời đất, khi không có tín ngưỡng đối với Thần Phật và không tin Thần, thì con người đã đến trạng thái nguy hiểm nhất rồi!
Đạo là gì? Nói một cách đơn giản nhất chính là: khi nhân loại bị kiếp nạn, thì chỉ cho con người một con đường, một con đường để được đắc cứu qua đại kiếp nạn. Pháp là gì? Chính là khi con người nhân thế đối mặt với đại kiếp nạn, thì nói cho con người biết một biện pháp, một phương pháp để có thể được đắc cứu qua đại kiếp nạn. Hôm nay các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công có mặt khắp nơi trên toàn thế giới, chính là sứ giả hoàn thành trách nhiệm to lớn cứu con người trong đại kiếp nạn!
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/244940
Ngày đăng: 03-07-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.