Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (19): Chữ Vạn 卍 và Kim tự tháp



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Không chỉ tại Trung Quốc, mà hầu như mọi người trên thế giới đều biết phù hiệu chữ Vạn 卍 này. Phù hiệu chữ Vạn 卍 là phù hiệu tượng trưng của Phật gia, đương nhiên cũng là đại biểu cho Phật Pháp.

Đồ hình Pháp Luân là do phù hiệu hình chữ Vạn 卍 của Phật gia và Thái Cực đồ của Đạo gia cấu thành. Ở giữa trung tâm Đồ hình Pháp Luân là một phù hiệu chữ Vạn 卍 lớn, ở bốn phía đông tây nam bắc còn có bốn phù hiệu chữ Vạn nhỏ, giữa các phù hiệu chữ Vạn nhỏ là Thái Cực đồ.

Như đã đề cập đến ở bài trước (bài về Thái Dương), Pháp Luân Đại Pháp trên thực tế là vượt xuất khỏi Phật, vượt xuất khỏi Đạo, là Đại Pháp vũ trụ bao hàm hai ‘gia’ lớn Phật và Đạo. Pháp Luân Đại Pháp là đứng trên cơ điểm của Phật gia, điều này thể hiện rằng đây là Phật Pháp cứu độ con người thế giới trong thời kỳ mạt kiếp, chính là Đại Pháp vũ trụ. Vì vậy, Pháp Luân Đại Pháp cũng gọi là Pháp Luân Phật Pháp. Nói cách khác, Pháp Luân Đại Pháp chính là Phật Pháp tối cao. Vì vậy mà chúng ta thấy ở giữa Đồ hình Pháp Luân là một phù hiệu chữ Vạn 卍 lớn.

Nhưng tại sao phù hiệu chữ 卍 đại biểu cho Phật Pháp lại gọi là “phù hiệu chữ Vạn” (tiếng Hán gọi là: Vạn tự phù)? Bởi vì, ý nghĩa nguyên gốc của “Vạn tự phù” chính là một phù hiệu đại diện cho con số vạn (万: tức mười nghìn) trong tiếng Hán. Chữ Vạn (万字: âm Hán Việt là vạn tự) chẳng phải là để chỉ chữ Hán sao? Từ giải thích nghĩa gốc của chữ Hán trong loạt bài viết này cho thấy, nghĩa gốc của mỗi chữ Hán khi được giải thích cặn kẽ ra đều là nguyên lý của Pháp Luân Phật Pháp, nói cách khác, chữ Hán chính là giải thích phù hiệu của Pháp Luân Phật Pháp, hoặc giả nói, chữ Hán chính là được tạo ra căn cứ theo pháp lý của Pháp Luân Phật Pháp.

Lấy ví dụ về chữ đại (大). Trong vũ trụ này thì cái gì là lớn nhất? Đương nhiên là Pháp của vũ trụ, tức Pháp Luân Đại Pháp là lớn nhất. Mà Pháp Luân Đại Pháp chỉ nắm chắc trong tay của Đấng Sáng Thế Chủ, vì vậy, chữ đại (大) là đại biểu cho Đại Pháp vũ trụ, chính là dùng chữ nhất (一) và chữ nhân (人) (nhất nhân nghĩa là một người) để biểu hiện chữ đại (大).

Vì vậy, phù hiệu chữ Vạn 卍 kỳ thực chính là phù hiệu đại biểu cho con số vạn (万) của chữ Hán. Mà thuyết minh nghĩa gốc của Hán tự lại là Lý của Pháp Luân Phật Pháp, do đó, nội hàm ẩn chứa ở đây là: Hán tự được tạo ra dựa vào Pháp Lý của Pháp Luân Phật Pháp, mà mục đích của việc tạo ra Hán tự chính là đặt định nên văn hóa cần có từ trong lịch sử xa xưa để làm nền tảng cho việc truyền Pháp Luân Phật Pháp trong giai đoạn cuối cùng, nhằm để vào lúc cuối cùng dùng chữ Hán và tiếng Trung để truyền Pháp Luân Phật Pháp trên vùng đất Hoa Hạ (tức chỉ Trung Quốc). Đây chính là ý nghĩa nội hàm của phù hiệu chữ “Vạn”.

Chúng ta lại xem xét Kim tự tháp. Kim tự tháp không những có lịch sử rất xa xưa, mà còn phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Các Kim tự tháp ở trên thế giới đều có dạng “hình nón” giống nhau, mà tiêu biểu cho kiến trúc Kim tự tháp trên thế giới chắc chắn là Kim tự tháp Ai cập.

Chúng tôi cũng có nghi vấn tương tự về cách đặt tên đối với Kim tự tháp, tại sao trong tiếng Trung lại gọi là tháp kim tự (金字)? “Kim tự” tương tự cũng giải thích ý nghĩa chữ kim (金), hơn nữa còn giải thích ý nghĩa cho “chữ” màu vàng kim. Chúng ta đều biết, Phật gia biểu thị là màu vàng kim, vậy thì chữ “kim tự” này chẳng phải là chỉ về Phật Pháp sao? Nói cách khác Kim tự tháp chẳng phải là thể hiện tượng trưng của Phật Pháp sao?

“Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp.” “Nói chung, Pháp rất lớn. Đến điểm cực cao mà giảng, thì rất đơn giản; bởi vì Pháp kia giống như hình dáng của Kim tự tháp. Đến nơi tầng cực cao thì ba chữ có thể dùng để khái quát, đó chính là Chân Thiện Nhẫn; thể hiện tại các tầng cực kỳ phức tạp.” (Bài giảng thứ nhất Chuyển Pháp Luân).

Nguyên lai Kim tự tháp chính là thể hiện tượng trưng cho hình tượng Đại Pháp của vũ trụ, “kim tự” chính là “chữ” màu vàng kim, cũng chính là nói ý nghĩa của Phật Pháp là trân quí vô tỷ. Kỳ thực chúng ta nhìn xã hội nhân loại, từ kết cấu nhỏ như gia tộc hay đơn vị, cho đến kết cầu lớn như quốc gia, thì hình thái kết cấu đều là hình Kim tự tháp. Nói ví như, người thống trị quốc gia là đỉnh Kim tự tháp, tầng cơ sở nhất của xã hội chính là đáy của Kim tự tháp.

Vậy thì liễu giải nhận thức của người tu luyện với kết cấu Kim tự tháp này là: kết cấu của vũ trụ này cũng giống với kết cấu của hình Kim tự tháp. Mà cái không gian nơi nhân loại tồn tại này vô luận là hình thái sinh mệnh, hay là hoàn cảnh sinh tồn, đều giống như tầng đáy của Kim tự tháp, là tầng thứ thấp nhất trong vũ trụ. “Con người phải đi đến chỗ cao”. Vì vậy mới phải tu luyện, giống như leo lên Kim tự tháp vậy, con người phải có ý nguyện đề cao, thăng hoa cảnh giới sinh mệnh.

Biểu tượng đặc trưng của Ai Cập là Kim tự tháp và tượng Nhân sư, là pho tượng đầu người thân sư tử. Kim tự tháp là chỉ Phật Pháp; “đầu người” là chỉ con người, chỉ về khía cạnh làm người; “thân sư tử” là chỉ về hành động của con người, cần dũng mãnh như sư tử. Vậy thì nội hàm kết hợp của tổ hợp Kim tự tháp và tượng Nhân sư là: mục đích chân chính để con người được làm người, hay mục đích chân chính của con người chính là tu luyện Phật Pháp, là đề cao thăng hoa cảnh giới của sinh mệnh như leo lên Kim tự tháp vậy, tu luyện Phật Pháp thì cần phải dũng mãnh tinh tấn như sư tử. Đây chính là nội hàm kết hợp của tượng Nhân sư và Kim tự tháp. Đây cũng chính là ngụ ý nội hàm của Đại Hùng Bảo Điện ở các chùa, tự viện của Phật giáo. Tượng Nhân sư quay mặt về hướng đông [1] là vì Đại Pháp của vũ trụ được truyền xuất ra ở phương Đông.

[1]: Bức tượng Nhân sư lớn nhất thế giới ở Giza là biểu tượng quốc gia của Ai Cập quay mặt về hướng đông, các tài liệu khác đều nói tượng Nhân sư quay mặt về phía mặt trời mọc

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/244938



Ngày đăng: 23-06-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.