«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 31): Điền điền ca
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ tam thập nhất thiên “Điền điền ca”
Lời tựa: Thiên này lấy “điền” {ruộng} để ngụ ý tu luyện Đại Pháp Đại Đạo, lấy hình tượng “điền” (田) để chỉ Pháp Luân. Dùng mấy câu cực kỳ đơn giản, bàn về mấy vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công.
Tứ khẩu hợp điều nhập lễ chi điền, Ngũ khẩu hợp điều cực lạc chi điền.
Điền điền chi lý phân minh, Thế nhân bất giác hận thán.
Đại loạn toàn thế nhân tâm hung hung hạ, Nhập điền quyển cực nan.
Lợi tại điền điền tâm điền, Quỵ tọa tụng kinh đan điền.
Điền trung chi điền đạn cầm điền, Thanh nhã nhất khúc vân tiêu cao.
“Tứ khẩu hợp điều nhập lễ chi điền, Ngũ khẩu hợp điều cực lạc chi điền” (Bốn miệng hợp điều ruộng nhập lễ, Năm miệng hợp điều ruộng cực lạc): “Điền” (田) ngụ ý tu luyện, cũng ẩn dụ hình tượng Pháp Luân với cửu cung. Vậy thuyết về “tứ khẩu”, “ngũ khẩu” là gì? “Tứ khẩu” chính là bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” ở trên dưới trái phải, tức bốn hướng Đông Tây Nam Bắc của Pháp Luân; còn “ngũ khẩu” là bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” nhỏ ở bốn phía cộng thêm phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn ở trung ương. Thiên “Ất Ất ca” ở trước chỉ bàn về phù hiệu chữ Vạn “卍” trong Pháp Luân, chứ chưa nói về số lượng chữ Vạn “卍” cấu thành Pháp Luân. Còn thiên này dùng hai câu nói rõ Pháp Luân có tổng cộng năm phù hiệu chữ Vạn “卍” (“ngũ khẩu”), trong đó có một phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn ở trung ương, minh xác chỉ rõ Pháp Luân là “ngũ khẩu hợp thể”, cũng là “cực lạc chi điền”.
“Điền điền chi lý phân minh, Thế nhân bất giác hận thán” (Lý điền điền rõ ràng, Người đời không biết đáng giận): Lý “điền” này đã mười phần rõ ràng như vậy rồi, ruộng “điền” này chính là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), thế nhưng con người thế gian không ngộ, quả thực là đáng giận đáng thương thay.
“Đại loạn toàn thế nhân tâm hung hung hạ, Nhập điền quyển cực nan” (Toàn thế giới đại loạn lòng người xôn xao, Vào vòng ruộng cực khó): “Đại loạn toàn thế” là do Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, những kẻ tà ác bịa đặt và phát tán những lời vu khống, hãm hại, dối trá, khiến lòng người toàn thế giới xáo động. Trong hoàn cảnh như vậy, người ta muốn tu luyện Pháp Luân Công là một việc rất khó.
“Lợi tại điền điền tâm điền, Quỵ tọa tụng kinh đan điền” (Lợi ở ruộng ruộng ruộng tâm, Quỳ xuống tụng kinh ruộng đan): Tu luyện Pháp Luân Công này căn bản là tu tâm, lợi ở tu luyện tâm tính mà được công phu. Để được như vậy, quan trọng nhất là phải học tập chân kinh của Đại Thánh nhân, thế nên những người tu luyện “quỳ xuống” cùng đọc to chân kinh của Đại Thánh nhân. Về tính trọng yếu của việc học chân kinh, «Cách Am Di Lục» không chỉ nhấn mạnh phải học, mà dùng chữ “tụng”, tức lớn tiếng đọc thuộc lòng chân kinh của Đại Thánh nhân.
“Điền trung chi điền đạn cầm điền, Thanh nhã nhất khúc vân tiêu cao” (Trong ruộng của ruộng ruộng gảy đàn, Khúc nhạc thanh nhã cao tận mây xanh): Hai câu này bàn về luyện công của Pháp Luân Công. Chỉ rõ tu luyện Pháp Luân Công ắt phải có luyện công, luyện công thường theo âm nhạc luyện công mà làm, phần lớn là luyện công tại điểm luyện công chung, tiếng nhạc luyện công dễ nghe tựa như “Khúc nhạc thanh nhã cao tận mây xanh”.
(Hết thiên 31)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/21494
Ngày đăng: 01-12-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.