«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 27): Tinh giác ca
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ nhị thập thất thiên “Tinh giác ca”
Lời tựa: Thiên này là “Tinh giác ca”, không phải tỉnh giác thông thường mà là “tinh giác”, là cảnh tỉnh chủ yếu nhắm vào văn nhân, học giả và chuyên gia. Thiên này cũng lên án sự hủ bại của tôn giáo và khuyên người đời tìm đến Đại Thánh nhân để được cứu độ.
Bất giác tinh thần vô tâm, Hoàn hồi kim thời tâm hòa nhật.
Thiên thuyết đạo đức vong thất thế, Đông Tây đạo giáo hội tiên cảnh.
Mạt thế mịch nhiễm Nho Phật Tiên, Vô đạo văn chương vô dụng thế.
Khổng Mạnh độc thư xưng sĩ tử, Kiến bất giác vô dụng nhân.
A Di Đà Phật đạo tăng nhậm, Mạt thế cựu nhiễm thất chân Đạo.
Niệm Phật đa tụng vô dụng nhật, Di Lặc xuất thế hà nhân giác.
Hà Thượng Công chi Đạo Đức Kinh, Dị đoan chủ xướng tương vong triệu.
Tự xưng Tiên đạo chú văn giả, Thời chí bất tri hận thán.
Tây học lập đạo tán mĩ nhân, Hải nội Đông học thủ đạo nhân.
Cựu nhiễm thất đạo vô dụng nhân, Chi chi diệp diệp Đông Tây học.
Bất tri chính Đạo hà tu sinh, Tái sinh tiêu tức xuân phong lai.
Bát vạn kinh nội Cực Lạc thuyết, Bát thập thất tái Đạo Đức Kinh.
Hà Thượng Công trường sinh bất tử, Tử nhi phục sinh nhất khí đạo đức.
Thượng Đế dự ngôn thánh chân kinh, Sinh tử kỳ lý minh ngôn phán.
Vô thanh vô xú biệt vô vị, Đại từ đại bi bác ái vạn vật.
Nhất nhân sinh mệnh quý vũ trụ, Hữu trí tiên giác hợp chi hợp.
Nhân nhân hoàn bản đạo thành đức lập, Nhân nhân bất giác hàn tâm.
Khổng Mạnh sĩ tử tọa tỉnh quan thiên, Niệm Phật tăng nhậm.
Bất nhiễm trần thế như ngôn tương đàm, Các tín sinh tử tùng Đạo bất tri.
Hư tống tuế nguyệt hận thán, Hải ngoại tín thiên tiên định nhân.
Duy ngã độc tôn tín thiên nhậm, Giáng đại phúc bất thụ.
Ngã phương Đông đạo chú văn giả, Vô văn đạo thông chủ xướng.
Sinh tử chi lý bất giác, Bất tri giải oan vô dụng.
Đạo đạo giáo giáo độc chủ trương, Tín ngưỡng cách mệnh bất tri.
Hà bất giác nhi loạn thế sinh, Thiên giáng Đại Đạo thử thời đại.
Tùng Đạo hợp nhất giải oan tri, Thiên tàng địa bí thập thắng địa.
Xuất tử nhập sinh cung Ất thôn, Chủng đào tiên cảnh tử hà đảo.
Nhật nhật nghiên cứu kim bất giác, Dục tri cung cung Ất Ất xứ.
Chỉ tại Kim cưu Mộc thỏ biên, Canh Tân Kim cưu tứ cửu lý.
Giáp Ất Mộc thỏ tam bát lý, Nhất thắng nhất bại tung hoành.
Tứ cửu chi gian thập thắng xứ, Dục tri Kim cưu Mộc thỏ lý.
Thế dao lưu hành tâm giác, Ất thỉ khẩu hà lý.
Tiết thỉ khẩu hà ý, Khí hòa giả triệu Ất thỉ khẩu.
Nhật trung hữu điểu nguyệt trung ngọc thú, Hà thú, Cưu thỏ tương hợp Chân nhân.
Thế nhân khổ đãi Trịnh Đạo Lệnh, Hà ý sự vĩnh bất giác.
“Bất giác tinh thần vô tâm, Hoàn hồi kim thời tâm hòa nhật. Thiên thuyết đạo đức vong thất thế, Đông Tây đạo giáo hội tiên cảnh” (Không ngộ tinh thần vô tâm, Còn về hôm nay ngày tâm hòa. Trời nói đạo đức thời vong, Đạo giáo Đông Tây hội cảnh tiên): Nếu như tâm không ngộ thì tức là chết, phải ngộ ra Thiên Pháp Đại Đạo đã trở lại hôm nay rồi, khiến người tu Đạo tu theo Thiện. Trời đã nói người đời phải chú trọng đạo đức, đánh mất điều này sẽ diệt vong. Bất quản là đạo ở Đông hay giáo ở Tây, đều thống nhất ở “tiên cảnh”, tức Pháp Luân Công.
“Mạt thế mịch nhiễm Nho Phật Tiên, Vô đạo văn chương vô dụng thế. Khổng Mạnh độc thư xưng sĩ tử, Kiến bất giác vô dụng nhân” (Mạt thế ô nhiễm Nho Phật Tiên, Văn chương vô đạo thời vô dụng. Đọc sách Khổng Mạnh gọi sĩ tử, Thấy mà không ngộ người vô dụng): Thời mạt thế, Nho, Phật, Tiên đều bị ô nhiễm mà bất thuần rồi; chữ “mịch” ẩn dụ nước chảy xiết (Mịch La là tên một con sông ở Trung Quốc, chảy từ Giang Tây về Hồ Nam), “mịch nhiễm” chỉ mức độ nghiêm trọng của vấn đề, hết thảy đều phải làm lại mới thì mới được. Tuy văn chương kia ở thế gian một thời lừng lẫy, nhưng đều là cặn bã không có đạo, không thể cải biến thế gian, nên mới gọi là “vô dụng”. Đọc sách Khổng Mạnh mà xưng học giả, nhưng khi Thiên Pháp là Pháp Luân Công hồng truyền thì lại không ngộ, thì các triết gia học giả ấy hỏi dùng để làm gì?
“A Di Đà Phật đạo tăng nhậm, Mạt thế cựu nhiễm thất chân Đạo. Niệm Phật đa tụng vô dụng nhật, Di Lặc xuất thế hà nhân giác” (A Di Đà Phật nhậm đạo tăng, Mạt thế cựu nhiễm mất chân Đạo. Niệm Phật tụng nhiều ngày vô dụng, Di Lặc xuất thế nào ai hay): Là nói các tín ngưỡng phương Đông như Phật giáo, Đạo giáo, các đạo tăng tu luyện trong chùa miếu ấy, đến thời mạt thế Phật giáo đã “cựu nhiễm” (nhiễm cái cũ) mà hủ bại, không khởi tác dụng độ nhân nữa rồi, bởi thế mới nói “mất chân Đạo”, không cách nào tu thành nữa rồi. Tuy rằng ngày ngày vẫn đang tụng kinh, niệm “A Di Đà Phật”, nhưng là phí công, chỉ lãng phí thời gian. Do con người thế gian ham mê danh lợi, truy cầu học vấn này nọ, tự cho mình biết nhiều, nên mắc vào giáo lý tôn giáo đã hủ bại mà không thoát ra được; tuy nhiên, khi đương kim Di Lặc Đại Phật hạ thế thì lại không biết, nên mới cảm thán rằng “Di Lặc xuất thế nào ai hay”!
“Hà Thượng Công chi Đạo Đức Kinh, Dị đoan chủ xướng tương vong triệu. Tự xưng Tiên đạo chú văn giả, Thời chí bất tri hận thán” (Đạo Đức Kinh của Hà Thượng Công, Chủ xướng dị đoan điềm diệt vong. Tự xưng người chú văn tiên đạo, Đến thời không biết ôm hận): “Hà Thượng Công”, sống ở bờ sông, hiểu thông “Đạo Đức Kinh” mà có tên này. Nghe nói Văn Đế yêu thích «Đạo Đức Kinh» của Lão Tử, mỗi khi gặp phải chỗ khó, bèn phái người mời “Hà Thượng Công” tiên sinh đến chỉ dạy; kiểu loạn giải «Đạo Đức Kinh» này đã dẫn tới xuyên tạc hoặc thiển hóa «Đạo Đức Kinh». Tại đây, sở dĩ Thần nhân bàn về Hà Thượng Công và «Đạo Đức Kinh» là vì có hai điểm lý do. Thứ nhất, tôn giáo hiện tại sở dĩ hủ bại và không độ nhân được nữa, một trong những nguyên nhân căn bản là người đời sau định nghĩa làm loạn kinh thư, và đây chính là điềm báo diệt vong của tôn giáo đó. Thứ hai, đối với Pháp Luân Đại Pháp thịnh truyền ngày hôm nay, cũng không thể đoạn chương thủ nghĩa hoặc đặt ra định nghĩa nào cả, lấy vết xe trước làm gương. “Tự xưng người chú văn Tiên đạo, Đến thời không biết ôm hận”, những người tu Đạo giáo không biết Pháp Luân Đại Pháp đã khai truyền, hiện tại là thời chân chính tu Đạo vậy mà không ngộ, thật là đáng hận thay.
“Tây học lập đạo tán mĩ nhân, Hải nội Đông học thủ đạo nhân. Cựu nhiễm thất đạo vô dụng nhân, Chi chi diệp diệp Đông Tây học. Bất tri chính Đạo hà tu sinh” (Lập đạo Tây học người ngợi ca, Trong nước Đông học người giữ đạo. Cựu nhiễm mất đạo người vô dụng, Đông Tây học cành cành lá lá. Không biết chính Đạo sống sao đây): Những người “lập đạo Tây học” tín ngưỡng tôn giáo phương Tây hoặc ca ngợi văn hóa khoa học phương Tây, và những người cố thủ “Đông học” tín ngưỡng Phật giáo hoặc văn hóa phương Đông, đều “cựu nhiễm mất đạo” mà vô dụng. Những thứ cành cành lá lá Đông Tây học kia tính vào đâu, Pháp Luân Đại Pháp hiện đang hồng truyền, tại sao không tìm đường sinh ở đó?
“Tái sinh tiêu tức xuân phong lai. Bát vạn kinh nội Cực Lạc thuyết, Bát thập thất tái Đạo Đức Kinh. Hà Thượng Công trường sinh bất tử, Tử nhi phục sinh nhất khí đạo đức” (Tin tức tái sinh gió Xuân đến. Trong tám vạn kinh nói Cực Lạc, Tám mươi mốt tái Đạo Đức Kinh. Hà Thượng Công sống mãi không già, Chết mà phục sinh một khí đạo đức): Pháp Luân Công khiến con người “tái sinh” truyền biến khắp thế giới như gió mùa Xuân; Pháp Luân Đại Pháp này bao hàm thuyết Cực Lạc của tám vạn đại tạng kinh và tám mươi mốt chương cấu thành chân nghĩa của Đạo Đức Kinh. “Hà Thượng Công sống mãi không già, Chết mà phục sinh một khí đạo đức”, mấy câu ở trên đã phê bình Hà Thượng Công “chủ xướng dị đoan”, vì sao tại đây lại luận ông “trường sinh bất tử”? Chết rồi lại có thể phục sinh là nhờ cái tâm tu Đạo kia vậy.
“Thượng Đế dự ngôn thánh chân kinh, Sinh tử kỳ lý minh ngôn phán. Vô thanh vô xú biệt vô vị, Đại từ đại bi bác ái vạn vật. Nhất nhân sinh mệnh quý vũ trụ, Hữu trí tiên giác hợp chi hợp. Nhân nhân hoàn bản đạo thành đức lập, Nhân nhân bất giác hàn tâm” (Thượng Đế tiên tri thánh chân kinh, Lý sinh tử kia phán rõ ràng. Không âm không mùi không vô vị, Đại từ đại bi yêu thương vạn vật. Sinh mệnh một người vũ trụ quý, Tiên giác có trí hợp của hợp. Người về đạo gốc thành đạo lập đức, Người người không biết đáng thương): Trong dự ngôn của Thượng Đế đã giảng về chân kinh của Đại Thánh nhân, nói chân kinh này là “lời phán xét rõ ràng về lý sinh tử”. Thế nên mới nói chân kinh này của Đại Thánh nhân là thuần chính vô tỷ, là “không âm không mùi không vô vị”. Đại Thánh nhân “đại từ đại bi” này “bác ái vạn vật”, thương hại chúng sinh, trân quý sinh mệnh một người như vũ trụ vậy, quả đúng là từ bi hồng đại, ân đức hạo đãng. Những người “tiên giác có trí” ngày một nhiều, người người đều “thành đạo lập đức”, phản bổn quy chân. Tuy nhiên, con người thế gian trầm mê vào thế tục mà bất ngộ, quả thực đáng thương.
“Khổng Mạnh sĩ tử tọa tỉnh quan thiên, Niệm Phật tăng nhậm. Bất nhiễm trần thế như ngôn tương đàm, Các tín sinh tử tùng Đạo bất tri. Hư tống tuế nguyệt hận thán” (Sĩ tử Khổng Mạnh ngồi giếng nhìn trời, Tăng nhậm niệm Phật. Không nhiễm trần thế như lời nói qua, Tin vào sinh tử theo Đạo không biết, Than thở tháng năm hư không): Những người tự xưng là kế thừa cái học Khổng Mạnh tự cho là mình biết hết, ăn nói ba hoa, luận trời bàn đất, chẳng qua chỉ là “ngồi giếng nhìn trời” mà thôi, ếch ngồi đáy giếng. Còn những tăng nhân niệm Phật kia, chỉ bám vào giới luật “không nhiễm trần thế” mà không biết thực tu thế nào, chỉ là lãng phí thời gian, thật đáng buồn thay.
“Hải ngoại tín thiên tiên định nhân. Duy ngã độc tôn tín thiên nhậm, Giáng đại phúc bất thụ. Ngã phương Đông đạo chú văn giả, Vô văn đạo thông chủ xướng. Sinh tử chi lý bất giác, Bất tri giải oan vô dụng. Đạo đạo giáo giáo độc chủ trương, Tín ngưỡng cách mệnh bất tri” (Hải ngoại tin trời người tiên định. Chỉ ta độc tôn tin thiên nhậm, Phúc lớn xuống mà không nhận. Kẻ chú văn đạo Đông ta, Chủ xướng không văn đạo thông. Lý sinh tử không biết, Không biết giải oan vô dụng. Mỗi từng đạo giáo tự chủ trương, Cách mạng tín ngưỡng không biết): Những người tin vào tôn giáo Tây phương của hải ngoại, họ tự cho rằng Cơ Đốc giáo hay Thiên Chúa giáo mà họ tín phụng mới là nhất, nhưng khi Đại Pháp Đại Đạo hạ từ trời xuống thì lại không tiếp nhận, mà bài xích hết thảy. Còn các tín đồ tín phụng Phật giáo phương Đông, chủ trương “vô văn đạo thông”, nghĩa là Pháp không thể nói, đã nói tức không phải Pháp, thế mà “lý sinh tử không biết”, không biết tu thế nào, có tu bao nhiêu năm nữa cũng vậy thôi. Mỗi tôn giáo đều không biết vứt bỏ những thứ của mình, đến khi Đại Pháp hồng truyền mà vẫn không hay.
“Hà bất giác nhi loạn thế sinh, Thiên giáng Đại Đạo thử thời đại. Tùng Đạo hợp nhất giải oan tri” (Sao không biết sống thời loạn thế, Đại Đạo từ trời thời đại này. Từ Đạo hợp nhất biết giải oan): Vì sao trong thời loạn thế này lại không biết tìm đường sinh ở Đại Đạo hạ từ trời? Từ “Đạo hợp nhất” là Pháp Luân Công ấy có thể tiêu trừ ác nghiệp đời đời kiếp kiếp, khiến người ta công thành viên mãn.
“Thiên tàng địa bí thập thắng địa. Xuất tử nhập sinh cung Ất thôn, Chủng đào tiên cảnh từ hà đảo. Nhật nhật nghiên cứu kim bất giác” (Trời giấu đất giữ đất thập thắng. Bỏ chết theo sống thôn cung Ất, Tiên cảnh loài đào đảo mây tía. Ngày ngày nghiên cứu nay không biết): Đất thập thắng là nơi “thiên tàng địa bí”, là nơi khiến người ta “xuất tử nhập sinh”, cũng là “thôn cung Ất” hay “đảo mây tía”. “Thập thắng”, “cung Ất”, “đảo mây tía” đều là các đại danh từ chỉ Pháp Luân Công. Các vị nghiên cứu tới nghiên cứu lui mà nay vẫn không biết rõ nó là gì.
“Dục tri cung cung Ất Ất xứ. Chỉ tại Kim cưu Mộc thỏ biên” (Muốn biết nơi cung cung Ất Ất, Chỉ ở bên Kim cưu Mộc thỏ): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Vậy “Kim cưu” có ý gì? Kim tức phương Tây, màu trắng, “cưu” là bồ câu, “Kim cưu” tức bồ câu trắng, cũng là ý “Tây khí Đông lai” (khí Tây đến từ Đông). “Mộc thỏ” ngụ ý rất sâu, Mộc ở phương Đông, màu xanh, ý nói Đại Thánh nhân Thiên can Ngũ hành thuộc Mộc, thỏ ý nói Đại Thánh nhân sinh năm Thỏ. “Kim cưu Mộc thỏ” chính là chỉ ông Lý Hồng Chí, người sinh năm 1951 Tân Mão.
“Canh Tân Kim cưu tứ cửu lý. Giáp Ất Mộc thỏ tam bát lý” (Kim cưu Canh Tân lý bốn chín. Mộc thỏ Giáp Ất lý ba tám): Ở câu trên đã nhấn mạnh “Kim cưu” là Đại Thánh nhân từng chuyển sinh làm vua Tây phương, nay chuyển thế sang Đông phương; “Mộc thỏ” chỉ Đại Thánh nhân sinh năm 1951 Tân Mão, là “lưỡng Mộc” Đại Thánh nhân ở phương Đông. Còn ở hai câu này nhấn mạnh “vận Kim Mộc”. Trong Kinh Dịch, Kim thuộc Canh Tân, ứng với số 4 và 9, phương Tây; Mộc thuộc Giáp Ất, ứng với số 3 và 8, phương Đông. Ý nói sự xuất sinh của Đại Thánh nhân là vận tương hợp của Kim và Mộc, của Tây và Đông.
“Nhất thắng nhất bại tung hoành. Tứ cửu chi gian thập thắng xứ” (Một thắng một thua ngang dọc. Ở giữa bốn chín nơi thập thắng): Câu đầu tiên chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” trong đồ hình Pháp Luân, “thắng” là chữ Ất “乙” dựng thẳng đứng, “thua” là chữ Ất “乙” bị lật ngang, đan xen ngang dọc “tung hoành” thành phù hiệu chữ Vạn “卍”. Câu sau miêu tả vị trí các chữ Vạn “卍” trong đồ hình Pháp Luân, “bốn chín” là Kim, tức các phù hiệu chữ Vạn “卍” màu vàng kim nằm tại các đỉnh và ở giữa chữ “thập” (十).
“Dục tri Kim cưu Mộc thỏ lý. Thế dao lưu hành tâm giác” (Muốn biết lý Kim cưu Mộc thỏ. Thế giới lưu truyền tâm giác): “Kim cưu Mộc thỏ” tức Đại Thánh nhân, làm sao biết Ngài là ai? Các vị phải tĩnh tâm quan sát động hướng của thế giới biết biết được. Đại Thánh nhân là người dẫn khởi chủ đề đàm luận sôi nổi nhất trên thế giới. Từ khi Pháp Luân Công gặp phải trấn áp và phản trấn áp, Pháp Luân Công và người sáng lập trở thành chủ đề nóng trên toàn thế giới.
“Ất thỉ khẩu hà lý. Tiết thỉ khẩu hà ý, Khí hòa giả triệu Ất thỉ khẩu. Nhật trung hữu điểu nguyệt trung ngọc thú, Hà thú, Cưu thỏ tương hợp Chân nhân. Thế nhân khổ đãi Trịnh Đạo Lệnh, Hà ý sự vĩnh bất giác” (Trong nhật có chim trong nguyệt có thú ngọc, Thú nào, Cưu thỏ ứng với Chân nhân. Người đời khổ đợi Trịnh Đạo Lệnh, Mà sao sự ý mãi không biết): “Ất thỉ khẩu”, “tiết thỉ khẩu”, “triệu Ất thỉ khẩu” là các cụm từ trợ hứng trong tiếng Hàn, biểu thị tốt đẹp, vui vẻ. Vì sao ca múa vui vẻ? Bởi vì Đại Thánh nhân đã tới thế gian. “Trong nhật có chim” hiển nhiên chỉ Kim cưu, “trong nguyệt có thú ngọc” hiển nhiên chỉ Ngọc thỏ; Đại Thánh nhân là Cứu Thế Chủ tương hợp nhật nguyệt, hợp vận Đông Tây. “Trịnh” đồng âm với “Chính”, “Trịnh Đạo Lệnh” mà người đời khổ đợi chính là Đại Thánh nhân, vị Vua của Chính Pháp. Người đời làm sao biết được việc này đây? Ông Lý Hồng Chí sinh năm Thỏ, tức năm Tân Mão 1951, sẽ mãi là điều bí ẩn đối với nhân loại.
(Hết thiên 27)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/21454
Ngày đăng: 10-11-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.