«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 8): Thạch tỉnh thủy
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ bát thiên “Thạch tỉnh thủy”
Lời tựa: Thiên này hình tượng hóa ngoại hình Pháp Luân, ẩn dụ thành “giếng đá”, nên gọi Pháp lý là “thạch tỉnh thủy” (nước giếng đá), ám chỉ nó là nước sinh mệnh của người tu Đạo.
Nhật xuất sơn thiên tỉnh chi thủy, Tảo chi tinh trần thiên thần kiếm.
Nhất huy quang tuyến diệt ma tàng, Ám truy thiên khí quang thái điện.
Thiên mệnh quy chân năng hà tương, Lợi tại thạch tỉnh sinh mệnh tuyến.
Tứ chi nội lý tâm tuyền thủy, Thế nhân hà sự chuyển thê nhiên.
Kỳ thiên đảo thần khai tâm môn, Thủy nguyên trường nguyên thiên nông điền.
Nông khúc thổ thần thốn thất đấu lạc, Ngưu tính tại dã ngưu minh thanh.
Nhân sinh thu thu thẩm phán nhật, Hải ấn dịch sự năng bất vô.
Thoát kiếp trùng sinh biến hóa thân, Thiên sinh hữu tính Trịnh Đạo Lệnh.
Thế gian tái sinh Trịnh thị Vương, Nhất tự tung hoành Mộc nhân tính.
Thế nhân tâm bế vĩnh bất giác.
“Nhật xuất sơn thiên tỉnh chi thủy, Tảo chi tinh trần thiên thần kiếm. Nhất huy quang tuyến diệt ma tàng, Ám truy thiên khí quang thái điện” (Mặt trời xuống núi nước giếng trời, Quét sạch bụi trần kiếm thiên thần. Một ánh quang huy diệt ma trốn, Ánh điện đánh tan màn u ám): Từ ngoại hình mà nhìn, Pháp Luân trông như mặt trời xuống núi, cũng giống cái giếng, nên mới nói “mặt trời” và “giếng trời”. Pháp Luân này cũng như “kiếm thiên thần” quét sạch bụi trần tanh tưởi. Chỉ cần múa thanh kiếm này, ánh quang huy sẽ tỏa sáng lấp lánh, dũng mãnh như tia chớp, xé toang bầu trời, trừ quỷ diệt ma. Ngụ ý Pháp Luân là Thiên Pháp cứu độ chúng sinh, tức nước giếng trời, cũng là kiếm thiên thần diệt ma.
“Thiên mệnh quy chân năng hà tương, Lợi tại thạch tỉnh sinh mệnh tuyến. Tứ chi nội lý tâm tuyền thủy, Thế nhân hà sự chuyển thê nhiên” (Mệnh trời trở về có thể mang, Lợi tại mạch sống ở giếng đá. Nội bộ tứ chi nước suối tâm, Người đời làm sao chuyển đau thương): Pháp Luân có hình như giếng đá này mới là mạch sống quy chân của thiên mệnh, là nước sự sống khiến bạn sung mãn lực sống của tứ chi và tâm. Tuy nhiên, người đời vì sao nhìn không ra, nghe không thấy sự kiện trọng đại này? Đại Pháp Đại Đạo “tiền vô hậu vô” như vậy, can hệ đến sinh mệnh đời đời kiếp kiếp mỗi cá nhân, mà chúng sinh thế gian cớ sao thờ ơ như thế, chẳng phải quá đau thương hay sao!
“Kỳ thiên đảo thần khai tâm môn, Thủy nguyên trường nguyên thiên nông điền. Nông khúc thổ thần thốn thất đấu lạc, Ngưu tính tại dã ngưu minh thanh” (Cầu thần khấn trời mở cửa tâm, Nguồn nước nguyên thủy tưới ruộng trời. Nhà nông cúi mình rải bảy đấu, Giống trâu ngoài đồng tiếng trâu kêu): Thành tâm hướng về tu Đạo, kính trời bái Thần mà mở ra cửa tâm, thì tự nhiên có “nước nguyên thủy” để cày ruộng trời, cũng là đắc Pháp tu Đạo. “Khúc thổ thần thốn” (曲土辰寸) hợp thành chữ “nông” (農) phồn thể, còn “thất đấu lạc” ý là tu Thiên Đạo Đại Pháp. “Giống trâu ngoài đồng tiếng trâu kêu”, trâu ở đây ẩn dụ người tu luyện, cày “ruộng trời”, “ngoài đồng” chỉ ngoài trời. Đi đâu cũng thấy điểm luyện Pháp Luân Công ở ngoài trời.
“Nhân sinh thu thu thẩm phán nhật, Hải ấn dịch sự năng bất vô. Thoát kiếp trùng sinh biến hóa thân” (Đời người vụ thu ngày thẩm phán, Ấn biển phục dịch dùng được không. Thoát kiếp sống lại biến hóa thân): Vụ thu của đời người ở đây không phải chỉ lúc kết thúc cuộc sống, mà là kết thúc tu luyện, hoặc kết thúc cả giai đoạn tu luyện. Khi ấy “ấn biển”, tức Pháp Luân có thể khởi tác dụng không? Phàm là người tu luyện Pháp Luân Công đều có thể thoát kiếp hoặc sống lại, khi ấy đã tu thành “biến hóa thân” rồi, hết thảy đều nhờ “ấn biển” (Pháp Luân) diễn hóa.
“Thiên sinh hữu tính Trịnh Đạo Lệnh. Thế gian tái sinh Trịnh thị Vương, Nhất tự tung hoành Mộc nhân tính. Thế nhân tâm bế vĩnh bất giác” (Trời sinh có họ Trịnh Đạo Lệnh. Tái sinh thế gian Vua họ Trịnh, Một chữ ngang dọc họ người Mộc. Người đời tâm bế mãi không biết): “Trịnh Đạo Lệnh” tức “Chính Đạo Linh” hoặc “Chính Đạo Lệnh” (đồng âm tiếng Hàn). Vị “Chính Đạo Lệnh” này có họ trên thiên thượng, nhưng vì cứu độ chúng sinh, Ngài hạ thế trở thành Vua của Chính Đạo, tức “Trịnh thị Vương”. Đại Thánh nhân này là người thuộc Mộc trong ngũ hành, đồng thời trong tên cũng có chữ “Mộc” (木). Tuy nhiên tâm con người thế gian bị phong bế nên không biết. Tại đây, Thần nhân dự kiến rõ Đại Thánh nhân sẽ truyền xuất Đại Pháp tại Trung Quốc, chưa đầy 10 năm đã có 100 triệu đệ tử, cuộc đàn áp Pháp Luân Công và phản đối đàn áp trở thành chủ đề đàm luận của các kênh truyền thông khắp thế giới. Tuy nhiên không mấy ai nghĩ người sáng lập Pháp Luân Công chính là Đại Thánh nhân!
(Hết thiên 8.)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/21063
Ngày đăng: 22-09-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.