Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (15)



Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

Tiếp theo: Bài 14

[ChanhKien.org]

4qhhAlOe4

Bài 15

Nguyên văn

論(lún) 語(yǔ) 者(zhě),二(èr) 十(shí) 篇(piān),

群(qún) 弟(dì) 子(zǐ),記(jì) 善(shàn) 言(yán)。

孟(mèng) 子(zǐ) 者(zhě),七(qī) 篇(piān) 止(zhǐ),

講(jiǎng) 道(dào) 德(dé),說(shuō) 仁(rén) 義(yì)。

 

Phiên âm Hán Việt

Luận ngữ giả, nhị thập thiên

Quần đệ tử, ký thiện ngôn

Mạnh tử giả, thất thiên chỉ

Giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa

Tạm dịch

Sách Luận Ngữ, có hai mươi thiên

Do các đệ tử ghi chép lại lời dạy hay

Sách Mạnh Tử, chỉ có bảy thiên

Giảng về đạo đức nói về nhân nghĩa

Từ vựng

(1) Luận ngữ (論 語):tên một cuốn sách. Cuốn Luận Ngữ này có tổng cộng 20 thiên, do học trò của Khổng Tử ghi chép lại những lời dạy hay của Khổng Tử và soạn thành sách.

(2) giả (者):chỉ cuốn sách Luận Ngữ

(3) thiên (篇):lượng từ, đơn vị tính các bài văn hoặc thơ

(4) quần (群):nhiều

(5) đệ tử (弟子):học sinh, học trò

(6) ký (記):ghi chép

(7) thiện (善):tốt đẹp, hay

(8) ngôn (言):lời nói

(9) Mạnh Tử (孟子): tên một cuốn sách

(10) chỉ (止):chỉ có

(11) đạo đức (道德):từ này có nguồn gốc từ cuốn Đạo Đức Kinh. “Đạo” là lý của Thần, là con đường người trở về Thần, là cái chân thực của vũ trụ. “Đức” là ý niệm của con người phù hợp với ý chỉ của Thần, là hành vi tuân theo đặc tính của “Đạo”, thể hiện tại thế gian chính là phẩm chất chân thành và hành vi thiện lương của con người.

(12) Nhân nghĩa (仁義):nhân ái chính nghĩa, khoan dung chính trực

Dịch nghĩa

Cuốn Luận Ngữ có tổng cộng 20 thiên, do học trò của Khổng Tử ghi lại những lời dạy hay của Khổng Tử.

Cuốn Mạnh Tử do Mạnh Kha soạn, có tổng cộng 7 thiên. Nội dung cuốn sách nói về đạo đức nhân nghĩa.

Thảo luận vấn đề

(1) Điểm đặc sắc của cuốn Luận Ngữ là gì? Bạn đã đọc qua cuốn Luận Ngữ chưa? Hãy lựa chọn một đoạn để chia sẻ cùng mọi người nào.

Đáp án tham khảo: cuốn sách này là tác phẩm quan trọng đại biểu cho Nho gia, cũng là một trong bốn cuốn tứ thư, tư tưởng chủ yếu xoay quanh nhân nghĩa, là cuốn sách tham khảo chỉ đạo cho việc đối nhân và xử lý các sự việc.

(2) Câu nói nào có ảnh hưởng sâu sắc với bạn? Câu đó do ai nói? Câu nói đó đã gợi mở cho bạn điều gì?

Câu chuyện về Khổng Tử

Khổng Tử tên Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ thời Xuân Thu. Cha Khổng tử qua đời khi ông lên ba tuổi, trong nhà chỉ còn hai mẹ con Khổng Tử. Mặc dù gia cảnh nghèo đói, nhưng Khổng Tử rất thích đọc sách, lại rất yêu thích học tập lễ chế.

Khổng Tử bắt đầu công việc dạy học khi ông ngoài 30 tuổi. Do thời đó chưa phổ cập giáo dục, ngoài vương tôn quý tộc, thì người dân bình thường không có cơ hội và khả năng đi học. Vì thế mà Khổng Tử là đầu tiên đề xướng “hữu giáo vô loại” (người trong xã hội đều có quyền được học, được giáo dục, không phân biệt giàu, nghèo) và “nhân tài thi giáo” (dựa và khả năng của từng người mà có cách dạy khác nhau). Ông thu nhận người học trên diện rộng và trở thành người đi đầu và đại biểu cho giáo dục tư nhân, đồng thời cũng đưa đến cơ hội học tập cho mọi người. Dưới sự dạy bảo không mệt mỏi của Khổng Tử, các học trò của ông đều chăm chỉ học tập vươn lên, hơn nữa nhờ đó mà văn hoá dân tộc cũng truyền thừa và được phát huy mạnh mẽ.

Khổng Tử nhận thấy xã hội thời đó có nhiều hiện tượng không công bằng, chính trị thì thiếu đạo nghĩa. Vì để phục vụ xã hội, tạo phúc lợi cho người dân, ông quyết định lấy nhân từ cảm hoá người dân, dùng lễ nghĩa giáo dục người dân. Quả nhiên, chính trị và đạo đức xã hội của nước Lỗ đã hồi phục trở lại, thấy của rơi trên đường không ai nhặt, tối không cần đóng cửa, cũng nhờ đó mà nước Lỗ trở nên cường thịnh.

Nhưng về sau do vua Lỗ Định Công mê luyến nữ sắc, bỏ bê triều chính. Khổng Tử thất vọng nên từ quan, ông dẫn học trò chu du các nước như nước Vệ, nước Tấn, nước Tống, nước Trần, nước Sở để đẩy mạnh áp dụng nền chính trị nhân nghĩa của mình. Đáng tiếc ông đến đâu cũng không được trọng dụng.

Mười bốn năm sau, Khổng Tử lại trở về nước Lỗ. Từ đó ông cũng không quan tâm đến chính trị nữa, mà đặt tâm vào việc dạy học. Khổng Tử có khoảng trên 3.000 học trò, trong đó có 72 người trở thành những bậc hiền tài. Họ truyền bá tư tưởng của Khổng Tử, vì thế mà người đời sau gọi họ là Nho gia. Cuốn Luận Ngữ chính là do học trò các đời của Khổng Tử ghi chép lại những câu nói súc tích có tính giáo dục khích lệ thường ngày của Khổng Tử. Nội dung tuy đơn giản nhưng hàm nghĩa lại sâu xa.

Khổng Tử là người sáng lập Nho gia, là nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại, ông được người đời sau tôn xưng là “vạn thế sư biểu” (bậc thầy muôn đời) và “chí thánh tiên sư” (bậc thầy đã đạt đến bậc thánh hiền).

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Cả đời Khổng Tử đã dạy được bao nhiêu học trò? Có bao nhiêu người trong đó thành danh? Ông dạy học trò như thế nào?

(2) Tại sao Khổng Tử lại muốn “hữu giáo vô loại” ?

(3) Trong suốt quá trình học tập của mình, người thầy nào để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Tại sao? Hãy chia sẻ cùng mọi người nào.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z015.htm



Ngày đăng: 04-08-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.