Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (19)



Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

Tiếp theo: Bài 18

[ChanhKien.org]

f79bHcvNw

Bài 19

Nguyên văn

我(wǒ) 周(zhōu) 公(gōng),作(zuò) 周(zhōu) 禮(lǐ),

著(zhù) 六(liù) 官(guān),存(cún) 治(zhì) 體(tǐ)。

大(dà) 小(xiǎo) 戴(dài),注(zhù) 禮(lǐ) 記(jì),

述(shù) 聖(shèng) 言(yán),禮(lǐ) 樂(yuè) 備(bèi)。

Phiên âm Hán Việt

Ngã chu công,

Tác chu lễ,

Trứ lục quan,

Tồn trì thể.

Đại tiểu đới,

Chú lễ ký,

Thuật thánh ngôn,

Lễ nhạc bị.

Tạm dịch

Chu Công soạn ra Chu Lễ,

Đặt ra sáu loại quan giữ gìn chính thể.

Đại Đới tiểu Đới chú thích Lễ Ký,

Thuật lời thánh nhân, đầy đủ lễ nhạc.

Từ vựng

(1) Chu công (周公):họ Cơ, tên Đán, cũng gọi là Thúc Đán, là con trai thứ tư của Chu Văn Vương. Bởi vì ông được phong đất tại nước Chu nên được gọi là Chu Công hay Chu Công Đán.

(2) Chu Lễ (周體):tên sách do Chu Công viết. Ghi chép lại chế độ quan chức thời cổ đại. Còn được gọi với tên Chu Quan.

(3) trứ (著):sáng tác, viết

(4) lục quan (六官):sáu chức quan thời nhà Chu. gồm có: Thiên quan mông tể, Địa quan tư đồ, Xuân quan tông bách, Hạ quan tư mã, Thư quan tư khấu, Đông quan tư không.

(5) tồn (存):tồn tại

(6) trị thể (治體):thể chế quản lý đất nước

(7) đại tiểu Đới (大小戴):chỉ học giả Đới Đức và Đới Thánh thời Tây Hán. Hai người là chú cháu với nhau nên còn được gọi là Đại Đới và Tiểu Đới.

(8) chú (注):chú giải

(9) Lễ Ký (禮記):một trong những sách kinh điển của Nho gia. Trước thời Tây Hán, Lễ Ký có tổng cộng 131 thiên. Tương truyền Đới Đức tuyển chọn 85 thiên trong đó nên gọi là Đại Đới Lễ Ký. Đới Thánh tuyển chọn 49 thiên nên gọi là Tiểu Đới Lễ Ký. Cuốn Đại Đới Lễ Ký về sau đã bị thất truyền, Tiểu Đới Lễ Ký được Trịnh Huyền chú giải và được lưu truyền tới ngày nay, chính là Lễ Ký ngày nay. Nội dung của Lễ Ký rất phong phú, chủ yếu ghi lại và phân tích lễ chế, lễ ý thời tiên Tần, giải thích nghi lễ, ghi lại các câu hỏi đáp giữa Khổng Tử và học trò, ngoài ra còn ghi chép lại các chuẩn tắc tu thân làm người.

(10) thuật (述):kể lại

(11) thánh ngôn (聖言):những lời bàn của thánh hiền

(12) lễ nhạc (禮樂):các loại lễ nghi và chế độ lễ nghi kết hợp âm nhạc

(13) bị (備):đầy đủ, hoàn mỹ

Dịch nghĩa

Chu Công soạn sách Chu Lễ để ghi lại sáu loại chế độ quan chức của triều đại nhà Chu, bảo tồn thể chế trị quốc.

Học giả Đới Đức và Đới Thánh thời Tây Hán đã chỉnh lý và chú thích cuốn Lễ Ký, trong đó trình bày tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ những lời bàn luận của các bậc thánh hiền, và các loại chế độ nghi thức liên quan đến lễ nhạc.

Thảo luận vấn đề

(1) Chu Công soạn ra 6 loại chế độ quan chức, là muốn vua tôi trên dưới đều cần tuân thủ nghiêm chức trách thân phận của mình, không được có những hành vi vượt quá lễ chế. Bạn cho rằng giữ vững chức trách của mình có quan trọng không? Nếu các bạn học trong lớp hoặc cán bộ lớp không làm tròn bổn phận của mình, thì không khí lớp học sẽ như thế nào?

(2) Bạn có để ý tới các lễ tiết trong cuộc sống hàng ngày hay không? Ví như các phương diện ăn, mặc ở, đi lại, hôn nhân, tang lễ, v.v. Bạn cảm thấy những lễ tiết cơ bản nào không thể bỏ qua được?

Câu chuyện: Tăng Tử thay chiếu

Tăng Tử lâm bệnh nặng nằm trên giường, học trò của ông là Nhạc Chính và Tử Xuân ngồi dưới, con trai Tăng Nguyên và Tăng Thân ngồi chỗ dưới chân giường. Có một đứa trẻ ngồi ở góc nhà cầm cây nến.

Đứa trẻ vô tình phát hiện Tăng Tử nằm trên tấm chiếu trúc hoa lệ và êm ái chỉ có quan lớn mới dùng. Nó liền thốt lên lời khen ngợi, Tử Xuân vội vã ngăn không cho nó nói tiếp. Tăng Tử nghe thấy vậy, kinh hoàng nói: “Gì vậy! Đúng rồi, đó là Quý Tôn đã tặng cho ta. Ta vẫn chưa trả lại, Nguyên hãy đỡ ta dậy thay chiếu khác đi”.

Tăng Nguyên nói: “Cha đang bệnh nặng, không nên di chuyển nhiều. Đợi đến khi trời sáng, con nhất định sẽ thay chiếu theo lời cha”. Tăng Tử nói: “Con yêu thương ta cũng không nên giống như đứa trẻ. Quân tử lấy đức phục người, tiểu nhân thì nhân nhượng nuông chiều để làm vui lòng người. Ta còn có gì để mong cầu nữa đây? Ta có thể đắc chính đạo mà chết là đủ lắm rồi”.

Thế là, họ bèn mau chóng thay chiếu cho Tăng Tử. Thay xong chiếu, Tăng Tử chưa nằm xuống thì đã qua đời. Đây chính là câu chuyện “Tăng Tử thay chiếu”.

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Tăng Tử vì sao nhất định đòi thay chiếu?

(2) Bạn cho rằng tiêu chuẩn đạo đức của con người có thể thuận theo sự thay đổi của thời đại mà thay biến đổi không?



Ngày đăng: 29-12-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.