Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (16)



Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo: Bài 15

[ChanhKien.org]

6Qsl8BgiG

Bài 16

Nguyên văn

作(zuò) 中(zhōng) 庸(yōng),子(zǐ) 思(sī) 筆(bǐ) ,

中(zhōng) 不(bù) 偏(piān),庸(yōng) 不(bú) 易(yì)。

作(zuò) 大(dà) 學(xué),乃(nǎi) 曾(zēng) 子(zǐ),

自(zì) 修(xiū) 齊(qí),至(zhì) 平(píng) 治(zhì)。

 

Phiên âm Hán Việt

Tác trung dung, Tử Tư bút

Trung bất thiên, Dung bất dịch

Tác đại học, nãi Tăng Tử

Tự tu tề, chí bình trị

Tạm dịch

Cuốn Trung Dung, do Tử Tư viết

Trung: nghĩa là không lệch

Dung: nghĩa là không đổi

Cuốn Đại Học, do Tăng Tử viết

Từ tu thân tề gia

Đến trị quốc bình thiên hạ

Từ vựng

(1) tác (作):viết

(2) Trung Dung (中庸):tên một chương trong cuốn Lễ Ký, tương truyền là Tử Tư (cháu nội Khổng Tử) viết

(3) Tử Tư (子思):Khổng Cấp, cháu nội Khổng Tử (con trai của Khổng Lý)

(4) bút (笔):viết

(5) thiên (偏):không thẳng. Bất thiên: cần ở giữa, đi đường chính

(6) dịch (易):thay đổi

(7) Đại học (大学):tên một chương trong Lễ Ký, tương truyền là do Tăng Tử (học trò của Khổng Tử) viết.

(8) Tăng Tử (曾子):học trò của Khổng Tử, tên là Sâm, tên chữ là Tử Dư. Tăng Sâm nhỏ hơn Khổng Tử 46 tuổi. Ông là một người chí hiếu với cha mẹ, người đời sau liệt ông vào một trong “Nhị thập tứ hiếu

(9) tự (自):từ, bắt đầu từ

(10) tu tề (修齐):gọi tắt của tu thân, tề gia

(11) bình trị (平治):gọi tắt của “trị quốc bình thiên hạ”

Dịch nghĩa

Cuốn Trung Dung do Tử Tư viết. Chữ “trung” trong Trung Dung là có nghĩa là khi xử lý các sự việc cần công minh, không thiên lệch bên nào, đi đường giữa. Còn chữ “dung” có nghĩa là một người cần phải giữ tâm bình ổn, thì mới không dễ bị thay đổi.

Người viết cuốn Đại Học là Tăng Tử, nội dung nói về đạo lý tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ.

Thảo luận vần đề

(1) Bạn cho rằng nguyên nhân làm cho một người bình thường không hành xử công bằng chính trực là gì?

(2) Trong bài có đề cập đến “tự tu thân, chí bình trị”, tại sao tu thân lại là gốc rễ của tất cả? Hãy lấy ví dụ chứng minh.

Câu chuyện: Nho nhã lịch sự mới là quân tử

Một hôm, Khổng Tử rảnh rỗi ngồi ở nhà, bèn nói với con trai Khổng Lý: “Quân tử không thể không học tập, gặp mặt người khác không thể không ăn mặc gọn gàng, không chau chuốt thì sẽ hiện ra vẻ không chỉnh tề, không sạch sẽ gọn gàng thì tức là không tôn trọng người khác, mà đã không tôn trọng người khác thì bằng như thất lễ. Thất lễ thì không thể tự lập trên đời được. Người đứng ở nơi xa mà người khác cũng biết đến, chính là kẻ ăn mặc trải chuốt chỉnh tề sạch sẽ; khi tiếp cận với người khác có thể làm người thấu hiểu rằng mình là người có học vấn uyên bác”.

Khổng Lý nghe xong bèn hỏi: “Vậy ý phụ thân có nghĩa là người quân tử nhất định phải chú trọng tới vẻ bề ngoài. Nhưng chẳng phải phụ thân vẫn thường dạy con rằng người quân tử chỉ cần giữ được bản chất là được rồi, không cần chú trọng tới những gì văn hoa sao?

Khổng Tử nói: “Này con, con vẫn chưa hiểu ý của ta. Bề ngoài và bản chất đều quan trọng như nhau, dáng vẻ và tính tình đều hoàn mỹ cả thì mới có thể thành người quân tử. Nếu một người quá chất phác, thì sẽ biểu hiện lỗ mãng và trở nên thô kệch. Nhưng cũng không thể quá chú trọng vẻ ngoài. Nếu như một người quá nghiêng về vẻ ngoài, vẻ ngoài lại lấn át phần chất phác bên trong thì lại trở thành hư giả, khoe khoang. Lời ngon tiếng ngọt được ngụy trang bằng vẻ hiền lành, loại người này là loại thiếu nhân đức. Chỉ có vẻ ngoài và bên trong kết hợp đều nhau thì mới là người quân tử”.

Quân tử là mẫu nhân cách lý tưởng và nhân cách điển hình của nhà Nho, là tiêu chuẩn và tấm gương cho người bình thường noi theo. Nhưng để trở thành quân tử cũng không phải là chuyện dễ dàng, điều yêu cầu là quan hệ giữa văn và chất phải nắm vững không thiên lệch bên nào. Nho nhã lịch sự mới là quân tử, cũng là biểu hiện về đạo trung dung của nhà Nho, Nho gia giảng “quá do bất cập” (tức là việc gì mà làm quá thì cũng giống như chưa làm được), người quá chú trọng vẻ ngoài hoặc quá suồng sã đơn giản thì đều không thể coi là quân tử. Chỉ có cử chỉ văn nhã và chất phác kết hợp xác đáng thì mới đạt tới cảnh giới của người quân tử.

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Trong câu chuyện trên, Khổng Tử nói với Khổng Lý về thế nào là quân tử? Hãy thử nói lại nào.

(2) Bạn thấy nên làm thế nào để luôn tuân theo đạo lý trung dung?

 

Tài liệu tham khảo

http://big5.zhengjian.org/articles/2006/10/12/40405.html

http://big5.zhengjian.org/articles/2006/5/16/37706.html

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z016.htm



Ngày đăng: 11-08-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.