Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (14)



Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo: Bài 13

[ChanhKien.org]

4353WdLrb

Bài 14

Nguyên văn

凡(fán) 訓 (xùn) 蒙(méng),須(xū)講(jiǎng) 究(jiū),

詳(xiáng) 訓(xùn) 詁(gǔ),名(míng) 句(jù) 讀 dòu)。

為,(wéi) 學(xué) 者(zhě),必(bì) 有(yǒu) 初(chū),

小(xiǎo) 學(xué) 終(zhōng),至(zhì) 四(sì) 書 (shū)。

 

Phiên âm Hán Việt

Phàm huấn mông, tu giảng cứu

Tường huấn cổ, danh cú độc

Vi học giả, tất hữu sơ

Tiểu học chung, chí tứ thư

 

Tạm dịch

Phàm khi dạy học

Phải xét kỹ lưỡng

Tường tận nghĩa xưa

Ngắt câu rõ ràng

Bởi người đi học

Ắt phải học từ đầu

Hết tiểu học

Rồi học đến tứ thư

 

Từ vựng

(1) 凡 (phàm):phàm là, hễ

(2) 訓 (huấn):dạy bảo

(3) 蒙 (mông):chỉ trẻ nhỏ mới bắt đầu đi học

(4) 須 (tu):ắt phải

(5) 講究 (giảng cứu):chú trọng, coi trọng. Trong bài chỉ về chú trọng phương pháp dạy học.

(6) 詳 (tường):hiểu,

(7) 訓 詁 (huấn cổ):giải nghĩa của từ trong sách cổ

(8) 句讀 (câu đậu):ngắt câu. Trong sách cổ không có dấu câu, cho nên khi đọc sách, chỗ dừng của câu văn, ý hoàn chỉnh được gọi là “cú” (tức là một câu); không có ý hoàn chỉnh mà chỉ dừng một chút gọi là “độc”, giống như dấu phẩy.

(9) 為學 (vi học):học hỏi kiến thức

(10) 者 (giả):người

(11) 初 (sơ):bắt đầu; nghĩa bóng chỉ gốc rễ, cơ sở

(12) 小學(tiểu học):học những điều căn bản; ý trong bài này là tìm hiểu kỹ về hình dạng, âm đọc, nghĩa của chữ

(13) 終 (chung):hoàn thành, kết thúc

(14) 四書 (tứ thư):chỉ về bốn cuốn sách cổ Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung

Dịch nghĩa

Khi dạy bảo trẻ nhỏ bắt đầu học, thì thầy giáo cần phải chú trọng đến cách dạy học, cần phải giải thích rõ ràng ý nghĩa từng câu từng chữ, đồng thời dạy trẻ cách ngắt câu khi đọc sách.

Việc học hành trước tiên phải có được nền tảng vững chắc, bằng cách hiểu được ý nghĩa, âm đọc, cách viết của từng chữ, sau đó mới đọc, học và nghiên các sách như Tứ thư.

Thảo luận vấn đề

(1) Theo bạn “học ngắt câu” có quan trọng không? Điều này có ảnh hưởng thế nào đối với việc học tập các sách kinh điển của người xưa?

(2) Bạn có thích tìm hiểu về chữ Trung Quốc không? Bạn thích nhất phần nào? Bạn cho rằng phần nào là khó nhất?

Câu chuyện

Chữ viết của Trung Quốc là loại chữ viết thú vị và là một trong những loại chữ đẹp nhất thế giới, mỗi một chữ là một âm tiết, bao gồm hình, âm, ý. Mỗi một nét bút, mỗi một nét vẽ đều ẩn sâu bên trong đó những câu chuyện cảm động. Đối với chữ Trung Quốc, chỉ cần hiểu được nguyên tắc tạo chữ từ thuở sơ khai, hiểu được nguồn gốc xuất xứ của nó, thì dù chữ có khó đến đâu khi nhìn qua cũng khó có thể quên được.

Hình dạng của mỗi một chữ Trung Quốc thường phản ánh ý nghĩa ban đầu của việc tạo ra chữ đó, cũng chính là nghĩa gốc của chữ đó, rồi lại từ chữ gốc đó mà dẫn ra ý nghĩa tương quan, cũng gọi là nghĩa mở rộng hay nghĩa bóng. Chúng ta có thể biết được ý nghĩa và âm đọc của một chữ thông qua bộ thủ cấu tạo nên chữ, tức là thông qua hình dạng của chữa đó. Phần lớn các bộ thủ đều là ghi lại nghĩa của chữ, cho nên nghĩa của một chữ quá nửa có liên quan tới bộ thủ của chữ đó. Những chữ có bộ thủ giống nhau, thì phần lớn những chữ đó có cách đọc gần giống nhau.

Do hàm nghĩa của chữ có thể bị thay đổi theo mỗi thời đại, cho nên để có thể hiểu đúng ý nghĩa của một văn bản thì cần phải tìm hiểu nghiên cứu rõ ý nghĩa của từng câu trong văn bản đó.

Chúng cùng ta lấy bộ thủ “nhật (日)” để làm ví dụ thuyết minh.

Chữ “nhật” trong chữ Giáp cốt giống hình dạng của Mặt Trời. Nghĩa gốc của nó là Mặt Trời. Do đó các chữ có bộ thủ là chữ “nhật”, phần lớn đều có liên quan tới Mặt Trời. Ví dụ như chữ “đán (旦)”, chữ “nhất (一)” là chỉ trên mặt đất, buổi sáng sớm mặt trời vừa mới lên khỏi mặt đất bằng phẳng được gọi là “đán” tức là ngày mới. Như chữ “thị (是)”; có chữ “chính (正)” ở bên dưới, tức là tiến thẳng về phía trước không nghiêng không lệch, có ý nghĩa là đường đi chính xác, đúng đắn. Trong suy nghĩ của người xưa, chữ “nhật (日)” ở phía trên chính là căn cứ của “chính (正)”, do đó nghĩa gốc của chữ “thị” này là “chính” “ngay thẳng”, và có nghĩa mở rộng thêm là “đúng, chính xác”. Chẳng hạn như chữ “thị” trong “thị phi (是非)”, “ nhất vô thị xứ (一无是处: không có chỗ nào đúng cả)” “thực sự cầu thị” (实事求是: từ tình huống thực tế, không thêm không bớt, đối đãi và xử lý vấn đề một cách chính xác) đều có ý nghĩa như đã giải thích ở trên.

Ngoài đó ra, bởi vì trong các sách cổ đều không sử dụng các loại dấu câu, cho nên việc đầu tiên khi thầy giáo lên lớp đó là dạy các học trò cách ngắt câu thế nào cho đúng, để cho các học trò hiểu rõ được bao nhiêu chữ là một câu và đến đâu thì dừng ngắt câu. Làm rõ được chỗ dừng ngắt của các câu trong một văn bản, thì mới có thể đi sâu hơn vào dạy và học.

Các dấu câu là một phần quan trọng trong một văn bản, sử dụng hợp lý thì có thể biểu đạt rõ ràng ý của bài viết. Cùng một câu nhưng thay đổi hoặc di chuyển vị trí dấu câu thì ý nghĩa sẽ sai khác rất nhiều.

Có một câu chuyện thế này: ngày xưa có một người đi chơi xa nhà, vì trời mưa nên anh đành ở nhờ nhà bạn. Anh ở một thời gian dài, người chủ nhà keo kiệt cảm thấy sốt ruột, nhưng lại ngại nói thẳng với bạn mình, thế là anh ta bèn lấy giấy ra và viết : “Hạ vũ thiên lưu khách thiên thiên lưu ngã bất lưu” (trời mưa giữ chân khách ở lại ngày qua ngày, nhưng ta không muốn giữ) với hy vọng vị khách đọc được sẽ biết điều mà mau chóng rời khỏi. Vị khách đọc được mấy chữ đó liền hiểu ngay được ý của chủ nhà, nhưng anh lại quyết định trêu bạn mình một phen. Thế là anh bèn lấy bút viết thêm dấu phẩy sau chữ “lưu khách thiên”, thêm dấu hỏi sau chữ bất “thiên lưu ngã bất?”, và cả câu đã bị sửa thành “hạ vũ thiên, lưu khách thiên, thiên lưu ngã bất? Lưu! (Đại ý: vì trời mưa nên đó là ý trời muốn tôi ở lại).

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Hãy tìm một số chữ có cùng bộ thủ và thử tìm hiểu xem mối liên hệ giữa chúng?

(2) Có nhiều chữ có cấu tạo từ cùng những bộ thủ giống nhau, nhưng vị trí các bộ thủ đó khác nhau cho nên chúng tạo thành các có ý nghĩa khác nhau. Hãy thay đổi cách viết các chữ sau để tạo thành chữ có nghĩa khác?

  • 杏 (hạnh: cây hạnh)
  • 含 (hàm: bao hàm, chứa đựng)
  • iii. 架 (giá: khung, khuôn, giá, kệ )
  • 紋 (văn: vằn, ngấn, vân)
  • 吧 (ba: trợ từ dùng cuối câu)
  • 忘 (vong: quên)
  • 椎 (trùy: cái dùi)
  • 晖 (huy: ánh mặt trời, ánh dương)

Đáp án tham khảo:

  • 杏→ 呆 (ngai: ngẩn ra, không linh lợi)
  • 含 → 吟 (ngâm: ngâm vịnh, đọc, ngâm thơ)
  •  架 → 枷 (gia: gông, cùm)
  • 紋 → 紊 (vấn: rối, loạn)
  • 吧 → 邑 (ấp: kinh thành, thành thị)
  • 忘 → 忙 (mang: bận rộn)
  • 椎 → 集 (tập: tập hợp, tụ tập)
  • 晖 → 晕 (vựng: chóng mặt, hôn mê)

(3) Nếu như không có các dấu câu, phải chăng mọi người sẽ cãi nhau chỉ vì không hiểu ý nhau? Thử nghĩ, nếu không sử dụng dấu câu thì còn cách nào để cho người khác hiểu được ý nghĩa của câu văn nào?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/index.htm



Ngày đăng: 03-08-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.