Đàm luận về “Trinh Quán Chính Yếu” (Phần 36): Thái Tông Tôn sư trọng đạo, đại chấn hưng Nho học, mở ra thời kỳ đỉnh cao của Nho học trong lịch sử
Tác giả: Lưu Như
[ChanhKien.org]
Những năm đầu Hoàng đế Thái Tông mới lên ngôi, đầu tiên là ông nâng tầm nền giáo dục Nho học lên một tầng cao mà từ cổ chí kim chưa từng có, bước thứ nhất là ông xác lập vị trí chí cao vô thượng của quán Hoằng Văn, cho phép nho sĩ Nho học trực tiếp chiếu theo kinh sách để điều hành quốc sự, thực hành chính trị nhân đức của tổ tiên, đây mới chính là thực hiện một cách kỳ diệu xã hội lý tưởng vô vi nhi trị. Cũng chính là nói, Thái Tông tôn kính kinh sách của tổ tiên, dùng đó làm tôn chỉ để làm người và trị quốc, chứ không phải là một tổ lý luận học thuật cao cao tại thượng để làm ra cái gọi là nghiên cứu theo hình thức phê bình, đây chính là nguyên nhân cốt yếu nhất cho những thành tựu thiên thu vạn đại mà ông đạt được. Tôn kính Tiên Thánh, thực hành nền chính trị nhân đức chính là đặc điểm của “Trinh Quán Chính Yếu” của Thái Tông.
Thái Tông coi trọng giáo dục Nho học, coi đó là kinh quốc đại nghiệp (sự nghiệp vĩ đại của quốc gia), thì việc tất yếu là phải tôn sùng Khổng Tử. Bởi vậy, bước thứ hai, chính là đặt miếu đường của Khổng Tử ở phủ Quốc Học, tôn định vị trí tôn sư của ông, thậm chí tôn định vị trí cho những đệ tử đời sau có cống hiến to lớn trong việc truyền thừa kinh sách của Khổng Tử, để cho họ và con cháu đời sau của họ nhận được vinh diệu và tôn kính tối cao. Kể từ đó phong tục tôn sư trọng đạo và vị trí quốc học của Nho học đã được đặt nền móng vững chắc trong trái tim của người Trung Quốc. Đặc trưng giảng đạo đức, trọng nhân nghĩa của dân tộc Trung Hoa cũng mang đến vinh diệu cho thời thịnh Đường, cũng khiến cho dân tộc và văn hóa Trung Hoa vì thế trở nên cao quý và được thế giới kính ngưỡng.
Chúng ta xem tiếp đoạn thứ hai của chương “Sùng Nho học”. Lịch sử đã lưu lại cho chúng ta một ghi chép quý giá về việc tôn Khổng Tử làm Thánh nhân và đại chấn hưng giáo dục Nho học vào năm thứ hai khi hoàng đế Thái Tông lên ngôi.
Ngôi trường cao nhất, bắt đầu cho lập miếu Khổng Tử, tôn Khổng Tử làm Thánh
Đại ý: Trinh Quán năm thứ hai, Đường Thái Tông hạ lệnh thôi tôn Chu Công làm Tiên Thánh, bắt đầu cho xây dựng miếu thời Khổng Tử tại Quốc Tử giám (là học phủ cao nhất, cũng là cơ quan chủ quản phụ trách các sự việc giáo dục, có quyền lực giám quản và giám sát quốc chính, giám sát hành vi đạo đức của học sinh trong nước) và Thái học (là học cung cao nhất ở kinh thành, trực thuộc Quốc Tử Giám, có thể hiểu như trường đại học cao nhất ở thủ đô), bắt chước chế độ ngày trước, tôn Khổng Tử làm Tiên Thánh và tôn Nhan Tử làm Tiên Sư truyền thừa giáo dục Nho học của Khổng Tử. Đồng thời cũng cho bài trí đầy đủ những đồ dùng tế lễ và vũ nhạc như mâm và khiên, giáo ở hai bên miếu đường. Cũng trong năm đó, Đường Thái Tông thu nhận rộng rãi nho sĩ trong thiên hạ, ban thưởng cho họ gấm vóc, cung cấp ngựa xe, ăn ở, lệnh cho họ đến kinh thành. Những nho sinh này đại bộ phận đều được đặc cách đề bạt làm quan lại lớn nhỏ khác nhau, cũng có rất nhiều người được nhận chức quan trong triều đình. Học sinh trường Thái học nếu như thông hiểu một bộ kinh lớn trở lên thì có thể kiêm nhiệm chức quan. Sau đó cho dựng thêm hơn bốn trăm gian phòng trong Quốc Tử Giám, vì vậy số học sinh của Quốc Tử, Thái học, Tứ Môn (đây là những trường học quốc lập; Tứ Môn bắt đầu từ triều đại Bắc Ngụy, ban đầu Tứ Môn được đặt ở kinh thành, đến thời nhà Đường thì trở thành trường đại học, thuộc về Quốc Tử Giám, ở đây chuyên truyền thụ kinh điển Nho giáo, về tính chất thì giống với Quốc Tử và Thái Học, nhưng là trường dành cho học sinh có xuất thân gia đình tương đối thấp) và quán Hoằng Văn cũng tăng thêm. Ngoài ra, Nho học, toán học cũng cho đặt các tiến sĩ và học sinh, khiến cho các loại kĩ nghệ của các trường quốc học cũng được thiết lập đầy đủ. Đường Thái Tông còn mấy lần đích thân đến Quốc Tử Giám, lệnh cho quan tế tửu, quan ti nghiệp, tiến sĩ giảng thuyết kinh thuật, giảng xong ban thưởng mỗi người một súc lụa. Sự hưng thịnh của Nho học, khiến cho các nho sinh các địa phương trên toàn quốc nối nhau mang kinh thư hướng về kinh thành, con số lên đến hàng nghìn người. Không lâu sau đó, thủ lĩnh các tộc Thổ Phiên và Cao Xương, Cao Ly, Tân La cũng phái con cháu đến Trường An xin học. Do vậy, trong Quốc Tử Giám số người theo học tính ra có trên vạn người, Nho học đại hưng đạt đến cổ kim chưa từng có.
Giải đọc: Sự tôn sư trọng đạo của Thái Tông đạt đến mức thiên cổ chưa có ai sánh bằng
Từ đoạn văn này, có thể thấy được, triều đại tôn kính Khổng Tử nhất và coi trọng giáo dục Nho học nhất trong lịch sử Trung Quốc chính là triều đại nhà Đường thịnh vượng nhất trong lịch sử. Chính Đường Thái Tông đã tôn phong Khổng Tử làm Thánh nhân và lập miếu Khổng Tử trong các trường học tối cao và nghiêm túc nhất của quốc gia, nhờ vậy giáo dục Nho học mới được đại chấn hưng. Năm thứ hai Trinh Quán, khi Thái Tông vừa lên ngôi không lâu, triều Đường lúc đó chưa giàu có, chính vì trọng thị nền giáo dục Nho học lấy đức làm cốt lõi nên khiến cho triều Đường bồi dưỡng được vô tận nhân tài hiền triết, khiến cho vua tôi đồng lòng đồng đức, trở thành tấm gương cho bách tính, nhờ đó mới khiến cho triều Đường được hưng vượng, văn hóa nghệ thuật cũng vì thế đạt được cường thịnh.
Trước thời nhà Đường thì Chu Công được tôn làm Thánh nhân, vị trí cao hơn Khổng Tử, nguyên nhân là vì Khổng Tử sùng kính Chu Công. Tuy nhiên theo cách nhìn của Thái Tông, Chu Công chỉ là vị hiền thần trị quốc thời đại nhà Chu, là người hoàn thiện lễ pháp của nhà Chu, cống hiến của ông cũng rất lớn, nhưng chỉ giới hạn trong một vương triều; như vậy không thể so được với cống hiến của Khổng Tử về việc chỉnh lý kinh điển của Tam Hoàng Ngũ Đế trở thành kinh sách giảng dạy, dùng phương thức giáo dục phổ cập truyền bá đạo lý làm người và văn hóa để kinh quốc tế thế mà các đời thánh vương lưu lại trong lịch sử, và sau đó truyền cấp lại cho đời sau, so với công đức ấy của Khổng Tử không cách nào so sánh được. Vì thế, Thái Tông nhìn nhận rằng công đức của Khổng Tử trong việc truyền thừa văn hóa của tổ tiên và dạy dỗ giáo dục con người là vô cùng to lớn, không chỉ trong thời nhà Chu lúc bấy giờ, mà là được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, Khổng Tử đã xác lập và bồi dưỡng nên sự tu dưỡng đạo đức cơ bản của toàn bộ dân tộc, là một trong những Thánh nhân đã quy chính linh hồn của nhân loại, vì thế Khổng Tử rất xứng đáng và nên được tôn phụng làm Tiên Thánh. Hiểu biết và xét đoán này của Thái Tông thật khiến mọi người kính phục. Thái Tông thật xứng là vị Hoàng đế sáng suốt thiên cổ khó gặp.
Căn cứ theo ghi chép từ một chương trong “Sùng Nho học”, năm Trinh Quán thứ 14, Thái Tông hạ lệnh tìm kiếm những những nhà nho lừng danh thời trước, để ban thưởng cho những cống hiến của họ trong việc thu nhận môn đồ và hoằng dương giáo dục, một trong các biện pháp ban thưởng là tìm đến con cháu đời sau của những nhà nho này để trao tặng tuyên dương và khen thưởng, khích lệ các học giả đời sau noi theo tấm gương của tổ tiên. Năm Trinh Quán thứ 21, Thái Tông lại lần nữa hạ lệnh, cho Tả Khâu Minh, Bộc Tử Hạ, Công Dương Cao, Cốc Lương Xích, Phục Thắng, Cao Đường Sinh, Đái Thánh, Mao Trưởng, Khổng An Quốc, Lưu Hướng, Trịnh Chúng, Đỗ Tử Xuân, Mã Dung, Lỗ Thực, Trịnh Huyền, Phục Kiền, Hà Lâm, Vương Túc, Vương Bật, Đỗ Dự, Phạm Ninh, đây là 21 người xứng đáng được vinh dự hưởng phụ tế trong miếu Khổng Tử. Nguyên nhân là vì những sáng tác và chú giải kinh sách của họ được dùng để giáo dục học sinh trong các trường quốc học, cống hiến cho giáo dục các thế hệ tương lai, họ nên được biểu dương và tôn trọng. Thái Tông tôn sư trọng đạo, tôn kính bằng tấm lòng kiền thành nhất đối với các vị tiên sư tiên hiền, tấm lòng đó từ thiên cổ đến nay chưa từng có, người khác khó có thể phỏng theo.
Từ xưa, các bậc Hoàng đế hoặc những bậc trị quốc cấp cao, họ chính là người chủ đạo, là người lãnh đạo dẫn dắt, nắm giữ vận mệnh của dân tộc và quyết định sự hưng thịnh hay suy bại của quốc gia, phương hướng mà họ định ra có đúng đắn hay không là rất then chốt, những thành tựu của Thái Tông sớm đã chứng minh sự đúng đắn của việc tôn sư trọng đạo, ông làm cho danh tiếng của dân tộc Trung Hoa đạt đến đỉnh cao trước nay chưa từng có; như vậy, những người đi ngược lại với đạo của Thái Tông, không kiêng nể gì mà phê bình Khổng Tử, phê phán tổ tiên, phê phán giáo dục truyền thống và văn hóa làm người của dân tộc, những người đó nhất định là tà ác hủy diệt dân tộc Trung Hoa, cũng nhất định là muốn dân tộc Trung Hoa đánh mất đạo đức, vứt bỏ tôn nghiêm. Còn có điều gì đáng sợ hơn tai họa này không? Nếu đồng hành với tà ác làm những điều như vậy, đó mới là sỉ nhục và phản bội dân tộc và quốc gia.
Ngày đăng: 12-06-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.