Đàm luận về “Trinh Quán Chính Yếu” (Phần 28): Thái Tông chọn quan, hiểu rõ đạo công bằng, không tránh thân thích



Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Như đã đề cập ở trên: Đường Thái Tông đã có thể làm được “ngoại cử bất tị thù” (tiến cử người ngoài thì không tránh là kẻ thù), chỉ cần có lợi đối với bách tính, kẻ thù cũng có thể cử làm quan. Nếu như nhận thức của Thái Tông chỉ dừng lại tại chỗ này, thì chưa được tính là thực sự lãnh hội được lời dạy của Khổng Tử. Chỉ khi đồng thời thực hiện nội cử bất tị thân (tiến cử người nhà không tránh người thân), mới là thánh minh chân chính, đạt được đạo chí công. Vì sao lại nói như vậy? Trước tiên chúng ta xem nguồn gốc của câu nói “ngoại cử bất tị thù, nội cử bất tị thân”.

Điển cố Kì Hoàng Dương tiến cử quan lại

Kỳ thực: “Ngoại cử bất tị thù, nội cử bất tị thân” bắt nguồn từ “ngoại cử bất tị thù, nội cử bất tị tử” (tức là tiến cử người ngoài thì không tránh là kẻ thù, tiến cử người nhà không tránh con), nguyên đây là câu nói của Khổng Tử, là một điển cố nổi tiếng trong lịch sử.

Theo [Lã Thị Xuân Thu] ghi chép: Dưới thời trị vì của Tấn Công Bình, một lần, huyện Nam Dương thiếu huyện lệnh. Bình Công đã hỏi đại phu Kỳ Hoàng Dương, ai là người phù hợp? Kỳ Hoàng Dương trả lời: “Giải Hồ phù hợp” nghe xong Bình Công rất kinh ngạc, nói: “Chẳng phải Giải Hồ là địch nhân của khanh sao? Khanh sao lại giới thiệu một kẻ thù của mình?” Kỳ Hoàng Dương đáp: [Chúa công đang hỏi tôi ai thích hợp đảm nhận chức huyện lệnh chứ không phải hỏi ai là kẻ thù của tôi], thế là Bình Công phái Giải Hồ đi nhận chức. Quả nhiên như mong đợi của Kỳ Hoàng Dương, sau khi Giải Hồ nhậm chức đã làm rất nhiều việc thiết thực và tốt cho dân chúng, được dân chúng Nam Dương khen ngợi.

Lại có một lần, triều đình cần bổ sung một vị Nguyên quân trung úy, vì vậy Bình Công lại hỏi Kỳ Hoàng Dương tiến cử. Kỳ Hoàng Dương nói: “Kỳ Ngọ thích hợp” Bình Công không khỏi ngạc nhiên hỏi: “Kỳ Ngọ là con trai của khanh, chẳng nhẽ khanh không sợ người khác đàm tiếu sao?” Kỳ Hoàng Dương thản nhiên đáp: “Chúa công bảo tôi tiến cử một người phù hợp làm Nguyên quân trung úy, mà không hỏi con trai tôi là ai”. Bình Công chấp nhận lời kiến nghị này, phái Kỳ Ngọ làm Nguyên quân trung úy. Kết quả Kỳ Ngọ không phụ kì vọng, làm được phi thường xuất sắc.

Khổng Tử nghe xong, cảm khái nói: “Lập luận của Kỳ Hoàng Dương rất phải đó, tiến cử nhân tài, ngoại cử bất tị thù, nội cử bất tị tử (chẳng vì người ấy là kẻ thù mà dìm đi, cũng không vì đó là con trai mình mà tránh tiếng), thực sự là đại công vô tư”.

Có thể thấy, nguyên câu nói “ngoại cử bất tị thù, nội cử bất tị tử” của Khổng Tử là bởi vì nghe nói Kỳ Hoàng Dương tiến cử người quả đúng là bên ngoài không tránh kẻ thù, bên trong không né tránh con ruột mình, đây mới đáng để khen ngợi, tán thán việc đối xử công bằng và công chính vô tư của Kỳ Hoàng Dương. Ngay cả những người thân như con trai, người rất có thể bị nghi ngờ là thiên vị, Kỳ Hoàng Dương cũng không né tránh, như vậy những người thân còn lại, ông lại càng làm như vậy, cho nên người đời sau dần dần đem câu “nội cử bất tị tử” nói thành “nội cử bất tị thân”, như vậy đã lãnh ngộ được bản ý trong câu nói của Khổng Tử.

Nhìn nhận về đạo chí công của Khổng Tử

Câu chuyện này cho chúng ta biết sự công bằng vô tư chân chính trong con mắt của Khổng Tử chính là đối với bất kể người nào cũng đều có thể đối xử “nhất thị đồng nhân” (Chú thích: người xưa coi “Nhân 仁” là cái đạo lý làm người, phải thế mới gọi là người; yêu người không lợi riêng mình gọi là nhân), có thể đề cử người ngoài không tránh kẻ thù, điều này tất nhiên mười phần khó được. Nhưng nếu chỉ làm điều đó vì sợ làm tổn hại danh dự của bản thân, làm vì để giữ gìn thanh danh là một vị quan thanh liêm công chính, thì đã được tính là rất đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên như thế cũng vẫn là đang có tư tâm, cơ điểm làm quan như vậy tuy rằng sẽ không dẫn tới nguy hại cho quốc gia, có thể mang lại lợi ích cho bách tính đến thân nhân của chính mình, đã là một nhà hiền triết trong những người rất tốt, nhưng cũng rất dễ chú ý đến danh tiếng của bản thân mình, vì để tránh hiềm nghi mà nhất định không dùng người thân trong nhà, ngược lại đi đến cực đoan khác là đối xử với người thân của mình còn không bằng kẻ thù.

Kết quả như vậy cũng là không bình thường, không hợp tình hợp lý, mặt khác cũng giống một kiểu bất công, biến thành đổi xử với thân nhân không công bằng, nói cho cùng vẫn là sợ người khác đàm tiếu, làm tổn hại đến danh dự một vị quan công chính vô tư. Đương nhiên trong mắt của Khổng Tử, thì nó không thực sự là lẽ công bằng, vẫn là xuất tự tư tâm muốn bảo vệ danh dự của chính mình, cho nên, sau khi Khổng Tử nghe thấy phương pháp của Kỳ Hoàng Dương, đã đưa ra một kết luận về “công” là ngoại cử bất tị thù, nội cử bất tị tử. Chỉ ra minh xác đối với hai thái cực là kẻ thù và thân nhân, thì đối xử như thế nào mới là “nhất thị đồng nhân”, không bị tình cảm và danh dự chi phối, đây mới là đạo chí công chân chính.

Cũng chính là nói, người vô tư công đạo chân chính sẽ đem kẻ thù và thân nhân, thậm chí con cái, đều xem là thân phận giống nhau, đều là bách tính của quốc gia, như thế khi tiến cử nhân tài, mới chỉ nhìn những bách tính của quốc gia, nơi nào có người tài, đức hạnh phù hợp với vị trí này liền tiến cử người đó, bất kể người này có mối quan hệ với mình như thế nào. Đây mới thực sự là có tài liền cử. Đó là thể hiện lẽ công bằng nhất thị đồng nhân. Nhưng có thể chân chính lãnh ngộ và làm được nội hàm lời dạy của Khổng Tử thì xưa nay rất hiếm. Chính vì con người rất dễ xuất phát từ tình thân mà thiên vị, dễ dàng đối đãi không công bằng với những người họ không thích, vì vậy mới xem trọng hành động tiến cử kẻ thù như vậy, cũng mười phần tôn sùng. Nhưng cũng bởi vì mọi người dễ dàng đi đến cực đoan, Khổng Tử nhìn thấy rất rõ ràng việc này, vì vậy mới lưu lại giáo huấn này.

Người đời sau nếu tìm tòi học hỏi Khổng Tử, nhận thấy rằng đây là Thuyết Trung Dung, trên thực tế, Trung Dung là biểu hiện bề ngoài cách dạy làm người rất trí huệ của người xưa, không đi đến cực đoan, nhưng đây chỉ là kết quả bề ngoài, trên thực tế chính là bạn có thể đối xử “nhất thị đồng nhân” với mọi người, buông xuống danh dự và tình riêng của bản thân, hoàn toàn đứng tại góc độ làm sao có thể mang lại lợi ích cho dân chúng để xét vấn đề, thì tự nhiên sẽ có thể làm được việc hễ có tài là cử, thực sự làm được đạo công bằng, cũng chính là phù hợp với đạo nghĩa. Như thế, kết quả tự nhiên sẽ không đi đến cực đoan nữa, tự nhiên sẽ không vì muốn tránh hiềm nghi mà khiến những người thân có tài năng của mình phải chịu đối đãi bất công. Loại tình huống đối đãi bất công với người thân này chính là thể hiện cụ thể của những bậc hiền giả làm thái quá mà Khổng Tử đã nói trong Trung Dung. Đó cũng là nguyên nhân vì sao Khổng Tử dạy người ta phải giữ gìn Trung Dung và cẩn thận kẻo quá do bất cập (thái quá cũng như bất cập).

Khi đã hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa chân chính thế nào là “ngoại cử bất tị thù, nội cử bất tị thân”, chúng ta hãy cùng xem Đường Thái Tông hiểu câu nói này ra sao.

Thái Tông hiểu hàm nghĩa chân chính câu “nội cử bất tị thân” của Khổng Tử

Đoạn tám của chương “Luận công bình” trong sách Trinh Quán chính yếu đã ghi chép lại nhận thức của Thái Tông về vấn đề “nội cử bất tị thân” như sau:

Nguyên văn: Năm Trinh Quán thứ nhất, Thái tông bảo các đại thần theo hầu: − Nay trẫm chăm việc cầu người có đức có tài, muốn chuyên tâm dồn sức vào sách lược trị nước, nghe nói có người tốt là đề bạt bổ nhiệm. Nhưng những kẻ bàn tán đều nói “những người này đều là thân thích cố cựu của đại thần trong triều”. Chỉ cần các khanh làm việc công bằng thì không phải lo lắng những lời này, có thể làm việc mà không cần câu nệ. Người xưa nói “tiến cử người của mình thì không tránh là thân thích, tiến cử người ngoài thì không tránh là kẻ thù”, là bởi họ tiến cử những người hiền thực sự. Chỉ cần có thể tuyển bạt bổ nhiệm người hiền tài thì dù là con em mình hay kẻ có oán thù cũng không thể không tiến cử.

Đại ý: Năm đầu Trinh Quán, Đường Thái Tông nói với các cận thần của mình: “Ta hiện nay miệt mài tìm kiếm hiền tài, muốn toàn tâm toàn ý chuyên chú vào việc cai trị đất nước cho tốt, vì vậy chỉ cần nghe nói ở đâu có người tài, ta lập tức phái sử giả đi tìm hiểu. Nhưng mọi người còn bàn luận xôn xao, đại đa số cho rằng “những quan viên được tiến cử đều là bạn bè thân thích của trọng thần trong triều đình”, các khanh làm chỉ cần cầu công đạo là được rồi, đừng vì những điều này mà có kiêng kị và tránh né, cổ nhân nói: “tiến cử nhân tài, trong thì không tránh là thân thích, ngoài thì không tránh là kẻ thù”, bởi vì chỉ cần nhìn thấy người hiền tài chân chính là đều tiến cử. Chỉ cần là người có tài là tiến cử, bất kể người đó là kẻ thù hay là con em thân thích của mình, cũng đều phải tiến cử”.

Có thể thấy, Thái Tông không chỉ hiểu rõ lời dạy của Khổng Tử, mà còn thực sự minh bạch hàm nghĩa chân chính trong ấy. Càng hiếm thấy hơn nữa là Thái Tông đã tự thân làm gương về đạo tuyển chọn quan chức trong thực tiễn, chẳng quản là kẻ thù hay thân nhân, hễ có tài là tiến cử làm quan. Thái Tông có thể nói là người chí công, phi thường thánh minh. Đã thánh minh thì tất sẽ thành thánh vương. Thánh vương trị quốc, tất sẽ dùng đức để cai trị đất nước, coi thiên hạ làm công, như vậy tất thành thịnh thế. Đây chính là điều cốt yếu trị quốc trong thời kỳ “Trinh Quán chi trị”.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/250328



Ngày đăng: 13-01-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.