Khi vở kịch lớn 5.000 năm hạ màn



Tác giả: Nhất Diệp

[Chanhkien.org] Tôi không biết tại sao lại thích Thần Vận như thế, năm nào tôi cũng xem đi xem lại đĩa DVD Thần Vận. Năm nay Sư phụ đã từ bi với chúng sinh Đại Lục, trong khi Thần Vận lưu diễn, Đài Truyền hình Tân Đường Nhân đã phát sóng vào Đại Lục nhân dịp năm mới, thực là cơ hội hiếm có, tôi thậm chí đã xem liên tục 3 lần. Từ nhỏ tôi đã yêu thích nghệ thuật, năm lớp 3, tôi chi 8 hào mua một cây sáo tre, chi 1 đồng mua một cây đàn nhị, chiếu theo bức tranh trong truyện tranh “Tam Quốc diễn nghĩa”. Con trẻ hôm nay đều bị người lớn bắt học cái này cái kia, cha mẹ tôi một chữ bẻ đôi cũng không biết, lúc ấy tôi rất hứng thú với những thứ đó mà không hay biết.

Tôi tốt nghiệp phổ thông năm 1966, sau đó nộp đơn vào Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn, nhưng có người chiêu sinh đến từ Bắc Kinh tới trường tôi tuyển sinh lại một mực khuyên tôi nhất định phải thi khoa vũ đạo tại Học viện Hí kịch Trung ương, bấy giờ do các trường cao đẳng nghệ thuật có kỳ sát hạch nên tôi phải thi lại. Lúc ấy cuộc Cách mạng Văn hóa nổ ra khiến tôi mất cơ hội theo đuổi con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, lúc đó chỉ biết oán trách số phận mình.

Chuyện này kể ra ý là tôi chỉ thích có mỗi nghệ thuật, cho nên xem Thần Vận có cảm nhận khác. Thần Vận mang vẻ đẹp hoàn mỹ, đầy hào khí, thanh cao tao nhã, độc đáo đặc sắc, lại có thể đường đường chính chính nói được điều muốn nói: cứu người. Những người không tham gia diễn xuất rất khó hiểu được những gian nan đó, vì họ [những nghệ sĩ múa] phải đối mặt với con người, đối mặt với chúng sinh. Khi tôi xem trên Đài truyền hình phát sóng rộng khắp thế giới là Tân Đường Nhân, một nghệ thuật gia—ngôi sao Bắc Đẩu trong lĩnh vực nghệ thuật—bình luận về Thần Vận, tôi thực sự cảm nhận được sự thật này, thực sự xúc động từ tận đáy lòng, chứ không phải là những thứ hoa lệ được tô vẽ phô trương vốn lưu hành trong trào lưu xã hội ngày nay. Họ bội phục Thần Vận muôn phần khiến tôi hiểu rằng Thần Vận thực sự là kiệt tác hàng đầu thế giới.

Xem Thần Vận, phục sức ấy, phông nền ấy, giai điệu ấy, vũ điệu ấy, chỉ vài góc đó thôi cũng đủ để tái hiện lại từng nhân vật một cách sống động. Xem Thần Vận, tôi tự hỏi, trên phông nền màu cỏ xanh ấy, sao diễn viên mặc váy màu cỏ xanh? Sao Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, nhìn mặt không thấy giống, mà có thể nhập vai như thể đó là Tôn Ngộ Không, là Trư Bát Giới, đây chẳng phải là cái ‘thần’ trong hội họa truyền thống hay sao……

Tôi là một người tu luyện, đương nhiên không thể đàm luận về nghệ thuật trên bình diện nghệ thuật, người tu luyện phải đàm luận Đạo mà mình ngộ ra từ góc độ tu luyện.

Mở màn Thần Vận 2013, Phật Chủ hỏi: “Ai nguyện theo ta hạ thế Chính Pháp?” Tôi thấy chỉ một số ít người đi theo Phật Chủ. Chốn nhân gian mấy ai dám tới, một khi ký ức bị tẩy sạch sẽ chẳng biết gì nữa, rất dễ bị hủy tại nhân gian. Những người gan to bằng trời dám tới nhân gian chẳng phải vĩ đại lắm sao? Nếu họ có mê lạc chăng nữa, thì chẳng phải chính chúng ta phải cứu độ họ hay sao?

Hàng năm khi mở màn và kết thúc đều là dòng chữ lớn, “Khai sáng 5.000 năm văn minh”, v.v,  đây chính là giảng Pháp 5.000 năm, còn năm 2012 hàng chữ mở màn là “Khai nguyên”, đến năm 2013 thì không có [chữ] gì nữa, vở kịch lớn đã tới giai đoạn cuối cùng rồi.

Năm 2012 chính là năm cuối cùng theo an bài của cựu thế lực, các dự ngôn trong lịch sử đều không úp mở mà nói cả ngày tháng, người đời chấn động, nín thở theo dõi cái gọi là “ngày tận thế”, còn người tu luyện vẫn bất động, vì các đệ tử đã ngộ được Pháp của Sư phụ. Tiết mục cuối cùng của Thần Vận năm 2012, trong khi tà ác đang điên cuồng bức hại đệ tử Đại Pháp, thì đột nhiên sấm vang chớp giật, sóng biển cuộn dâng, bão cát chực nuốt chửng cả thành phố. Giữa lúc nguy nan Sáng Thế Chủ từ bi vĩ đại huơ tay ngăn lại, đại kiếp nạn qua đi, nhìn lại thành phố này, mọi thứ đã trở lại như cũ. Chi tiết hết thảy đều như cũ này vẫn thường bị xem nhẹ. Tất cả những điều mà tiết mục này trình diễn và mọi việc xảy ra trong năm 2012 đều rất ăn nhập với nhau. Năm 2012 quả là một năm vô cùng nguy hiểm, vô cùng đáng sợ, tuy nhiên sự từ bi của Thần Phật lại không được con người tiếp nhận, vậy thì Pháp từ bi đồng thời cũng rất uy nghiêm sẽ đo lường xem con người liệu có thể được lưu lại hay không.

Tiết mục cuối cùng của dạ hội Thần Vận năm 2013, “Sự từ bi của Thần Phật”, tình tiết đại khái giống tiết mục cuối của Thần Vận năm 2012, nhưng địa điểm thì chính xác, chính là quảng trường Thiên An Môn, trung tâm quyền lực của Trung Cộng: lại thêm một đại kiếp nạn đến, trời long đất lở, bia tưởng niệm đứt đoạn, đại lễ đường, Thiên An Môn nơi treo tượng họ Mao sụt lở, chính trong thời khắc nguy hiểm này cũng lại là Đấng Sáng Thế ra tay cứu vớt, ngăn không cho tai nạn tiếp tục hoành hành, mọi thứ lại trở lại yên tĩnh. Nhưng mọi người nhất thiết phải quan sát kỹ: tai nạn không tiếp tục hoành hành, nhưng mọi thứ trước mắt vẫn chưa được khôi phục nguyên vẹn, quảng trường Thiên An Môn vẫn là một đống đổ nát, tượng trưng cho chính quyền Trung Cộng sụp đổ, ứng với tảng đá 200 triệu năm tuổi “Trung Quốc cộng sản đảng vong”. Tiếp đến là hình ảnh những người được đắc cứu tạ ân cứu độ của Sư phụ, từ mặt đất đến thiên giới những người tu luyện đều ngồi chật kín cả. Sau khi đại kiếp qua đi, những người được đắc cứu đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, vở kịch lớn 5.000 năm khép lại, một kỷ nguyên mới bắt đầu.

Lời Sư phụ giảng là Pháp, việc Sư phụ làm là Pháp, con người hôm nay đều phải suy nghĩ, nếu quả thực như lời người dẫn chương trình Thần Vận năm 2012 từng nói: “Trong cuộc đọ sức chính-tà từ vạn cổ đến nay, nhân loại đều đang chờ đợi Thần Phật trở về, chỉ có ôm giữ tâm lương thiện mới có thể vượt qua nguy nan, bước vào kỷ nguyên mới”.

Thần Vận diễn tuy là kịch, nhưng đó là thiên cơ bảo cho con người, là chân tướng, là kịch thì sẽ đến lúc kết thúc, đến lúc hạ màn, là để chúng sinh đắc cứu. Sư phụ trì hoãn hết lần này đến lần khác, gánh chịu đại nạn để chúng sinh có được cơ hội lựa chọn tương lai, nhân loại cũng không thể ung dung mà đứng nhìn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/116827



Ngày đăng: 12-04-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.