Một truyền thống đặc biệt cho Tết Nguyên đán



Tác giả: Heyu

[Chanhkien.org] Tại một tỉnh nhỏ cách Toronto mấy trăm cây số có một nhóm người Hoa và các bạn người Tây phương, những người rất thích văn hoá cổ truyền Trung Hoa và cũng đều đi xem Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán hằng năm vào dịp tết Nguyên đán. Họ lái xe đi Toronto mỗi năm để xem Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán và sau đó ghé phố Tàu để ăn mừng Giao thừa. Những người bạn này chia xẻ những hạnh phúc và vui vẻ nhất trong ngày đầu năm. Người phóng viên này được mời tham dự để chia xẻ nổi vui mừng của họ.

Mặc dầu họ đã được biết và trông đợi Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán hằng năm, chương trình của năm này là một ngạc nhiên lón. Trên đường đi đến nhà hàng ăn ở phố Tàu, họ chuyện trò rất vui vẻ về những cảm nghĩ của họ về chương trình cho đến khi họ đến bàn ăn. Sau khi gọi các món ăn, họ bắt đầu chia xẻ như đã dự định. Phần này cũng gay go lắm. Mỗi người đều nói đến màn mà họ thích nhất và lý do tại sao họ nghĩ như thế.

Theo lễ nghĩa Á và Âu châu, người lớn và phụ nữ được quyền cao nhất. Cuộc thảo luận của họ bắt đầu với Veronica. Veronica, từ Áo quốc, là một phụ nữ vui vẻ và cởi mở đang làm chủ một doanh nghiệp về trang trí nội thất. Cô ta và chồng là Andrew, người Ðức, đang làm việc về vẽ kiểu xe hơi, đều xem chương trình này năm trước. Sau khi họ bị thu hút vào văn hoá Trung Hoa. Cô ta cảm thấy lòng thành thật và tử tế của người Trung hoa từ những nụ cười thân ái của các nghệ sĩ. Cô ta cảm thấy thích người Hoa và đặc biệt là tết Nguyên đán. Cô ta không những đem con cái của cô đi xem năm nay, nhưng lại còn giới thiệu cho các bạn bè và hàng xóm của cô nữa.

Ngay vừa khi Veronica bắt đầu, cô đã vi phạm luật lệ nhóm của cô “Tôi thích điệu múa rất thanh cao và màn múa rất vui nhộn “Trống triều Đường”. Tôi cũng thích các phông cảnh, hợp với các dụng cụ kỹ thuật dựng hình và vũ phục… “Nhớ lại là cô ta chỉ được phép chọn một màn, là một nhà vẽ kiểu trang trí nội thất cô ta phải chịu khổ mà chọn một điều thôi. Cuối cùng cô ta phải chọng “Vũ phục rất là đặc biệt và tuyệt vời”, cô ta nói.

Sabrina là con dâu của Veronica. Cô ta là một cô gái Canada trẻ với mái tóc vàng và đôi mắt xanh. Vì là một vũ công ba lê, cho nên các màn múa là cô thích nhất “Vũ cổ truyền Trung Hoa rất độc đáo. Các điệu múa rất mạnh và cảm động, “Ðược hỏi sự khác biệt giữa muá cổ truyền Trung Hoa và múa ba lê, Sabrina nghĩ cẩn thận và giải thích: “Trong múa ba lê, các vũ công nhảy rất nhiều, trong khi đó, vũ cổ truyền Trung Hoa dùng các điệu khác nhau.

Thậm chí khi đi cũng có nhiều kỹ thuật riêng; nó rất nhẹ nhàng và thanh cao. Các vũ công di chuyển mềm mại như giòng nước chảy. Những điệu, dáng của họ rất cao nhã, nhuần nhuyễn và hoàn toàn.

Tôi biết nó rất khó “Cô ta nói rất nhiệt tình ” Từng bộ phận trên cơ thể đều múa hết, bao gồm đầu, cổ, vai, ngực, hông, chân và tay. Thậm chí đôi tay của họ cũng nói lên rất nhiều điều, như bày tỏ cái gì đó. Tôi nghĩ vũ cổ truyền Trung Hoa khó hơn là múa ba lệ và có nhiều yêu cầu trong sự phối hợp và rất là nhuần nhuyễn.

Cô ta thích “Những cô gái Mãn Châu” nhất. Các phụ nữ Mãn Châu rất là lịch lãm và thanh nhã, tuy nhiên múa rất vui nhộn và có tinh thần cao. Sabrina nói “Thậm chí khán giả đều muốn múa với họ. Họ rất nhẹ nhàng, vô tư và vui vẻ”Mọi người đều đồng ý với ý kiên của cô.

Kế đến là Bowman, một thanh niên Tây phương trẻ nói tiếng Hoa rất thành thạo. Bowman đang học Cao học Thương mại. Anh ta học tiếng Hoa hơn 1 năm tại Trung quốc, và anh ta đã đến Bắc kinh, Quảng đông, Tứ xuyên, Hồ nam và Tây tạng. Anh ta sống với các nông dân thiểu số Dai trong làng của họ, và anh ta cũng đến Tây Tạng. Vì anh có một cảm tính đặc biệt với Trung hoa, sau khi anh học xong môn Hán ngữ, anh đã bỏ nhiều thời gian làm thiện nguyện để cho xã hội Tây phương có thể biết được tình trạng bệnh AIDS tại Trung quốc và giúp các trẻ mồ côi vànạn nhân bệnh AIDS tại Trung quốc.

Mặc dầu Bowman xem Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán lần đầu tiên, anh ta hiểu lời giới thiệu của người giới thiệu chương trình bằng Hoa ngữ và anh hiểu cách biểu diễn rất dễ dàng. Anh ta rất thích ý nghĩa trong các bài vũ “Tôi thích các câu chuyện được các điệu múa kể lại. Có một học giả theo đuổi sự nghiệp và lợi lộc từ lúc đầu. Tuy nhiên, tất cả đều bị mất như một giấc mơ. Ðiều này giúp tôi giác ngộ được rằng có thể còn nhiều thứ khác quan trọng hơn là chỉ có học tập. Có thể tôi không cần bỏ nhiều thời gian cho học tập. Tôi sẽ ra trường vào tháng Tám và tôi muốn suy nghĩ cẩn thận điều tôi cần làm trong tương lai. Một người cần phải có cái gì đó có mục đích trong đời sống, mặc dầu hiện nay tôi chưa biết cái đó là gì”.

Hoàn toàn ngược lại với sự nghiêm chỉnh của Bowman, sinh viên cao đẳng Feng’er là một cô gái vui nhộn từ miền nam Trung quốc. Câu trả lời của cô ta là “Tất cả các màn vũ đều tuyệt vời!Nếu tôi phải chọn màn tôi thích nhất, thì đó là màn vũ Tây tạng “Snowy Mountain, White Lotus”. Vũ phục rất lộng lẫy, các áo vest màu xanh, áo dài trắng, dài tay, yếm thắm màu, tóc cài hoa rất tuyệt đẹp. Tất cả đều đẹp hết’

Người phóng viên, đã đến Tây tạng nhiều lần trước đây, nói với họ “Có ý nghĩa sâu xa trong năm màu trên yếm các vũ công. Theo văn hoá Tây tạng, màu xanh là trời, màu trắng là mây, đỏ là lửa, màu vàng là đất, và mà xanh lá cây là nước chảy. Người Tây tạng là một sắc dân sống rất hoà nhập với thiên nhiên và có đời sống tâm linh rất cao. Theo tôi biết, không chỉ nói vũ phục đẹp, mà các màu sắc còn mang ý nghĩa riêng cho từng màn vũ, văn hoá, đời sống tượng trưng cho các sắc dân và các triều đại nữa. “Mọi người đều ngạc nhiên vì sự sâu sắc, ý nhị trong khi chọn màu cho các bộ vũ phục, và họ rất cảm động vì tất cả đều hàm chứa trong văn hoá cổ truyền Trung Hoa.

Sau khi thưỏng thức Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán, tất cả các bạn bè này thưởng thức các món ăn cổ truyền Trung Hoa với nhau. Thời gian trôi qua rất nhanh, như chớp mắt. Khi bữa tiệc tàn, tất cả đều tiếc nuối và hứa sẽ còn gặp nhau vào năm tới với chương trình tương tự.

Dịch từ:

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2008/2/2/93933.html



Ngày đăng: 22-04-2008

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.