Trân quý Thần Vận bằng cả tâm hồn



Tác giả: Tống Tử Phượng

[Chanhkien.org] Khổng Tử đã từng dạy môn đệ của mình là Nhan Hồi về nguyên lý của việc trân trọng bằng cả tâm hồn. Ông nói rằng những nhận thức khác nhau sẽ dẫn đến nhiều thể ngộ khác nhau. Ví dụ, nếu một người chỉ dùng tai để nghe, thì người ấy chỉ nghe thấy không gì khác ngoài âm thanh mà thôi. Nếu một người chỉ cảm thụ bằng đầu óc, thì người đó chỉ tiếp thu những ý nghĩa phù hợp với suy nghĩ của mình, và không gì hơn. Tuy nhiên khi người ta dọn sạch tư tưởng của mình và trân trọng bằng cả tâm hồn, thì họ sẽ có khả năng thấu hiểu được những điều vượt trên quan niệm của họ.

Lúc đọc mẩu truyện cổ này, tôi chưa hoàn toàn hiểu hết được thâm ý của nó. Mãi cho đến gần đây khi xem biểu diễn Thần Vận thì tôi mới chợt ngộ ra được sự khác biệt giữa nghe bằng đôi tai, lĩnh hội bằng cái đầu, và trân trọng bằng cả tâm hồn.

Có rất nhiều ví dụ điển hình trong giới nghệ thuật. Tôi nhớ có một bức tranh sơn thủy được vẽ từ thời nhà Tống. Nó là tác phẩm cổ truyền của Trung Hoa với vài nét vẽ đơn giản miêu tả hình ảnh của một cây cầu, một dòng sông, một ban công, và một ngọn núi. Tuy nhiên từ trong bức tranh đó, người xem có thể dễ dàng nhận ra ngọn núi đang ở xa rất xa, trải dài đến tận chân trời. Một ví dụ khác là bức họa “Đạp tuyết tầm mai”, của Nhân Đính Phong. Nó miêu tả một người mặc đồ mùa đông và đang cưỡi trên một con lừa. Mặc dù gió và tuyết không dễ để vẽ ra rõ ràng, nhưng hình ảnh tuyết bám trên đầu người đàn ông, những bông hoa mận thanh tao tượng trưng cho tính cách cao thượng của người ấy, cùng với màu nền trắng xóa xung quanh đã cùng làm nổi bật và hợp thành ý nghĩa thâm sâu của bức họa này.

Chúng ta đều biết rằng đã có nhiều thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá các khí công sư. Trong một thí nghiệm đối với người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí, mức neutron nhiệt trên cơ thể của ông đo được ở mức gấp tối thiểu 170 lần so với bình thường. Vì đó là mức cao nhất mà thiết bị có thể đo được nên không ai biết được con số chính xác là bao nhiêu. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng năng lượng mạnh mẽ đó nằm ngoài khả năng nhận thức của chúng ta.

Khi xem biểu diễn Thần Vận, tôi cũng có cảm nhận tương tự, và nó có tác động to lớn hơn tôi vẫn tưởng.

Tôi còn nhớ khi Thần Vận xuất hiện lần đầu tiên cách đây nhiều năm, khán giả đã vô cùng choáng ngợp nhưng các nhà phê bình lại im lặng một cách bất thường. Một trong số đó là Richard Connema, một nhà phê bình có tiếng tăm, đã đưa ra nhận xét cho hàng ngàn buổi biểu diễn khác nhau. Sau này ông thú nhận rằng dù đã xem vô số buổi biểu diễn ở Broadway, nhưng không cái nào có thể so sánh được với những buổi biểu diễn của Thần Vận.

Có một câu ngạn ngữ cổ rằng khi người ta gặp một Thánh nhân đức độ đích thực, thì họ sẽ ngay lập tức bị ấn tượng mạnh bởi cảnh giới siêu xuất của vị ấy.

Giọng hát của các ca sĩ Thần Vận về mặt kỹ thuật có thể phân loại thành âm vực, cộng hưởng, nhất quán, hay là sự lưu loát. Tuy nhiên, điều tinh túy trong từng giọng hát và âm nhạc đột phá các tầng trời để thanh lọc cả trời và đất, thì không thể tả được bằng từ ngữ.

Hiệu ứng kỹ thuật số ở phông nền không chỉ là một mẹo vặt sử dụng đồ họa vi tính. Ví dụ như, người ta không nhất thiết phải dùng màu chói để tạo ra hiệu ứng ánh sáng, bởi vì nếu kết hợp tốt nhiều loại màu sáng lại với nhau sẽ cho ra một hiệu ứng ánh sáng trong trẻo hơn. Thế nhưng loại trí tuệ này không phải chỉ của những người làm về kỹ thuật thông thường, mà đó là cả một tài năng làm hồi sinh các công cụ đồ họa và khai mở ra một lĩnh vực mới. Ngoài ra, sự kết hợp nhịp nhàng giữa vũ điệu bên ngoài với đồ họa ở phông nền đã mang lại hiệu ứng siêu việt. Đó là lý do tại sao khi hình ảnh Mỹ Hầu Vương vừa rời khỏi phông nền thì nhân vật ấy ngay lập tức nhảy ra sân khấu với một sự khéo léo thật bất ngờ.

Một số ví dụ khác là: từ âm nhạc, trang phục, cho đến vũ đạo, mọi thứ đều được phối hợp hài hòa và trang nhã. Các động tác nhảy múa cũng có góc độ, sức mạnh, đường cong, và tốc độ khác nhau theo từng nhân vật. Còn động tác xòe tay như hoa sen và những bước chân thật ngắn tạo cảm giác lướt đi như mây, thì quá tinh tế đến nỗi không thể diễn tả được bằng lời. Do đó, trân quý bằng tâm hồn sẽ đạt cảnh giới cao hơn quan sát bằng mắt, nghe bằng tai, hay cố gắng hiểu bằng đầu óc. Buổi biểu diễn không chỉ thật sự cải biến suy nghĩ và trí tuệ của một người mà còn cả tâm hồn của người ấy.

Đây là một trải nghiệm độc nhất vô nhị mà tôi chưa từng có trong quá khứ. Ở xã hội chúng ta hiện nay, tiêu chuẩn đạo đức trượt dốc hàng ngày, và văn hóa truyền thống đang ở trên bờ sụp đổ—đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục. Từ màn trình diễn của Thần Vận, tôi chợt hiểu ra được cách mà người cổ đại cư xử với nhau, từ vua quan cho đến thường dân. Ngoài ra, tôi cũng đã nhận ra được sự cởi mở của người Mông Cổ, sự hân hoan của người Tây Tạng, cũng như vẽ đẹp của phụ nữ dân tộc Thái. Tôi có được thể ngộ đó một cách tự nhiên ngay khi âm nhạc bắt đầu khởi lên, giống như tôi là một phần của khung cảnh ấy.

Trải nghiệm này không chỉ là của riêng tôi mà mọi người xem Thần Vận đều có cảm nhận của riêng họ. Đó là lý do vì sao sự chấp nhận và ngưỡng mộ đối với Thần Vận vượt trên cả thời kỳ Marco Polo hay Louis XIV. Thật ra, sự xuất hiện của Thần Vận có lẽ còn tác động mạnh mẽ hơn thời Phục Hưng. Khi bức màn được vén lên, khán giả như lạc vào nơi tiên cảnh, nằm ngoài khả năng miêu tả của từ ngữ. Cho nên, cách tốt nhất để cảm thụ Thần Vận là bằng cả tâm hồn mình.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/117523
http://pureinsight.org/node/6450



Ngày đăng: 27-07-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.