Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (16): Phương hướng
Tác giả: Liên Lý Chi
[ChanhKien.org]
Trung Quốc có “Tam sơn ngũ nhạc”, là chỉ 5 ngọn núi lớn, gồm đông nhạc Thái Sơn, tây nhạc Hoa Sơn, nam nhạc Hành Sơn, bắc nhạc Hằng sơn, trung nhạc Tung Sơn. Người Trung Quốc dùng “đông, nam, tây, bắc, trung” để đặt tên cho 5 ngọn núi này đã giải thích rất minh xác về ý nghĩa của “phương hướng”.
Trong lịch sử ngày nay, Trung Quốc có 28 tỉnh và khu tự trị, trong đó có tới 13 tỉnh có tên liên quan tới phương hướng như: Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam, Tây Tạng v.v., những tên gọi này tương tự cũng giải thích rõ hơn về ý nghĩa phương hướng.
Núi là đại diện cho lãnh thổ tự nhiên, còn địa giới hành chính là đại diện cho lãnh thổ do con người định ra. Dù là tự nhiên hay do con người đặt định ra, tên gọi của nó đều thể hiện ý nghĩa trạng thái về “phương hướng”, nội hàm của trạng thái này là: trong “ngày hôm nay của lịch sử” của dân tộc Trung Hoa, “phương hướng” là chủ đề của thời đại này, “phương hướng” là quan điểm chủ đạo của “ngày hôm nay của lịch sử”.
Lịch sử đã có bố cục như vậy cho “phương hướng”, vậy thì “phương hướng” này là gì? Đương nhiên ý nghĩa của nó chính là “hướng đi” lớn liên quan đến vận mệnh của dân tộc Trung Hoa. Chúng ta hãy xem xét núi Hoa Sơn.
Trên vách đá hướng đông bắc tây nhạc Hoa Sơn có “Hoa Nhạc Tiên Chưởng” (tức bàn tay Tiên ở núi Hoa Sơn), đây là cảnh đẹp nhất trong bát đại cảnh quan ở vùng Quan Trung (nay là tỉnh Thiểm Tây). Từ thị trấn Hoa Âm nhìn lên núi Hoa Sơn, sẽ thấy đỉnh núi chính cao hơn 2000m của núi Hoa Sơn có hình dạng như một bàn tay to lớn, với 5 ngón tay rõ ràng, rất sinh động, chỉ về hướng đông bắc. Chủ đề của Hoa Sơn “xưa nay, lên núi Hoa Sơn chỉ có một con đường duy nhất”. Vậy “xưa nay, lên núi Hoa Sơn chỉ có một con đường duy nhất” và “Hoa Nhạc Tiên Chưởng” cùng nhau giải thích cho ý nghĩa: con đường duy nhất này tại “đông bắc”, tức là “phương hướng” mà “Hoa Nhạc Tiên Chưởng” chỉ tới.
Núi Hoa Sơn nằm ở vị trí trung tâm nhất trên lãnh thổ Trung Quốc, Hoa Sơn còn có nội hàm là ngọn núi của Hoa Hạ, ngọn núi đại biểu cho Trung Hoa. Vậy thì một bàn tay khổng lồ chỉ về “hướng đông bắc” được đặt trên ngọn núi nằm ở vị trí trung tâm nhất của Trung Hoa, cũng như ngọn núi đại biểu cho Hoa Hạ và Trung Hoa, điều này nói lên nội hàm gì? Chính là “xưa nay, lên núi Hoa Sơn chỉ có một con đường duy nhất”, con đường duy nhất bảo vệ vận mệnh của Trung Hoa là hướng về “đông bắc”! Đây là chủ đề của Núi Hoa Sơn.
Chúng ta hãy xem xét chữ nhãn (眼: con mắt), chữ cân (跟: đi theo) và chữ căn (根: gốc): “mắt” là để nhìn đường đi, rõ phương hướng; “cân” là đi theo ai; “căn” là chỉ nguồn gốc của sinh mệnh, nơi khởi nguồn của sinh mệnh. Ba chữ này đều có chung bộ cấn (艮), Cấn là một quẻ trong Bát quái — ở phương đông bắc.
Hiển nhiên dù là đại biểu cho phương hướng mà con người nhìn thấy, phương hướng mà con người đi theo, hay phương hướng thể hiện nguồn gốc của sinh mệnh, thì đều chỉ về “hướng đông bắc”, điều này hoàn toàn thống nhất với “hướng đông bắc” đại biểu của vận mệnh dân tộc Trung Hoa mà “Hoa Nhạc Tiên Chưởng” đã chỉ ra. Đây tuyệt đối không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà là sự an bài thống nhất có chủ ý từ mọi phương diện của lịch sử. Nói cách khác, nếu như “ngày hôm nay của lịch sử” là ngày kết thúc của nhân loại, vậy thì vận mệnh của con người ngày hôm nay là có sự liên hệ nội tại đặc biệt trọng yếu với “hướng đông bắc” của Trung Quốc.
Chúng ta hãy xem xét chữ đạo (道), đạo là chỉ con đường, cũng có nghĩa là tu Đạo. Vậy tại sao lại dùng bộ thủ (首: đầu lĩnh) để thể hiện chữ “đạo”? Tại sao chữ đạo lại thể hiện việc “đi trên con đường đến hướng đến đầu”? (chú thích: chữ đạo (道) tạo thành từ bộ xước (辶: bước đi) và bộ thủ (首: đầu lĩnh), vì vậy diễn giải chữ đạo là “đi trên con đường đến hướng đến đầu”) Kỳ thực, “đầu” này là chỉ đến 3 tỉnh phía bắc, nằm ở vùng “hướng đông bắc” của ngày hôm nay trong lịch sử. Bởi vì lãnh thổ của Trung Quốc ngày hôm nay của lịch sử có hình dạng giống hình con gà, mà phần đầu của lãnh thổ hình con gà này là ở “đông bắc”. Vì vậy, bộ thủ (首) trong chữ đạo (道) là chỉ hướng đông bắc của Trung Quốc.
Nhưng tại “ngày hôm nay của lịch sử”, ở Trung Quốc có một môn tu luyện từ vùng đông bắc truyền ra, sau đó truyền rộng khắp Trung Quốc và truyền rộng ra toàn thế giới, khiến cho mỗi con người đều biết được biết thế nào “Đạo”, môn tu luyện đó là gì? Môn Đại Pháp tu Đạo đó chính là “Chân, Thiện, Nhẫn”. “Ba tỉnh vùng đông bắc” cũng ẩn chứa bí mật nhằm khải ngộ cho con người thế giới tỉnh ngộ về “hướng đông bắc”, tỉnh ngộ nội hàm 3 chữ Đại Pháp “ Chân, Thiện, Nhẫn”.
Vậy tại sao chữ hận (恨) trong chữ thù hận cũng dùng bộ cấn (艮) để biểu hiện? Bởi vì sự thù hận lớn nhất trên thế giới này là sự thù hận của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công, sự thù hận này lớn đến mức khiến Trung Cộng mổ cướp nội tạng sống các Đệ tử Pháp Luân Công, cho đến hôm nay nó vẫn bức hại rất thâm độc với đệ tử Pháp Luân Công. Trung Cộng hạ lệnh đàn áp Pháp Luân Công, hoàn toàn bắt nguồn từ sự thù hận sinh ra từ tâm tật đố của Ma đầu Giang Trạch Dân đối với Sư Phụ Lý Hồng Chí của Pháp Luân Công (xem thêm [Bình luận về sự kiện 20/7] Giang Trạch Dân đã trở thành thủ phạm chính của cuộc bức hại Pháp Luân Công như thế nào?). Nói cách khác, bất kể là Trung Cộng hay là ma đầu Giang Trạch Dân, chúng đều có lòng hận thù với Sư Phụ Lý Hồng Chí ở “đông bắc”, chúng đều có lòng hận thù Pháp Luân Đại Pháp truyền ra từ vùng đông bắc, vì vậy, lý giải kết cấu bộ thủ của chữ hận (恨) chính là “trong tâm (忄/心) hận thù hướng đông bắc (hướng Cấn, 艮). Đây chính là nguyên nhân vì sao sử dụng bộ cấn để thể hiện chữ hận.
Tại sao các ngọn núi của Trung Quốc và sự phân chia ranh giới hành chính của Trung Quốc lại diễn giải ý nghĩa của “phương hướng”? Tại sao “Hoa Nhạc Tiên Chưởng” lại chỉ về “hướng đông bắc” của Trung Quốc? Tại sao chữ nhãn (眼: con mắt), chữ cân (跟: đi theo) và chữ căn (根: gốc) v.v. đều sử dụng bộ cấn đại biểu cho “hướng đông bắc” để thể hiện? Tại sao cùng sử dụng “đầu” (首) gà, đại biểu cho “hướng đông bắc”, để biểu hiện chữ đạo (道: con đường) và chữ đạo chỉ việc tu Đạo? Bởi vì lịch sử đã an bài tất cả những điều này nhằm triển hiện một trạng thái là: đạo hàng và thủ lĩnh, đó là những định hướng cho nhân loại, dẫn dắt con thuyền nhân loại tiến về “đông bắc” Trung Quốc!
“Vạn cổ sự – Vì Pháp đến” (nghĩa là “Vạn sự việc cổ xưa, vì Pháp mà đến”, trích bài thơ “Hí Nhất Đài”, Hồng Ngâm II, của Sư Phụ Lý Hồng Chí). Mọi sự an bài, sắp xếp trong lịch sử đều là vì triển hiện sự truyền bá rộng Pháp Luân Công cho toàn thế giới ngày hôm nay.
Vậy Pháp Luân Đại Pháp định hướng, dẫn dắt con người Đạo gì? Con người nên đi theo con đường nào? Chính là con đường “Thoái” (退), thoái xuất khỏi các tổ chức đảng đoàn đội của Trung Cộng chính là con đường cứu người. Bởi vì, với những người đã gia nhập Trung Cộng, thì chỉ có tuyên bố thoái xuất khỏi nó, thì sinh mệnh mới có thể được cứu khi có đại kiếp nạn. Chữ thoái (退) trong các chữ thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội được lý giải là đi trên con đường hướng đến Cấn (艮), vì sao lý giải như vậy? (chú thích chữ thoái (退) gồm bộ xước (辶: bước đi) và bộ cấn (艮) tạo thành, vì vậy diễn giải chữ thoái là là “đi trên con đường hướng đến Cấn (艮)”) Vì “cấn” là chỉ “hướng đông bắc”, cũng chính là Pháp Luân Đại Pháp.
Chúng ta lại thấy, bán đảo Triều Tiên có cùng biên giới với vùng đông bắc. Trung Quốc là nước trung tâm của thế giới. Nếu như chữ triều (朝) trong chữ Triều Tiên ám chỉ là triều đại đỏ tồn tại một trăm năm của Trung Cộng ngày nay, vậy thì hiển nhiên, chữ tiên (鲜) với ý nghĩa cuộc sống tươi mới là để chỉ sự phục sinh của Thần; còn thủ đô “Bình Nhưỡng” của Triều Tiên lại ẩn ý cho sự bình định ma đỏ Trung Cộng ở vùng thổ nhưỡng của triều đại đỏ, tức ám chỉ sự giải thể Trung Cộng. Đây chính là ý nghĩa nội hàm mà lịch sử sắp đặt bố cục “Triều Tiên” và “Bình Nhưỡng”.
Chữ hàn (韩) trong chữ Hàn Quốc được ghép từ phần bên trái của chữ triều (朝: triều đại) và phần bên phải của chữ vĩ (伟: vĩ đại), ý nghĩa chính là chỉ rằng dân tộc Trung Hoa là vĩ đại; thủ đô Seoul (首尔) của Hàn Quốc, chắc chắn là chỉ phần đầu (首) của lãnh thổ hình con gà của Trung Quốc, tức là vùng “đông bắc” Trung Quốc: “phần đầu” và cội nguồn của dân tộc Trung Quốc vĩ đại nằm tại “đông bắc”.
Nói cách khác, lịch sử bố cục bán đảo Triều Tiên có mục đích từ nhiều góc độ khác nhau, nhằm triển hiện sâu thêm một bước nữa nội hàm “hướng đông bắc”.
Nếu như Pháp Luân Đại Pháp chính là Phật Pháp cứu độ con ngươi thời mạt pháp, mạt kiếp được đề cập trong Phật giáo; nếu như vị Thần phục sinh cứu người mà Cơ Đốc Giáo nói đến chính là các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đang giảng chân tướng cho con người trên thế giới, vậy thì Pháp Luân Đại Pháp truyền ra từ “vùng đông bắc” Trung Quốc chẳng phải là Pháp cứu độ toàn thể nhân loại trong thời mạt kiếp sao? Vậy thì, Pháp “tam thoái” mà Pháp Luân Đại Pháp chỉ cho con người thế gian, để họ được cứu trong đại kiếp nạn, Pháp đó chẳng phải chính là đường “hướng” giúp cho con người thế gian được cứu trong đại kiếp nạn hay sao?
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/244935
Ngày đăng: 27-05-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.