Đệ tử Chính Pháp (13): Thiên nhân hợp nhất



Tác giả: Tử Vận

[ChanhKien.org]

Nếu ví thiên, địa, nhân, vũ trụ như một chỉnh thể thiên nhân hợp nhất, vậy thì nhục thân của chúng ta mới là nơi ẩn chứa huyền cơ, thông qua tu luyện đả thông kinh mạch, có thể khởi động một chỉnh thể thiên nhân hợp nhất, trở thành một bộ phận trong đại chỉnh thể, dung nhập với vận hành của thiên địa trở thành nhất thể, không ngừng thăng hoa cảnh giới của sinh mệnh.

Đương nhiên cũng không chỉ tu luyện mới có thể đạt được như vậy, văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng coi trọng thiên nhân hợp nhất, thông qua đề cao tầng diện tinh thần văn hóa nghệ thuật và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, cũng có thể đạt đến thiên nhân hợp nhất, tiếp thu được nhiều trí huệ truyền thừa từ quá trình khai sáng văn minh nhân loại hơn. Con người là do Thần tạo ra, Thần phỏng theo hình dạng của bản thân mà tạo ra thân thể này, không chỉ tinh mỹ ở vẻ bề ngoài, mà còn chứa huyền cơ bên trong, phải kể đến những kinh mạch trong cơ thể người mà y học giải phẫu không tìm ra là thần bí nhất. Kinh mạch cũng có thể coi là năng lượng ẩn giấu trong nhục thể phàm thai này, hoặc là năng lượng bản nguyên do linh hồn mang theo, cái gọi là nhân mệnh thông thiên, vậy phải chăng nơi có thể thông thiên chính là kinh mạch? Chỉ có tu luyện mới có thể hội tụ, đả thông, vận dụng những năng lượng này, thức tỉnh linh hồn đến từ bản nguyên sinh mệnh.

Cá nhân tôi lý giải trí huệ của nhân loại vốn là triển hiện của năng lực linh hồn tại thế gian, bởi vì nguyên lai của linh hồn rất cao, đặc biệt là khi Đại Pháp hồng truyền, có rất nhiều vương đến từ các giới đều hạ thế đắc Pháp, vốn là Thần nhưng lại không thể trực tiếp hiện hiển ra trong nhân thế, phải chuyển sinh vào nhục thân tại không gian vật chất này, để khi Đại Pháp hồng truyền có thể đánh thức bản thân vào thời khắc quan trọng, cũng có nghĩa là văn hóa truyền thống là sự trải đường để Đại Pháp hồng truyền trong tương lai. Mà cái nhục thân này có hai con mắt thịt khiến cho năng lực của linh hồn bị hạn chế, bị tầng vỏ vật chất của nhục thân bao trùm, ngũ quan cũng không nhạy bén nên không thể cảm giác được, cũng không nhìn thấy được chân tướng, ở nơi thế gian mê càng sâu thì linh hồn càng bị ức chế, càng không thể khởi tác dụng, con người càng u mê thì càng bị dục vọng đẩy ra xa rời chân tướng, khó thức tỉnh được.

Do đó, trong người thường có câu nói lưu hành, không có tiền không đáng sợ, nhưng cần phải có một linh hồn vui vẻ. Tâm và linh hồn hòa hợp thì con người mới cảm giác có nơi trở về, có thần tính mới có một cuộc sống trí huệ sinh động, sinh mệnh mới trở nên có nội hàm mà biết lẽ phải. Nếu tâm và linh hồn rời xa Đạo, vậy sẽ mất đi đối ứng với bản nguyên sinh mệnh, mất đi bản lai diện mục của bản thân, không biết nguồn gốc nên không có nơi để quay về, trở thành cái cây không rễ, không có cội nguồn. Chân ngã mất đi rồi, vậy thì cho dù có hưởng thụ vật chất, phóng túng dục vọng thế nào, sẽ mãi truy cầu mà không thấy thỏa mãn, điên cuồng qua đi rồi là hư không vô hạn, có quyền có thế cũng không lấp đầy nổi linh hồn trống không, từ đó mà cô độc không chỗ dựa, lại càng khiến người ta phóng túng, trong mê say kim tiền mà tìm cảm giác tồn tại, do đó mà lặp lại tiếp tục làm ác, đó chính là sự sa đọa của sinh mệnh.

Tâm linh, linh hồn, bạn chỉ còn một cái vỏ bên ngoài, nhưng lại mất đi linh tính của sinh mệnh, bị thuyết vô thần của ĐCSTQ tẩy não bóp chết linh hồn, phủ định nguồn gốc và phía mặt thần tính của con người, mất đi tự kỷ chân chính, con người mất đi nguồn gốc thì nói gì đến việc quay về nữa. Hơn nữa nhân gian hiểm ác, thế sự khó lường, không có sự bảo hộ của Thần, làm sao có thể yên ổn trong tâm. Những thứ nhục thân cấp cho chúng ta là dục vọng, mà tinh, khí, thần lại đến từ linh hồn, chỉ có dùng tinh, khí, thần gia trì chính niệm để áp chế dục vọng, con người mới có thể lý trí đối mặt với hết thảy dẫn dụ, đi theo sự lương thiện trong tâm, trọng đức hành thiện, khắc kỷ phục lễ, thân thần hợp nhất mới là sinh mệnh hoàn chỉnh. Nếu như nói trí huệ là triển hiện của năng lực linh hồn, vậy thì càng dễ giải thích văn hóa truyền thống 5000 năm của chúng ta là văn hóa Thần truyền, cũng là văn hóa tu luyện. Chỉ có thông qua tu luyện nội tâm, đề cao đạo đức mới có thể dần dần thức tỉnh linh hồn, có được linh cảm và trí huệ do Thần khải thị, mang theo chính niệm mạnh mẽ lưu lại cho thế gian tinh hoa nghệ thuật đặc sắc, mỹ diệu tuyệt luân, đại biểu cho các thời kỳ lịch sử khác nhau, duy trì văn hóa tinh thần truyền thừa đời đời, đạo đức là cái ô bảo hộ tâm linh, là căn bản để ước thúc ma tính, bảo trì linh hồn trong sạch, bảo đảm linh hồn được thức tỉnh trong tương lai.

Con người hiện đại bị văn hóa đảng độc hại, vứt bỏ truyền thống một cách vô tri, những thứ quy tắc xưa kia như nam nữ thụ thụ bất thân, kính trời trọng đức, thiện ác hữu báo, người ta cảm thấy đây đều là rác rưởi, ngu muội, là trói buộc nhân tính, khiến cho con người không được thoải mái giải phóng bản thân, thỏa sức theo đuổi dục vọng. Phất cao lá cờ tự do để công kích phá hoại giới hạn làm người, lẽ nào không biết tự do như vậy chỉ là ma tính và dục vọng, kỳ thực khi bạn dẫm đạp lên giới hạn đạo đức, khi nhân sinh chỉ còn lại hưởng thụ vật chất, thì đã đang trong bóp nghẹt linh hồn rồi, cái chết của nhục thân chỉ là một sự kết thúc trong luân hồi, cái chết của tinh thần mới là sự diệt vong triệt để của sinh mệnh. Bởi vì dục vọng căn bản không phải là bạn, nó là hậu thiên hình thành, là thứ vật chất biến dị của thế gian này, là chiêu trò giết người mà tà linh cộng sản dùng để hủy diệt con người, bóp nghẹt linh hồn. Từ khi bạn bắt đầu học mẫu giáo đã tiếp nhận tẩy não vô thần luận, đã gây mầm nghịch thiên phản đạo, tự tư tự lợi rồi, coi thứ quan niệm biến dị thành hạt giống của mình, càng ngày càng rời xa linh hồn của bản thân, mê lạc trong dục vọng vật chất. Do đó trong lịch sử mới có dự ngôn về thời kỳ mạt Pháp, Phật Di Lặc sẽ hạ thế độ nhân, lưu cho con người hy vọng, cũng là mở một con đường giải thoát. Cũng không thiếu những truyền thuyết về Thần Phật Bồ Tát hạ thế tu luyện độ nhân, mà tất cả những chính giáo đều dạy con người hướng thiện, chỉ có nhân tâm hướng thiện, đạo đức hồi quy, nhân loại mới có hy vọng.

Do đó Pháp Luân Công tu Chân Thiện Nhẫn, làm người tốt. Sư phụ từng nói: “Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu” (Chuyển Pháp Luân). Tu luyện Đại Pháp then chốt của việc đề cao chính là tâm tính. Một người bình thường khi thấy người tu luyện, điều họ tò mò nhất chính là bạn tu luyện đến tầng thứ nào rồi? Cho dù là tin thật hay giả, vẫn có chút tâm hiếu kỳ. Vấn đề này không dễ giải quyết, nếu bạn nói tầng thứ rất cao thì sẽ thể hiện ra tâm hiển thị, tâm hoan hỷ, nếu không nói, người ta sẽ mượn danh nghĩa chỉ những thứ nhìn thấy mới là thật, bảo bạn lộ ra một chút bản sự xem sao. Tu luyện Đại Pháp không phải trò ảo thuật có thể biểu diễn cho người thường xem như một thứ hiếm lạ, để thỏa mãn tâm hiếu kỳ, làm như vậy cũng là không phù hợp với Pháp. Hơn nữa đại đa số đệ tử tu luyện đều là tu luyện trong trạng thái thiên mục đóng lại, dựa vào chính niệm tín Sư tín Pháp tu luyện, hầu như không cảm giác được quá trình diễn hóa của công. Còn với những người tu với thiên mục khai mở, có thể nhìn thấy chút gì đó cũng cần tu khẩu, cần giữ mồm giữ miệng, càng không thể hiển thị trước mặt người thường, phá hoại lý của tam giới.

Do đó khi gặp phải vấn đề này, tôi thường đáp rằng: Bạn nhìn xem tâm tính của tôi thế nào thì sẽ biết được tầng thứ của tôi. Ai cũng biết rằng đệ tử Đại pháp tu Chân – Thiện – Nhẫn, muốn làm một người tốt. Đây là tiêu chuẩn đo lường bất biến. Còn về tu được đến trình độ nào cũng không cần tự nói ra, để thế nhân tự đánh giá chính xác, tầng thứ cao bao nhiêu không cần bản thân tôi nói, bạn có thể tự mình nhìn ra. Do vậy, những người đi qua điểm giảng chân tướng thông thường đều có thể tiếp thụ, đầu tiên bạn buông bỏ vấn đề nhiều tranh luận này xuống, để người ta chủ động đến xem xét đối đãi với tu luyện Đại Pháp, đây cũng là một sự tôn trọng, hạ thấp cái tôi xuống, tôn trọng cách nghĩ của người khác, giúp dễ dàng giao tiếp hơn. Mọi người cũng sẽ thẳng thắn nói ra cách nghĩ của bản thân, nếu không, tốt hay xấu đại đa số vẫn có thể nhìn ra được, dù là phụ diện hay chính diện, ít nhất người ta nguyện ý nói tiếp thì có thể có lý do bắt chuyện giao tiếp rồi.

Bởi vì những người bị tẩy não bởi thuyết vô thần của ĐCSTQ khi hỏi những câu hỏi này, đại đa số là xuất phát từ tâm lý khiêu khích, trong tâm không tin vào tu luyện, thậm chí còn có tâm thái bới móc. Nếu trả lời kiểu “tự mình khen mình tài giỏi” sẽ kích động tâm lý phản nghịch của người khác, vậy chắc chắn sẽ không nhận được những lời lẽ tốt đẹp. Thứ nhất là không biết khiêm tốn, không phải là tâm thái thuần khiết của người tu luyện, vậy thì người khác nhìn kiểu gì cũng sẽ không thuận mắt. Nhưng nếu như khiêm tốn quá, một mực nhấn mạnh tôi tu không tốt, còn kém xa. Người khác sẽ cảm thấy tẻ nhạt vô vị, bản thân bạn đều cảm thấy kém vậy còn lời nào để nói đây. Xã hội phức tạp, nhân tâm khó lường, do đó tiếp chuyện cũng là một môn nghệ thuật, đầu tiên không thể nói chuyện một cách thái quá. Cần chân thành còn phải suy xét năng lực tiếp thu của người khác, suy nghĩ cách tiếp cận rồi mới dễ dàng nói chuyện.

Huống hồ đệ tử Đại Pháp làm người tốt ai cũng có thể nhìn thấy, chỉ cần không phải là đến tìm bạn để giành lấy tư bản chính, chuyển hóa bạn, đại đa số con người vẫn có thể dựa vào lương tâm để nói chuyện. Có những cảnh sát trong sợ hãi mà theo lệnh thi hành bức hại, được đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng đã thức tỉnh, bỏ ác hành thiện, lựa chọn không làm việc ác, quay trở lại giúp đỡ đệ tử Đại Pháp, bảo hộ đệ tử Đại Pháp,… những ví dụ như trên ở đâu cũng có. Có thể thấy việc giảng chân tướng cũng là đang khai mở trí huệ, quy chính tư duy để tăng cường mức độ đồng điệu thiên nhân hợp nhất. Dù bản thân tu luyện vẫn có những chỗ chưa đủ tốt, còn sơ hở nào đó, nếu không có hoàn cảnh tiếp xúc sẽ rất khó tìm ra, mà thông qua giảng chân tướng, loại người nào cũng gặp, đối mặt với các chủng nhân tâm, thậm chí gây khó dễ và tố cáo, khó khăn khẳng định là nhắm vào nhân tâm, nắm chắc pháp bảo hướng nội tìm, coi tất cả huyễn tượng ở thế gian là tấm gương phản chiếu bản thân, vận dụng Pháp vào trong thực tiễn giúp thế nhân phá giải mê hoặc, thì có thể trong quá trình quy chính nhân tâm bài trừ mọi khó khăn. Pháp học rồi, công luyện rồi, đọc vạn quyển sách không bằng đi bộ vạn dặm. Có thể mang bao nhiêu Pháp dung nạp vào trong đầu, vào tư duy, quy chính lời nói, hành động, dùng tâm thái từ bi, đại độ, khoan dung, tường hòa, thể hiện trong công tác sinh hoạt hàng ngày, dùng lực lượng của thiện cảm hóa thế nhân, trong thế gian ô trọc quần ma loạn vũ khai sáng ra hoàn cảnh tu luyện. Giảng chân tướng, nói thông tục một chút chính là quá trình thực tập sinh trở thành Thần, quá trình quá độ giữa người và Thần chính là quá trình thực tập thành Thần.

Kỳ thực giảng chân tướng cũng là đang trong quá trình diễn hóa của công, tâm ở trong Pháp thì tu luyện không đâu không tồn tại. Pháp học rồi cần phải thực hành, trong thực hành mới thấy được tri thức chân chính, dù rằng trong những việc vụn vặt của cuộc sống hàng ngày, đều có thể tiếp nhận xung kích, đều có cảm ngộ, ngộ được nhiều chính Pháp lý hơn nữa. Như vậy tư duy và chính niệm thời thời khắc khắc đều đang trong quá trình quy chính thiên nhân hợp nhất, công ở trong thân thể cũng sẽ thuận theo tâm tính đề cao mà không ngừng đột phá tăng lên, như vậy thời gian ở thế gian con người sẽ không bị lãng phí phút nào, có thể biến thời gian rảnh rỗi thành quá trình tu luyện thực tế, tiến về viên mãn, có lẽ đây cũng là trạng thái dung nhập trong Pháp.

Đương nhiên viết ra cũng rất trừu tượng, có thể sẽ có người xem không hiểu. Dù sao thì đề mục thiên nhân hợp nhất này cũng quá lớn, cũng là mệnh đề cuối cùng của ý nghĩa nhân sinh. Đừng nói tôi, cho dù các bậc thánh hiền trí huệ từ xưa đến nay cũng không thể nhìn được toàn bộ diện mạo. Cũng giống như việc viết văn chương, nói một cách không khiêm tốn, đặc điểm sinh mệnh của tôi chính là năng lực biểu đạt nhận thức lý tính cũng không tệ. Nếu như chỉ viết theo nhận thức lý tính thì có thể trôi chảy viết được rất nhiều bài văn dài, không quá phí sức, cũng sẽ không lỗi thời. Nhưng có thể cứu được người hay không cũng khó nói, cứu người đầu tiên cần phải khiến mọi người đọc đều có thể hiểu được, viết đến mức ai xem cũng không hiểu, đó không phải là chứng thực Pháp, mà là chứng thực bản thân, dựa vào cảm giác tự ngã cho rằng cảm thấy tốt thì viết chỉ có thể là công sức đổ sông đổ bể.

Do đó các từ ngữ trong bài viết của tôi thường là thông tục dễ hiểu. Đứng tại góc độ cứu người mà viết, chính là suy xét mọi góc nhìn, vừa muốn viết rõ ràng Pháp lý, vừa muốn lay động tâm của người xem và có tác dụng khải thị. Điều này cần lý luận và thực tiễn kết hợp lại, thông qua sự việc để nói đạo lý, thông qua đạo lý để giải quyết sự việc, thiện giải oán duyên. Giữ tâm thái chính, khó khăn trở lực trong quá trình chính là thực tiễn đối với việc học Pháp có thiết thực hay không. Vận dụng tốt rồi mới có thể trở thành uy đức do bản thân tu xuất lai.

Do đó sau khi điều chỉnh tư duy, tôi quyết định viết ra quá trình diễn hóa của công, nhưng tôi không cho rằng đây là công năng, bởi vì người tu luyện cho dù có thể cảm giác được quá trình diễn hóa của công hay không đều là tu như nhau, cũng giống nhau không rơi rớt, đều trong quá trình diễn hóa của công, nguyên lý của cơ chế tu luyện mà Sư phụ cấp cho cũng như vậy, khác biệt là ở tâm tính, ngộ tính và mức độ tâm tính khác nhau, còn công năng căn bản không đáng để nhắc tới.

Tôi nghĩ rằng viết ra cũng có thể tăng cường tín tâm tu luyện của mọi người, đồng thời Sư phụ đã làm quá nhiều cho chúng ta, quá nhiều rồi, những gì chúng ta biết chỉ là ở trên bề mặt, kết thúc cuối cùng của Chính Pháp chính là chân tướng đại hiển, tôi có thể biết được đôi chút, dùng góc độ cá nhân tu luyện viết ra, cũng chỉ là một cái nhìn phiến diện trong tu luyện, hy vọng mọi người hết thảy đều dùng Pháp để đo lường, cũng không cần tò mò, Sư phụ sẽ không thiên vị, những cơ chế tu luyện tốt nhất trong vũ trụ đều cấp cho chúng ta rồi, ai ai cũng có.

Mỗi người đều có những thứ xuất sắc của bản thân, không cần phải ngưỡng mộ ai, tu luyện không có khuôn mẫu, có bao nhiêu người tu luyện thì có bấy nhiêu con đường tu luyện, không bắt chước được, chỉ có đi được con đường của mình mới có uy đức. Cũng không có vấn đề ai cao ai thấp, chưa đến thời khắc cuối cùng đều tồn tại vấn đề tu lên trên, rớt xuống dưới, khi chưa đến thời khắc cuối cùng, so đo ai cao hơn ai chút nào, mạnh hơn một chút có tác dụng gì, chấp trước vô nghĩa cần bỏ đi thôi. Trong người thường có câu nói “tâng bốc hại người”, đối với người tu luyện mà nói thì lực sát thương còn lớn hơn, những người trải qua ma nạn bước ra không chắc đã trụ vững trước khảo nghiệm đường mật ngọt ngào. Huống hồ tương lai thế nhân còn phải hồi báo Đại Pháp một vinh diệu, trong bức hại có thể đi đến hôm nay thật không dễ dàng gì, còn cần phải dùng tâm bình thường để đối đãi với những vinh nhục ở thế gian.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/264693



Ngày đăng: 25-09-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.