Tu luyện điển tích: Phối hợp và chỉnh thể
Tác giả: Ngọc Lâm
[Chanhkien.org] Mới đây, một tiểu đồng tu và tôi đã cùng nhau làm việc để lắp đặt một chiếc quạt điện. Tôi đã nhờ cậu ấy giúp tôi làm việc này. Tuy nhiên, cậu ấy không làm đúng cách, và chúng tôi đã phải thử lại. Cậu lại làm hỏng lần nữa. Chúng tôi có gắng thêm một lần nữa và vẫn không làm được. Tôi thất vọng và gọi cậu ấy là “đồ ngốc”. Rồi tôi cầm tay cậu ấy để hướng dẫn việc lắp đặt. Mặc dù nó khó, nhưng cuối cùng chúng tôi đã thành công.
Vừa rồi khi học Pháp, tôi đã hiểu ra toàn bộ câu chuyện. Tại sao tôi không tự mình làm hết những điều này? Đó là bởi vì làm một mình thì chậm và khó, còn làm cùng người khác thì nhanh và dễ hơn. Dường như việc chúng tôi không phối hợp tốt khi lắp quạt là không có ý nghĩa gì, nhưng khi nghĩ sâu hơn, tôi đã nhận ra lỗi của mình. Mặc dù lắp quạt là phần việc của tôi, nhưng người khác có thể nghĩ ngược lại. Tôi nên chỉ cho cậu ấy cách giúp đỡ tôi. Bằng cách đó, cậu ấy có thể hợp tác tốt với tôi. Không phải là cậu ấy ngốc, mà chính là tôi, tôi đã không ngộ ra điều này khi nó xảy ra.
Tôi nhận ra rằng trên con đường tu luyện, chúng ta có thể có rất nhiều việc cần hợp tác. Đôi khi chúng ta không hợp tác tốt. Ai cũng hy vọng sẽ thành công, nhưng khi xung đột xảy ra, nếu chúng ta không coi mình là đệ tử Đại Pháp chân chính, thì chúng ta không thể hợp tác tốt. Nó đòi hỏi mỗi người phải nhìn vào trong, có tâm thái đúng đắn, và quan tâm đến người khác khi dàn xếp mọi việc. Khi chúng ta thấy chỗ cần đề cao, chúng ta hãy tự mình sửa đổi mọi thứ thay vì tranh luận. Chúng ta cần hiểu rõ rằng những ý niệm xấu là các nhân tố ngăn cản chúng ta hợp tác tốt. Do đó, chúng ta phải loại bỏ chúng.
Cổ nhân Trung Quốc có câu thành ngữ: “Có sức giúp sức, có tiền giúp tiền.” Nếu mỗi học viên có thể quan tâm đến người khác, nghĩ về làm sao để thực hiện tốt hơn, không lo lắng về được và mất, và trở thành đệ tử Đại Pháp chân chính thời Chính Pháp, thì chúng ta chắc chắn sẽ làm tốt mọi việc. Lúc ấy, tâm chúng ta đã là một thể, thân chúng ta đã là một thể, và đây là một chủng hình thức biểu hiện của “chỉnh thể”. Nếu chúng ta có thể nhận thức rõ về vấn đề này và hiểu nhau, chúng ta sẽ xuất ra được chính niệm có “sức mạnh phá núi” (“nhất niệm bài sơn”). Khi ấy, cuộc bức hại sẽ kết thúc.
Chúng ta hãy cùng nhau học lại bài giảng mới nhất của Sư phụ, “Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010”, và tu luyện tinh tấn:
Đệ tử: Gián cách giữa các đồng tu là hình thành như thế nào? Làm sao để tiêu trừ?
Sư phụ: Va chạm nhân tâm với nhau, không hướng nội tìm, đều dùng nhân tâm nghĩ vấn đề, chư vị không coi trọng họ, người này coi thường người kia, dần dần hình thành gián cách, không hàn gắn được nữa, giống như người thường vậy. Hãy dùng chính niệm xét vấn đề, đều nghĩ xem mình ở chỗ nào làm không tốt, thật sự tự mình làm cho tốt, thế thì đối phương sẽ thấy biến hoá, họ cũng nghĩ xem bản thân họ chỗ nào chưa tốt, có thể làm được thế thì sẽ không xuất hiện gián cách. Tiêu trừ gián cách cũng như thế, cùng tu một Pháp, đều là duyên phận giống nhau, có gì chưa buông bỏ được thì trao đổi chân thành với đối phương, tiếp thu người khác chỉ ra chỗ thiếu sót, thì vấn đề đó chẳng phải giải quyết rồi sao?
Xin vui lòng chỉ ra những chỗ chưa phù hợp với Pháp.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/9/19/68601.html
http://pureinsight.org/node/6049
Ngày đăng: 30-03-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.