Tài liệu giáo khoa | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnTue, 08 Apr 2025 23:11:04 +0000en-UShourly1Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (22)https://chanhkien.org/2016/12/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-22.htmlFri, 30 Dec 2016 13:42:30 +0000http://chanhkien.org/?p=24947Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com) Tiếp theo: Bài 21 [ChanhKien.org]   Bài 22 Nguyên văn 五(wǔ) 子(zǐ) 者(zhě),有(yǒu) 荀(xún) 揚(yáng), 文(wén) 中(zhōng) 子(zǐ),及(jí) 老(lǎo) 莊(zhuāng)。 […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (22) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

Tiếp theo: Bài 21

[ChanhKien.org]

fTq0tQPOV

 

Bài 22

Nguyên văn

五(wǔ) 子(zǐ) 者(zhě),有(yǒu) 荀(xún) 揚(yáng),

文(wén) 中(zhōng) 子(zǐ),及(jí) 老(lǎo) 莊(zhuāng)。

經(jīng) 子(zǐ) 通(tōng),讀(dú) 諸(zhū) 史(shǐ),

考(kǎo) 世(shì) 系(xì),知(zhī) 終(zhōng) 始(shǐ)。

Phiên âm Hán Việt

Ngũ tử giả, hữu Tuân Dương

Văn Trung Tử, cập Lão Trang

Kinh Tử thông, độc chư sử

Khảo thế hệ, tri chung thủy

Tạm dịch:

Năm Tử gồm có: Tuân Tử, Dương Tử

Văn Trung Tử, Lão Tử, Trang Tử

Thông Kinh Tử thì đọc sang các sách Sử

Xét qua các thế hệ để biết đầu đuôi

Từ vựng

(1) Tử (子):cách gọi bày tỏ lòng tôn kính đối với người khác.

(2) Tuân (荀):Tuân Tử, người nước Triệu thời Chiến quốc, tác giả cuốn Tuân Tử.

(3) Dương (揚):Dương Tử, người thời Tây Hán. Là tác giả 2 cuốn sách Thái Huyền KinhPháp Ngôn.

(4) Văn Trung Tử (文中子):tức Vương Thông, người thời nhà Tùy. Tác giả 2 cuốn Nguyên KinhTrung Thuyết.

(5) Lão (老):Lão Tử, người sáng lập ra Đạo gia, tác giả cuốn Đạo Đức Kinh.

(6) Trang (莊):Trang Tử, hay Trang Chu, người thời Chiến quốc, tác giả cuốn Trang Tử.

(7) kinh (經):kinh thư, là bộ đầu tiên trong bốn bộ Kinh, Sử, Tử, Tập trong phân loại của sách thời Trung Quốc cổ đại.

(8) tử (子):Tử thư, bộ thứ 3 trong bốn bộ Kinh, Sử, Tử, Tập trong phân loại của sách thời Trung Quốc cổ đại.

(9) thông (通):hiểu rõ

(10) độc (讀):nghiên cứu

(11) chư (諸):nhiều, các

(12) sử (史):chỉ sách về lịch sử

(13) khảo (考):khảo chứng

(14) thế hệ 世系:đế vương và quý tộc đời nọ nối đời kia.

(15) tri (知):biết, hiểu rõ

(16) chung (终):suy vong

(17) thủy (始):hưng khởi, bắt đầu

Dịch nghĩa

Trung Quốc cổ đại có năm cuốn sách rất nổi tiếng và quan trọng, đó là Tuân Tử – của tác giả Tuân Tử, Pháp Ngô của tác giả Dương Tử, Trung Thuyết của tác giả Văn Trung Tử, cuốn Lão Tử của Lão Tử và cuốn Trang Tử của Trang Tử.

Người đi học, nếu như đã hiểu được kinh thư và tử thư, thì có thể bắt đầu nghiên cứu các loại sách sử, từ đó hiểu lịch sử và đạo lý thịnh suy của các triều đại.

Vấn đề thảo luận:

(1) Thử đoán xem vì sao người thời xưa phải học những sách như Tuân Tử, Pháp Ngôn, Trung Thuyết, Trang Tử? Nếu như phải giới thiệu cho người khác đọc một số sách thì tiêu chuẩn để bạn giới thiệu sách là như thế nào? Tại sao?

(Đáp án tham khảo: Những sách đó đại biểu cho tư tưởng lý luận, sự tìm tòi học hỏi cũng đối nhân xử thế của tác giả, có thể là tấm gương cho người học noi theo. Giáo viên có thể đưa ra một vài ví dụ, đồng thời dẫn dắt học sinh bồi dưỡng thói quen đọc các sách hay.)

(2) Bạn biết Trung Quốc có bao nhiêu triều đại? Hãy giới thiệu với các bạn trong lớp về triều đại mà bạn quen thuộc nhất?

Câu chuyện về Lão Tử

Lão Tử họ Lý, tên Trọng Nhĩ, tự Bá Dương, người nước Sở thời Xuân Thu. Là người sáng lập ra Đạo gia. Chuyện Lão Tử chào đời có rất nhiều truyền thuyết: có truyền thuyết rằng mẹ ông đã nhìn thấy ngôi sao lớn bay trên bầu trời nên mới mang thai rồi sinh ra ông; cũng có truyền thuyết nói rằng mẹ Lão Tử đã ăn hai quả mận dính vào nhau sau đó mang thai 72 năm, khi rạch nách trái ra thì sinh được Lão Tử. Ông vừa mới chào đời thì đầu tóc bạc phơ, do đó mới gọi ông là Lão Tử. Còn có truyền thuyết, từ thời Chu Văn Vương, Lão Tử làm Thủ tàng sử (tên một chức quan quản lý kho), đến thời Vũ Vương, ông vẫn nhậm chức Chủ hạ sử (tương đương với chức ngụ sử thời Tần Hán), người ta thấy ông sống lâu như vậy nên gọi ông là Lão Tử.

Lão Tử là người luôn giữ được tâm thái thanh tịnh không có truy cầu, do đó dù ông làm quan dưới triều nhà Chu đã lâu, nhưng chức vị vẫn không có gì thay đổi, trước sau không tranh thiệt hơn. Phép thuật ông dùng để cứu giúp người đời có chín loại đan, tám loại đá, và các loại thuốc tiên như Kim tửu, Kim dịch.

Về sao Lão Tử sắp xuất quan về tây, ông định đi lên núi Côn Luân. Lệnh doãn trấn quan là Doãn Hỷ đã bói được sẽ có Thần nhân đi qua nơi này, nên bèn sai người quét dọn 40 dặm đường để nghênh đón, quả nhiên Lão Tử đã tới. Lão Tử cũng biết được mệnh của Doãn Hỷ đã định là sẽ đắc Đạo, nên ông nán lại chỗ Doãn Hỷ.

Lão Tử có một người hầu tên Từ Giáp, từ lúc còn trẻ đã được Lão Tử thuê, mỗi ngày Lão Tử trả ông 100 quan tiền, tổng cộng là 7 triệu 2 trăm nghìn tiền công. Từ Giáp thấy Lão Tử đi xa, nên lo lắng và muốn đòi tiền công nhưng lại sợ đòi không được, thế là Từ Giáp bèn nhờ người viết một tờ cáo trạng đem đến Doãn Hỷ để kiện. Người thay Từ Giáp viết tờ cáo trạng lại không biết Từ Giáp đã theo Lão Tử hơn 200 năm, chỉ biết nếu đòi được tiền từ Lão Tử thì Từ Giáp sẽ trở thành đại phú ông, nên mới đồng ý đem con gái gả cho Từ Giáp.

Doãn Hỷ kinh ngạc khi đọc xong cáo trạng, bèn đi nói với Lão Tử. Lão Tử nói với Từ Giáp: Mạng ngươi sớm đã hết rồi. Năm xưa vì ta quan nhỏ tiền ít, ngay cả người quét dọn cũng không có, nên mới thuê ngươi, đồng thời cũng cho ngươi lá bùa Thái huyền chân, để ngươi sống đến ngày hôm nay. Cớ sao ngươi lại đi kiện ta chứ? Năm xưa ta đồng ý với ngươi, nếu tương lai ngươi đến An Tức quốc, ta sẽ sẽ dùng vàng để trả toàn bộ tiền công cho ngươi. Ngươi hà tất phải lo lắng chứ? Vừa nói dứt lời, ông bèn làm cho Từ Giáp mở miệng và nhả ra lá bùa Thái huyền chân, Từ Giáp lập tức biến thành đống xương khô.

Doãn Hỷ biết Lão Tử là Thần nhân nên quỳ xuống cúi lạy thỉnh cầu Lão Tử, mong muốn trả nợ thay Lão Tử. Lão Tử bèn vứt là bùa về phía Từ Giáp, Từ Giáp lập tức sống lại. Doãn Hỷ thay Lão Tử trả cho Từ Giáp hai triệu quan tiền. Sau đó, Doãn Hỷ cung kính hành lễ bái Lão Tử làm sư phụ, Lão Tử đem đạo trường sinh truyền thụ cho Doãn Hỷ, đồng thời khẩu thuật lại 5000 từ rồi cưỡi trâu xanh bay đi.

Doãn Hỷ nhanh chóng ghi lại những lời của Lão Tử, đây chính là cuốn sách nổi tiếng Đạo Đức Kinh.

Về sau, Doãn Hỷ chiểu theo những gì Lão Tử dạy, quả nhiên đã tu thành Tiên.

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

Lão Tử là người thuộc triều đại nào? Có cuốn sách nào nổi tiếng được lưu truyền cho tới ngày nay? Cuốn sách đó có ảnh hưởng to lớn như thế đến người đời sau?

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (22) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (21)https://chanhkien.org/2016/12/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-21.htmlFri, 30 Dec 2016 13:40:02 +0000http://chanhkien.org/?p=24944Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo: Bài 20 [ChanhKien.org]   Bài 21 Nguyên văn 三(sān) 傳(zhuàn) 者(zhě),有(yǒu) 公(gōng) 羊(yáng), 有(yǒu) 左(zuǒ) 氏(shì),有(yǒu) 谷(gǔ) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (21) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo: Bài 20

[ChanhKien.org]

fSCKtR2uS

 

Bài 21

Nguyên văn

三(sān) 傳(zhuàn) 者(zhě),有(yǒu) 公(gōng) 羊(yáng),

有(yǒu) 左(zuǒ) 氏(shì),有(yǒu) 谷(gǔ) 梁(liáng)。

經(jīng) 既(jì) 明(míng),方(fāng) 讀(dú) 子(zǐ),

撮(cuò) 其(qí) 要(yào),記(jì) 其(qí) 事(shì)。

Phiên âm Hán Việt

Tam Truyện giả, hữu Công Dương,

Hữu Tả Thị, hữu Cốc Lương.

Kinh ký minh, phương độc tử;

Toát kì yếu, kí kì sự.

Tạm dịch

Ba truyện: có Công Dương,

Có Tả Thị, có Cốc Lương.

Kinh đã rõ rồi nên đọc sang bách gia chư tử

Rút ra điều cốt yếu, ghi nhớ những sự việc.

Giải thích từ vựng

(1) Tam truyện (三傳):tên gọi chung của “Xuân Thu tam truyện”, gồm có Tả truyện, Công Dương truyện, Cốc Lương truyện, được gọi tắt là Tam truyện. Đây là cuốn sách chú giải cuốn Xuân Thu của Khổng Tử.

(2) Công Dương (公羊):gọi tắt của Công Dương truyện. Đây là cuốn sách do Công Dương Cao thời Chiến quốc viết, đến thời Hán Cảnh Đế do Công Dương Thọ và Hồ Mưu Sinh viết lại và định bản. Sách này dùng hình thức vấn đáp để giải thích phần Vi ngôn đại nghĩa trong cuốn sách Xuân Thu.

(3) Tả thị (左氏):chỉ Tả truyện, còn gọi là Tả truyện Xuân Thu do Lỗ thái sử Tả Khâu Minh thời Xuân Thu viết. Sách này dùng hình thức tự sự, chú trọng dùng sự việc trong lịch sử để chứng minh sự đúng đắn của cuốn Xuân Thu.

(4) Cốc Lương (谷梁):chỉ Cốc Lương truyện do Cốc Lương Xích thời Chiến quốc viết

(5) kinh (經):trong bài chỉ sách của Nho gia, trong mục lục của các sách vở cổ đại phân loại thành bốn bộ Kinh, Sử, Tử, Tập.

(6) ký (既):đã

(7) phương (方):mới, bắt đầu

(8) Tử (子):Trong bài chỉ sách của Bách gia chư tử. Sách thời cổ đại phân thành bốn bộ Kinh, Sử, Tử, Tập.

(9) toát (撮):trích lục, rút ra những điều cốt yếu

(10) kỳ (其):chỉ các sách của Bách gia chư tử

(11) yếu (要):trọng điểm, điểm chính

(12) ký (記):ghi nhớ

Dịch nghĩa

Tam truyện hay Xuân thu tam truyện là tên gọi chung của bộ sách giải thích cuốn Xuân Thu, gồm có 3 phần “Công Dương truyện” của tác giả Công Dương Cao thời Tam Quốc, “Tả truyện” của tác giả Tả Khâu Minh người nước Lỗ thời Xuân Thu và “Cốc Lương truyện” của tác giả Cốc Lương Xích thời Chiến quốc.

Sau khi thông hiểu các sách của Nho gia như Tứ thư, Lục kinh, thì mới bắt đầu học tới sách của Bách gia chư tử, đồng thời chắt lọc những tinh hoa và trọng điểm trong các sách kinh điển của các gia, ghi nhớ các việc cụ thể trong đó.

Thảo luận vấn đề

(1) Người xưa đọc những sách “cần phải đọc” như các sách của Nho gia, của Bách gia chư tử, thì mới có thể hiểu được làm người cũng như đối nhân xử thế như thế nào. Ngày nay nhiều người chỉ đọc những sách mà họ thích đọc, như tranh châm biếm, tạp chí, tiểu thuyết, v.v. Người hiện đại đọc sách theo sở thích, sẽ dẫn đến vấn đề gì? Việc đọc những sách “cần phải đọc” của người xưa có lợi ích như thế nào?

(2) Cuốn sách nào để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Thử nghĩ xem: điểm nào của cuốn sách đó làm cảm động lòng người nhất? Tại sao?

Câu chuyện

Điển cố: Vi biên tam tuyệt

Câu chuyện này có liên quan đến Khổng Tử. Vào những năm cuối đời, Khổng Tử thích nghiên cứu Chu Dịch.

Bởi vì thời kỳ Xuân Thu vẫn chưa có giấy, vì thế chữ được viết lên từng chiếc thẻ tre. Một bộ sách sẽ có rất nhiều thẻ tre nên cần dùng dây làm bằng da trâu (hoặc động vật khác) để buộc các thẻ tre lại thì mới đọc được. Bình thường các sách bằng thẻ tre được cuộn lại để cất đi, khi đọc thì mới mở ra. Văn tự của Chu Dịch khó hiểu, nội dung lại không rõ ràng, do đó Khổng Tử mới dở đi dở lại để đọc nhiều lần. Cứ như thế, ông đã làm cho dây da bò bị đứt nhiều lần.

Dù đọc đến mức độ như vậy, nhưng Khổng Tử vẫn chưa hài lòng, ông nói: “Nếu như ta có thể sống thêm vài năm, thì có thể hiểu được thêm nhiều hơn nội dung và chữ viết của Chu Dịch”.

Thành ngữ “Vi biên tam tuyệt” dùng để chỉ người chăm chỉ học hành.

Điển cố: Bán bộ Luận Ngữ trị thiên hạ

Triệu Phổ, ban đầu là quan cấp dưới của Triệu Khuông Dẫn. Năm 960, Triệu Khuông Dẫn đưa quân lên phía bắc, khi quân đến Trần Kiều, Triệu Phổ đã đưa ra kế sách giúp Triệu Khuông Dẫn phát động binh biến ở Trần Kiều. Triệu Khuông Dẫn làm hoàng đế, kiến lập triều Tống, sử gọi là Tống Thái Tổ. Sau đó, Triệu Phổ lại phò tá Tống Thái Tổ thống nhất đất nước, và ông được phong làm Tể tướng. Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn qua đời, em trai của ông là Triệu Khuông Nghĩa lên kế vị, sử gọi là Tống Thái Tông.

Dưới thời Tống Thái Tông, Triệu Phổ vẫn làm Tể tướng. Có người tâu với Tống Thái Tông rằng Triệu Phổ học thức nông cạn, sách mà ông ta đọc chỉ có một bộ Luận Ngữ của Nho gia, mà lại để ông ta làm Tể tướng là không thích hợp.

Có một lần, Tống Thái Tông hỏi Triệu Phổ: “Có người nói khanh chỉ đọc có một bộ Luận Ngữ, có đúng vậy không?”

Triệu Phổ thật thà trả lời: “Những gì thần biết, quả thật không vượt khỏi cuốn Luận Ngữ. Năm xưa thần dùng nửa bộ Luận Ngữ để phò trợ Thái tổ bình định thiên hạ, giờ đây thần dùng nửa bộ Luận Ngữ để phò trợ bệ hạ, giúp thiên hạ thái bình”.

Về sau Triệu Phổ qua đời vì bệnh, người nhà mở hòm sách của ông ra, bên trong quả thật chỉ có cuốn Luận Ngữ.

“Bán bộ Luận Ngữ” dùng để nhấn mạnh sự tinh thâm của tư tưởng Nho gia.

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Thời Khổng Tử không có giấy, chữ trong cuốn Chu Dịch của ông được viết lên cái gì?

(2) Sợi dây làm bằng da trâu dùng để buộc các thẻ tre trên cuốn Chu Dịch mà Khổng Tử đọc tại sao nhiều lần bị đứt?

(3) Triệu Phổ dựa vào cái gì mà có những cống hiến lớn cho triều Tống? Có phải là năng lực của ông hay không?

(4) Từ câu truyện trên, bạn cho rằng mục đích chính của việc đọc sách là để bồi dưỡng năng lực của bản thân, hay là để nâng cao tâm tính và tư tưởng của mình?

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (21) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (20)https://chanhkien.org/2016/12/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-20.htmlFri, 30 Dec 2016 13:36:11 +0000http://chanhkien.org/?p=24941Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo: Bài 19 [ChanhKien.org] Bài 20 Nguyên văn 曰(yuē) 國(guó) 風(fēng),曰(yuē) 雅(yǎ) 頌(sòng), 號(hào) 四(sì) 詩(shī),當(dāng) 諷(fèng) 詠(yǒng)。 […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (20) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo: Bài 19

[ChanhKien.org]

fSkQ3mld8

Bài 20

Nguyên văn

曰(yuē) 國(guó) 風(fēng),曰(yuē) 雅(yǎ) 頌(sòng),

號(hào) 四(sì) 詩(shī),當(dāng) 諷(fèng) 詠(yǒng)。

詩(shī) 既(jì) 亡(wáng),春(chūn) 秋(qiū) 作(zuò),

寓(yù) 褒(bāo) 貶(biǎn),别(bié) 善(shàn) 恶(è)。

Phiên âm Hán Việt

Viết quốc phong, viết nhã tụng

Hiệu tứ thi, đương phúng vịnh.

Thi ký vong, Xuân Thu tác

Ngụ bao biếm, biệt thiện ác.

 

Tạm dịch

Rằng Quốc Phong, rằng Nhã Tụng

Gọi là bốn thể thơ, để ngâm đọc

Kinh thi đã mất, thay vào đó là kinh Xuân Thu

Ngụ ý khen chê, phân biệt thiện ác

Từ vựng

(1) Quốc phong (國風):một trong bốn thể thơ của Kinh Thi. Chỉ những bài ca dao dân gian của các nước chư hầu thời nhà Chu. Tổng cộng có 160 bài, chia làm 15 nước. Đại khái là chỉ các bài dân ca từ thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu.

(2) Nhã (雅):một thể thơ của Kinh Thi, được chia thành Đại nhã và Tiểu nhã. Đại nhã là các bài thơ ca các chư hầu dùng khi yết kiến Thiên tử. Tiểu nhã là các bài thơ ca mà Thiên tử dùng trong các yến tiệc đãi khách

(3) Tụng (頌):một thể thơ của Kinh Thi, là các bài thơ dùng trong lễ bái, được phân thành ba loại Chu tụng, Lỗ tụng, Thương tụng.

(4) hiệu (號):được gọi là

(5) Tứ thi (四詩):bốn thể thơ của Kinh Thi

(6) phúng vịnh (諷詠):đọc to ngâm nga

(7) ký (既):đã

(8) vong (亡):mất

(9) Xuân Thu (春秋):tên sách, đây là cuốn sách do Khổng Tử biên soạn căn cứ vào sách sử nước Lỗ, ghi chép lại lịch sử 242 năm từ thời Lỗ Ẩn Công năm thứ nhất (năm 722 TCN) đến thời Lỗ Ai Công năm thứ 14 (năm 481 TCN). Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và được ghi chép theo thể biên niên.

(10) tác (作):làm ra

(11) ngụ (寓):ẩn chứa

(12) bao (褒):tán dương

(13) biển (貶):phê bình

(14) biệt (别):phân biệt

Dịch nghĩa

Kinh Thi có 4 thể thơ gồm: Quốc phong, Đại nhã, Tiểu nhã, Tụng được gọi là Tứ thi, do đó Kinh Thi thường phải đọc ngâm nga trầm bổng.

Sau khi nhà Chu suy bại, Kinh Thi dần dần bị quên lãng. Do đó Khổng Tử bèn căn cứ vào sử sách nước Lỗ để biên soạn cuốn Xuân Thu, bộ sách này chứa đựng những lời tán dương cũng như phê bình đối với chế độ chính trị khi đó, mong muốn người đương quyền có thể biết để cảnh giác, đồng thời cũng nhắc nhở người đời biết phân biệt rõ thiện ác.

Vấn đề thảo luận

(1) Khổng Tử từng nói “Không học Thi, không có gì để nói”, bạn đã đọc qua thi ca bao giờ chưa? Bạn cảm thấy thế nào? Hãy chia sẻ cùng mọi người.

(2)  Khổng Tử đã viết cuốn Xuân Thu trong thời loạn thế để khen chê xã hội đương thời. Bạn cho rằng trong tình hình hỗn loạn, nếu như có người bước ra phân rõ đúng sai phong thái chính trực, thì có phải là việc tốt hay không? Khi người có chức quyền làm sai, bạn sẽ đối đãi cụ thể như thế nào?

Câu chuyện: Hỏi một biết ba

Khi con trai Khổng Tử chào đời, vua nước Lỗ sai người đem một con cá chép đến tặng cho Khổng Tử, do đó Khổng Tử đặt tên con là Khổng Lý, tên chữ là Bá Ngư, ý là con cá mà Lỗ Bá tặng.

Có một lần, học trò của Khổng Tử là Trần Kháng hỏi Bá Ngư: “Cha ngài có truyền thụ điều gì đặc biệt cho ngài hay không?” Bá Ngư nói: “Không có. Một lần cha đứng một mình ở sân, ta nhanh chân chạy qua. Cha hỏi ta: ‘Con học Kinh Thi chưa?’ Ta nói: ‘Dạ chưa’. Cha ta nói: ‘Không học Kinh Thi, thì không thể nắm chắc được kỹ năng nói chuyện’. Thế là ta bắt đầu học Kinh Thi. Một lần nữa, cha lại hỏi ta: ‘Con học Lễ Ký chưa?’ Ta nói: ‘Dạ chưa’. Cha ta nói: ‘Không học lễ, thì không thể có chỗ đứng trong xã hội’. Thế là ta bắt đầu học Lễ Ký, ta chỉ có nghe cha bảo 2 lần này thôi”.

Trần Kháng trở về vui mừng nói: “Hôm nay ta hỏi một mà lại thu hoạch được ba: biết được tác dụng của Kinh Thi, biết được tác dụng của Lễ Ký, cũng biết được người quân tử không thiên vị con trai của chính mình”.

Hỏi một được ba, hỏi ít mà có được câu trả lời nhiều, ngụ ý cầu ít mà được nhiều.

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Vì sao Trần Kháng lại muốn xin Bá Ngư chỉ bảo? Ông đã thu hoạch được gì?

(2) Bạn có cảm thấy tiêu chuẩn mà thầy giáo đối đãi với con mình và học sinh bình thường có sự khác biệt không? Hãy lấy ví dụ chính bản thân mình hoặc những người xung quanh mình để nói rõ hơn?

(3) Đọc xong câu chuyện này, bạn thấy nhận thức của mình trước đó như thế nào?

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (20) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (19)https://chanhkien.org/2016/12/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-19.htmlThu, 29 Dec 2016 00:31:05 +0000http://chanhkien.org/?p=24938Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com) Tiếp theo: Bài 18 [ChanhKien.org] Bài 19 Nguyên văn 我(wǒ) 周(zhōu) 公(gōng),作(zuò) 周(zhōu) 禮(lǐ), 著(zhù) 六(liù) 官(guān),存(cún) 治(zhì) 體(tǐ)。 大(dà) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (19) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

Tiếp theo: Bài 18

[ChanhKien.org]

f79bHcvNw

Bài 19

Nguyên văn

我(wǒ) 周(zhōu) 公(gōng),作(zuò) 周(zhōu) 禮(lǐ),

著(zhù) 六(liù) 官(guān),存(cún) 治(zhì) 體(tǐ)。

大(dà) 小(xiǎo) 戴(dài),注(zhù) 禮(lǐ) 記(jì),

述(shù) 聖(shèng) 言(yán),禮(lǐ) 樂(yuè) 備(bèi)。

Phiên âm Hán Việt

Ngã chu công,

Tác chu lễ,

Trứ lục quan,

Tồn trì thể.

Đại tiểu đới,

Chú lễ ký,

Thuật thánh ngôn,

Lễ nhạc bị.

Tạm dịch

Chu Công soạn ra Chu Lễ,

Đặt ra sáu loại quan giữ gìn chính thể.

Đại Đới tiểu Đới chú thích Lễ Ký,

Thuật lời thánh nhân, đầy đủ lễ nhạc.

Từ vựng

(1) Chu công (周公):họ Cơ, tên Đán, cũng gọi là Thúc Đán, là con trai thứ tư của Chu Văn Vương. Bởi vì ông được phong đất tại nước Chu nên được gọi là Chu Công hay Chu Công Đán.

(2) Chu Lễ (周體):tên sách do Chu Công viết. Ghi chép lại chế độ quan chức thời cổ đại. Còn được gọi với tên Chu Quan.

(3) trứ (著):sáng tác, viết

(4) lục quan (六官):sáu chức quan thời nhà Chu. gồm có: Thiên quan mông tể, Địa quan tư đồ, Xuân quan tông bách, Hạ quan tư mã, Thư quan tư khấu, Đông quan tư không.

(5) tồn (存):tồn tại

(6) trị thể (治體):thể chế quản lý đất nước

(7) đại tiểu Đới (大小戴):chỉ học giả Đới Đức và Đới Thánh thời Tây Hán. Hai người là chú cháu với nhau nên còn được gọi là Đại Đới và Tiểu Đới.

(8) chú (注):chú giải

(9) Lễ Ký (禮記):một trong những sách kinh điển của Nho gia. Trước thời Tây Hán, Lễ Ký có tổng cộng 131 thiên. Tương truyền Đới Đức tuyển chọn 85 thiên trong đó nên gọi là Đại Đới Lễ Ký. Đới Thánh tuyển chọn 49 thiên nên gọi là Tiểu Đới Lễ Ký. Cuốn Đại Đới Lễ Ký về sau đã bị thất truyền, Tiểu Đới Lễ Ký được Trịnh Huyền chú giải và được lưu truyền tới ngày nay, chính là Lễ Ký ngày nay. Nội dung của Lễ Ký rất phong phú, chủ yếu ghi lại và phân tích lễ chế, lễ ý thời tiên Tần, giải thích nghi lễ, ghi lại các câu hỏi đáp giữa Khổng Tử và học trò, ngoài ra còn ghi chép lại các chuẩn tắc tu thân làm người.

(10) thuật (述):kể lại

(11) thánh ngôn (聖言):những lời bàn của thánh hiền

(12) lễ nhạc (禮樂):các loại lễ nghi và chế độ lễ nghi kết hợp âm nhạc

(13) bị (備):đầy đủ, hoàn mỹ

Dịch nghĩa

Chu Công soạn sách Chu Lễ để ghi lại sáu loại chế độ quan chức của triều đại nhà Chu, bảo tồn thể chế trị quốc.

Học giả Đới Đức và Đới Thánh thời Tây Hán đã chỉnh lý và chú thích cuốn Lễ Ký, trong đó trình bày tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ những lời bàn luận của các bậc thánh hiền, và các loại chế độ nghi thức liên quan đến lễ nhạc.

Thảo luận vấn đề

(1) Chu Công soạn ra 6 loại chế độ quan chức, là muốn vua tôi trên dưới đều cần tuân thủ nghiêm chức trách thân phận của mình, không được có những hành vi vượt quá lễ chế. Bạn cho rằng giữ vững chức trách của mình có quan trọng không? Nếu các bạn học trong lớp hoặc cán bộ lớp không làm tròn bổn phận của mình, thì không khí lớp học sẽ như thế nào?

(2) Bạn có để ý tới các lễ tiết trong cuộc sống hàng ngày hay không? Ví như các phương diện ăn, mặc ở, đi lại, hôn nhân, tang lễ, v.v. Bạn cảm thấy những lễ tiết cơ bản nào không thể bỏ qua được?

Câu chuyện: Tăng Tử thay chiếu

Tăng Tử lâm bệnh nặng nằm trên giường, học trò của ông là Nhạc Chính và Tử Xuân ngồi dưới, con trai Tăng Nguyên và Tăng Thân ngồi chỗ dưới chân giường. Có một đứa trẻ ngồi ở góc nhà cầm cây nến.

Đứa trẻ vô tình phát hiện Tăng Tử nằm trên tấm chiếu trúc hoa lệ và êm ái chỉ có quan lớn mới dùng. Nó liền thốt lên lời khen ngợi, Tử Xuân vội vã ngăn không cho nó nói tiếp. Tăng Tử nghe thấy vậy, kinh hoàng nói: “Gì vậy! Đúng rồi, đó là Quý Tôn đã tặng cho ta. Ta vẫn chưa trả lại, Nguyên hãy đỡ ta dậy thay chiếu khác đi”.

Tăng Nguyên nói: “Cha đang bệnh nặng, không nên di chuyển nhiều. Đợi đến khi trời sáng, con nhất định sẽ thay chiếu theo lời cha”. Tăng Tử nói: “Con yêu thương ta cũng không nên giống như đứa trẻ. Quân tử lấy đức phục người, tiểu nhân thì nhân nhượng nuông chiều để làm vui lòng người. Ta còn có gì để mong cầu nữa đây? Ta có thể đắc chính đạo mà chết là đủ lắm rồi”.

Thế là, họ bèn mau chóng thay chiếu cho Tăng Tử. Thay xong chiếu, Tăng Tử chưa nằm xuống thì đã qua đời. Đây chính là câu chuyện “Tăng Tử thay chiếu”.

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Tăng Tử vì sao nhất định đòi thay chiếu?

(2) Bạn cho rằng tiêu chuẩn đạo đức của con người có thể thuận theo sự thay đổi của thời đại mà thay biến đổi không?

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (19) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (18)https://chanhkien.org/2016/12/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-18.htmlThu, 29 Dec 2016 00:27:16 +0000http://chanhkien.org/?p=24934Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com) Tiếp theo: Bài 17 [ChanhKien.org] Bài 16 Nguyên văn 有(yǒu) 連(lián) 山(shān),有(yǒu) 歸(guī) 藏(cáng), 有(yǒu) 周(zhōu) 易(yì),三(sān) 易(yì) 詳(xiáng)。 有(yǒu) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (18) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

Tiếp theo: Bài 17

[ChanhKien.org]

f6cTdyAvz

Bài 16

Nguyên văn

有(yǒu) 連(lián) 山(shān),有(yǒu) 歸(guī) 藏(cáng),

有(yǒu) 周(zhōu) 易(yì),三(sān) 易(yì) 詳(xiáng)。

有(yǒu) 典(diǎn) 謨(mó),有(yǒu) 訓(xùn) 誥(gào),

有(yǒu) 誓(shì) 命(mìng),書(shū) 之(zhī) 奥(ào)。

Phiên âm Hán Việt

Hữu liên sơn,

Hữu quy tàng,

Hữu chu dịch,

Tam dịch tường.

Hữu điển mô,

Hữu huấn cáo,

Hữu thệ mệnh,

Thư chi áo.

 

Tạm dịch

Có Liên Sơn,

Có Quy Tàng

Có Chu Dịch

Nên hiểu kỹ ba kinh dịch này

Có Điển Mô

Có Huấn Cáo

Có Thệ Mệnh

Hàm nghĩa đều sâu xa.

Từ vựng

(1) Liên Sơn (連山):tên sách, tương truyền là do Phục Hy viết, có truyền thuyết khác cho rằng đây là cuốn sách bói thời nhà Hạ. Sách này lấy quẻ Cấn đứng đầu, Cấn tượng trưng cho núi, cho nên được gọi là Liên Sơn. Sách này đã thất truyền.

(2) Quy Tàng (歸藏):tên sách, tương truyền là do Hoàng Đế viết, có truyền thuyết khác cho rằng đây là cuốn sách bói của triều Thương. Sách này lấy quẻ Khôn đứng đầu, Khôn tượng trưng cho đất, đất là nơi vạn vật trở về và trú ẩn, cho nên gọi là Quy Tàng. Hiện đã thất truyền.

(3) Châu Dịch (周易):tên sách, dịch có nghĩa là biến hóa, khởi nguồn của Châu Dịch là Hà Đồ và Lạc Thư. Châu Dịch (hay Chu Dịch) là do Châu Văn Vương suy diễn tiên thiên bát quái của Phục Hy thành hậu thiên bát quái.

(4) Tam Dịch (三易):chỉ ba cuốn Liên Sơn, Quy Tàng và Chu Dịch.

(5) Tường (詳):chi tiết, đầy đủ.

(6) Điền Mô (典谟):tên chương của cuốn Thượng Thư. Điển là bài viết ghi chép lại những sự tích của các đế vương, Mô là kể lại những lời bàn bạc kiến nghị của quần thần.

(7) Huấn Cáo (訓誥):tên chương của cuốn Thượng Thư. Huấn là chỉ những lời dạy bảo, Cáo là chỉ những lời khuyên răn, những lời khích lệ.

(8) Thệ mệnh (誓命):tên chương của cuốn Thượng Thư. Thệ là chỉ những lời tuyên thệ, Mệnh là chỉ những chiếu lệnh của quân vương.

(9) Thư (書):chỉ cuốn Thượng Thư.

(10) Áo (奥):ảo diệu tinh thâm

 

Dịch nghĩa

Ba cuốn sách Liên Sơn, Quy Tàng, Chu Dịch được gọi là “Tam Dịch”. Chúng sử dụng hình thức các quẻ bói để thể hiện đạo lý biến hóa của mọi sự vật trong vũ trụ, đồng thời chỉ dạy con người làm thế nào để an thân và lập nghiệp.

Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mệnh được gọi chung là “Thượng Thư”, là các chương của Thư Kinh, nội dung bao hàm những đạo lý rất kỳ diệu và huyền bí.

Thảo luận vấn đề

(1) Bạn có thích coi bói không? Tại sao?

(2) Bạn có tin mỗi người đều có số mệnh của mình không? Con người cần đối đãi như thế nào với “vận mệnh”?

Câu chuyện: Hai giấc mơ của tú tài

Có một tú tài lần thứ ba lên kinh tham gia khoa cử, trước hôm thi hai ngày anh ta có hai giấc mơ. Giấc mơ thứ nhất là mơ thấy mình trồng rau cải trên tường; giấc mơ thứ hai là mơ thấy mình đang đội nón dưới trời mưa nhưng tay vẫn còn cầm ô để che.

Tú tài nghĩ hai giấc mơ này có lẽ còn có ý nghĩa sâu xa gì khác nữa, thế là anh ta liền nhanh chóng đi tìm thầy bói để giải giấc mơ. Thầy bói vừa nghe thấy, liên tiếp vỗ đùi nói: Anh hãy về nhà đi thôi. Anh nghĩ xem, trên tường cao mà đi trồng rau chẳng phải là phí công hay sao? Đầu đội nón rồi mà lại còn che ô chẳng phải là thừa hay sao?

Tú tài vừa nghe xong, trong lòng không còn hy vọng, quay lại quán trọ thu dọn đồ đạc chuẩn bị về nhà. Chủ quán trọ thấy vậy lấy làm lạ bèn hỏi: Ngày mai anh mới thi cơ mà, sao hôm nay đã về quê vậy?

Tú tài nói rõ đầu đuôi xong, chủ quán trọ lại vui mừng: Ta lại thấy khác, lần này anh nhất định phải ở lại để thi. Anh nghĩ xem, trên tường cao mà trồng rau chẳng phải là đỗ cao hay sao? Đầu đội nón tay che ô chẳng phải nói rõ rằng lo trước không sợ tai họa sao?

Tú tài nghe xong, cảm thấy rất có lý, thế là tinh thần phấn khởi tham gia kỳ thi, quả nhiên cậu đã đỗ thám hoa.

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc 

Suy nghĩ khác nhau sẽ dẫn tới những kết quả hoàn toàn khác nhau, xem xong câu chuyện ngụ ngôn này xong, bạn có rút ra được điều gì? Hãy viết về suy nghĩ của bạn?

Đáp án tham khảo

Suy nghĩ của một người sẽ ảnh hưởng tới tương lai của bản thân người đó. Người có suy nghĩ tích cực, thì sẽ nhìn thấy một trăm phần trăm cơ hội; người có suy nghĩ tiêu cực thì mãi mãi chỉ nhìn thấy 99% phần việc chưa làm xong. Người tích cực giống như ánh Mặt Trời, chiếu rọi tới đâu nơi đó sẽ sáng; người tiêu cực thì lại giống như mặt trăng, mùng một ngày rằm khi tròn khi khuyết. Một niệm sai biệt sẽ đưa tới kết quả hoàn toàn khác nhau, do đó chúng ta sao cần phải chú ý tới từng lời nói và cử chỉ của mình trong cuộc sống hàng ngày.

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (18) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (17)https://chanhkien.org/2016/12/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-17.htmlThu, 29 Dec 2016 00:24:50 +0000http://chanhkien.org/?p=24931Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo: Bài 16 [ChanhKien.org] Bài 17 Nguyên văn 孝(xiào) 經(jīng) 通(tōng),四(sì) 書(shū) 熟(shóu), 如(rú) 六(liù) 經(jīng),始(shǐ) 可(kě) 讀(dú)。 […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (17) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo: Bài 16

[ChanhKien.org]

f67h260uA

Bài 17

Nguyên văn

孝(xiào) 經(jīng) 通(tōng),四(sì) 書(shū) 熟(shóu),

如(rú) 六(liù) 經(jīng),始(shǐ) 可(kě) 讀(dú)。

詩(shī) 書(shū) 易(yì),禮(lǐ) 春(chūn) 秋(qiū),

號(hào) 六(liù) 經(jīng),當(dāng) 講(jiǎng) 求(qiú)。

Phiên âm Hán Việt

Hiếu kinh thông

Tứ thư thục

Như Lục Kinh

Thủy khả độc

Thi thư dịch

Lễ xuân thu

Hiệu lục kinh

Đương giảng cầu

 

Tạm dịch

Thông hiếu kinh

Thuộc tứ thư

Rồi đến lục kinh

Mới bắt đầu có thể đọc

Thi Thư Dịch Lễ Xuân Thu

Gọi là lục kinh

Nên tìm hiểu

 

Từ vựng

(1) Hiếu Kinh (孝經):tên sách, là cuốn sách ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và Tăng Tử về đạo hiếu.

(2) Thông (通):hiểu rõ

(3) Thục (熟):thuộc

(4) Như (如):giống như

(5) Lục kinh (六經):chỉ sáu cuốn kinh thư, gồm có Thi, Thư, Dịch, Châu Lễ, Lễ Ký, Xuân Thu.

(6) Thủy (始):mới, bắt đầu

(7) Thi thư dịch (詩書易):chỉ ba cuốn Thi Kinh, Thượng Thư, Chu Dịch.

(8) Lễ xuân thu (禮春秋):chỉ cuốn sách Lễ KýXuân Thu.

(9) Hiệu (號):xưng, gọi

(10) Giảng cầu (講求):tìm tòi nghiên cứu

Dịch nghĩa

Người xưa khi đi học, đầu tiên là học thông Hiếu Kinh, sau đó đến bốn cuốn Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung. Học thuộc hết tứ tư rồi mới bắt đầu học lục kinh.

Lục kinh là tên gọi của 6 cuốn Thi Kinh, Thượng Thư, Chu Dịch, Chu Lễ, Lễ Ký, Xuân Thu, đây là những sách kinh điển và quan trọng của Nho gia, chúng ta nên nghiên cứu và học tập những đạo lý trong đó.

Thảo luận vấn đề

(1) Tứ thư, lục kinh là chỉ điều gì?

(2) Tứ thư và lục kinh là những sách của nhà Nho, tại sao nó lại quan trọng như vậy?

(3) Tại sao học các sách đó cần phải có thứ tự?

Câu chuyện: Đức hiếu cảm động trời cao

Đây là câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo, được liệt vào Nhị thập tứ hiếu (24 câu chuyện về lòng hiếu thảo). Văn hóa truyền thống giảng “Bách thiện hiếu vi tiên” (trăm điều thiện, chữ hiếu đứng đầu), sự thành tâm hiếu thảo của Vương Tường đã đem lại phúc phận sau này cho ông. Điều này cũng nói lên quan niệm truyền thống “người làm việc thiện, tất có thừa phúc” và “thiện hữu thiện báo”.

Vương Tường là người ở vùng Lâm Nghi thuộc quận Lang Da thời nhà Tấn, tên chữ Hưu Chinh, là hậu nhân của Gián nghị đại phu Vương Cát thời nhà Hán.

Bản tính Vương Tường là người con có hiếu. Mẹ đẻ sớm qua đời khi ông còn nhỏ, người mẹ kế họ Chu tâm địa hẹp hòi ích kỷ, lại căm ghét Vương Tường nên thường dùng những việc nhỏ để mượn cớ đánh đập ông. Bà ta thường xuyên đặt điều hãm hại Vương Tường trước mặt cha ông, vì đó mà cha ông dần dần cũng không ưa ông nữa, bắt ông hàng ngày phải dọn sạch chuồng bò, làm các việc nặng nhọc. Tuy nhiên Vương Tường không chút oán trách, ngược lại ông lại càng hiếu thuận với cha mẹ.

Cha mẹ bị ốm, ông không dám lười nhác, sắc thuốc nhất định phải tự mình thử trước, cung kính hầu hạ cha mẹ. Một hôm mẹ kế muốn ăn cá chép tươi, khi đó trời lạnh tuyết rơi, nước sông đều đã đóng băng, Vương Tường vì nghĩ đến mẹ kế, không ngại trời lạnh, ông ra ngoài sông cởi quần áo để nằm xuống băng với hy vọng làm tan băng để bắt cá. Cuối cùng trời cao không phụ lòng người, lớp băng nứt ra, và hai con cá chép nhảy lên, Vương Tường vui mừng mang cá về nhà. Người trong thôn biết chuyện đều kinh ngạc, cho rằng đó là do lòng hiếu thảo của Vương Tường làm cảm động trời cao. Từ đó về sau câu chuyện về lòng hiếu thuận của Vương Tường được lưu truyền khắp nơi.

Những năm cuối thời Thục Hán, cha Vương Tường qua đời, gặp thời loạn lạc, Vương Tường chăm nom mẹ kế và em trai Vương Lãm, đồng thời dẫn họ đi ẩn cư tránh nạn ở Lư Giang. Ẩn cư 30 năm, châu quận muốn chiêu mộ ông ra làm quan, Vương Tường từ chối vì mẹ già em thơ. Đến khi mẹ kế qua đời, sau khi để tang mẹ xong, thứ sử Từ Châu là Lã Kiền ngưỡng mộ đức hiếu của ông, lần nữa mời ông ra làm thứ sử tá lại (chức quan phò tá thứ sử), nhưng ông vẫn từ chối không nhận lời. Em trai Vương Lãm bèn khuyên ông, đồng thời chuẩn bị đồ đạc cho ông, cuối cùng ông mới nhận lời. Khi đó trộm cướp hoành hành, Vương Tường dẫn binh đi dẹp yên trộm cướp, từ đó người dân Từ Châu có được cuộc sống an định, an cư lạc nghiệp.

Cuối cùng Vương Tường làm đến chức Thái Bảo, được phong làm Duy Lăng Công, thọ 85 tuổi. Vương Tường sinh được 5 người con trai, họ đều là những người sống thọ, làm quan hưởng vinh hoa, phúc lộc đầy nhà. Mọi người đều cho rằng đó là do đức hiếu nên mới được như vậy.

(Nguồn tư liệu Tấn Thư – Liệt truyện đệ tam)

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

(1) Bạn có để ý đến những phó xuất thường ngày của cha mẹ mình vì con cái không?

(2) Có rất nhiều cách để hiếu thuận với cha mẹ, hãy chia sẻ cùng mọi người về cách mà bạn làm nào?

(3) Hãy tìm thêm những câu chuyện về lòng hiếu thảo sau đó cùng chia sẻ với mọi người nhé.

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (17) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (16)https://chanhkien.org/2016/08/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-16.htmlThu, 11 Aug 2016 02:20:57 +0000http://chanhkien.org/?p=24845Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo: Bài 15 [ChanhKien.org] Bài 16 Nguyên văn 作(zuò) 中(zhōng) 庸(yōng),子(zǐ) 思(sī) 筆(bǐ) , 中(zhōng) 不(bù) 偏(piān),庸(yōng) 不(bú) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (16) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo: Bài 15

[ChanhKien.org]

6Qsl8BgiG

Bài 16

Nguyên văn

作(zuò) 中(zhōng) 庸(yōng),子(zǐ) 思(sī) 筆(bǐ) ,

中(zhōng) 不(bù) 偏(piān),庸(yōng) 不(bú) 易(yì)。

作(zuò) 大(dà) 學(xué),乃(nǎi) 曾(zēng) 子(zǐ),

自(zì) 修(xiū) 齊(qí),至(zhì) 平(píng) 治(zhì)。

 

Phiên âm Hán Việt

Tác trung dung, Tử Tư bút

Trung bất thiên, Dung bất dịch

Tác đại học, nãi Tăng Tử

Tự tu tề, chí bình trị

Tạm dịch

Cuốn Trung Dung, do Tử Tư viết

Trung: nghĩa là không lệch

Dung: nghĩa là không đổi

Cuốn Đại Học, do Tăng Tử viết

Từ tu thân tề gia

Đến trị quốc bình thiên hạ

Từ vựng

(1) tác (作):viết

(2) Trung Dung (中庸):tên một chương trong cuốn Lễ Ký, tương truyền là Tử Tư (cháu nội Khổng Tử) viết

(3) Tử Tư (子思):Khổng Cấp, cháu nội Khổng Tử (con trai của Khổng Lý)

(4) bút (笔):viết

(5) thiên (偏):không thẳng. Bất thiên: cần ở giữa, đi đường chính

(6) dịch (易):thay đổi

(7) Đại học (大学):tên một chương trong Lễ Ký, tương truyền là do Tăng Tử (học trò của Khổng Tử) viết.

(8) Tăng Tử (曾子):học trò của Khổng Tử, tên là Sâm, tên chữ là Tử Dư. Tăng Sâm nhỏ hơn Khổng Tử 46 tuổi. Ông là một người chí hiếu với cha mẹ, người đời sau liệt ông vào một trong “Nhị thập tứ hiếu

(9) tự (自):từ, bắt đầu từ

(10) tu tề (修齐):gọi tắt của tu thân, tề gia

(11) bình trị (平治):gọi tắt của “trị quốc bình thiên hạ”

Dịch nghĩa

Cuốn Trung Dung do Tử Tư viết. Chữ “trung” trong Trung Dung là có nghĩa là khi xử lý các sự việc cần công minh, không thiên lệch bên nào, đi đường giữa. Còn chữ “dung” có nghĩa là một người cần phải giữ tâm bình ổn, thì mới không dễ bị thay đổi.

Người viết cuốn Đại Học là Tăng Tử, nội dung nói về đạo lý tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ.

Thảo luận vần đề

(1) Bạn cho rằng nguyên nhân làm cho một người bình thường không hành xử công bằng chính trực là gì?

(2) Trong bài có đề cập đến “tự tu thân, chí bình trị”, tại sao tu thân lại là gốc rễ của tất cả? Hãy lấy ví dụ chứng minh.

Câu chuyện: Nho nhã lịch sự mới là quân tử

Một hôm, Khổng Tử rảnh rỗi ngồi ở nhà, bèn nói với con trai Khổng Lý: “Quân tử không thể không học tập, gặp mặt người khác không thể không ăn mặc gọn gàng, không chau chuốt thì sẽ hiện ra vẻ không chỉnh tề, không sạch sẽ gọn gàng thì tức là không tôn trọng người khác, mà đã không tôn trọng người khác thì bằng như thất lễ. Thất lễ thì không thể tự lập trên đời được. Người đứng ở nơi xa mà người khác cũng biết đến, chính là kẻ ăn mặc trải chuốt chỉnh tề sạch sẽ; khi tiếp cận với người khác có thể làm người thấu hiểu rằng mình là người có học vấn uyên bác”.

Khổng Lý nghe xong bèn hỏi: “Vậy ý phụ thân có nghĩa là người quân tử nhất định phải chú trọng tới vẻ bề ngoài. Nhưng chẳng phải phụ thân vẫn thường dạy con rằng người quân tử chỉ cần giữ được bản chất là được rồi, không cần chú trọng tới những gì văn hoa sao?

Khổng Tử nói: “Này con, con vẫn chưa hiểu ý của ta. Bề ngoài và bản chất đều quan trọng như nhau, dáng vẻ và tính tình đều hoàn mỹ cả thì mới có thể thành người quân tử. Nếu một người quá chất phác, thì sẽ biểu hiện lỗ mãng và trở nên thô kệch. Nhưng cũng không thể quá chú trọng vẻ ngoài. Nếu như một người quá nghiêng về vẻ ngoài, vẻ ngoài lại lấn át phần chất phác bên trong thì lại trở thành hư giả, khoe khoang. Lời ngon tiếng ngọt được ngụy trang bằng vẻ hiền lành, loại người này là loại thiếu nhân đức. Chỉ có vẻ ngoài và bên trong kết hợp đều nhau thì mới là người quân tử”.

Quân tử là mẫu nhân cách lý tưởng và nhân cách điển hình của nhà Nho, là tiêu chuẩn và tấm gương cho người bình thường noi theo. Nhưng để trở thành quân tử cũng không phải là chuyện dễ dàng, điều yêu cầu là quan hệ giữa văn và chất phải nắm vững không thiên lệch bên nào. Nho nhã lịch sự mới là quân tử, cũng là biểu hiện về đạo trung dung của nhà Nho, Nho gia giảng “quá do bất cập” (tức là việc gì mà làm quá thì cũng giống như chưa làm được), người quá chú trọng vẻ ngoài hoặc quá suồng sã đơn giản thì đều không thể coi là quân tử. Chỉ có cử chỉ văn nhã và chất phác kết hợp xác đáng thì mới đạt tới cảnh giới của người quân tử.

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Trong câu chuyện trên, Khổng Tử nói với Khổng Lý về thế nào là quân tử? Hãy thử nói lại nào.

(2) Bạn thấy nên làm thế nào để luôn tuân theo đạo lý trung dung?

 

Tài liệu tham khảo

http://big5.zhengjian.org/articles/2006/10/12/40405.html

http://big5.zhengjian.org/articles/2006/5/16/37706.html

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z016.htm

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (16) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (15)https://chanhkien.org/2016/08/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-15.htmlThu, 04 Aug 2016 05:12:01 +0000http://chanhkien.org/?p=24830Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com) Tiếp theo: Bài 14 [ChanhKien.org] Bài 15 Nguyên văn 論(lún) 語(yǔ) 者(zhě),二(èr) 十(shí) 篇(piān), 群(qún) 弟(dì) 子(zǐ),記(jì) 善(shàn) 言(yán)。 孟(mèng) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (15) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

Tiếp theo: Bài 14

[ChanhKien.org]

4qhhAlOe4

Bài 15

Nguyên văn

論(lún) 語(yǔ) 者(zhě),二(èr) 十(shí) 篇(piān),

群(qún) 弟(dì) 子(zǐ),記(jì) 善(shàn) 言(yán)。

孟(mèng) 子(zǐ) 者(zhě),七(qī) 篇(piān) 止(zhǐ),

講(jiǎng) 道(dào) 德(dé),說(shuō) 仁(rén) 義(yì)。

 

Phiên âm Hán Việt

Luận ngữ giả, nhị thập thiên

Quần đệ tử, ký thiện ngôn

Mạnh tử giả, thất thiên chỉ

Giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa

Tạm dịch

Sách Luận Ngữ, có hai mươi thiên

Do các đệ tử ghi chép lại lời dạy hay

Sách Mạnh Tử, chỉ có bảy thiên

Giảng về đạo đức nói về nhân nghĩa

Từ vựng

(1) Luận ngữ (論 語):tên một cuốn sách. Cuốn Luận Ngữ này có tổng cộng 20 thiên, do học trò của Khổng Tử ghi chép lại những lời dạy hay của Khổng Tử và soạn thành sách.

(2) giả (者):chỉ cuốn sách Luận Ngữ

(3) thiên (篇):lượng từ, đơn vị tính các bài văn hoặc thơ

(4) quần (群):nhiều

(5) đệ tử (弟子):học sinh, học trò

(6) ký (記):ghi chép

(7) thiện (善):tốt đẹp, hay

(8) ngôn (言):lời nói

(9) Mạnh Tử (孟子): tên một cuốn sách

(10) chỉ (止):chỉ có

(11) đạo đức (道德):từ này có nguồn gốc từ cuốn Đạo Đức Kinh. “Đạo” là lý của Thần, là con đường người trở về Thần, là cái chân thực của vũ trụ. “Đức” là ý niệm của con người phù hợp với ý chỉ của Thần, là hành vi tuân theo đặc tính của “Đạo”, thể hiện tại thế gian chính là phẩm chất chân thành và hành vi thiện lương của con người.

(12) Nhân nghĩa (仁義):nhân ái chính nghĩa, khoan dung chính trực

Dịch nghĩa

Cuốn Luận Ngữ có tổng cộng 20 thiên, do học trò của Khổng Tử ghi lại những lời dạy hay của Khổng Tử.

Cuốn Mạnh Tử do Mạnh Kha soạn, có tổng cộng 7 thiên. Nội dung cuốn sách nói về đạo đức nhân nghĩa.

Thảo luận vấn đề

(1) Điểm đặc sắc của cuốn Luận Ngữ là gì? Bạn đã đọc qua cuốn Luận Ngữ chưa? Hãy lựa chọn một đoạn để chia sẻ cùng mọi người nào.

Đáp án tham khảo: cuốn sách này là tác phẩm quan trọng đại biểu cho Nho gia, cũng là một trong bốn cuốn tứ thư, tư tưởng chủ yếu xoay quanh nhân nghĩa, là cuốn sách tham khảo chỉ đạo cho việc đối nhân và xử lý các sự việc.

(2) Câu nói nào có ảnh hưởng sâu sắc với bạn? Câu đó do ai nói? Câu nói đó đã gợi mở cho bạn điều gì?

Câu chuyện về Khổng Tử

Khổng Tử tên Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ thời Xuân Thu. Cha Khổng tử qua đời khi ông lên ba tuổi, trong nhà chỉ còn hai mẹ con Khổng Tử. Mặc dù gia cảnh nghèo đói, nhưng Khổng Tử rất thích đọc sách, lại rất yêu thích học tập lễ chế.

Khổng Tử bắt đầu công việc dạy học khi ông ngoài 30 tuổi. Do thời đó chưa phổ cập giáo dục, ngoài vương tôn quý tộc, thì người dân bình thường không có cơ hội và khả năng đi học. Vì thế mà Khổng Tử là đầu tiên đề xướng “hữu giáo vô loại” (người trong xã hội đều có quyền được học, được giáo dục, không phân biệt giàu, nghèo) và “nhân tài thi giáo” (dựa và khả năng của từng người mà có cách dạy khác nhau). Ông thu nhận người học trên diện rộng và trở thành người đi đầu và đại biểu cho giáo dục tư nhân, đồng thời cũng đưa đến cơ hội học tập cho mọi người. Dưới sự dạy bảo không mệt mỏi của Khổng Tử, các học trò của ông đều chăm chỉ học tập vươn lên, hơn nữa nhờ đó mà văn hoá dân tộc cũng truyền thừa và được phát huy mạnh mẽ.

Khổng Tử nhận thấy xã hội thời đó có nhiều hiện tượng không công bằng, chính trị thì thiếu đạo nghĩa. Vì để phục vụ xã hội, tạo phúc lợi cho người dân, ông quyết định lấy nhân từ cảm hoá người dân, dùng lễ nghĩa giáo dục người dân. Quả nhiên, chính trị và đạo đức xã hội của nước Lỗ đã hồi phục trở lại, thấy của rơi trên đường không ai nhặt, tối không cần đóng cửa, cũng nhờ đó mà nước Lỗ trở nên cường thịnh.

Nhưng về sau do vua Lỗ Định Công mê luyến nữ sắc, bỏ bê triều chính. Khổng Tử thất vọng nên từ quan, ông dẫn học trò chu du các nước như nước Vệ, nước Tấn, nước Tống, nước Trần, nước Sở để đẩy mạnh áp dụng nền chính trị nhân nghĩa của mình. Đáng tiếc ông đến đâu cũng không được trọng dụng.

Mười bốn năm sau, Khổng Tử lại trở về nước Lỗ. Từ đó ông cũng không quan tâm đến chính trị nữa, mà đặt tâm vào việc dạy học. Khổng Tử có khoảng trên 3.000 học trò, trong đó có 72 người trở thành những bậc hiền tài. Họ truyền bá tư tưởng của Khổng Tử, vì thế mà người đời sau gọi họ là Nho gia. Cuốn Luận Ngữ chính là do học trò các đời của Khổng Tử ghi chép lại những câu nói súc tích có tính giáo dục khích lệ thường ngày của Khổng Tử. Nội dung tuy đơn giản nhưng hàm nghĩa lại sâu xa.

Khổng Tử là người sáng lập Nho gia, là nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại, ông được người đời sau tôn xưng là “vạn thế sư biểu” (bậc thầy muôn đời) và “chí thánh tiên sư” (bậc thầy đã đạt đến bậc thánh hiền).

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Cả đời Khổng Tử đã dạy được bao nhiêu học trò? Có bao nhiêu người trong đó thành danh? Ông dạy học trò như thế nào?

(2) Tại sao Khổng Tử lại muốn “hữu giáo vô loại” ?

(3) Trong suốt quá trình học tập của mình, người thầy nào để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Tại sao? Hãy chia sẻ cùng mọi người nào.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z015.htm

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (15) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (14)https://chanhkien.org/2016/08/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-14.htmlWed, 03 Aug 2016 05:02:39 +0000http://chanhkien.org/?p=24820Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo: Bài 13 [ChanhKien.org] Bài 14 Nguyên văn 凡(fán) 訓 (xùn) 蒙(méng),須(xū)講(jiǎng) 究(jiū), 詳(xiáng) 訓(xùn) 詁(gǔ),名(míng) 句(jù) 讀 […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (14) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo: Bài 13

[ChanhKien.org]

4353WdLrb

Bài 14

Nguyên văn

凡(fán) 訓 (xùn) 蒙(méng),須(xū)講(jiǎng) 究(jiū),

詳(xiáng) 訓(xùn) 詁(gǔ),名(míng) 句(jù) 讀 dòu)。

為,(wéi) 學(xué) 者(zhě),必(bì) 有(yǒu) 初(chū),

小(xiǎo) 學(xué) 終(zhōng),至(zhì) 四(sì) 書 (shū)。

 

Phiên âm Hán Việt

Phàm huấn mông, tu giảng cứu

Tường huấn cổ, danh cú độc

Vi học giả, tất hữu sơ

Tiểu học chung, chí tứ thư

 

Tạm dịch

Phàm khi dạy học

Phải xét kỹ lưỡng

Tường tận nghĩa xưa

Ngắt câu rõ ràng

Bởi người đi học

Ắt phải học từ đầu

Hết tiểu học

Rồi học đến tứ thư

 

Từ vựng

(1) 凡 (phàm):phàm là, hễ

(2) 訓 (huấn):dạy bảo

(3) 蒙 (mông):chỉ trẻ nhỏ mới bắt đầu đi học

(4) 須 (tu):ắt phải

(5) 講究 (giảng cứu):chú trọng, coi trọng. Trong bài chỉ về chú trọng phương pháp dạy học.

(6) 詳 (tường):hiểu,

(7) 訓 詁 (huấn cổ):giải nghĩa của từ trong sách cổ

(8) 句讀 (câu đậu):ngắt câu. Trong sách cổ không có dấu câu, cho nên khi đọc sách, chỗ dừng của câu văn, ý hoàn chỉnh được gọi là “cú” (tức là một câu); không có ý hoàn chỉnh mà chỉ dừng một chút gọi là “độc”, giống như dấu phẩy.

(9) 為學 (vi học):học hỏi kiến thức

(10) 者 (giả):người

(11) 初 (sơ):bắt đầu; nghĩa bóng chỉ gốc rễ, cơ sở

(12) 小學(tiểu học):học những điều căn bản; ý trong bài này là tìm hiểu kỹ về hình dạng, âm đọc, nghĩa của chữ

(13) 終 (chung):hoàn thành, kết thúc

(14) 四書 (tứ thư):chỉ về bốn cuốn sách cổ Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung

Dịch nghĩa

Khi dạy bảo trẻ nhỏ bắt đầu học, thì thầy giáo cần phải chú trọng đến cách dạy học, cần phải giải thích rõ ràng ý nghĩa từng câu từng chữ, đồng thời dạy trẻ cách ngắt câu khi đọc sách.

Việc học hành trước tiên phải có được nền tảng vững chắc, bằng cách hiểu được ý nghĩa, âm đọc, cách viết của từng chữ, sau đó mới đọc, học và nghiên các sách như Tứ thư.

Thảo luận vấn đề

(1) Theo bạn “học ngắt câu” có quan trọng không? Điều này có ảnh hưởng thế nào đối với việc học tập các sách kinh điển của người xưa?

(2) Bạn có thích tìm hiểu về chữ Trung Quốc không? Bạn thích nhất phần nào? Bạn cho rằng phần nào là khó nhất?

Câu chuyện

Chữ viết của Trung Quốc là loại chữ viết thú vị và là một trong những loại chữ đẹp nhất thế giới, mỗi một chữ là một âm tiết, bao gồm hình, âm, ý. Mỗi một nét bút, mỗi một nét vẽ đều ẩn sâu bên trong đó những câu chuyện cảm động. Đối với chữ Trung Quốc, chỉ cần hiểu được nguyên tắc tạo chữ từ thuở sơ khai, hiểu được nguồn gốc xuất xứ của nó, thì dù chữ có khó đến đâu khi nhìn qua cũng khó có thể quên được.

Hình dạng của mỗi một chữ Trung Quốc thường phản ánh ý nghĩa ban đầu của việc tạo ra chữ đó, cũng chính là nghĩa gốc của chữ đó, rồi lại từ chữ gốc đó mà dẫn ra ý nghĩa tương quan, cũng gọi là nghĩa mở rộng hay nghĩa bóng. Chúng ta có thể biết được ý nghĩa và âm đọc của một chữ thông qua bộ thủ cấu tạo nên chữ, tức là thông qua hình dạng của chữa đó. Phần lớn các bộ thủ đều là ghi lại nghĩa của chữ, cho nên nghĩa của một chữ quá nửa có liên quan tới bộ thủ của chữ đó. Những chữ có bộ thủ giống nhau, thì phần lớn những chữ đó có cách đọc gần giống nhau.

Do hàm nghĩa của chữ có thể bị thay đổi theo mỗi thời đại, cho nên để có thể hiểu đúng ý nghĩa của một văn bản thì cần phải tìm hiểu nghiên cứu rõ ý nghĩa của từng câu trong văn bản đó.

Chúng cùng ta lấy bộ thủ “nhật (日)” để làm ví dụ thuyết minh.

Chữ “nhật” trong chữ Giáp cốt giống hình dạng của Mặt Trời. Nghĩa gốc của nó là Mặt Trời. Do đó các chữ có bộ thủ là chữ “nhật”, phần lớn đều có liên quan tới Mặt Trời. Ví dụ như chữ “đán (旦)”, chữ “nhất (一)” là chỉ trên mặt đất, buổi sáng sớm mặt trời vừa mới lên khỏi mặt đất bằng phẳng được gọi là “đán” tức là ngày mới. Như chữ “thị (是)”; có chữ “chính (正)” ở bên dưới, tức là tiến thẳng về phía trước không nghiêng không lệch, có ý nghĩa là đường đi chính xác, đúng đắn. Trong suy nghĩ của người xưa, chữ “nhật (日)” ở phía trên chính là căn cứ của “chính (正)”, do đó nghĩa gốc của chữ “thị” này là “chính” “ngay thẳng”, và có nghĩa mở rộng thêm là “đúng, chính xác”. Chẳng hạn như chữ “thị” trong “thị phi (是非)”, “ nhất vô thị xứ (一无是处: không có chỗ nào đúng cả)” “thực sự cầu thị” (实事求是: từ tình huống thực tế, không thêm không bớt, đối đãi và xử lý vấn đề một cách chính xác) đều có ý nghĩa như đã giải thích ở trên.

Ngoài đó ra, bởi vì trong các sách cổ đều không sử dụng các loại dấu câu, cho nên việc đầu tiên khi thầy giáo lên lớp đó là dạy các học trò cách ngắt câu thế nào cho đúng, để cho các học trò hiểu rõ được bao nhiêu chữ là một câu và đến đâu thì dừng ngắt câu. Làm rõ được chỗ dừng ngắt của các câu trong một văn bản, thì mới có thể đi sâu hơn vào dạy và học.

Các dấu câu là một phần quan trọng trong một văn bản, sử dụng hợp lý thì có thể biểu đạt rõ ràng ý của bài viết. Cùng một câu nhưng thay đổi hoặc di chuyển vị trí dấu câu thì ý nghĩa sẽ sai khác rất nhiều.

Có một câu chuyện thế này: ngày xưa có một người đi chơi xa nhà, vì trời mưa nên anh đành ở nhờ nhà bạn. Anh ở một thời gian dài, người chủ nhà keo kiệt cảm thấy sốt ruột, nhưng lại ngại nói thẳng với bạn mình, thế là anh ta bèn lấy giấy ra và viết : “Hạ vũ thiên lưu khách thiên thiên lưu ngã bất lưu” (trời mưa giữ chân khách ở lại ngày qua ngày, nhưng ta không muốn giữ) với hy vọng vị khách đọc được sẽ biết điều mà mau chóng rời khỏi. Vị khách đọc được mấy chữ đó liền hiểu ngay được ý của chủ nhà, nhưng anh lại quyết định trêu bạn mình một phen. Thế là anh bèn lấy bút viết thêm dấu phẩy sau chữ “lưu khách thiên”, thêm dấu hỏi sau chữ bất “thiên lưu ngã bất?”, và cả câu đã bị sửa thành “hạ vũ thiên, lưu khách thiên, thiên lưu ngã bất? Lưu! (Đại ý: vì trời mưa nên đó là ý trời muốn tôi ở lại).

Phim hoạt hình

Viết về tâm đắc

(1) Hãy tìm một số chữ có cùng bộ thủ và thử tìm hiểu xem mối liên hệ giữa chúng?

(2) Có nhiều chữ có cấu tạo từ cùng những bộ thủ giống nhau, nhưng vị trí các bộ thủ đó khác nhau cho nên chúng tạo thành các có ý nghĩa khác nhau. Hãy thay đổi cách viết các chữ sau để tạo thành chữ có nghĩa khác?

  • 杏 (hạnh: cây hạnh)
  • 含 (hàm: bao hàm, chứa đựng)
  • iii. 架 (giá: khung, khuôn, giá, kệ )
  • 紋 (văn: vằn, ngấn, vân)
  • 吧 (ba: trợ từ dùng cuối câu)
  • 忘 (vong: quên)
  • 椎 (trùy: cái dùi)
  • 晖 (huy: ánh mặt trời, ánh dương)

Đáp án tham khảo:

  • 杏→ 呆 (ngai: ngẩn ra, không linh lợi)
  • 含 → 吟 (ngâm: ngâm vịnh, đọc, ngâm thơ)
  •  架 → 枷 (gia: gông, cùm)
  • 紋 → 紊 (vấn: rối, loạn)
  • 吧 → 邑 (ấp: kinh thành, thành thị)
  • 忘 → 忙 (mang: bận rộn)
  • 椎 → 集 (tập: tập hợp, tụ tập)
  • 晖 → 晕 (vựng: chóng mặt, hôn mê)

(3) Nếu như không có các dấu câu, phải chăng mọi người sẽ cãi nhau chỉ vì không hiểu ý nhau? Thử nghĩ, nếu không sử dụng dấu câu thì còn cách nào để cho người khác hiểu được ý nghĩa của câu văn nào?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/index.htm

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (14) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (13)https://chanhkien.org/2016/05/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-13.htmlSat, 14 May 2016 16:43:03 +0000http://chanhkien.org/?p=24759Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo Bài 12 [ChanhKien.org] Bài 13 Nguyên văn 父(fù) 子(zǐ) 恩(ēn),夫(fū) 婦(fù) 從(cóng), 兄(xiōng) 則(zé) 友(yǒu),弟(dì)則(zé) 恭(gōng), 長(zhǎng) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (13) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo Bài 12

[ChanhKien.org]


095d5a8c-e837-467a-a664-e75e34fb66a7

Bài 13

Nguyên văn

父(fù) 子(zǐ) 恩(ēn),夫(fū) 婦(fù) 從(cóng),

兄(xiōng) 則(zé) 友(yǒu),弟(dì)則(zé) 恭(gōng),

長(zhǎng) 幼(yòu) 序(xù),友(yǒu) 與 (yǔ) 朋(péng),

君(jūn) 則(zé) 敬(jìng),臣(chén) 則(zé) 忠(zhōng),

此(cǐ) 十(shí) 義(yì),人(rén) 所(suǒ) 衕(tóng)。

 

Phiên âm Hán Việt

Phụ tử ân, phu phụ tòng

Huynh tắc hữu, đệ tắc cung

Trưởng ấu tự, hữu dữ bằng

Quân tắc kính, thần tắc trung

Thử thập nghĩa, nhân sở đồng

 

Tạm dịch

Cha con có ơn nghĩa, vợ chồng theo nhau

Anh yêu thương em, em biết cung kính

Lớn nhỏ có thứ bậc, bạn bè ngang nhau

Vua thì tôn kính, thần thì trung thành

Mười nghĩa này, mỗi người đều có

 

Từ vựng

(1) Ân (恩):ân tình

(2) Tòng (從):đi theo, theo

(3) Tắc (則):nên, phải

(4) Kính (恭):cung kính

(5) Trưởng (長):trưởng bối, thế hệ trước mình

(6) Ấu (幼):thế hệ sau mình

(7) Tự(序):thứ tự

(8) Hữu(友):cùng lòng ,hiểu nhau, anh em hòa thuận; người có cùng chí hướng;

(9) Bằng(朋):người cùng chí hướng

(10) Kính(敬):kính yêu, kính trọng

(11) Trung (忠):trung thành

(12) Nghĩa (義):đúng với đạo lý, hợp với lẽ phải

 

Dịch nghĩa

Giữa cha con với nhau cần có ân tình; vợ chồng với nhau nên tôn trọng nhường nhịn nhau, hòa thuận với nhau. Anh chị em với nhau cần phù hợp với trật tự lớn bé, anh chị cần yêu thương em, em cũng cần phải kính trọng anh chị. Giữa bề trên và bậc con cháu phải phân biệt rạch ròi thứ bậc trên dưới, bạn bè với nhau cần thành thật và tin tưởng nhau. Vua mà đối xử đúng mực với bề tôi, thì bề tôi tự nhiên sẽ nhất mực trung thành không dám hai lòng. Đây là những đạo nghĩa mà mỗi người đều phải tuân thủ và hành xử theo.

 

Thảo luận vấn đề

(1) Bạn có anh chị em không? Thường ngày bạn và anh chị em mình đối xử với nhau như thế nào? Hãy chia sẻ với mọi người những câu chuyện cụ thể.

(2) Bạn bè sống với nhau, quý ở chữ “chân”, bạn làm thế nào để bạn bè cùng nhau đoàn kết? Bạn nhận được gì khi bạn đối đãi chân thành với người khác?

(3) Thời quân chủ trước đây, người dân cần trung với vua; trong thời đại dân chủ ngày nay, người dân của một nước cũng cần trung thành với đất nước mình, bạn đã từng nghĩ mình sẽ trung thành với đất nước mình như thế nào chưa?

 

Câu chuyện

“Tình huynh đệ”

Triều Hán có một người tên Triệu Hiếu, tên chữ là Thường Bình. Ông và người em trai Triệu Lễ đều rất yêu thương nhau.

Có năm bị mất mùa, nạn đói khắp nơi. Một nhóm cướp đã chiếm cứ vùng núi Nghi Thu. Một hôm, bọn cướp bắt được Triệu Lễ và chúng muốn ăn thịt anh. Triệu Hiếu chạy đến sào huyệt của bọn cướp, van xin: “Triệu Lễ đang bị bệnh, người lại gầy nữa nên ăn thịt sẽ không ngon. Tôi còn có chút da chút thịt, tôi sẽ thay em trai mình để cho các ông ăn thịt”. Triệu Lễ không chịu, liền nói: “Em bị họ bắt, em chết cũng là số của em, còn anh thì có tội tình gì chứ?” Hai anh em ôm nhau khóc lớn. Bọn cướp bị hai anh em Triệu Hiếu và Triệu Lễ làm cảm động, cuối cùng chúng đã thả họ ra.

Chuyện này về sau truyền đến tai vua, ông liền hạ chiếu thư phong quan cho cả hai anh em họ.

 

“Lưu Bị ba lần mời Gia Cát Lượng”

Thời Tam Quốc, Thục vương Lưu Bị vì muốn khôi phục lại nhà Hán nên đã đi khắp nơi tìm kiếm nhân tài. Khi ông nghe nói Gia Cát Lượng là người tinh thông binh pháp, trí tuệ hơn người, nên ông dẫn Quan Vũ và Trương Phi đến Nam Dương để mời Gia Cát Lượng xuống núi giúp mình. Họ đi suốt đêm để đến Nam Dương, đúng lúc Gia Cát Lượng vừa có chuyến đi xa không còn ở nhà, ba anh em Lưu bị đành buồn bã trở về.

Không lâu, Lưu Bị nghe nói Gia Cát Lượng đã trở về Nam Dương, trong lòng vui mừng, mặc cho trời đang mưa lớn ông vẫn cùng Quan Vũ và Trương Phi đi đến Nam Dương. Khi họ đến trước cổng nhà Gia Cát Lượng, người hầu liền nói với họ rằng: “Tối qua tiên sinh lại có việc nên đi ra ngoài rồi”. Cả hai lần đều không mời được Gia Cát Lượng nên Quan Vũ và Trương Phi cảm thấy không thể kiên nhẫn được nữa, nhưng Lưu Bị lại không hề nản lòng.

Vài ngày sau, họ đến nhà tranh của Gia Cát Lượng lần thứ ba. Người hầu nói với họ: “Chủ nhân đang ngủ”. Quan Vũ và Trương Phi muốn lập tức gọi Gia Cát Lượng dậy, nhưng Lưu Bị không muốn thế mà lại lặng lẽ ở bên ngoài đợi. Lúc này lại đúng vào thời gian lạnh nhất trong năm, trời mưa to làm cái rét như cắt da cắt thịt, ba anh em Lưu Bị lạnh đến cóng người. Quan Vũ và Trương Phi đã không thể nhẫn chịu được nữa, nhưng Lưu Bị vẫn im lặng chờ đợi không nói lời nào. Một lúc sau, Gia Cát Lượng thức dậy, ông vô cùng cảm động khi nghe nói ba anh em Lưu Bị đã đợi rất lâu ở ngoài, thế rồi ông mời ba người họ vào nhà cùng bàn chuyện quốc gia đại sự.

Lưu Bị rất hiểu và khâm phục Gia Cát Lượng, Gia Cát Lượng vì cảm kích thành ý và sự trọng dụng nhân tài của Lưu Bị mà mang ơn, vì thế ông đã đồng ý phò tá Lưu Bị xây dựng đại nghiệp. Thậm chí khi Lưu Bị qua đời, nhận lời ủy thác của Lưu Bị, ông vẫn tiếp tục phò tá con trai Lưu Bị là Lưu Thiền, cuối cùng ông đã qua đời vì phải lo quá nhiều việc, thật đúng là “Cúc cung tận tụy, làm đến hơi thở cuối cùng.”

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

(1) Nếu như bạn là Triệu Hiếu, gặp phải tình huống nguy hiểm như trên, bạn làm thế nào để giải nguy thành an?

(2) Cả hai anh em họ Triệu đều biết nghĩ cho nhau, mà không hề suy nghĩ vì lợi ích của bản thân. Bạn và anh chị em mình có nghĩ cho người khác trước không?

(3) Câu chuyện Lưu Bị ba lần mời Gia Cát Lượng cũng rất nổi tiếng, bạn cho rằng Gia Cát Lượng vì sao lại chấp nhận thỉnh mời của Lưu Bị? Gia Cát Lượng lại nhất mực một lòng trung thành với nước Thục, bạn đánh giá thế nào về ông?

 

Tài liệu tham khảo

Bước vào thế giới Tam Tự Kinh, Trương Linh Hà, Công ty Thượng nhân văn hóa sự nghiệp, phát hành tháng 8 năm 2005.

Trẻ em Trung Quốc học Tam Tự Kinh, Lâm Trung Hưng biên tập, Nhà xuất bản Thế Mậu, phát hành năm 1992

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/index.htm

 

 

 

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (13) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (12)https://chanhkien.org/2016/05/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-12.htmlFri, 13 May 2016 09:28:37 +0000http://chanhkien.org/?p=24751Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: –  Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) –  Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo Bài 11 [ChanhKien.org] Bài 11 Nguyên văn 高(gāo) 曾(zēng) 祖(zǔ),父(fù) 而(ér) 身(shēn), 身(shēn) 而(ér) 子(zǐ),子(zǐ) 而(ér) 孫(sūn), […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (12) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

–  Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

–  Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo Bài 11

[ChanhKien.org]

0f831a18-aade-425f-b561-dd13f72f876a

Bài 11

Nguyên văn

高(gāo) 曾(zēng) 祖(zǔ),父(fù) 而(ér) 身(shēn),

身(shēn) 而(ér) 子(zǐ),子(zǐ) 而(ér) 孫(sūn),

自(zì) 子(zǐ) 孫(sūn),至(zhì) 玄(xuán) 曾(zēng),

乃(nǎi) 九(jiǔ) 族(zú),人(rén) 之(zhī) 倫(lún)。

 

Phiên âm Hán Việt

Cao tằng tổ, phụ nhi thân,

Thân nhi tử, tử nhi tôn

Tự tử tôn, chí huyền tằng,

Nãi cửu tộc, nhân chi luân.

 

Tạm dịch

Ông sơ, ông cố, ông nội, cha rồi đến mình

Mình rồi đến con, đến cháu

Cháu rồi đến chắt, đến chút

Chín thế hệ này

Lập thành thứ bậc luân thường của con người.

 

Từ vựng

(1) Cao (高):Cao tổ, ông nội của ông nội hay còn gọi là kị

(2) Tằng (曾):Tằng tổ (ông cố), ông nội của cha hay còn gọi là cụ

(3) Tổ (祖):Tổ phụ (ông nội), cha của cha

(4) Phụ (父):cha

(5) Tử (子):con

(6) Tôn (孫):Tôn tử (cháu), con của con

(7) Huyền (玄):Huyền tôn (chắt),  cháu bốn đời còn gọi là chắt

(8) Tằng (曾):tằng tôn, con của cháu hay còn gọi là chút

(9) Nãi (乃):  là

(10) Cửu tộc (九族): quan hệt huyết thống 9 thế hệ

(11) Nhân chi luân (人之倫):luân thường của con người, thường gọi là luân thường

 

Dịch nghĩa

Cao tằng tổ (kị) sinh ra tằng tổ phụ (cụ hay cố), tằng tổ phụ sinh ra tổ phụ (ông nội), tổ phụ sinh phụ thân (cha), phụ thân sinh ra chúng ta, chúng ta sinh ra con, con sinh ra cháu, cứ như thế từng đời nối tiếp nhau phát triển.

Người xưa gọi là cửu tộc tức là từ cao tổ, tằng tổ, tổ phụ, phụ thân, bản thân mình, con, cháu, chắt, chút. Bao gồm bốn thế phía trên mình và bốn thế phía dưới mình, là có quan hệ huyết thống và thân thiết nhất với mình. Cửu tộc đại biểu cho mối quan hệ luân thường có tôn ti trật tự có lớn có nhỏ của nhân loại.

 

Thảo luận vấn đề

(1) Bạn biết trong họ hàng gia tộc mình gồm có những ai? Quan hệ giữa bạn và các thành viên trong họ hàng như thế nào? Hãy chia sẻ cùng mọi người nào.

(2) Hãy hỏi bất cứ một người lớn tuổi nào trong họ hàng, bảo họ chia sẻ câu chuyện họ phấn đấu khi còn trẻ.

 

Câu chuyện “Uống nước nhớ nguồn”

Dữu Tín là người thuộc Nam triều thời kỳ Nam Bắc triều. Lương Nguyên Đế phái ông đi sứ sang Bắc triều nhà Tây Ngụy. Trong thời gian ông đi sứ, triều Lương bị Tây Ngụy tiêu diệt, Dữu Tín bị giữ lại Trường An (đô thành của Tây Ngụy). Năm đó Dữu Tín 42 tuổi.

Mặc dù Bắc triều phong ông làm đại tướng quân, nhưng ông lại rất muốn trở về quê hương, Nam triều cũng mấy lần đòi Dữu Tín từ Bắc triều nhưng đều không được. Trong 28 năm ở Bắc triều, Dữu Tín thường xuyên nhớ về cố quốc và quê nhà, trong bài “Chủy điệu khúc” ông viết: “Lạc kỳ thực giả tư kỳ thụ, ẩm kỳ lưu giả hoài kỳ nguyên” (tức là khi ăn trái phải nhớ tới cây đã cho ta trái, khi uống nước cần nhớ về nguồn nước).

Câu thành ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có nguồn gốc từ đó với ý nghĩa làm người thì không được quên nguồn gốc của mình, luôn phải nhớ đến công ơn của những người đã giúp cho ta có được thành quả như ngày hôm nay.

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

Sau khi đọc xong câu chuyện, bạn hãy trả lời câu hỏi dưới đây:

(1) Vì sao phải biết uống nước nhớ nguồn?

(2) Quê hương bạn ở đâu? Bạn hiểu về địa lý lịch sử văn hóa của quê hương mình như thế nào?

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z012.htm

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (12) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (11)https://chanhkien.org/2016/05/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-11.htmlTue, 03 May 2016 05:24:53 +0000http://chanhkien.org/?p=24699Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: –  Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) –  Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo Bài 10 [ChanhKien.org] Bài 11 Nguyên văn 曰(yuē) 喜(xǐ) 怒(nù),曰(yuē) 哀(āi) 懼(jù), 愛(ài) 惡(wù) 欲(yù),七(qī) 情(qíng) 具(jù)。 […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (11) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

–  Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

–  Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo Bài 10

[ChanhKien.org]

5b143377-302c-42d5-a9a2-e21c683308c5

Bài 11

Nguyên văn

曰(yuē) 喜(xǐ) 怒(nù),曰(yuē) 哀(āi) 懼(jù),

愛(ài) 惡(wù) 欲(yù),七(qī) 情(qíng) 具(jù)。

匏(páo) 土(tǔ) 革(gé),木(mù) 石(shí) 金(jīn),

絲(sī) 與(yǔ) 竹(zhú),乃(nǎi) 八(bā) 音(yīn)。

 

Phiên âm Hán Việt

Viết hỉ nộ, viết ai cụ

Ái ố dục, thất tình cụ

Bào thổ cách, mộc thạch kim

Tư dữ trúc, nãi bát âm

 

Tạm dịch

Nói về vui, về giận, về đau thương, về sợ hãi

Về yêu, ghét và ham muốn, bảy thứ tình đều có trong mỗi người

Bào, thổ, cách, mộc, thạch, kim

Tư và trúc, đó là tám loại dụng cụ âm nhạc

 

Từ vựng

(1) Hỷ (喜): vui mừng

(2) Nộ (怒): tức giận

(3) Ai (哀): đau thương

(4) Cụ (惧): sợ hãi

(5) Ái (爱): yêu thích

(6) Ố (恶): ghét, ghen ghét

(7) Dục (欲): muốn, ham muốn, một loại ý niệm mong muốn được thỏa mãn

(8) Thất tình (七情): bảy thứ tình cảm hỷ nộ ai cụ ái ố dục

(9) Cụ (具): có, có sẵn

(10) Bào (匏): nhạc khí làm bằng vỏ quảbầu như đàn tính, đàn bầu

(11) Thổ (土): chỉ các nhạc khí làm bằng đất nhưtrống đất

(12) Cách (革): chỉ các loại nhạc cụ được làm bằng da động vật; dùng gọi các loạitrống mặt bịt bằng da như trống cái

(13) Mộc (木): chỉ các nhạc khí bằng gỗ như song loan, .

(14) Thạch (石):chỉ các nhạc khí chế tác bằngđá như đàn đá, khánh đá

(15) Kim (金):chỉ nhạc khí có dây bằng sắt.

(16) Ti (絲):tơ, chỉ các loại đàn dây như đàn hồ, đàn nhị.

(17) Trúc (竹):chỉ nhạc khí dùng hơi thổi, chế tác từ câytrúc như tiêu, sáo

(18) Âm (音):vốn để chỉ thanh âm, trong bài là chỉ về nhạc cụ

 

Dịch nghĩa

Vui mừng, tức giận, đau buồn, sợ hãi, yêu thích, ghét và ham muốn là bảy loại tình cảm của con người khi sinh ra đã có.

Người Trung Quốc cổ đại dùng tám loại nguyên liệu gồm quả bầu hồ lô, đất sét, da động vật, gỗ, đá ngọc, kim loại, tơ, ống trúc để làm nhạc cụ và gọi đó là bát âm. Do các nhạc cụ được làm từ các chất liệu khác nhau nên âm thanh phát ra từ các nhạc cụ đó cũng khác nhau và mang nét đặc sắc riêng.

 

Thảo luận vấn đề

(1) Một người thông minh, có sự tu dưỡng rèn luyện sẽ biết cách khống chế và làm chủ tình cảm của mình. Bạn có thể phân biệt được các loại tình cảm của mình không?

(2) Khi tâm trạng của bạn không tốt, bạn sẽ khống chế nó thế nào?

(3) Bạn đã học qua loại nhạc cụ nào chưa? Hãy chia sẻ với mọi người về cảm nhận của bạn khi học loại nhạc cụ đó nào.

 

Câu chuyện “Hoàng Đế và âm nhạc”

Đối với người Trung Quốc cổ đại mà nói, âm nhạc là công cụ để liên hệ với Thần. Âm nhạc không chỉ để hưởng thụ và giải trí, mà còn là lễ tiết để điều hòa mối quan hệ giữa trời và đất.

Các nhạc cụ của Trung Quốc được phát minh từ rất sớm, trong cuốn Thi Kinh cũng thường xuyên nhắc tới các loại nhạc cụ. Theo các sách sử ghi chép, Phục Hy là người chế tạo ra đàn sắt, Nữ Oa chế tạo ra tiêu, Linh Luân chế tạo ra chuông, Thần Nông chế tạo ra ngũ huyền cầm.

Hoàng Đế lệnh cho Linh Luân chế định ra nhạc luật, đặt ra 12 luật (12 thang âm). Linh Luân ở trên núi Tây Sơn tìm được loại trúc thô thích hợp để làm nhạc cụ, ông dùng những cây rắn chắc nhất gọt thành sáo trúc. Khi ông thổi cây sáo mình vừa làm, có mấy con chim phượng hoàng đậu xuống quanh những cây ở gần ông, chim trống bắt đầu hót trước, âm đầu tiên của nó giống với âm phát ra từ cây sáo trúc của Linh Luân, sau đó lại hót tiếp 5 âm nữa, Linh Luân nhanh chóng gọt thành cây sáo có thể phát ra 5 âm đó. Phượng hoàng mái hót tiếp 6 âm, Linh Luân lại nhanh chóng gọt ra cây sáo trúc phát ra được 6 âm đó. Linh Luân sắp xếp trình tự của 12 âm đó xong, liền hoàn thành 12 âm luật. Vì để bảo tồn lâu dài 12 âm này, Hoàng Đế đã hạ lệnh đúc ra 12 chuông đồng có thể tái hiện chính xác 12 âm của sáo trúc, sau đó, tất cả các thang âm của các nhạc cụ bắt buộc phải đúng với âm của chuông đồng.

Ngoài việc hạ lệnh cho Linh Luân chế tạo chuông ra, trong cuộc chiến với Xi Vưu, vì để nâng cao sĩ khí chiến đấu của binh sĩ, Hoàng Đế đã làm ra một loại trống trận đặc biệt, và còn đích thân đánh để cổ vũ uy thế của đội quân. Loại trống này được làm từ da được phơi khô của một loại quái thú ở Đông Hải có tên là “Quỳ”, còn dùi trống được làm từ khúc xương to nhất trên người Thần Sấm. Khi Hoàng Đế đánh vào chiếc trống trận đặc biệt này, tiếng trống vọng xa hơn 500 dặm, làm trời đất rung chuyển.

Ngoài ra, khi Hoàng Đế gặp mặt các Quỷ Thần trên núi Thái Sơn, còn sáng tác ra khúc nhạc tên “Thanh Giác”, khúc nhạc này có khí thế hùng hồn, có thể “kinh động trời đất, quỷ thần phải khóc”, đây thực sự là bản nhạc trên Thiên giới, người phàm không thể nghe được. Hơn nữa, sau khi Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, để chúc mừng thắng lợi, ông đã sáng tác ra bản nhạc có khí thế phi phàm có tên “Cương cổ khúc”.

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

(1) Theo bạn tất cả các loại âm nhạc đều tốt có phải không? Phải chăng cũng phân thành tốt và xấu? Âm nhạc tốt và âm nhạc xấu được phân như thế nào? Chúng tạo ra những ảnh hưởng như thế nào?

(2) Hãy tìm những thành ngữ có liên quan đến âm nhạc, giải thích ý nghĩa và câu chuyện liên quan về thành ngữ đó ?

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z011.htm

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (11) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (10)https://chanhkien.org/2016/04/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-10.htmlWed, 27 Apr 2016 04:45:06 +0000http://chanhkien.org/?p=24685Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo: Bài 9 [ChanhKien.org]   Bài 10 Nguyên văn 稻(dào) 粱(liáng) 菽(shú),麦(mài) 黍(shǔ) 稷(jì), 此(cǐ) 六(liù) 谷(gǔ),人(rén) 所(suǒ) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (10) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo: Bài 9

[ChanhKien.org]

d3b418f9-d245-4138-93c1-23e6d69975e8

 

Bài 10

Nguyên văn

稻(dào) 粱(liáng) 菽(shú),麦(mài) 黍(shǔ) 稷(jì),

此(cǐ) 六(liù) 谷(gǔ),人(rén) 所(suǒ) 食(shí)。

马(mǎ) 牛(niú) 羊(yáng),鸡(jī) 犬(quǎn) 豕(shǐ),

此(cǐ) 六(liù) 畜(chù),人(rén) 所(suǒ) 饲(sì)。

 

Phiên âm Hán Việt

Đạo lương thục, mạch thử tắc,

Tử lục cốc, nhân sở thực.

Mã ngưu dương, kê khuyển thỉ,

Tử lục súc, nhân sở tự.

Tạm dịch

Lúa, kê, đậu, lúa mạch, lúa nếp cao lương,

Là sáu loại đồ ăn của con người.

Ngựa, trâu, dê, gà, chó lợn,

Là sáu loài vật mà con người nuôi

Từ vựng

(1) Đạo (稻): chỉ cây lúa, hạt lúa sau khi tách vỏ thì gọi là gạo (đại mễ).

(2) Lương (粱): thường gọi là Túc, chính là kê (tiểu mễ), hạt sau khi tách vỏ thì được hạt gạo kê .

(3) Thục (菽): tên gọi chung các loại đậu (đỗ)

(4) Mạch (麦): lúa mạch; mạch có nhiều loại gồm lúa mì (tiểu mạch), đại mạch, mạch đen, yến mạch, v.v.

(5) Thử (黍): lúa nếp, lá mỏng dài và nhọn, có lông thô, gân lá song song, hạt trắng hoặc vàng, có chất dính.

(6) Tắc (稷): lúa nếp; có hai loại, loại có nhựa dính gọi là thử (黍), loại không dính gọi là tắc (稷), hiện nay gọi là Cao lương. (Ngày xưa cho rằng lúa tắc quý nhất trong trăm giống lúa, cho nên gọi thần lúa là tắc.)

(7) Cốc (谷): tên gọi chung của lương thực

(8) Sở (所): trong bài chỉ nghĩa “là” hoặc “được”

(9) Thực (食): đồ ăn

(10) Khuyển (犬): chó

(11) Thỉ (犬): lợn

(12) Súc (畜): loài vật mà con người nuôi dưỡng

(13) Tự (饲): nuôi, chăn nuôi

Dịch nghĩa

Lúa, kê, đậu, lúa mạch, ngô, cao lương là sáu loại lương thực chính của con người. Ngựa, trâu, dê, gà, chó ,lợn là sáu loài động vật được con người nuôi dưỡng.

Tương truyền khi con người trải qua nạn đại hồng thủy, Thiên thần đã giúp đỡ con người trải qua khó khăn bằng cách mang sáu loại lương thực và sáu loài vật đó xuống nhân gian, đồng thời dạy con người cách chăn nuôi trồng trọt. Đây là sự từ bi của Thần đối với con người, từ đó khiến con người có thể tự lực cánh sinh, đồng thời lục súc và lục cốc cũng đã trở thành những thứ không thể thiếu trong đời sống thường ngày của con người.

Thảo luận vấn đề

Trên thế giới, mỗi khu vực hay mỗi quốc gia sẽ có khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục tập quán khác nhau, hãy kể ra những lương thực thực phẩm chính ở mỗi khu vực hay quốc gia mà em biết. Thử nghĩ xem, sáu loài vật kể trên có những đóng góp gì cho con người nào?

Câu chuyện “Nguồn gốc của lúa gạo”

Ngày xửa ngày xưa, trên mặt đất vẫn chưa có ruộng đồng và nhà cửa, chỉ toàn là rừng rậm hoang sơ. Khi đó con người vẫn còn sống dựa vào săn bắt và hái lượm. Rồi một hôm, bỗng nhiên trời như bị nứt ra, mưa lớn trút xuống ngày đêm không ngừng, tạo thành một trận lũ lụt lớn chưa từng có.

Rất lâu sau đó nước lũ mới rút, nhưng những động vật nhỏ đều bị nước lũ nhấn chìm, hoa quả cũng bị hư hỏng hết. Có người đi săn bắt để kiếm ăn nhưng lại bị loài khác ăn thịt, không có gì để ăn nên rất nhiều người đã bị chết đói. Loài người đáng thương chỉ biết cau mày ủ dột, không nghĩ được cách nào để vượt qua khó khăn.

Lúc này, trên một hòn đảo ở phương đông, nơi có nhiều Thiên thần ở đó, họ tận mắt chứng kiến đồ ăn của con người ngày càng khan hiếm. Họ vô cùng thương cảm với con người, thế là họ bàn nhau để giúp đỡ con người vượt qua khó khăn.

Sau cuộc họp bàn đó, họ phái Phục Hy dạy con người chăn nuôi, Thần Nông dạy con người trồng trọt. Trâu và ngựa chăm chỉ chịu khó được sai giúp con người cày bừa và kéo xe; còn sữa dê có thể là thức uống để con người bổ sung chất dinh dưỡng; gà thì mỗi buổi sáng sớm có thể gáy để đánh thức con người dậy bắt đầu ngày mới để làm việc; mặc dù lợn chỉ biết ăn và ngủ, nhưng có thể cung cấp thịt để làm thức ăn cho con người; còn chó thì lại trung thành trông giữ nhà.

Các hạt lúa trong thế giới của Thần, vốn ra dày đặc chi chít từ gốc tới ngọn của cây lúa, hơn nữa các hạt lúa chín cũng rất dễ rụng. Vấn đề là, các hạt lúa đưa đến nhân gian phải đi qua vùng biển lớn, các hạt lúa nhỏ bé thế này thì vận chuyển thế nào đây? Và do ai mang đi đây?

Về sau, các Thiên thần quyết định, để tránh bị rơi rụng trong quá trình vận chuyển đến nhân gian, các hạt lúa nhất định phải được cho dính lên khắp thân của ai gánh vác trách nhiệm để mang đi. Sau đó họ hỏi sáu loài trâu, ngựa, dê, gà, chó, lợn xem có loài nào muốn hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này không.

Đầu tiên là câu trả lời gượng gạo của bò: “Tôi thân xác tuy to, nhưng chỉ biết dùng sức, e là không thể hoàn thành nhiệm vụ này. Tôi thấy hay là để cho ngựa nhanh nhẹn đảm nhận đi!”

Ngựa vừa nghe thấy thế đã vội nói: “Lông trên người tôi trơn bóng thế này, e là chẳng dính được hạt lúa nào đâu, hay là bảo gà làm!” Ngựa chỉ về phía gà đang đứng trên lưng mình.

Lúc này, gà liền lắc đầu nói: “Không được, không được! Tôi nhỏ con thế này thì mang được bao nhiêu chứ.”

Rồi đến lượt dê và lợn cũng đưa ra lý do từ chối. Lúc đó, chỉ có chó nghĩ đến cảnh con người sắp chết đói, trong lòng thấy thương xót nói: “Con người thật đáng thương, hãy để tôi đảm nhận nhiệm vụ này!”

Các Thiên thần vui mừng vỗ về chó và dặn dò: “Trên đường đi nhất định phải thật cẩn thận, những hạt lúa giống trên người ngươi còn sót bao nhiêu, sẽ quyết định việc sau này khi trồng tại nhân gian một cây lúa sẽ ra được bấy nhiêu hạt đấy!”

Thế rồi, chó liền làm cho thân mình ướt sũng, rồi đến bên đống thóc lăn lộn để cho từng hạt thóc vàng ươm dính lên người mình, sau đó cả nhóm sáu loài vật cùng xuất phát. Trên biển lớn mênh mông, từng con sóng dữ đã cuốn trôi dần từng hạt thóc trên người chó. Để bảo vệ những hạt giống quý giá này, chó đã dùng hết sức khom người dựng thẳng đuôi cố gắng vượt qua từng ngọn sóng.

Trải qua chặng đường gian nan, cuối cùng sáu loài đã đến nhân gian, đáng tiếc là những hạt thóc trên người chó đã bị sóng cuốn gần hết, chỉ còn sót lại một ít dính trên cái đuôi được giơ cao của chó.

Từ đó, cây lúa được trồng rộng dãi trong nhân gian, con người đã có những hạt cơm thơm ngon để ăn và không còn lo bị chết đói nữa. Nhưng bởi vì chỉ còn những hạt dính trên đuôi chó được giơ cao và không bị sóng cuốn mất là được mang đến nhân gian, nên về sau các cây lúa trồng trên mặt đất cũng chỉ ra có một bông ở trên ngọn mà thôi.

Về sau, vì để báo đáp công ơn của chó, con người cũng cho chó được ăn cơm. Còn trâu ngựa dê thì chỉ được ăn rơm rạ, gà và lợn thì chỉ được ăn cám!

Trong cuộc sống, chó là người bạn trung thành nhất của con người, đuôi của nó nhìn trông giống như bông lúa nặng trĩu hạt. Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy được sự vất vả trong quá trình đưa các hạt lúa giống đến nhân gian, cũng giống như những người nông dân vất vả bỏ ra biết bao mồ hôi công sức để làm ra từng hạt thóc. Do đó, chúng ta cần phải biết trân quý từng hạt lúa, hạt gạo đấy !

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

(1) Ngoài việc làm lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày ra, bạn có biết lúa gạo còn được dùng vào việc gì nữa không?

(2) Hãy kể về công đoạn người nông dân trồng và làm ra hạt lúa, hạt gạo.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z009.htm

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (10) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (9)https://chanhkien.org/2016/04/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-9.htmlTue, 05 Apr 2016 06:31:40 +0000http://chanhkien.org/?p=24678Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo phần 8 [ChanhKien.org]   Bài 9 Nguyên văn 曰(yuē) 水(shuǐ) 火(huǒ) ,木(mù) 金(jīn) 土(tǔ) , 此(cǐ) 五(wǔ) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (9) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo phần 8

[ChanhKien.org]

c9ba7b52-2028-4a82-b50c-0a487f3c4386

 

Bài 9

Nguyên văn

曰(yuē) 水(shuǐ) 火(huǒ) ,木(mù) 金(jīn) 土(tǔ) ,

此(cǐ) 五(wǔ) 行(xíng) ,本(běn) 乎(hū) 數(shù) 。

曰(yuē) 仁(rén) 義(yì) ,禮(lǐ) 智(zhì) 信(xìn) ,

此(cǐ) 五(wǔ) 常(cháng) ,不(bù) 容(róng) 紊(wèn ) 。

 

Phiên âm Hán Việt

Viết thủy hỏa, mộc kim thổ,

Thử Ngũ hành, bổn hồ số.

Viết nhân nghĩa, lễ trí tín,

Thử ngũ thường, bất dung vấn.

 

Tạm dịch

Nói về thủy về hỏa

Nói về mộc về kim về thổ

Ngũ hành này

Là căn bản của vũ trụ

Nói về nhân về nghĩa

Nói về lễ về trí về tín

Ngũ thường này

[phải tuân theo] Không được loạn

 

Giải thích từ

(1) Thử (此):này

(2) Hành (行):khái niệm cơ bản để phân loại mọi vật

(3) Bổn, còn được đọc là “bản” (本):căn bản, mấu chốt

(4) Hồ (乎): từ, khởi đầu từ

(5) Số (數):chỉ nguyên lý của tự nhiên

(6) Thường (常): chỉ về đạo lý vĩnh hằng bất biến

(7) Dung (容):cho phép, đồng ý

(8) Vấn (紊):loạn, đảo loạn

 

Dịch nghĩa

“Ngũ hành” là chỉ kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (hay kim loại, gỗ, nước, lửa, đất). Người Trung Quốc cổ đại cho rằng đây là những thứ cơ bản cấu thành các loại sự vật trong vũ trụ, giữa chúng với nhau đồng thời có sự tương sinh tương khắc (tức là cái này sinh ra cái kia đồng thời cái này cũng triệt tiêu cái khác), đó là do nguyên lý của tự nhiên quyết định.

“Ngũ thường” nói về năm phép tắc bất biến gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đây là chuẩn tắc làm người và xử lý mọi việc; yêu thương bảo vệ người khác, cố gắng vì lợi ích của người khác gọi là “nhân”; làm những việc đúng với lẽ phải gọi là “nghĩa”; khiêm nhường có lễ gọi là “lễ”; khả năng suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ ràng gọi là “trí”; thái độ thành thật không lừa dối gọi là “tín”. Mỗi người đều nên tuân thủ năm phép tắc này, không được làm rối loạn dù chỉ một chút.

 

Thảo luận vấn đề

1) Ngũ hành trong các phương diện như tự nhiên và cơ thể người là chỉ về cái gì?

2) Thử nói xem trong cuộc sống bạn thực hiện Ngũ thường như thế nào?

 

Giải đáp tham khảo

Mối quan hệ đối ứng của Ngũ hành và tự nhiên gồm:

Ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy

Mùa vụ: xuân, hạ, trường hạ, thu, đông

Phương vị : đông, nam, tây, bắc, trung tâm

Khí hậu: gió, nắng, ẩm ướt, khô hanh, lạnh

Quá trình phát triển: sinh ra, lớn lên, già, thu hoạch, cất giữ

Ngũ vị: chua, ngọt, đắng, cay, mặn

Ngũ sắc: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen

 

Mối quan hệ đối ứng của Ngũ hành và tự nhiên gồm:

Ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy

Tạng: gan, tim, lá lách, phổi, thận

Phủ: túi mật, ruột non, dạ dày, ruột già, bàng quang

Ngũ quan: mắt, lưỡi, miệng, mũi tai

Hình thể: gân, mạch máu, cơ, da, xương

Tình cảm: tức giận, vui thích, trầm tư, buồn, sợ hãi

Câu chuyện

“Học thuyết Ngũ hành về tương sinh tương khắc”

Học thuyết về Ngũ hành nói về nguồn gốc và sự biến hóa đa dạng của mọi sự vật trên thế giới. Giữa Ngũ hành với nhau có sự tương sinh tương khắc. Tương sinh tức là mối quan hệ làm cho sinh sôi, dưỡng sinh, thúc đẩy nhau biến đổi; tương khắc bao hàm ý khắc chế, kiềm nén, kiềm chế, gạt bỏ, loại trừ.

Nguyên lý tương sinh trong Ngũ hành tức là: kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Còn tương khắc tức là: kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim. Mối quan hệ tương sinh tương khắc này của Ngũ hành đã duy trì mọi vật sinh trưởng bình thường và phát triển hài hòa.

Theo truyền thuyết có một người tên là Trứu Diễn đã đưa ra lý luận về Ngũ hành. Ông cho rằng người làm Thiên tử thì ắt phải có một đức trong Ngũ hành thì mới ngồi lên ngôi vị hoàng đế được. Nếu như đức hành của người làm vua đó mà yếu, thì sẽ bị một hành khác trong Ngũ hành thay thế.

Theo ghi chép, Hoàng Đế có “thổ” đức, nên ông làm Vương. Nhưng về sau, “thổ” đức suy yếu, “mộc” đức khắc thổ bắt đầu hưng thịnh, vua Vũ có “mộc” đức lên làm hoàng đế. Đến khi “mộc” suy yếu, “kim” đức khắc mộc bắt đầu hưng thịnh, vua Thương Thang có “kim” đức thay thế và lên làm hoàng đế. Tiếp đó là “hỏa” đức khắc kim bắt đầu hưng thịnh, và Châu Văn Vương với “hỏa” đức lên làm hoàng đế; cứ tuần hoàn như vậy liên tục không dừng.

 

Kẻ bội tín quên nghĩa mất hết tất cả

Ngu Phù là người bán sơn thuộc nước Việt thời Xuân Thu, cùng thời với Kế Nhiên và Phạm Lãi, không cam chịu sống đời nghèo khổ, nhìn thấy bạn bè nhờ buôn bán mà trở nên giàu có, nên cũng nóng lòng muốn thử buôn bán. Đầu tiên ông tìm đến Kế Nhiên để thình giáo cách làm giàu, Kế Nhiên nói với Ngu Phù: “Hiện nay con đường buôn bán sơn rất tốt, sao anh lại không trồng một ít cây sơn để lấy sơn đi mà bán?” Ngu Phù nghe xong trong lòng vui mừng, liền hỏi Kế Nhiên về kỹ thuật trồng sơn, Kế Nhiên tận tâm chỉ bảo. Sau khi trở về nhà, Ngu Phù thức khuya dậy sớm cần cù làm việc, cuối cùng đã khai khẩn được một vườn sơn với quy mô rất lớn.

Sau ba năm cây sơn đã to lớn, Ngu Phù vô cùng vui mừng. Bởi vì nếu có thể lấy được hàng trăm thùng sơn thì đã có thể kiếm được rất nhiều tiền. Thế rồi Ngu Phù chuẩn bị chuyển những thùng sơn lấy được đến nước Ngô để bán, đúng lúc đó có anh vợ đến thăm và nói với Ngu Phù: “Anh thường đến nước Ngô buôn bán, nên biết được ở đó người ta bán sơn thế nào, nếu làm tốt thì có thể có lãi gấp mấy lần đấy!”

Ngu Phù nóng lòng phát tài, lại hỏi làm thế nào mới kiếm được nhiều tiền hơn, anh vợ Ngu Phù nói: “Ở nước Ngô, sơn bán rất dễ, ta nhìn thấy không ít người nấu lá cây sơn thành cao, rồi dùng cao đó trộn vào sơn để bán, như thế có thể lãi được gấp mấy lần đấy, mà người nước Ngô lại không phát hiện được.” Ngu Phù nghe xong, ngày đêm nhặt lá sơn để nấu cao, xong rồi vận chuyển cao và sơn đến nước Ngô.

Khi đó bởi vì quan hệ nước Ngô và nước Việt vô cùng căng thẳng, không buôn bán qua lại được, nên sơn ở nước Ngô vô cùng hiếm. Lái buôn sơn ở nước Ngô nghe nói Ngô Phù mang sơn đến bán, họ vui mừng không ngớt, còn chạy cả ra ngoài thành để đón Ngu Phù, lại còn sắp xếp chỗ ăn chỗ ở cho anh. Ở chỗ trọ, các lái buôn sơn nước Ngô vừa nhìn thấy sơn của Ngô Phù đúng là loại tốt, bèn thương lượng về giá cả, xong rồi dán niêm phong và hẹn ngày mai đến giao tiền rồi lấy sơn.

Đợi những người buôn sơn rời khỏi, Ngu Phù bèn dỡ niêm phong, suốt đêm anh đổ cao sơn nấu sẵn vào trộn lẫn với sơn. Không ngờ do bận tay bận chân, nên vẫn để lại dấu vết. Hôm sau, các lái buôn đến như đã hẹn, họ phát hiện niêm phong trên thùng sơn có dấu vết bị bóc, nên họ nghi ngờ, rồi mượn cớ không đưa tiền và nói vài ngày nữa sẽ quay lại.

Ngu Phù ở trong quán trọ đợi mấy ngày cũng chẳng thấy mặt mũi những người buôn sơn đâu. Thời gian kéo dài, cao sơn bị trộn lẫn trong thùng sơn biến chất và hỏng. Kết quả, Ngu Phù không bán được ít sơn nào, cuối cùng phải đổ đi hết. Người buôn sơn nước Ngô nghe tin xong, đều phê bình: “Người làm buôn bán cần phải thành thật, chất lượng hàng hóa không thể lừa người được, hôm nay anh bị thế này, có ai lại thương hại anh chứ?”

Ngu Phù không còn tiền để về nước, đành ở nước Ngô xin ăn, lại thường bị người ta chế giễu, cuối cùng chán nản vì khốn khó mà chết nơi đất khách quê người.

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

(1) Ngu Phù trong câu chuyện trên vì sao lại chết nơi đất khách?

(2) Bạn cảm thấy người buôn bán cần có đạo đức kinh doanh như thế nào? Hãy đưa ra những ví dụ phản diện từ xưa đến nay để nói rõ hơn.

 

Dịch từ:  http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z009.htm

 

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (9) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (8)https://chanhkien.org/2016/04/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-8.htmlTue, 05 Apr 2016 06:28:02 +0000http://chanhkien.org/?p=24674Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo phần 7 [ChanhKien.org]   Bài 8 Nguyên văn 曰(yuē) 春(chūn) 夏(xià),曰(yuē) 秋(qiū) 冬(dōng), 此(cǐ) 四(sì) 時(shí),運(yùn) 不(bù) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo phần 7

[ChanhKien.org]

92d8f7ed-dcab-412f-88c7-23c8f2ed8ebd

 

Bài 8

Nguyên văn

曰(yuē) 春(chūn) 夏(xià),曰(yuē) 秋(qiū) 冬(dōng),

此(cǐ) 四(sì) 時(shí),運(yùn) 不(bù) 窮(qióng)。

曰(yuē) 南(nán) 北(běi),曰(yuē) 西(xī) 東(dōng),

此(cǐ) 四(sì) 方(fāng),應(yìng) 乎(hū) 中(zhōng)。

 

Phiên âm Hán Việt

Viết xuân hạ

Viết thu đông

Thử tứ thời

Vận bất cùng

Viết nam bắc

Viết đông tây

Thử tứ phương

Ứng hô trung

 

Tạm dịch

Mùa xuân mùa hạ

Mùa thu mùa đông

Bốn mùa đó

Vận chuyển tuần hoàn

Hướng đông hướng nam

Hướng tây hướng bắc

Bốn phương hướng

Cùng quy về một điểm ở trung tâm

 

Giải thích từ

(1) Viết (曰):gọi là, rằng

(2) Thử (此):này, cái này

(3) Thời (時):mùa.

(4) Vận (運):chuyển động lặp đi lặp lại tuần hoàn theo một quỹ đạo nhất định

(5) Cùng (窮):dừng lại

(6) Phương (方):phương vị, phương hướng

(7) Ứng (應):đối ứng, tương ứng

(8) Hô (乎):ở, tại

(9) Trung (中):trung tâm

 

Dịch nghĩa

Xuân hạ thu đông trong một năm gọi là tứ quý (hay bốn mùa), mỗi mùa đều có nét riêng, và thay đổi tuần hoàn không dừng, xuân qua hạ tới, thu đi đông về.

Đông nam tây bắc gọi là bốn phương (tứ phương), là chỉ các vị trí phương hướng. Bốn phương hướng này đều lấy một điểm ở trung tâm làm chuẩn, và chúng đối ứng với nhau, như thế ta mới có thể định ra được các phương vị.

 

Vấn đề thảo luận

(1) Tại sao lại có khí hậu thay đổi theo từng mùa? Bạn thích mùa nào, tại sao?

(2) Nếu như ở trong rừng hoặc trên biển mà bị lạc đường thì bạn làm thế nào?

 

Câu chuyện “Hoàng Đế và xe chỉ nam”

Trước khi phát minh ra la bàn, con người dựa vào Mặt Trời và các ngôi sao để xác định phương hướng khi đi đường. Ban đêm, con người thời cổ đại quan sát sao Bắc Cực, ban ngày thì quan sát Mặt Trời để phân biệt phương hướng.

La bàn, kỹ thuật chế tạo giấy, kỹ thật in, thuốc súng là bốn phát minh của Trung Quốc thời cổ đại. Trong đó la bàn (hay kim chỉ nam) được phát minh sớm nhất. Hơn 2,000 năm trước, con người đã biết dùng loại đá có từ tính để chế tạo “tư nam”, dùng để xác định đâu là hướng nam đâu là hướng bắc, do đó có thể nói “tư nam” là tiền thân của kim chỉ nam. Nhưng loại “chỉ nam xa” cũng dùng để xác định phương hướng đã xuất hiện từ hơn 4,000 năm trước.

Khoảng hơn 4,000 năm trước, vùng lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang của Trung Quốc có rất nhiều bộ lạc sinh sống. Hoàng Đế là thủ lĩnh của một bộ lạc nổi tiếng trong truyền thuyết.

Khi đó, ở phương đông có một thủ lĩnh của bộ tộc Cửu Lê tên là Xi Vưu không những khỏe mạnh, hung dữ mà còn mang tâm oán hận và không muốn phục tùng Hoàng Đế. Về sau, Xi Vưu liên kết với 81 người anh em của mình và bắt đầu cuộc đại chiến với Hoàng Đế. Vì để đối phó với kẻ địch mạnh lại có các loại vũ khí chế tạo từ đồng, Hoàng Đế đã nghĩ mọi kế sách, cuối cùng ông phát minh ra một loại vũ khí sắc nhọn là cung tên. Nhưng vì phương bắc có gió cát lớn, thường hay có những trận bão cát, nên để cho các binh sĩ không bị lạc mất phương hướng, thủ hạ của Hoàng Đế đã chế tạo thành công một thứ gọi là “chỉ nam xa” (xe chỉ nam).

Quân hai bên giao chiến tại Trác Lộc, mặc dù quân của Xi Vưu dũng mãnh, nhưng gặp quân của Hoàng Đế lại không chống đỡ được, lần lượt tháo chạy. Lúc này mặc dù trên chiến trường không có gió cát, nhưng lại dày đặc sương mù, quân của hai bên không thể phân biệt được đông tây nam bắc. Nhờ trên xe chỉ nam của Hoàng Đế có đặt một người làm bằng sắt, tay của người sắt luôn chỉ hướng nam, dựa vào chỉ dẫn của xe chỉ nam, quân của Hoàng Đế có thể phân biệt rõ được phương hướng trong làn sương mù dày đặc đó, nên đã đánh bại được quân của Xi Vưu và giành thắng lợi. Đây chính là “trận chiến Trác Lộc” thời viễn cổ.

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

Sau khi đọc xong câu chuyện ở trên, xin mời trả lời những câu hỏi dưới đây:

(1) Hãy nghĩ xem làm thế nào để tìm ra phương hướng dựa vào Mặt Trời và các ngôi sao?

(2) Thử nghĩ xem la bàn xác định phương hướng như thế nào?

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z008.htm

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (7)https://chanhkien.org/2016/04/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-7.htmlTue, 05 Apr 2016 06:24:16 +0000http://chanhkien.org/?p=24671Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: – Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) – Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo phần 6 [ChanhKien.org]   Bài 7 Nguyên văn 三(sān) 才(cái) 者(zhě),天(tiān) 地(dì) 人(rén), 三(sān) 光(guāng) 者(zhě),日(rì) 月(yuè) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

– Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

– Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo phần 6

[ChanhKien.org]

14487ef5-cf8a-40a3-8f3a-cc7714726691

 

Bài 7

Nguyên văn

三(sān) 才(cái) 者(zhě),天(tiān) 地(dì) 人(rén),

三(sān) 光(guāng) 者(zhě),日(rì) 月(yuè) 星(xīng)。

三(sān) 纲(gāng) 者(zhě),君(jūn) 臣(chén) 义(yì),

父(fù) 子(zǐ) 亲(qīn),夫(fū) 妇(fù) 顺(shùn)。

 

Phiên âm Hán Việt

Tam tài giả

Thiên Địa Nhân

Tam quang giả

Nhật nguyệt tinh

Tam cương giả

Quân thần nghĩa

Phụ tử thân

Phu phụ thuận

 

Tạm dịch

Ba bậc tài

Thiên tài địa tài nhân tài

Ba nguồn sáng

Mặt trời mặt trăng ngôi sao

Ba mối quan hệ trong xã hội

Đạo nghĩa vua tôi

Cha con thân thiết

Vợ chồng hòa thuận

 

Giải thích từ

(1) Giả (者):từ thay thế để chỉ người hoặc vật.

(2) Tam quang (三光):tức là ánh sáng Mặt Trời, Mặt Trăng, và các ngôi sao. Từ tam quang có nguồn gốc từ cuốn Hán Thư do Ban Cố viết: “Thiên đạo lẽ nào không thành tam, trời có tam quang: nhật, nguyệt, tinh; đất có ba hình dạng: cao, thấp, bằng phẳng; người thì có tam tôn: vua, cha, thầy.

(3) Cương (纲):Nghĩa đen chỉ sợi dây to làm đầu mối trên lưới, nghĩa bóng chỉ các phần chủ yếu của các sự vật, cũng chính là phép tắc, trật tự.

(4) Nghĩa (义):thích hợp. Hợp với nội dung và lý lẽ, chỉ các bên cần làm hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

(5) Thân (亲):thân cận, thân thiết, thương yêu.

(6) Thuận (顺):hòa thuận

 

Dịch nghĩa

Thế nào gọi là “tam tài”? Tam tài chính là Thiên tài, Nhân tài, Địa tài, là ba nhân tố cơ bản cấu thành tiểu vũ trụ này của chúng ta. Thế nào gọi là “tam quang”? Tam quang chính là Mặt Trời, Mặt Trăng, các ngôi sao, là ba vật thể phát ra ánh sáng ở trên bầu trời, cũng chính là nguồn sáng chủ yếu trên Trái Đất.

Thế nào là “tam cương”? Tam cương chính là vua tôi, cha con, vợ chồng, tức là chỉ về ba mối quan hệ luân thường quan trọng giữa người với người. Lời nói hành động của vua và bề tôi phải phù hợp với lễ nghĩa và đạo lý, mỗi người đều làm hết trách nhiệm của mình. Cha mẹ và con cái phải thương yêu gắn bó với nhau, cha hiền con hiếu. Giữa vợ chồng với nhau cần sống hòa thuận, tôn trọng nhau.

 

Thảo luận vấn đề

(1) Người xưa cho rằng con người là do Thần tạo ra, thiên địa vạn vật đều có nhân tố của Thần trong đó, Thần bao bọc che chở con người, cho nên con người cần kính trọng trời đất.  Bạn nhìn nhận thế nào về chuyện này? Hãy chia sẻ cùng mọi người nào.

(2) Thời đại ngày nay đã khác xưa, mối quan hệ vua tôi mà người xưa nói tương đương với mối quan hệ nào trong xã hội hiện đại? Trong xã hội ngày nay, bạn thấy nguyên tắc “lời nói hành động giữa hai người phải phù hợp đúng chuẩn mực, mỗi người đều cần làm hết trách nhiệm của mình” có cần thay đổi không?

(3) Bạn và cha mẹ bạn thân thiết như thế nào? Bạn đối xử với cha mẹ như thế nào? bạn và cha mẹ bạn làm thế nào để hiểu nhau hơn?

 

Câu chuyện “Sự thông minh của vợ Hứa Doãn”

Hứa Doãn là người thuộc thời Tam quốc. Người vợ có tướng mạo xấu xí của Hứa Doãn là con gái của Nguyễn Cung, là em gái của Nguyễn Khản. Sau buổi hôn lễ, Hứa Doãn vẫn e ngại vì tướng mạo của vợ mà không dám bước vào phòng, việc này làm cho người nhà vô cùng ưu phiền. Sau đó có Hoàn Phạm đến thăm, biết chuyện của vợ chồng Hứa Doãn, Hoàn Phạm nói: “Không cần phải lo lắng, Hoàn Phạm nhất định có thể khuyên Hứa Doãn vào động phòng”. Rồi Hoàn Phạm nói với Hứa Doãn: “Nhà họ Nguyễn gả người con gái có tướng mạo xấu xí cho anh, nhất định họ có dụng ý sâu xa. Anh nên dụng tâm để ý, quan sát để hiểu rõ nguyên nhân”.

Sau đó Hứa Doãn quay trở về phòng, vừa nhìn thấy người vợ mới cưới, anh liền quay người định bỏ ra ngoài. Vợ Hứa Doãn biết một khi anh đã ra khỏi phòng thì khó mà quay lại, thế là cô bèn kéo tay áo chồng. Hứa Doãn vốn muốn làm khó vợ mình, nên anh bèn nói: “Người phụ nữ cần phải có tứ đức, vậy cô có được mấy chứ?”. Vợ Hứa Doãn trả lời: “Em chỉ là thiếu dung mạo xinh đẹp mà thôi! Nhưng mà một người đọc sách thánh hiền cần phải có nhiều đức tính tốt đẹp, xin hỏi phu quân có được mấy đức?”. Hứa Doãn tự tin nói: “Đều có tất cả”. Vợ Hứa Doãn lại nói: “Trong nhiều phẩm hạnh tốt đẹp thì đức là quan trọng nhất, phu quân chỉ háo sắc mà không biết quý trọng đức, thì làm sao có thể nói là có tất cả chứ?”. Hứa Doãn nghe xong vô cùng xấu hổ, từ đó về sau anh vô cùng kính trọng vợ mình.

 

Ghi chú:

(1) Vợ Hứa Doãn được xếp thứ tư trong bốn người đàn bà xấu nhất thời Trung Quốc cổ đại.

(2) Tứ đức là chỉ về công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ:

– “Công” là chăm sóc việc nhà cho sạch sẽ, trật tự, vén khéo; thêu thùa may vá, nấu nướng món ăn, nuôi dạy con cái.

– “Dung” là vẻ mặt và dáng dấp bề ngoài. Phụ nữ cần chăm sóc dung nhan cho tươi tắn, tướng đi dịu dàng, cử chỉ từ tốn đoan trang, thân thể sạch sẽ, quần áo tươm tất gọn gàng.

– “Ngôn” là lời nói phải thành thật, ngay thẳng, dịu dàng, xác đáng, gây được tình cảm tốt đẹp trong mọi người; tránh lời thị phi, đâm thọc, xảo trá lợi mình hại người.

– “Hạnh” là tính nết hiền lành, hòa nhã, hiếu thảo, kính trên nhường dưới, khoan dung, đoan chính.

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

(1) Từ câu chuyện về vợ Hứa Doãn, bạn cho rằng điều quan trọng ở mỗi con người là diện mạo bên ngoài hay là phẩm chất tốt đẹp bên trong? “Diện mạo bên ngoài” ngoài chỉ về tướng mạo xinh đẹp và xấu xí ra thì nó còn dùng để chỉ về điều gì nữa? Theo bạn thường ngày chúng ta cần tu dưỡng phẩm hạnh của mình thế nào?

(2) Thử hỏi cha mẹ bạn để hiểu thêm về cách họ sống hòa thuận như thế nào? Khi có những ý kiến trái ngược hoặc không giống nhau thì cha mẹ bạn xử lý thế nào?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z007.htm

Xem tiếp: Phần 8

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (6)https://chanhkien.org/2016/03/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-6.htmlThu, 03 Mar 2016 02:15:43 +0000http://chanhkien.org/?p=24640Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: –  Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) –  Trần Đông (http://tonychenmusic.com) Tiếp theo phần 5 [ChanhKien.org] Bài 6 Nguyên văn 首(shǒu) 孝(xiào) 弟(tì),次(cì) 见(jiàn) 闻(wén), 知(zhī) 某(mǒu) 数(shù),识(shì) 某(mǒu) 文(wén)。 一(yī) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

–  Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

–  Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

Tiếp theo phần 5

[ChanhKien.org]

1dd79d41-9104-4e89-b36c-379e0aaa3b06Bài 6

Nguyên văn

首(shǒu) 孝(xiào) 弟(tì),次(cì) 见(jiàn) 闻(wén),

知(zhī) 某(mǒu) 数(shù),识(shì) 某(mǒu) 文(wén)。

一(yī) 而(ér) 十(shí),十(shí) 而(ér) 百(bǎi),

百(bǎi) 而(ér) 千(qiān),千(qiān) 而(ér) 万(wàn)。

 

Thủ hiếu đệ, thứ kiến văn

Tri mỗ số, thức mỗ văn.

Nhất nhi thập, thập nhi bách,

Bách nhi thiên, thiên nhi vạn.

 

Tạm dịch

Hiếu thuận trước, tri thức sau

Hiểu con số, biết được chữ

Một tới mười, mười tới trăm

Trăm tới ngàn, ngàn tới vạn.

 

Từ vựng

(1) Thủ (首):đầu tiên, trước nhất

(2) Hiếu đệ (孝弟):Hiếu thuận cha mẹ, kính nhường, yêu mến anh em

(3) Thứ (次):thứ hai, sau đó

(4) Kiến văn (见闻):điều mắt thấy tai nghe, chỉ về những kiến thức thông thường hoặc tri thức

(5) Mỗ (某):dùng để gọi chung chung sự vật hoặc người không biết tên hoặc có tên nhưng không nói ra tên cụ thể

(6) Số ( 数):chỉ phép tính toán thời cổ đại, còn được gọi là một trong sáu tài nghệ (Sáu tài nghề trong nền giáo dục thời xưa gồm: lễ, nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, viết chữ và toán pháp)

(7) Thức (识):nhận thức, hiểu

(8) Văn (文):chỉ văn tự (chữ viết) và văn chương; cũng dùng nói chung về học vấn

(9) Nhất (一):số 1

(10) Nhi (而):đến, chỉ ý biến đổi

(11) Nhất nhi thập (一而十):con số cơ bản từ 1 đến 10

(12) Thập nhi bách (十而百):10 lần 10 là 100

(13) Bách nhi thiên (百而千):10 lần 100 là 1000

(14) Thiên nhi vạn (千而万):10 lần 1000 là 1 vạn tức 10000

 

Dịch nghĩa

Làm người trước tiên phải biết hiếu thuận với cha mẹ, yêu thương anh chị em. Sau đó là học hỏi để tăng dần vốn hiểu biết của mình. Những kiến thức thông thường trong cuộc sống bao gồm cả khả năng hiểu được sự thay đổi các con số hay cách đếm số, hiểu được các phép tính toán, và còn có khả năng đọc hiểu các chữ viết.

Từ 1 đến 10 là những con số cơ bản, sau đó chúng ta mới có thể biết được 10 lần 10 là 100, 10 lần 100 là 1.000, 10 lần 1.000 là 1 vạn (tức 10.000). [Nghĩa là chúng ta cần học những điều cơ bản trước, rồi trên cơ sở đó mới có thể mở rộng vốn kiến thức của mình].

Thảo luận vấn đề

(1) Trong văn hóa truyền thống phương đông từ xưa đến nay đều rất coi trọng hiếu thuận, cho nên mới có câu “Bách thiện hiếu vi thủ” (trăm điều, thiện hiếu là đầu tiên), bạn có biết vì sao không?

(2) Theo bạn, trau dồi phẩm hạnh đạo đức và học tập kiến thức, điều nào quan trọng hơn? Hãy trình bày suy nghĩ của bạn.

Câu chuyện về vua Thuấn

Theo sử sách ghi chép lại thì vua Thuấn là một người vô cùng có hiếu. Cha của ông là một người mù tên Cổ Tẩu, mẹ ông qua đời từ khi ông còn nhỏ. Về sau, Cổ Tẩu lấy thêm người vợ lẻ, và người vợ lẻ tính tình hung ác này trở thành mẹ kế của Thuấn, bà ta không những không hề yêu thương Thuấn mà còn dùng mọi thủ đoạn để hãm hại Thuấn. Không lâu sau, người mẹ kế của Thuấn sinh được một người con trai và đặt tên là Tượng, cha và mẹ kế của Thuấn đều hết mực yêu thương Tượng. Mặc dù thường ngày Thuấn đều rất hiếu thuận với cha mẹ cũng như yêu thương em trai Tượng, nhưng ngược lại mẹ kế và em trai lại rất ghét Thuấn, còn người cha Cổ Tẩu thì chỉ biết nghe lời hai mẹ con Tượng đánh mắng Thuấn mà không phân rõ đúng sai.

Do sức khỏe của cha không tốt, cộng với em trai còn nhỏ tuổi, cho nên khi Thuấn còn rất nhỏ đã một mình ở dưới chân núi Lịch Sơn làm ruộng trồng trọt để nuôi sống gia đình. Theo truyền thuyết, vì lòng hiếu thuận của Thuấn làm cảm động trời đất, nên ngay cả voi cũng đến giúp Thuấn làm ruộng, chim bay đến giúp nhổ cỏ. Dù vậy nhưng cha, mẹ kế, em trai Thuấn đều không ưa gì nên họ hay tìm cơ hội để hãm hại, có lúc suýt chút nữa Thuấn đã mất mạng.

Thuấn cũng biết rõ cảnh ngộ của mình nên luôn luôn cẩn thận, do đó cậu luôn nghĩ được cách tránh khỏi những lần hãm hại của họ, và cũng không để bụng chuyện nào cả. Cậu không chút oán hận về những việc xảy đến, mà còn âm thầm chấp nhận mọi đối xử bất công với mình, ngược lại cậu luôn nghĩ cách để thay đổi cách đối xử của cha mẹ đối với mình và làm cho họ vui. Bởi vì đức hạnh của Thuấn vô cùng đáng quý, cho nên khi cậu mới 20 tuổi mà đã nổi tiếng gần xa bởi chữ hiếu.

Về sau, trong khi vua Nghiêu đang tìm người tài đức để kế vị, mọi người liên tục giới thiệu Thuấn. Mặc dù vua Nghiêu đã chấp nhận giới thiệu của các chư hầu khắp nơi, nhưng vì người dân, nên ông vẫn muốn đích thân kiểm tra Thuấn. Thế là ông bèn gả hai người con gái Nga Hoàng và Nữ Anh cho Thuấn; lại còn để cho Thuấn tiếp xúc với chín người con trai của ông, và ông ở bên quan sát xem Thuấn đối nhân xử thế ra làm sao.

Ngoài đó ra, vua Nghiêu còn để Thuấn lấy đức tính hiếu thuận cha mẹ yêu thương anh em để dạy bảo người dân, và người dân đều nghe theo; Thuấn xử lý các công việc triều chính vô cùng tốt đẹp, các quan đều phục tùng; vua Nghiêu còn sai Thuấn tiếp đãi chư hầu bốn phương đến triều đình diện kiến, các chư hầu đều cung kính nghe theo. Cuối cùng, vua Nghiêu sai Thuấn bảo vệ rừng núi, mặc dù Thuấn ở trên núi gặp phải mưa to gió lớn nhưng vẫn có thể phân biệt rõ phương hướng, không bị lạc đường.

Cuối cùng, vua Nghiêu thấy được Thuấn là người có phẩm hạnh cao thượng và có trí thông minh phi phàm, nên ông đã truyền ngôi vua lại cho Thuấn.

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc

Dưới đây có một số vấn đề được đưa ra sau khi đọc xong câu chuyện về vua Thuấn, bạn hãy suy nghĩ rồi nói ra suy nghĩ của mình.

(1) Vì sao vua Nghiêu lại chọn Thuấn làm người kế vị?

(2) Nếu như bạn là nhân vật chính trong câu chuyện này, gặp phải những đối đãi bất công như thế, bạn sẽ xử lý thế nào?

(3) Khi bạn và người nhà bất đồng ý kiến, bạn sẽ giải quyết thế nào?

(4) Điều quan trọng nhất của một người là phải hiếu thuận với cha mẹ, yêu thương nhường nhịn anh chị em. Thử nghĩ lại xem bạn đã làm được bao nhiêu rồi, còn những điều nào cần khắc phục?

(5) Đọc xong câu chuyện này, bạn học được điều gì?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z006.htm

Xem tiếp: Phần 7

 

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (5)https://chanhkien.org/2016/02/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-5.htmlThu, 04 Feb 2016 17:11:24 +0000http://chanhkien.org/?p=24597Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: –    Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) –    Trần Đông (http://tonychenmusic.com) Tiếp theo phần 4 [ChanhKien.org] Bài 5 Nguyên văn 香(xiāng) 九(jiǔ) 龄(líng),能(néng) 温(wēn) 席(xí), 孝(xiào) 于(yú) 亲(qīn),所(suǒ) 当(dāng) 执(zhí)。 融(róng) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

–    Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

–    Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

Tiếp theo phần 4

[ChanhKien.org]

1f46ba79-fffc-4ee0-884c-45881c93c4d9

Bài 5

Nguyên văn

香(xiāng) 九(jiǔ) 龄(líng),能(néng) 温(wēn) 席(xí),

孝(xiào) 于(yú) 亲(qīn),所(suǒ) 当(dāng) 执(zhí)。

融(róng) 四(sì) 岁(suì),能(néng) 让(ràng) 梨(lí),

弟(tì) 于(yú) 长(zhǎng),宜(yí) 先(xiān) 知(zhī)。

 

Hương cửu linh, Năng ôn tịch

Hiếu vu thân, Sở đương chấp

Dung tứ tuế, Năng nhượng lê

Đệ vu trưởng, Nghi tiên tri

 

Tạm dịch

Hoàng Hương 9 tuổi, đã biết ủ ấm chăn chiếu

Hiếu với cha mẹ, là việc nên làm

Khổng dung 4 tuổi, đã biết nhường lê

Thuận hòa với anh em, là điều trước tiên nên học hỏi

 

Từ vựng

(1)         Hương (香): chỉ Hoàng Hương, người thuộc vùng Giang Hạ thời Đông Hán

(2)         Cửu linh (九龄): chín tuổi

(3)         Ôn (温): ấm áp

(4)         Tịch (席): chiếu

(5)         Thân (亲): cha mẹ

(6)         Đương (当): nên, cần phải

(7)         Chấp (执): chấp hành, thực hành

(8)         Dung (融): chỉ Khổng Dung (153 – 208), nhà văn học thời Đông Hán, cháu đời thứ 20 của Khổng Tử.

(9)         Nhượng (让): nhường nhau theo nghi lễ,  khiêm nhường.

(10)     Đệ (弟): chỉ anh em thân thiết

(11)     Trưởng (长): anh cả; huynh trưởng

(12)     Nghi (宜): nên

Giải nghĩa văn tự

Khi Hoàng Hương lên chín tuổi đã biết dùng hơi ấm cơ thể của mình để ủ ấm chăn chiếu vào mùa đông, sau đó mới mời cha lên giường đi ngủ.

Hiếu thuận với cha mẹ, là bổn phận mà người làm con nên làm.

Khổng Dung khi mới bốn tuổi đã biết khiêm nhường, cậu nhường quả lê to cho anh ăn, còn mình thì ăn quả nhỏ.

Yêu mến anh là đạo lý mà người em nên hiểu từ khi còn nhỏ.

Vấn đề thảo luận

(1) Tại sao cần hiếu thuận với cha mẹ, yêu mến anh em? Bình thường các em làm như thế nào? Nếu làm không được, em cho rằng là nguyên nhân gì?

(2) Khổng Tử nói: “Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản hĩ!” Ý là nói hiếu thuận với cha mẹ, yêu mến anh em là cái gốc của mọi lòng nhân ái, em nhìn nhận thế nào ?

 

Các câu chuyện

(1) Câu chuyện Hoàng Hương quạt gối ủ chăn

Hoàng Hương là người vùng Giang Hạ, thời Đông Hán, từ nhỏ đã rất hiếu thuận với cha mẹ, người ở trong vùng đều gọi cậu bé là “tiểu hiếu tử” (đứa con nhỏ có hiếu). Năm Hoàng Hương lên chín tuổi thì mẹ cậu qua đời, vì thế cậu bé lại càng hiếu thuận với cha hơn. Hàng ngày cậu đều giành làm những công việc tương đối nặng nhọc, để cho cha mình có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, cậu bé nghĩ mọi cách để cha có được cuộc sống thoải mái hơn.

Mùa hè thời tiết oi bức, lại nhiều muỗi, Hoàng Hương biết cha mình không chịu được nóng, thời tiết nóng thường làm ông không ngủ được, lại còn bị muỗi đốt nữa. Vì thế mà mỗi tối trước khi cha đi ngủ, Hoàng Hương thường dùng quạt quạt gối và chiếu cho mát, và đuổi muỗi xong rồi mới mời cha đi ngủ. Đến mùa đông lạnh giá, Hoàng Hương sợ cha bị lạnh, cậu bèn nằm trên giường ủ ấm chăn chiếu, rồi mới mời cha lên giường nghỉ ngơi.

Không lâu sau, những hành động hiếu thuận của Hoàng Hương được truyền khắp kinh thành, không ai là không biết, không ai là không rõ, thời đó còn lưu truyền câu nói khen ngợi Hoàng Hương “Thiên hạ vô song, Giang Hạ Hoàng đồng”, ý của câu nói này là: Hiếu thuận như Hoàng Hương ở quận Giang Hạ, e rằng thiên hạ không có người thứ hai. Khi đó, thái thú Giang Hạ nghe được chuyện này, ông cảm thấy đây là chuyện vô cùng hiếm gặp, liền tấu lên hoàng thượng để biểu dương việc làm hiếu thuận của Hoàng Hương.

Người đời sau có câu thơ kính trọng khen ngợi Hoàng Hương rằng: “Trời đông ủ ấm chăn, tiết hè quạt mát gối; tuổi nhỏ mà hiểu chuyện, xưa nay chỉ Hoàng Hương.”

(2) Câu chuyện Khổng Dung nhường lê

Khổng Dung, người Dự Châu nước Lỗ cuối thời Đông Hán, là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử. Khổng Dung tính tình thật thà lương thiện, từ nhỏ đã biết khiêm nhường.

Năm lên bốn tuổi, có người đến tặng một giỏ lê, cha Khổng Dung gọi cậu bé lại bảo cậu chọn trước một quả, Khổng Dung chọn quả nhỏ nhất.

Cha Khổng Dung cảm thấy kỳ lạ, liền hỏi: “Này con, sao con không chọn quả to chứ?” Khổng Dung trả lời: “Tuổi nhỏ nhất, nên ăn quả nhỏ nhất ạ; anh lớn tuổi hơn con, nên ăn quả to ạ.” Sau khi người trong họ biết được chuyện này, đều nhìn Khổng Dung với ánh mắt khác.

 

Phim hoạt hình

 

Viết về tâm đắc 

(1) Hãy nói về thể hội của em về hai câu chuyện Hoàng Hương và Khổng Dung.

(2) Em là người con thứ mấy trong nhà? Chung sống với anh chị em mình như thế nào, nếu xảy ra tranh chấp, em thường xử lý như thế nào?

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z006.htm

Xem tiếp: Phần 6

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (4)https://chanhkien.org/2016/02/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-4.htmlThu, 04 Feb 2016 17:08:24 +0000http://chanhkien.org/?p=24593Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: –    Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) –    Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   Tiếp theo phần 3 [ChanhKien.org] Bài 4 Nguyên văn: 玉(yù) 不(bù) 琢(zhuó),不(bù) 成(chéng) 器(qì), 人(rén) 不(bù) 学(xué),不(bù) 知(zhī) 义(yì) […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên soạn: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

–    Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

–    Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

Tiếp theo phần 3

[ChanhKien.org]

f66fe09d-d2e9-4423-a02a-3805350d23da

Bài 4

Nguyên văn:

玉(yù) 不(bù) 琢(zhuó),不(bù) 成(chéng) 器(qì),

人(rén) 不(bù) 学(xué),不(bù) 知(zhī) 义(yì) 。

为(wéi) 人(rén) 子(zǐ),方(fāng) 少(shào) 时(shí),

亲(qīn) 师(shī) 友(yǒu),习(xí) 礼(lǐ) 仪(yí)。

Ngọc bất trác, Bất thành khí

Nhân bất học, Bất tri lý

Vi nhân tử, Phương thiếu thời

Thân sư hữu, Tập lễ nghĩa

 

Tạm dịch:

Ngọc không mài giũa, thì không thành món đồ quý

Người không học, thì không biết lí lẽ

Là người con, khi còn nhỏ

Thân với thầy với bạn, để học tập lễ nghĩa

Từ vựng:

(1)       Trác (琢): mài, giũa, đẽo gọt

(2)      Thành khí (成器): chế tác thành vật phẩm đẹp và tinh xảo sử dụng được; cũng dùng để hình dung một người thành tài, có thành tựu.

(3)      Nghĩa (义): việc đúng đắn hoặc đạo lý đúng đắn hợp lý.

(4)      Vi (为): là

(5)      Phương (方): lúc, khi

(6)      Thiếu thời (少时): lúc nhỏ, lúc còn trẻ tuổi

(7)      Thân (亲): gần gũi

(8)      Hữu (友): bạn bè

(9)      Lễ nghi (礼仪): quy phạm và nghi thức lễ tiết

 

Giải nghĩa văn tự:

Một hòn đá ngọc, nếu không trải qua quá trình mài giũa tỉ mỉ thì không thể trở nên đẹp đẽ và cũng không thể dùng được. Con người cũng vậy, dù cho có tư chất bẩm sinh rất tốt, nhưng không chịu khó học tập thì cũng không cách nào hiểu được đạo lý đối nhân xử thế.

Là con cái, cần phải tranh thủ lúc còn trẻ mà năng gần gũi với thầy tốt bạn hiền, khiêm tốn tiếp thu những lời dạy bảo và khuyên răn, đồng thời học tập lễ nghi đối nhân, xử sự, đối đáp.

 

Vấn đề thảo luận:

(1) Ngọc sau khi trải qua quá trình mài giũa, có thể trở thành vật dụng tinh xảo và đẹp. Vậy thì con người chúng ta cần làm thế nào để bản thân mình trở nên ngày càng tốt đẹp hơn?

(2) Khi thầy giáo hoặc bạn bè chỉ ra chỗ thiếu sót nào đó mà chúng ta làm chưa tốt và cần cải thiện, thì chúng ta nên hành xử như thế nào? Hãy kể với mọi người về kinh nghiệm của bản thân mình nhé.

 

Câu chuyện Biện Hòa dâng ngọc

Thời Xuân Thu, nước Sở có một người tên là Biện Hòa. Một hôm, Biện Hòa nhặt được một hòn đá ngọc thô ở trên núi. Ông biết rằng đây là miếng ngọc quý hiếm có, liền mang đi dâng cho Sở Lệ Vương. Sở Lệ Vương liền gọi thợ làm ngọc trong cung đến giám định hòn đá ngọc này. Thợ làm ngọc nhìn qua, liền nói: “Đây chỉ là hòn đá bình thường mà thôi.” Lệ Vương cho rằng Biện Hòa mang đá đến lừa mình, liền sai người lôi Biện Hòa ra chặt chân trái của ông.

Sau khi Lệ Vương qua đời, Sở Vũ Vương kế vị. Biện Hòa lại đem miếng ngọc thô đó đến dâng cho Vũ Vương. Vũ Vương lại sai người làm ngọc đến giám định. Thợ làm ngọc nói: “Đây chẳng qua chỉ là hòn đá thôi.” Vũ Vương cũng cho rằng mình bị Biện Hòa lừa, bèn sai người chặt chân phải của Biện Hòa.

Sau khi Vũ Vương qua đời, Sở Văn Vương đăng cơ. Lúc này, Biện Hòa ôm hòn đá ngọc của mình, ở dưới chân núi khóc gào khóc thống thiết. Ông khóc ba ngày ba đêm, khóc đến cạn nước mắt, cuối cùng hai mắt ông đẫm máu. Văn Vương nghe được tin đó, liền sai người giải Biện Hòa về cung, rồi ông hỏi: “Thiên hạ có biết bao nhiêu người bị hình phạt chặt mất hai chân, sao chỉ có mình ông lại khóc đau khổ thế này cơ chứ?” Biện Hòa trả lời: “Tôi không phải đau buồn vì chân mình bị chặt, mà là vì hòn đá ngọc quý giá này lại bị người ta cho là hòn đá bình thường không đáng giá gì; kẻ trung thành lại bị người ta nói thành kẻ lừa đảo!”

Sau khi Văn Vương biết được sự tình, liền sai thợ làm ngọc đem hòn đá đó đi mài giũa cẩn thận, thì phát hiện ra đây đúng là một miếng ngọc hiếm có trên đời. Loại ngọc quý giá này chính là ngọc “Hòa Thị Bích” vô cùng nổi tiếng trong lịch sử.

 

Phim hoạt hình:

 

Viết về tâm đắc:

(1) Ngọc thô ẩn bên trong hòn đá, cần phải qua gọt giũa mới trở thành ngọc quý. Thử nghĩ xem, ngọc thô trong bên trong đá cũng giống như tài năng thiên phú ẩn giấu bên trong mỗi chúng ta, chúng ta phải làm thế nào mới có thể phát huy hết khả năng thiên phú này?

(2) Biện Hòa mặc dù bị Sở Lệ Vương chặt mất chân trái, nhưng rồi ông lại vẫn đem viên ngọc đó dâng cho Sở Vũ Vương, tại sao ông ấy có thể kiên trì như vậy?

(3) Nhiều lúc chân lý không được người ta dễ dàng tiếp thu, và thường phải trả bằng cái giá nào đó, và rồi kết quả của sự kiên trì đến cùng thường được lịch sử cũng như người đời công nhận. Hãy đưa ra những ví dụ khác để chia sẻ cùng mọi người nào.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/book/html/3zj/3z004.htm

Xem tiếp: Phần 5

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (3)https://chanhkien.org/2015/11/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-3-2.htmlSat, 28 Nov 2015 17:24:42 +0000http://chanhkien.org/?p=24543Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: –       Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) –       Trần Đông (http://tonychenmusic.com) [ChanhKien.org] Trong quá trình nuôi dạy con nhỏ, nếu như cha mẹ không dạy dỗ tốt, thì đó là do cha mẹ không làm tốt bổn phận của mình. Hơn nữa ở trường, […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

–       Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

–       Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

[ChanhKien.org] Trong quá trình nuôi dạy con nhỏ, nếu như cha mẹ không dạy dỗ tốt, thì đó là do cha mẹ không làm tốt bổn phận của mình. Hơn nữa ở trường, nếu như thầy cô không chịu khó dạy bảo, nghiêm khắc đôn đốc học sinh học tập, vậy thì thầy cô cũng đã không làm hết trách nhiệm của mình.

Các bạn nhỏ cần chăm chỉ học tập từ khi còn bé, đến khi trưởng thành thì mới có thể làm nhiều việc có ích. Do đó việc học là vô cùng quan trọng, người thời xưa dù có nghèo thế nào cũng vẫn muốn được đi học, sau đây chúng ta cùng nghe câu chuyện “Vũ Huấn mở trường học”!

Xem thêm: Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (3)

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (2)https://chanhkien.org/2015/11/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-2-2.htmlSat, 28 Nov 2015 17:07:49 +0000http://chanhkien.org/?p=24538Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: –       Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) –       Trần Đông (http://tonychenmusic.com) [ChanhKien.org] Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử vì để tìm một môi trường thích hợp cho Mạnh Tử học tập đã ba lần chuyển nhà! Một lần nọ, Mạnh Tử bỏ học trở […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

–       Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

–       Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

[ChanhKien.org] Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử vì để tìm một môi trường thích hợp cho Mạnh Tử học tập đã ba lần chuyển nhà! Một lần nọ, Mạnh Tử bỏ học trở về nhà, mẹ Mạnh Tử đã tức giận đến mức cắt miếng vải đang dệt dở ra làm hai. Bà nói: “Đi học cũng giống như dệt vải vậy. Một miếng vải tốt được dệt bắt đầu từ từng sợi một, từng chút một. Giờ một nửa miếng vải đã bị cắt mất, ta lại phải dệt lại từ đầu.”

Sau đây là câu chuyện về Đậu Yên Sơn dạy con!

Xem thêm: Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (2)

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (1)https://chanhkien.org/2015/11/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-1.htmlMon, 09 Nov 2015 10:57:00 +0000http://chanhkien.org/?p=24498Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh Âm nhạc: –       Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music) –       Trần Đông (http://tonychenmusic.com)   [ChanhKien.org] Trẻ em khi vừa mới sinh ra đều thiện lương và đáng yêu. Nhưng trong quá trình trưởng thành, nếu như trong môi trường giáo dục khác nhau, thì sẽ hình […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chế tác: Nhóm làm phim hoạt hình Tam Tự Kinh

Âm nhạc:

–       Chánh Kiến Thiên Âm (http://www.zhengjian.org/music)

–       Trần Đông (http://tonychenmusic.com)

 

[ChanhKien.org] Trẻ em khi vừa mới sinh ra đều thiện lương và đáng yêu. Nhưng trong quá trình trưởng thành, nếu như trong môi trường giáo dục khác nhau, thì sẽ hình thành những thói quen khác nhau. Cho nên, nếu như một đứa trẻ không được dạy dỗ tốt, bản tính thiện lương tiên thiên có thể sẽ bị mất đi. Hơn nữa trong khi dạy bảo, người lớn nhất định phải chuyên tâm, ân cần.

 

 

Xem thêm: Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (1)

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (3)https://chanhkien.org/2013/01/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-3.htmlhttps://chanhkien.org/2013/01/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-3.html#respondSat, 05 Jan 2013 13:31:44 +0000http://chanhkien.org/?p=21161Sẽ là thiếu sót của bậc làm cha mẹ nếu họ chỉ chu cấp cho con cái mình những nhu cầu vật chất mà không chú trọng dạy bảo chúng.

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Bài 3

Nguyên văn:

養(yǎng) 不(bú) 教(jiào),父(fù) 之(zhī) 過(guò),
教(jiào) 不(bù) 嚴(yán),師(shī) 之(zhī) 惰(duò)。
子(zǐ) 不(bù) 學(xué),非(fēi) 所(suǒ) 宜(yí),
幼(yòu) 不(bù) 學(xué),老(lǎo) 何(hé) 為(wéi)。

Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá,
Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa.
Tử bất học, Phi sở nghi,
Ấu bất học, Lão hà vi.

Tạm dịch:

Nuôi con mà không dạy, là lỗi của người cha,
Dạy trò mà không nghiêm, là do thầy bê trễ.
Con trẻ không học tập, sẽ không biết lễ nghi,
Lúc còn nhỏ không học, khi già biết làm gì?

Từ vựng

(1) Dưỡng (養):nuôi dưỡng
(2) Giáo (教):dạy dỗ
(3) Phụ (父):cha
(4) Quá (過):lỗi
(5) Nghiêm (嚴):nghiêm
(6) Sư (師):thầy
(7) Đọa (惰):bê trễ
(8) Tử (子):con trẻ
(9) Phi (非):không
(10)  Nghi (宜):đúng đắn
(11)Ấu (幼):nhỏ, trẻ
(12)Lão (老):già
(13)Hà (何):[cái] gì
(14)Vi (為):làm

Giải nghĩa văn tự

Sẽ là thiếu sót của bậc làm cha mẹ nếu họ chỉ chu cấp cho con cái mình những nhu cầu vật chất mà không chú trọng dạy bảo chúng. Tương tự, nếu giáo dục học trò mà không nghiêm, thì người thầy chưa làm tròn trách nhiệm của mình.

Trẻ nhỏ không được học hành lười nhác hay trốn học. Nếu chúng không nỗ lực học cách hành xử và giải quyết vấn đề khi còn trẻ, và không thể học hỏi, mở mang kiến thức trong xã hội, chúng sẽ không biết làm gì khi lớn lên.

Câu hỏi thảo luận:

1. Nếu một ngày kia em làm cha mẹ, em sẽ dạy dỗ con cái của mình như thế nào? Điều gì là quan trọng hơn, giáo dục ở gia đình hay giáo dục ở trường học? Nếu em là giáo viên, em sẽ dạy học sinh của mình như thế nào? Em sẽ yêu cầu học sinh làm gì đầu tiên?

2. Đến thăm và quan sát một vài người lớn mà em biết. Họ có những phẩm chất nào cho công việc hiện tại của họ? Nếu họ không làm việc chăm chỉ khi họ còn trẻ, liệu họ có thể làm tốt công việc hiện tại của họ không?

Câu chuyện

Vũ Huấn mở trường

Vào đời nhà Thanh, ở huyện Đường Ấp tỉnh Sơn Đông, có một người hành khất tên là Vũ Thất. Ông đã đi ăn xin và làm thuê đủ nghề để dành dụm tiền mua đất xây trường học. Vì những đóng góp to lớn của ông trong việc xây trường, người ta đã gọi ông là Vũ Huấn (chữ “Huấn” trong “giáo huấn”)

Cha của Vũ Huấn qua đời khi ông mới năm tuổi, để lại hai mẹ con ông đi xin ăn để sống qua ngày. Mặc dù rất khó khăn, nhưng họ vẫn bằng lòng với cuộc sống. Nhưng không may, năm Vũ Huấn lên bảy, mẹ ông lại qua đời. Một mình bơ vơ không nơi nương tựa, Vũ Huấn đã đi khắp nơi để làm thuê cho người khác. Vũ Huấn không bận lòng vì phải sống một cuộc đời cơ cực, nhưng điều làm ông thấy buồn phiền nhất chính là không được đến trường như những đứa trẻ khác.

Trải qua nhiều gian khổ, Vũ Huấn nhận ra tính trọng yếu của việc học. Bản thân phải chịu thiệt thòi vì mù chữ và thất học, ông đã quyết định xây dựng một ngôi trường miễn phí để những trẻ em nghèo có cơ hội học tập như những đứa trẻ khác. Việc đó là để giúp chúng không phải đi lại con đường của ông: bị mất cơ hội học tập chỉ vì thiếu tiền. Do vậy, ban ngày ông đi ăn xin, và ban đêm làm sợi gai. Sau ba mươi, bốn mươi năm liên tục làm việc cật lực, ngôi trường “Sùng Hiền Nghĩa Thục” của ông đã được thành lập, mang lại lợi ích cho nhiều học trò.

Vũ Huấn rất quan tâm đến việc học tập của học trò, và ông cũng rất kính trọng các thầy giáo. Nếu ông thấy thầy giáo không dạy dỗ học trò cẩn thận, hoặc học trò không học hành chăm chỉ, ông sẽ quỳ gối trước họ và cầu xin họ hãy tận tâm tận sức. Cả thầy lẫn trò đều rất cảm động trước nghĩa cử của Vũ Huấn và cùng cố gắng nỗ lực hơn. Sự hiếu học của ông đã làm nhiều người cảm động.

Thực ra, giáo dục có một ảnh hưởng rất to lớn đến cuộc đời mỗi con người. Nếu một người không biết trân quý cơ hội học tập và không biết tận dụng thời gian quý báu khi còn trẻ để tu thân dưỡng tính thì sẽ hối tiếc lúc tuổi già. Tả Tông Đường, một nhà quân sự nổi tiếng sống vào đời nhà Thanh, có một thuộc cấp tên là Trương Diệu, người đã nhiều năm theo ông chinh chiến và giành được nhiều thắng lợi. Tả Tông Đường đã phong cho Trương Diệu một chức quan lớn trong triều đình. Tuy nhiên, Trương Diệu lại không biết đọc vì ông ấy không đi học khi còn trẻ. Triều đình không còn cách nào khác, buộc phải thu hồi chức quan của ông. Cảm thấy hối hận, Trương Diệu đã tìm thầy giáo, quyết tâm học tập ngày đêm, tu thân dưỡng tính, và cuối cùng đã học hành thành đạt và lại được triều đình trọng dụng.

Bài thơ “Trường Ca Hành” trong Nhạc Phủ (một tuyển tập thơ cổ) viết: “Bách xuyên Đông đáo hải, Hà thời phục Tây quy? Thiếu tráng bất nỗ lực, Lão đại đồ thương bi”. (Tạm dịch: Trăm sông đổ ra biển, Biết bao giờ về Tây? Tuổi trẻ không gắng sức, Khi già tiếc lắm thay!) Mọi người nên học hành chăm chỉ khi còn nhỏ, học cách ứng xử trong xã hội, và tu thân dưỡng tính để tránh hối tiếc khi về già.

Viết nhận thức:

1. Em nghĩ gì về việc Vũ Huấn mở trường cho các học sinh nghèo?

2. Vũ Huấn đã đặt mục tiêu và làm việc chăm chỉ để đạt được nó. Mục tiêu trong cuộc sống của em là gì?

3. Quá trình học hỏi kiến thức và tu luyện tâm tính rất khó. Khi đối diện với khó khăn, chúng ta nên có thái độ như thế nào?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/1/23/41930.html
http://pureinsight.org/node/6114

Xem tiếp: Phần 4

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/01/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-3.html/feed0
Tinh tuyển «Thiên gia thi»: “Đăng Quán Tước lâu” của Vương Chi Hoánhttps://chanhkien.org/2011/09/tinh-tuyen-thien-gia-thi-dang-quan-tuoc-lau-cua-vuong-chi-hoan.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/tinh-tuyen-thien-gia-thi-dang-quan-tuoc-lau-cua-vuong-chi-hoan.html#respondTue, 27 Sep 2011 16:51:14 +0000http://chanhkien.org/?p=13192Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến [Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Để hoằng dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc và thanh trừ văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã biên soạn một bộ tài liệu giáo khoa văn hóa chính thống. Chúng tôi hoan nghênh […]

The post Tinh tuyển «Thiên gia thi»: “Đăng Quán Tước lâu” của Vương Chi Hoán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Để hoằng dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc và thanh trừ văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã biên soạn một bộ tài liệu giáo khoa văn hóa chính thống. Chúng tôi hoan nghênh các đồng tu gia nhập và cộng tác trong việc biên soạn bộ tài liệu giáo khoa này.

*  *  *  *  *

Tài liệu giáo khoa văn hóa chính thống: Tinh tuyển «Thiên gia thi»

Đăng Quán Tước lâu

Vương Chi Hoán

Bạch nhật ỷ sơn tận,
Hoàng Hà nhập hải lưu.
Dục cùng thiên lý mục,
Cánh thượng nhất tầng lâu.

【Tác giả

Vương Chi Hoán, tự Quý Lăng, là người Tính Châu triều Đường (nay là Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Sinh năm Thùy Củng thứ tư thời Đường Võ Hậu (năm 688 SCN), mất năm Thiên Bảo đầu tiên thời Đường Huyền Tông (năm 742 SCN), hưởng thọ 55 tuổi. Tính tình hào phóng ngang ngạnh, thơ cũng như người, khí thế hào hùng, nhiệt tình trào dâng. Các bài thơ của ông được “chuyển thể thành nhạc, lưu mãi trong dân”, được đại chúng yêu chuộng sâu sắc, nhờ đó mà truyền tụng muôn đời, ngang danh Cao Thích, Sầm Tham, Vương Xương Linh, v.v. Bởi ông không chuộng khoa cử công danh, nên cuộc đời cũng không được nhiều người biết đến, chỉ từ mộ chí mà thấy được đây là một thi nhân “Có hiếu với nhà, có nghĩa với bạn, khảng khái vô tư, tài năng phóng khoáng”. Nghe nói ông sáng tác rất nhiều thơ, đáng tiếc là chỉ có sáu bài tứ tuyệt là được lưu truyền lại, thâu tập trong «Toàn Đường thi», trong đó “Đăng Quán Tước lâu” và “Xuất trại” (còn gọi là “Lương Châu từ”) là nổi tiếng nhất.

【Chú thích

(1) Quán Tước lâu (鹳鹊楼): theo sách cổ ghi lại, cựu Quán Tước lâu (nay không còn) nằm tại nơi nay là huyện Vĩnh Thanh, tỉnh Sơn Tây, trên một ngọn núi nhỏ phía Tây Nam sông Hoàng Hà. Lầu cao năm tầng, phía trước xa xa có núi Trung Điều, phía dưới là sông Hoàng Hà, tầm mắt thoáng đãng. Tương truyền thường có chim Tước tới đậu tại nơi đây, nên mới gọi tên là Quán Tước lâu.

(2) bạch nhật (白日): chỉ mặt trời vào buổi chiều. Ngũ hành lấy màu trắng để đại biểu phương Tây; quá Ngọ mặt trời dần dần chếch sang Tây, nên mới gọi là bạch nhật.

(3) ỷ (依): men theo, dựa vào.

(4) tận (尽): dần tan biến, mất hẳn.

(5) Hoàng Hà (黄河): nguyên từ chân núi Ba Nhan Khách Lạp ở Thanh Hải chảy qua miền Bắc Trung Quốc, dài chừng 4.850 km, là sông lớn thứ hai Trung Quốc. Bởi vì trong nước có một lượng lớn phù sa, nước sông vàng đục mà có tên gọi như vậy.

(6) nhập hải lưu (入海流): đổ ra biển.

(7) dục (欲): muốn.

(8) cùng (穷): tận.

(9): cánh (更): lại, thêm nữa.

【Ngữ dịch

Mặt trời buổi chiều men theo triền núi dần dần khuất, dòng Hoàng Hà vẫn cuồn cuộn chảy hướng về biển ở nơi xa. Nếu muốn nhìn cho rõ ràng hơn, thì nhất định phải leo lên thêm một tầng lầu nữa.

Dịch thơ:

Lên lầu Quán Tước

Mặt trời dựa sườn núi,
Hoàng Hà hòa biển sâu.
Muốn nhìn xa nghìn dặm,
Phải lên thêm tầng lầu.

【Giai thoại bài thơ

Đây là một bài thơ thuộc thể loại “lệ chí”. Tác giả trong quá trình lên lầu Quán Tước du ngoạn, phát hiện thấy mỗi khi lên cao thêm một tầng thì cảnh tượng lại bất đồng, cũng có cảm thụ khác nhau. Ông ngộ được rằng, đời người cũng giống như vậy, tùy vào đứng ở vị trí cao thấp khác nhau mà có tình cảnh khác nhau, tuy nhiên muốn đi lên cao nhất định phải tự mình nỗ lực mà lên. Vì thế mới viết ra bài thơ này để khích lệ chính mình.

Tác giả bút lực hùng hồn, cảm tình phong phú, sau khi thưởng thức cảnh đẹp trước mắt, liền đưa mặt trời lặn ở Tây, núi ở xa, cùng sông lớn chảy xiết không ngừng, hứng khởi với thời gian, cảm xúc với không gian, chỉ qua mười chữ “Bạch nhật ỷ sơn tận, Hoàng Hà nhập hải lưu” để miêu tả. Quả nhiên khiến người đọc không khỏi cảm thấy cảm giác thời gian trôi qua, đến rồi lại đi, xúc động bồi hồi. Ngay sau đó, thi nhân chuyển bút, dùng thêm mười chữ nữa “Dục cùng thiên lý mục, Cánh thượng nhất tầng lâu” để miêu tả một đạo lý, vô cùng chất phác. Lên cao có thể nhìn xa, không chỉ lên nơi cao hơn, mà nhân sinh sự nghiệp cũng vậy, cảnh giới tâm linh cũng vậy. Chẳng trách Chương Thái Viêm cho rằng “Dục cùng thiên lý mục, Cánh thượng nhất tầng lâu” là một danh ngôn thiên cổ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/qjs/p006.htm

The post Tinh tuyển «Thiên gia thi»: “Đăng Quán Tước lâu” của Vương Chi Hoán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/tinh-tuyen-thien-gia-thi-dang-quan-tuoc-lau-cua-vuong-chi-hoan.html/feed0
Tinh tuyển «Thiên gia thi»: “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạchhttps://chanhkien.org/2011/09/tinh-tuyen-thien-gia-thi-tinh-da-tu-cua-ly-bach.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/tinh-tuyen-thien-gia-thi-tinh-da-tu-cua-ly-bach.html#respondThu, 22 Sep 2011 17:51:09 +0000http://chanhkien.org/?p=13140Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến [Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Để hoằng dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc và thanh trừ văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã biên soạn một bộ tài liệu giáo khoa văn hóa chính thống. Chúng tôi hoan nghênh […]

The post Tinh tuyển «Thiên gia thi»: “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Để hoằng dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc và thanh trừ văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã biên soạn một bộ tài liệu giáo khoa văn hóa chính thống. Chúng tôi hoan nghênh các đồng tu gia nhập và cộng tác trong việc biên soạn bộ tài liệu giáo khoa này.

*  *  *  *  *

Tài liệu giáo khoa văn hóa chính thống: Tinh tuyển «Thiên gia thi»

Tĩnh dạ tứ

Lý Bạch

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

[Tác giả]

Lý Bạch, tự Thái Bạch, là người Tứ Xuyên triều Đường, quê gốc ở Cam Túc. Sinh vào năm Đại Túc đầu tiên thời Võ Hậu (năm 701 SCN), mất vào năm Bảo Ưng đầu tiên thời vua Đại Tông (năm 762 SCN), hưởng thọ 62 tuổi. Năm lên 5 tuổi theo cha chuyển đến sống ở làng Thanh Liên, huyện Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Năm 15 tuổi bắt đầu tu Đạo thần tiên, năm 25 tuổi rời khỏi Tứ Xuyên, ngao du khắp nơi. Năm 42 tuổi đến Trường An, Hạ Tri Chương đọc thơ xong than ông là tiên mắc đọa xuống trần, rồi tiến cử cho Đường Huyền Tông. Sau ba năm được cung phụng, ông bị phe quyền quý của Dương Quý Phi gièm pha, phải rời kinh thành. Lý Bạch thiên tài siêu nhiên, thơ ca chứa đầy ý vị thần tiên phiêu dật, người đời gọi là “Thi Tiên”.

[Chú thích]

(1) sương (霜): hơi nước gần mặt đất ngưng tụ lại, khi nhiệt độ dưới điểm đóng băng (0 độ C) thì kết lại thành bông tuyết màu trắng.

(2) cử (举): ngẩng lên.

[Ngữ dịch]

Ánh trăng sáng chiếu phía trước giường,
Nghi là sương kết trên mặt đất.
Ngẩng đầu lên nhìn ánh trăng sáng,
Bất giác cúi đầu nhớ cố hương.

Dịch thơ:

Trăng sáng rọi đầu giường,
Dưới đất ngỡ là sương,
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

[Giai thoại bài thơ]

Người lữ khách xa quê hương nửa đêm tỉnh dậy, nhầm ánh trăng sáng rọi dưới đất là màn sương trắng. Lúc này mới hiểu rõ giữa trăng sáng và cố hương không có gì khác biệt, nhìn trăng nhớ quê hương, cúi đầu than thở, chỉ muốn trở về nhà! Đây là một bài thơ ngắn tuyệt đẹp thiên cổ, ngôn ngữ thiển bạch mà thần vận siêu phàm, tựa như tuyệt phẩm của Thần, vì thế Hạ Tri Chương mới than Lý Bạch là thần tiên giáng trần.

Lý Bạch cả đời tu Đạo, năm 15 tuổi bắt đầu tìm Tiên cầu Đạo, do đó tư tưởng Đạo gia có ảnh hưởng rất lớn đối với ông. Đạo gia đề cao chữ “Chân”, Lý Bạch thuần chân tự nhiên, tính cách siêu phàm thoát tục cũng biểu hiện trong thơ của ông. Những bài thơ về thiên nhiên thuần tịnh, với nhân tâm phức tạp khác nhau, đã xúc động chỗ sâu thẳm nhất trong sinh mệnh con người, khiến người ta nảy sinh tâm muốn phản bổn quy chân. Chẳng trách ai ai cũng cảm động trước những bài thơ lưu danh thiên cổ của ông.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/qjs/p027.htm

The post Tinh tuyển «Thiên gia thi»: “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/tinh-tuyen-thien-gia-thi-tinh-da-tu-cua-ly-bach.html/feed0
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (2)https://chanhkien.org/2011/03/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-2.htmlhttps://chanhkien.org/2011/03/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-2.html#respondWed, 30 Mar 2011 10:15:48 +0000https://chanhkien.org/?p=11177Tác giả: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến [Chanhkien.org] Bài 2 Nguyên văn: 昔(xí) 孟(mèng) 母(mǔ),擇(zé) 鄰(lín) 處(chǔ), 子(zǐ) 不(bù) 學(xué),斷(duàn) 機(jī) 杼(zhù)。 竇(dòu) 燕(yān) 山(shān),有(yǒu) 義(yì) 方(fāng), 教(jiào) 五(wǔ) 子(zǐ),名(míng) 俱(jù) 揚(yáng)。 Tích Mạnh mẫu, Trạch lân xứ, Tử bất học, Đoạn cơ trữ. Đậu Yên Sơn, Hữu nghĩa […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Bài 2

Nguyên văn:

昔(xí) 孟(mèng) 母(mǔ),擇(zé) 鄰(lín) 處(chǔ),
子(zǐ) 不(bù) 學(xué),斷(duàn) 機(jī) 杼(zhù)。
竇(dòu) 燕(yān) 山(shān),有(yǒu) 義(yì) 方(fāng),
教(jiào) 五(wǔ) 子(zǐ),名(míng) 俱(jù) 揚(yáng)。

Tích Mạnh mẫu, Trạch lân xứ,
Tử bất học, Đoạn cơ trữ.
Đậu Yên Sơn, Hữu nghĩa phương,
Giáo ngũ tử, Danh câu dương.

Tạm dịch:

Mẹ Mạnh Tử ngày xưa, chọn láng giềng mà ở,
Con trốn học về chơi, mẹ cắt vải khung cửi.
Lão Đậu ở Yên Sơn, có phương pháp giáo dục,
Dạy dỗ năm người con, cả năm đều thành danh.

Từ vựng

(1)昔 (tích):  ngày xưa, quá khứ, ngày trước.
(2)孟母 (Mạnh mẫu): mẹ của Mạnh Tử. Bà là người thấy rằng hoàn cảnh có ảnh hưởng rất lớn đối với một cá nhân, từ đó khích lệ Mạnh Tử phải phấn đấu chuyên cần học tập, và vì điều này mà từng chuyển nhà ba lần. Người đời sau thường dùng điển tích “Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà” để hình dung sự giáo dục của gia trưởng đối với con trẻ, cũng như sự khổ tâm để lựa chọn cho con cái một hoàn cảnh học tập vừa ý.
(3)擇 (trạch):tuyển trạch, tuyển chọn, lựa chọn.
(4)鄰 (lân):láng giềng, hàng xóm.
(5)處 (xứ):sinh sống, cư trú, cư ngụ.
(6)子 (tử):cách người Trung Quốc xưa gọi con cái; ở đây là chỉ con trai Mạnh mẫu.
(7)不學 (bất học):bỏ học, không chuyên tâm vào học tập.
(8)斷 (đoạn):cắt bỏ, cắt đứt.
(9)機杼 (cơ trữ):khung cửi;機 (cơ):khung cửi bằng gỗ;杼 (trữ):con thoi khung cửi.
(10)竇燕山 (Đậu Yên Sơn):Đậu Vũ Quân, một người sống vào thời Hậu Tấn, vì sống tại Yên Sơn nên cũng gọi là Đậu Yên Sơn. Ông cực kỳ coi trọng việc giáo dục con trẻ, và cả năm người con của ông đều đỗ đạt, đương thời gọi là “ngũ long họ Đậu”.
(11)義方 (nghĩa phương):phương pháp tốt, thường là chỉ đạo lý giáo hóa của bậc Thánh hiền.
(12)五子 (ngũ tử):năm người con
(13)名 (danh):thanh danh, danh tiếng
(14)俱 (câu):đều, cả
(15)揚 (dương):được ngợi ca

Giải nghĩa văn tự

Vào thời xưa, mẹ của Mạnh Tử vì để tìm một môi trường thích hợp cho Mạnh Tử học tập đã ba lần chuyển nhà. Một lần nọ, Mạnh Tử bỏ học trở về nhà, mẹ Mạnh Tử đã tức giận đến mức cắt miếng vải đang dệt dở ra làm hai. Bà nói: “Đi học cũng giống như dệt vải vậy. Một miếng vải tốt được dệt bắt đầu từ từng sợi một, từng chút một. Giờ một nửa miếng vải đã bị cắt mất, ta lại phải dệt lại từ đầu.”

Vào thời Ngũ Đại, có một người cha rất coi trọng giáo dục con cái, đó là Đậu Yên Sơn. Ông chiểu theo lời giáo huấn của Thánh hiền mà dạy dỗ con cái. Năm người con dưới sự giáo dưỡng của ông cuối cùng đều thành tựu, tiếng tăm truyền khắp tứ phương.

Câu hỏi thảo luận:

1. Việc học tập quan trọng nhất là kiên trì bền bỉ, tích lũy từng chút một qua thời gian dài thì mới có thể thành tựu. Hãy trao đổi xem các em phân chia thời gian dành cho đọc sách hàng ngày như thế nào?

2. Hãy mô tả một thành công mà em có được trong học tập hay cuộc sống nhờ kiên trì bền bỉ và chuyên tâm mà thành.

Câu chuyện

Đậu Yên Sơn dạy con

Đậu Vũ Quân là người sống vào thời Hậu Tấn thuộc thời kỳ Ngũ Đại ở Trung Quốc. Ông ở tại Kế Châu, thời cổ đại chính là nước Yên, vì vậy người ta gọi ông là Đậu Yên Sơn. Gia đình ông vô cùng giàu có, thế nhưng tâm ông lại bất chính, thường khi dễ người nghèo, làm việc thất đức, cũng vì thế mà 30 tuổi vẫn chưa có con. Một đêm, ông nằm mộng thấy người cha đã qua đời của ông trở về, nói: “Con tâm địa bất chính, đức hạnh không đứng đắn, lại làm việc ác như vậy, chẳng trách giờ chưa có con mà còn đoản mệnh nữa. Con nhất định phải cải tà quy chính, giúp người tích đức, có như vậy mới hy vọng thay đổi được số mệnh.”

Đậu Vũ Quân tỉnh dậy, nhớ lại những gì cha mình nói trong mộng và không dám làm điều xấu nữa. Không những thế, ông còn thường xuyên giúp đỡ người nghèo và lập ra một “nghĩa quán” tại nhà, mời thầy giỏi đến dạy học cho trẻ nghèo. Một lần nọ, ông tình cờ nhặt được một túi bạc lớn ở quán trọ, và đã đợi ở đó cả ngày, tìm chủ bị mất tiền để đem trả. Khi người chủ túi bạc tới, ông đã trả lại nguyên vẹn số bạc.

Một đêm nọ, Đậu Yên Sơn lại nằm mộng thấy cha. Lần này cha ông nói: “Hiện giờ con đã tích được rất nhiều đức, ông Trời sẽ ban cho con năm đứa con trai, và thọ mệnh của con cũng được kéo dài.” Sau khi tỉnh dậy, Đậu Vũ Quân biết rằng đây chỉ là một giấc mơ, nhưng ông càng tu dưỡng bản thân hơn nữa, làm nhiều việc thiện. Sau đó, vợ ông quả nhiên sinh hạ được năm người con trai.

Đậu Vũ Quân rất coi trọng sự giáo dục con trẻ, thường dạy chúng thái độ đối nhân xử thế và đạo lý Thánh hiền. Năm người con dưới sự dạy dỗ của ông đều đỗ đạt, người quê ông không ai không ca tụng, thanh danh Đậu Vũ Quân và năm người con lan truyền khắp đất nước.

Viết nhận thức:

1. Sau khi đọc xong câu chuyện này, các em cảm thấy đâu là nguyên nhân căn bản dẫn tới sự cải biến vận mệnh của Đậu Yên Sơn?

2. Các em biết rằng thanh danh của Đậu Vũ Quân và năm người con lan truyền khắp đất nước. Đâu là nguyên nhân chính của điều này?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/1/22/41902.html
http://pureinsight.org/node/6115

Xem tiếp phần 3

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/03/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-2.html/feed0
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Cao cấp): “Lấy Thiện đãi người”https://chanhkien.org/2009/11/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-cao-cap-dung-thien-dai-nguoi.htmlhttps://chanhkien.org/2009/11/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-cao-cap-dung-thien-dai-nguoi.html#respondTue, 03 Nov 2009 17:15:03 +0000https://chanhkien.org/?p=3790Tác giả : Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến [Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Để hoằng dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc và thanh trừ văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã biên soạn một bộ tài liệu giáo khoa văn […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Cao cấp): “Lấy Thiện đãi người” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả : Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Để hoằng dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc và thanh trừ văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã biên soạn một bộ tài liệu giáo khoa văn hóa chính thống. Chúng tôi hoan nghênh các đồng tu gia nhập và cộng tác trong việc biên soạn bộ tài liệu giáo khoa này.

Nguyên văn:

Khổng Tử viết: “Yến Bình Trọng thiện dữ nhân giao, cửu nhi kính chi”.

(Luận ngữ – Công dã tràng, quyển 5)

Chú thích:

Yến Bình Trọng là một hiền giả thời Xuân Thu chiến quốc, làm quan đại phu nước Tề, tên là Anh (Yến Anh) (Sử ký) Quyển thứ sáu mươi hai.

Dịch nghĩa:

Khổng tử nói: “Yến Bình Trọng có thể dùng thiện tâm mà giao kết với mọi người, vì vậy ai nấy đều kính trọng”.

Nghiên cứu tích xưa:

Yến Anh lấy Thiện tâm đối nhân xử thế, mọi người qua thời gian lâu dài cảm thụ được lực lượng từ bi ấy, dần dần được cảm hóa mà sinh lòng kính trọng Yến Anh. Khổng Tử dùng tích này như một ví dụ để chứng minh cho các học trò thấy được sức mạnh thực tiễn của chữ “Nhân” (Chữ nhân ‘仁’ – nhân ái, đức hạnh, đức thiện lương… khác với chữ nhân ‘人’, chữ nhân ‘仁’ thuộc bộ ‘人’) , đồng thời lấy đó làm gương.

Luận bàn thêm:

Nhân (‘人’) chi sơ, tính bản thiện“. Hiện nay xã hội nhân tâm không còn được như thời xưa, người ta giao thiệp với nhau, phần đông là lạnh lùng, tự tư tự lợi, không có chân thành. Thử ngẫm lại xem: hiện nay người nào trong xã hội mà không chịu ô nhiễm theo xã hội, lại giao thiệp chân thành, có lòng thiện tâm thật rất khó tìm, đúng chăng? Nếu chúng ta muốn hướng thiện, muốn phản bổn quy chân, thì tìm đâu ra người như thế mà học tập và giao vãng đây? Nếu một người mà không có ai chân thành, có thiện tâm bên cạnh để có thể kết giao, thì người đó có phải là đáng thương lắm hay không?Như vậy những sinh mệnh đã ô nhiễm xuống dốc có hy vọng gì không?

Lực lượng của cái Thiện vì sao mà vĩ đại thế? Khi một cá nhân phát huy bản tính chân Thiện của mình, tại thế gian mà giao vãng tiếp xúc với nhiều người một cách toàn diện, mà có nguyện ý hướng thiện, thì tựa hồ như mọi người đều cảm thụ được lực lượng chân chính của cái Thiện ấy, từ đó mà chuyển hóa hướng Thiện theo, bản tính Thiện vốn có lúc ấy có khả năng thâm nhập, câu thông giao vãng, cùng nhau cộng hưởng, có khả năng liên kết các sinh mệnh hướng Thiện thành một khối, cùng hướng thượng thăng hoa, có khả năng vươn đến vũ trụ vô cùng vô tận, hoàn thiện hoàn mỹ, diễn hóa tạo thành những thế giới phồn vinh tốt đẹp. “Nhân giả vô địch” (“Người nhân đức là kẻ mạnh nhất”). Những sinh mệnh có lương tri, có bao giờ nguyện ý mà kháng cự lại bản tính chân Thiện đó không? Người nhân đức có khả năng khiến những sinh mệnh có lương tri từ nội tâm sinh lòng kính trọng và yêu mến họ.

Điển cố lịch sử :  người Đức lớn có thể Tế thế an dân

Bắc Tống có Trình Hạo là một nhà nho có chí lớn Tế thế an dân, bất kể làm quan tại đâu, đều lấy “Thị dân như thương” (“Xem dân như người bị thương”) làm tôn chỉ của bản thân mình. Khi ông làm quan tại huyện Phù Câu, ông đã giúp dân giải quyết không ít khó khăn.

Mới nhậm chức vài hôm, nghe được tại đây nước uống của dân bị nhiễm mặn, ông hỏi người cố vấn: “Chẳng lẽ xưa nay dân chúng đều dùng thứ nước này hay sao?”, người cố vấn trả lời, “Chỉ có nước ở giếng gần chùa là tốt hơn một chút, nhưng phụ nữ bị cấm không được lấy nước ở đó”.

Sau khi suy nghĩ thấu đáo vấn đề và thảo luận với những cố vấn, Trình Hạo lệnh cho khoan một cái giếng ở trên cùng mạch nước với cái giếng chùa, từ đó giải quyết được vấn nạn cho dân chúng. Tất cả mọi người đều nói: “Chuyện này kéo dài nhiều năm như vậy, thế mà Trình huyện lệnh vừa mới đến đã giải quyết ngay cho chúng ta rồi”.

Quan tuần duyệt bảo giáp Vương Trung Chánh rất thân cận với Hoàng Đế, tuần tra từng địa phương. Mỗi nơi Vương đến, quan chức địa phương tiêu dùng rất nhiều tiền bạc để mở tiệc chào đón ông ta. Một lần khi ông ta đến huyện Phù Câu. Một trong số những thuộc hạ của Trình Hạo hỏi xem nên đón tiếp Vương như thế nào. Trình Hạo trả lời, “Huyện ta chẳng giàu có gì, chúng ta không thể hoang phí tiền bạc quá nhiều chỉ để lấy lòng Vương như các huyện khác đã làm. Hơn nữa, tiền này là từ dân mà có, chúng ta không được hoang phí vào những việc như thế này”. Chính tâm của Trình Hạo đã làm Vương bị sốc, nên không bao giờ đặt chân đến huyện Phù Câu khi Trình Hạo làm quan tại đây.

Trình Hạo một lần viết thư cho bạn, “Đối với bách tính, tôi chủ trương dùng nhân đức để giáo hóa”. Có một lần, một người bị bắt vì tội ăn cắp, Trình Hạo bảo hắn, “Nếu anh thành tâm hối cải, ta nguyện sẽ nhân từ mà giảm nhẹ hình phạt cho anh”. Tuy nhiên, người này về sau lại tái phạm tội. Khi quan binh đến bắt, anh ta quá hổ thẹn không còn mặt mũi nào gặp lại huyện lệnh nữa, bèn tự sát.

Khi Trình Hạo rời huyện Phù Câu đi nơi khác nhậm chức, dân chúng đều khóc muốn giữ ông lại,  đi theo đến tận cuối đường xin ông đừng rời họ.

Trình Hạo làm quan ở đâu cũng vậy, nguyên tắc của ông luôn là lấy đức hạnh mà cảm hóa dân chúng. Khi ông làm huyện lệnh huyện Thượng Nguyên, một con đập lớn bị vỡ cần phải sửa ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng rộng lớn, nhưng cần rất nhiều nhân lực. Nếu chờ đợi thượng cấp phê chuẩn thì không còn kịp nữa, nên Trình Hạo quyết định lập tức tổ chức cho dân vá đập. Một trong số thuộc hạ của ông bèn hỏi, “Ngài chẳng lẽ không biết làm như vậy là muốn bị thượng cấp trách tội hay sao?”. Trình Hạo trả lời: “Ta không có lựa chọn nào khác. Nếu không như vậy, mà trình thượng cấp chờ phái người đến sửa đập, thì ruộng lúa sẽ sớm khô kiệt, sang năm nông dân ăn gì? Lại nữa, ta vì dân làm việc, cho dù có vì thế mà mang tội, ta cũng không từ”.
Dưới sự cai trị của Trình Hạo, con đập đã nhanh chóng được sửa lại, năm sau ruộng lúa bội thu. Nông dân tất cả đều nói: “Chúng ta thật may mắn có được huyện lệnh đức hạnh và nhân từ, luôn thấu hiểu và quan tâm lo lắng cho chúng ta!”.

Trung Quốc ngày xưa có câu: “Lạc dĩ thiên hạ, ưu dĩ thiên hạ”, (“vui cùng thiên hạ, buồn cùng thiên hạ”). Những vị quan được giáo dục như thế sẽ có một lương tâm mạnh mẽ luôn muốn cứu giúp mọi con người trên thế giới, và tích cực quan tâm đến sướng khổ của chúng dân. Ngoài ra, họ còn cố gắng “Dĩ đức phục nhân” (“lấy đức hạnh thu phục lòng người”). Dùng đạo đức bản thân mà cảm hóa trăm họ chính là lý tưởng của bậc nho sỹ ngày xưa.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/12/29/41559.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4407

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Cao cấp): “Lấy Thiện đãi người” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/11/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-cao-cap-dung-thien-dai-nguoi.html/feed0
Trung Quốc giản sửhttps://chanhkien.org/2008/12/trung-quoc-gian-su.htmlhttps://chanhkien.org/2008/12/trung-quoc-gian-su.html#respondWed, 31 Dec 2008 09:02:17 +0000https://chanhkien.org/?p=1093Tác giả: Nhóm biên tập Chánh Kiến về văn hóa Thần truyền [Chanhkien.org] Nền văn minh Trung Quốc là một trong những nền [văn minh] cổ nhất thế giới. Từ thời xưa đến nay, nó là một nền văn minh duy nhất thống nhất và liên tục. Người Trung Hoa ngày nay có thể học […]

The post Trung Quốc giản sử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhóm biên tập Chánh Kiến về văn hóa Thần truyền

[Chanhkien.org] Nền văn minh Trung Quốc là một trong những nền [văn minh] cổ nhất thế giới. Từ thời xưa đến nay, nó là một nền văn minh duy nhất thống nhất và liên tục. Người Trung Hoa ngày nay có thể học hỏi về văn hóa tổ tiên của họ bằng cách đọc những văn tự cách đây hàng nghìn năm. Nhiều nền văn minh khác không thể hiểu những văn tự tổ tiên của họ, và vì thế, thật khó cho họ biết toàn bộ lịch sử văn minh của họ. Đây chính là những gì làm cho nền văn minh Trung Hoa là độc nhất trong lịch sử văn minh nhân loại.

Trải qua một thời gian lâu dài, khi chúng ta nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể ngạc nhiên khi khám phá rằng sự trải ra của lịch sử bất quá là đi theo một đường đã được thiết lập. Nhiều lời tiên tri của những cổ thánh nhân sau này đã trở thành sự thật. Chúng ta không thể [tự] hỏi: ” Lịch sử có thật sự là được an bài? Nó được an bài bởi những vị Thần? Nếu vậy, mục đích của sự an bài đó là gì?” Khi chúng ta nghiên cứu nền văn minh mà tổ tiên chúng ta để lại, chúng ta một lần nữa ngạc nhiên rằng trong thời cổ xưa, nền văn minh Trung Quốc gắn liền với các chư Thần. Dường như có rất nhiều câu chuyện huyền thoại nói cho chúng ta điều này: Sự thật của lịch sử không phải là những gì thường được mô tả hôm nay; tổ tiên của chúng ta đã giữ một sự tôn kính phi thường đến các chư Thần.

Bất luận Đông phương hay Tây phương, nhiều di vật lịch sử và những văn vật và ghi chép cổ hiển thị rằng cổ nhân thật sự tôn kính các chư Thần. Họ tuân thủ những nguyên tắc đạo lý mà chư thần dạy họ và tương truyền qua các thời đại.

Tuy nhiên, khi khoa học và công nghệ vật chất phát triển, ý nghĩa của thần thoại có thể không còn được hiểu bởi những thế hệ hiện đại. Họ nghĩ rằng những thần thoại này chỉ là những tưởng tượng sinh động của tổ tiên. Văn minh năm nghìn năm cổ xưa Trung Quốc dường như quá phức tạp với con người ngày nay.

Mặc dù nhiều sự thật lịch sử đã bị che lấp theo bụi thời gian, sau khi đi qua các triều đại Tần, Hán, Đường, Tống và đến ngày nay, cũng không khó mà phát hiện ra rằng có một sợi chỉ vô hình nối lịch sử liền với nhau.

Để khôi phục lại sự thật lịch sử nhiều chừng nào có thể, trước tiên chúng ta phải làm sáng tỏ lịch sử từ một cái nhìn mới, khách quan và cô đọng. Bằng cách kể về nguồn gốc và sự phát triển của dân tộc Trung Hoa và những thay đổi qua các triều đại, liệt ra những sự kiện lịch sử căn bản, sự kiện, nhân vật và trạng thái sinh hoạt con người và một miêu tả chung về văn hóa, chúng ta có thể truyền đạt cho con người có được một hiểu biết mới về lịch sử Trung Quốc.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/11/16/56001.html
http://pureinsight.org/node/5627

The post Trung Quốc giản sử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/12/trung-quoc-gian-su.html/feed0
Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (1)https://chanhkien.org/2008/12/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-1-2.htmlhttps://chanhkien.org/2008/12/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-1-2.html#respondWed, 17 Dec 2008 23:41:46 +0000https://chanhkien.org/?p=1021Tác giả: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến [Chanhkien.org] Bài 1 Nguyên văn: 人(rén) 之(zhī) 初 (chū),性(xìng) 本(běn) 善(shàn), 性(xìng) 相(xiāng) 近(jìn),習(xí) 相(xiāng) 遠(yuǎn)。 苟(gǒu) 不(bú) 教(jiào),性(xìng) 乃(nǎi) 遷(qiān), 教(jiào) 之(zhī) 道(dào),貴(guì) 以(yǐ) 專(zhuān)。 Nhân chi sơ, Tính bản thiện, Tính tương cận, Tập tương viễn. Cẩu bất giáo, Tính […]

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Bài 1

Nguyên văn:

人(rén) 之(zhī) 初 (chū),性(xìng) 本(běn) 善(shàn),
性(xìng) 相(xiāng) 近(jìn),習(xí) 相(xiāng) 遠(yuǎn)。
苟(gǒu) 不(bú) 教(jiào),性(xìng) 乃(nǎi) 遷(qiān),
教(jiào) 之(zhī) 道(dào),貴(guì) 以(yǐ) 專(zhuān)。

Nhân chi sơ, Tính bản thiện,
Tính tương cận, Tập tương viễn.
Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên,
Giáo chi đạo, Quí dĩ chuyên.

Tạm dịch:

Con người mới sinh ra, bản tính vốn hiền lành,
Tính ban sơ giống nhau, thói quen dần khác xa.
Nếu chẳng được giáo dục, bản tính sẽ đổi dời,
Đường lối để giáo dục, quý ở sự chuyên cần.

Từ vựng

(1) Chi (之):từ dùng để chỉ một quan hệ sở hữu hoặc cái toàn bộ bao hàm một phần (chỉ đến từ đằng trước)
(2) sơ (初):lúc đầu, sơ khai
(3) tính (性):bản tính, đặc tính
(4) bản (本):bản, nguyên lai
(5) thiện (善):tốt, lành
(6) tương (相):nhau, so với
(7) cận (近):gần
(8) tập (習):học, tiếp xúc với môi trường
(9) viễn ( 遠):xa, khác
(10) cẩu (苟):nếu
(11) giáo (教):dạy, hướng dẫn
(12) nãi (乃):có thể
(13) thiên (遷):thay đổi
(14) đạo (道):con đường, phương pháp, đạo
(15) quí (貴):quan trọng nhất
(16) chuyên (專):tập trung, chuyên cần

Giải nghĩa văn tự

Bản tính tiên thiên của con người là thiện. Bản tính thiện này mang con người đến gần với nhau khi họ còn trẻ. Nhưng khi lớn lên, học từ xã hội và tiếp xúc với môi trường xung quanh, họ lớn lên theo cách tách riêng ra và trở nên khác nhau. Nếu họ không nhận được sự hướng dẫn đúng đắn, họ có thể bị lệch khỏi bản tính thiện nguyên thủy. Để học và dạy, chuyên cần là quan trọng nhất, nếu không nỗ lực của người đó sẽ không mang lại kết quả.

Câu hỏi thảo luận:

1. Thuật ngữ ‘chi sơ’ ý nói lên điều gì? Có phải bản tính con người sở hữu vào lúc sinh ra? Hay nó là bản tính của sinh mệnh?

2. Học là gì? Khi nào chúng ta học? Học như thế nào? Từ điều gì và từ ai chúng ta học? Chúng ta chỉ học trong sách vở?

3. Những gì chúng ta học sau khi sinh ra luôn làm cho chúng ta tốt hơn? Học từ những người xung quanh chúng ta có làm chúng ta xấu đi?

4. Làm sao chúng ta duy trì được bản tính thiện nguyên thủy?

5. Chuyên cần nghĩa là sao? Vì sao nó quan trọng? Sự thiếu chuyên cần làm cho chúng ta bị lệch khỏi bản tính thiện nguyên thủy như thế nào?

Câu chuyện

Chu Xứ trừ tam quái

Ngày xưa, vào triều Tấn ở Trung Quốc, ở một làng nhỏ của Nghĩa Hưng, có một người thanh niên tên gọi là Chu Xứ. Cha mẹ đều qua đời sớm khi cậu còn nhỏ. Cậu lớn lên khỏe mạnh và dũng cảm, nhưng vì cậu ta không được giáo dục và chăm sóc tốt, cậu ta thường đánh nhau với người khác và gây nhiều phiền phức trong làng. Ngày thành tuần, tuần thành tháng, tháng thành năm, những rắc rối mà Chu Xứ [gây ra] trở nên càng tồi tệ. Giống như một quái vật, cậu ta bị xa lánh bởi tất cả những người trong làng.

Một ngày nọ khi anh ta đi tản bộ xuống phố, anh thấy một đám đông đang nói chuyện một cách nghiêm trọng về việc gì đó. Tò mò, anh ta ghé lại gần. Nhưng đám đông tản đi khi thấy anh ta đến gần. Cảm thấy một chút bực mình, anh ta tóm lấy một người già và hỏi, ” Mọi người đang nói về điều gì?” Ông già trả lời trong sự sợ hãi, “Làng này đang bị tấn công bởi 3 con quái vật. Một là con hổ ở Nam Sơn. Một con khác là giao long ở Trường Kiều Hà. Chúng giết rất nhiều người…”. Không đợi người đàn ông già nói xong, Chu Xứ hét to lên, “Là hổ hay giao long, chúng ta không có gỉ phải sợ. Tôi sẽ giết những quái vật này trong tức khắc.” Liền lập tức sau khi lập lời thề, anh ta bắt đầu thực hiện phận sự.

Khi anh ta đến Nam Sơn, Chu Xứ tìm hổ khắp nơi trên núi. Sau một hồi tìm kiếm lâu dài, cuối cùng anh ta đã tìm được dấu vết của con vật hung ác. Nhưng sự vui mừng kéo dài không lâu, con hổ đã ẩn trong bóng cây và nhảy qua đầu anh ta với những chiếc răng bén như dao cạo. Nhưng trước khi con hổ kịp có cơ hội đáp xuống đất, trong nháy mắt, Chu Xứ đã quay lại, nhảy lên trên lưng hổ. Với tất cả sức mạnh của mình, Chu Xứ đã nắm nhanh được đầu con hổ và đập nó vào tảng đá sắt bén, cho đến khi nó chết. Trước khi Chu Xứ kịp lấy lại hơi, anh ta bắt đầu đi đến Trường Kiều Hà. May mắn thay, anh ta không phải mất thời gian lâu để tìm con giao long độc ác. Anh thấy giao long đang tắm nắng trên hòn đảo giữa sông. Chu Xứ âm thầm bơi ra đảo, bò đến sau con thú, và chụp lấy cổ nó mà làm cho nghẹt thở. Nhưng giao long thì khỏe hơn cọp và ném Chu Xứ vào cái cây. Chu Xứ không để yên và rít lên, “ta sẽ không để yên cho cổ ngươi cho đến khi ngươi ngừng thở!”. Không kể là nó đã chiến đấu thế nào, con giao long không thể thoát khỏi sự kiềm chặt của Chu Xứ. Sau 3 ngày 3 đêm cuối cùng con thú đã chết. Kiệt sức, Chu Xứ lăn ra ngủ và không tỉnh dậy liền trong 2 ngày 2 đêm.

Những lời bàn tán nhanh chóng truyền đi trong làng rằng Chu Xứ đã giết được các quái vật và chết sau khi kiệt sức. Họ tổ chức linh đình trong 3 ngày 3 đêm, và cuối buổi lễ tất cả đều hát hân hoan, “3 con quái vật đã chết, 3 con quái vật đã chết. Hoan hô, hoan hô, hoan hô!”. Khi những người làng đang hát, Chu Xứ trở về nhà. Chỉ khi đó anh ta mới nhận ra rằng những người trong làng xem anh như quái vật thứ ba.

Chu Xứ cảm thấy xấu hổ vô cùng và nguyện sẽ cải tà quy chính. Anh ta muốn thay đổi và trở thành một người tử tế. Anh nhờ một người thầy giỏi là Lục Vân để dạy anh, và sau đó, Chu Xứ hiến dâng cả đời để học. Cuối cùng anh ta đã trở thành một vị quan có vị trí cao và phục vụ mọi người một cách trung thành.

Viết nhận thức:

1. Nếu em là Chu Xứ, em sẽ cảm thấy thế nào khi nhận ra rằng người trong làng nghĩ rằng mình là một quái vật?

2. Làm sao Chu Xứ tiêu diệt con quái vật thứ ba bằng với chính mình?

3. Em phản ứng thế nào khi bị người khác phê bình?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/1/7/41692.html
http://www.pureinsight.org/node/5625

Xem tiếp: Phần 2

The post Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh” (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/12/tai-lieu-giao-khoa-van-hoa-so-cap-tam-tu-kinh-1-2.html/feed0