Nhân thể học | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnTue, 12 Mar 2024 16:15:19 +0000en-UShourly1“Thần dùng đất bùn tạo ra con người” rốt cuộc là chuyện gì?https://chanhkien.org/2020/05/than-dung-datbuntao-ra-con-nguoi-rot-cuoc-la-chuyen-gi.htmlFri, 15 May 2020 15:14:37 +0000https://chanhkien.org/?p=26296Tác giả: Đản Phong Trần   Lời dẫn Có rất nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới từ đời này qua đời khác đã lưu truyền một câu chuyện truyền thuyết cổ xưa về “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”. Ở Trung Quốc có câu chuyện Nữ Oa dùng bùn đất […]

The post “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” rốt cuộc là chuyện gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đản Phong Trần

 

Lời dẫn

Có rất nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới từ đời này qua đời khác đã lưu truyền một câu chuyện truyền thuyết cổ xưa về “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”. Ở Trung Quốc có câu chuyện Nữ Oa dùng bùn đất tạo ra con người; ở phương Tây lại có câu chuyện Thượng Đế Jehovah (Giê-hô-va) dùng bùn đất tạo ra con người; trong các dân tộc thiểu số ở Châu Phi, Nam Mỹ, Úc… cũng đều có truyền thuyết về Thần dùng đất bùn tạo ra con người, đây là một ký ức chung của rất nhiều dân tộc khác nhau.

Vào thời cổ đại, tổ tiên loài người phân bố trên các lục địa khác nhau trên Trái đất, hoàn cảnh môi trường và trạng thái sinh sống khác xa so với chúng ta ngày nay. Thời đó không có điện thoại di động, không có Internet, không có phương tiện giao thông hiện đại như máy bay và đường sắt cao tốc; núi cao, đại dương, sa mạc, đầm lầy và rừng rậm khiến cho tổ tiên chúng ta bị cô lập với nhau, không trao đổi được tin tức. Vậy thì tại sao tổ tiên của các dân tộc lại rất nhất quán khi nói về nguồn gốc loài người như vậy? Có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên chăng? Và tại sao tổ tiên của chúng ta lại coi truyền thuyết này là gốc rễ của sinh mệnh, nó vượt qua không gian và thời gian rộng lớn, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, bây giờ truyền lại cho bạn và tôi?

Đáng tiếc là, trải qua bao thiên biến vạn hóa của lịch sử, thời gian và không gian, niềm tin vào Thần của nhân loại không ngừng suy giảm, khiến con người ngày càng ít tin vào câu chuyện truyền thuyết cổ xưa “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” nữa. Khoảng cách thời gian và không gian dài đằng đẵng đã làm mờ nhạt đi ký ức của con người.

Kể từ khi con người bước vào thời cận đại (tôn giáo gọi là thời mạt thế) đến nay, thuyết vô thần (thuyết duy vật) trực tiếp phủ nhận sự tồn tại của Thần; khoa học hiện đại (khoa học thực chứng) lại lên tiếng phụ họa cho thuyết vô thần, nó nói rằng Thần không tồn tại. Ở Trung Quốc Đại lục, khoa học đã trở thành cây gậy trong tay ĐCSTQ để đả kích niềm tin với Thần; đặc biệt là dưới sự dẫn dắt sai lầm của “Thuyết tiến hóa” Darwin, niềm tin của con người vào câu chuyện “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” ngày càng mai một.

Vậy, rốt cuộc câu chuyện “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” là như thế nào? Sau đây bài viết sẽ chứng minh luận điểm này.

1. Bàn luận về sự tồn tại của Thần

Để làm rõ chuyện “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”, câu hỏi đầu tiên cần trả lời là: Thần có tồn tại hay không?

“Thần” là gì? Từ xa xưa đến nay, ở các quốc gia và dân tộc khác nhau trên thế giới, người ta có nhiều nhận thức khác nhau về Thần, những nhận thức này đều công nhận rằng Thần là sinh mệnh cao cấp có trí huệ và năng lực cao siêu vượt xa con người.

Trong thời kỳ văn minh của nhân loại chúng ta lần này, gần như cùng vào thời kỳ lịch sử hơn 2.000 năm trước, ở phương đông và phương tây đã đồng thời xuất hiện mấy vị Đại Giác Giả (Thần). Phương Đông xuất hiện Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử, phương Tây xuất hiện Chúa Jesus.

Phật Thích Ca Mâu Ni có thể nhìn thấy ba nghìn thế giới trong một hạt cát, thấy những điều mà người thường không thấy, ông là Thần. Lão Tử nói được rõ ràng những đạo lý mà thế nhân không thể diễn tả được, cảm thấy huyền hoặc, nói những lời người thường không thể nói, ông là Thần. Chúa Jesus bị đóng đinh chết trên thập tự giá ba ngày sau đã phục sinh, hiển hiện rất nhiều Thần tích, những việc mà con người không thể làm được, ông cũng là Thần. Họ là những vị Thần vĩ đại gánh vác sứ mệnh của Trời, từ thiên thượng xuống thế gian truyền bá thiên lý khắp cõi trần, giúp lòng người hướng thiện, lưu lại cho nhân loại nền văn hóa tu luyện, trải đường cho nhân loại để có thể được Sáng Thế Chủ cứu độ vào thời mạt thế.

Mỗi một thời kỳ văn minh của nhân loại đều có Thần Phật gánh vác thiên mệnh từ thiên quốc hạ thế truyền Pháp giảng Đạo. Phật Thích Ca Mâu Ni năm đó từng nói, trước ông còn có sáu vị Phật nguyên thủy tồn tại, có nghĩa là trước ông đã từng có sáu vị Phật hạ thế truyền Pháp. Nền văn minh lần này của nhân loại chúng ta xuất hiện sau trận đại hồng thủy, trước thời kỳ Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, ở Ấn Độ có Bà La Môn giáo, mà Bà La Môn giáo là tín ngưỡng tôn giáo của thời kỳ văn minh nhân loại lần trước lưu truyền lại. Trước Đạo giáo của Lão Tử, tổ tiên của người Trung Quốc cổ đại bao gồm cả thời Phục Hy, đã sáng tạo ra một thời kỳ rực rỡ, huy hoàng của Đạo gia ở Trung Quốc. Kinh Dịch, Bát Quái, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư đều là sự kết tinh văn hóa do các nhà tu Đạo tiền sử lưu truyền lại. Ở phương tây trước thời Chúa Jesus cũng có Do Thái giáo.

Cần nói rõ rằng, Thần Phật từ thiên quốc hạ xuống nhân gian không triển hiện cho con người thấy hình dáng của Thần Phật, càng không thể triển hiện thần thông của họ. Mà họ chỉ có thể đầu thai thành người xuống thế gian, dùng ngôn ngữ con người để truyền Pháp giảng Đạo. Sáu vị Phật nguyên thủy, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Chúa Jesus cũng đều như vậy. Chúa Jesus bị đóng đinh chết ba ngày sau sống lại, vẫn dùng  hình dạng con người để đi gặp các môn đệ của mình; Phật quang mà người ta nhìn thấy trên đỉnh núi Nga Mi cũng chỉ là quang ảnh của một thời oanh liệt đã qua; Thất Tiên Nữ là người trời xuống trần kết hôn với Đổng Vĩnh, cũng trông giống như các cô thôn nữ bình thường.

Thời xưa, tu Phật, tu Đạo đều phải vào núi sâu rừng già; về sau tu Phật phải vào chùa, tu Đạo phải vào Đạo quán, đều phải cách xa nhân thế hoặc đoạn tuyệt với đời. Tại sao phải làm như vậy? Bởi vì người tu luyện có thể xuất hiện năng lực siêu thường, ví như “Lục thông” (sáu phép thần thông) trong Phật giáo, nhưng họ tuyệt đối không được dùng năng lực siêu thường để can nhiễu đến tư tưởng và trạng thái của con người trong xã hội người thường—đây là qui tắc được định ra từ thời đầu sáng lập thế giới. Người Trung Quốc có cách nói như thế này: “Tiểu ẩn ẩn vu sơn, đại ẩn ẩn vu thế” (Tu luyện trong núi thì dễ, tu luyện tại thế gian mới khó), “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân” (Người đắc đạo không thể hiện thân phận thật của mình trước mặt người khác). Vì sao bậc cao nhân phải ẩn mình? Vì sao bậc chân nhân không lộ tướng? Điều này đều có nguyên do giống nhau.

Vô lượng vô tỷ các sinh mệnh từ cao đến thấp trong vũ trụ đều có đẳng cấp, thứ bậc rõ ràng. Chúng ta thường nói “con người là anh linh của vạn vật”, địa vị của con người trên Trái đất không phải do con người tiến hóa mà có được, đó là chiếc quyền trượng mà Thần đã ban cho con người. Thực ra, con người chỉ là sinh mệnh cao cấp nhất trên Địa cầu nhỏ bé, còn trong mắt các sinh mệnh cao cấp hơn trong vũ trụ rộng lớn thì con người chỉ là sinh mệnh cấp thấp và có năng lực thấp kém. Sinh mệnh trong bất cứ không gian nào cũng đều có phương thức tư duy và trạng thái sinh tồn riêng, vào đến không gian nhân loại thì phải có trạng thái sinh tồn của con người, điều này là do Pháp lý vũ trụ quyết định. Nó rất giống với nhận thức của con người thế gian về đạo lý “nhập gia tùy tục”. Do đó, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Chúa Jesus mà chúng ta thấy đều có hình tướng con người, nhưng điều họ giảng ra đều là những Pháp lý có thể giúp cho con người trở thành Phật, thành Đạo, thành Thần.

Chúng ta lần giở những cuốn sách cổ, trong đó có không ít ghi chép về những thần thú trên thiên thượng như rồng, phượng, kỳ lân đã xuất hiện tại nhân gian. Ở Osaka, Nhật Bản có một ngôi chùa tên là chùa Thụy Long, trong chùa có lưu giữ một tiêu bản rồng thực rất quý. Nhưng từ xưa đến nay chưa bao giờ có ghi chép việc một vị Thần Phật nào đó đến thế gian dưới hình dạng chân thực rực rỡ ánh hào quang của mình, mà chỉ có câu chuyện về Bồ Tát Quán Âm dưới hình dạng bà lão ở nhân gian hành thiện. Những người nghĩ rằng chỉ khi tự mình tận mắt nhìn thấy Thần Phật thì mới tin thật sự có Thần Phật, có lẽ vì anh ta không hiểu được những đạo lý này nên mới nhận thức như vậy!

Tuy nhiên, các vị Thần và chư Phật đến thế gian, bản chất bên trong và sứ mệnh của cuộc đời họ dù sao cũng khác với người thường, cho nên sẽ có những biểu hiện siêu thường so với người thường. Sách cổ ghi lại rằng khi các vị thánh nhân, đại đức, Thần Phật hạ thế, Trời nhất định sẽ gửi xuống theo những điềm lành. Lấy Phật Thích Ca Mâu Ni làm ví dụ, kinh điển Phật giáo viết rằng, khi Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, trong vườn ngự uyển của hoàng cung xuất hiện tám điềm lành, trăm loài chim tụ hội, tiếng hót êm dịu vui tai, cỏ hoa bốn mùa đồng loạt nở. Điều kỳ lạ nhất là trong cái ao lớn của cung điện đột nhiên mọc lên một bông sen trắng to như bánh xe, đóa sen trắng mọc ra vừa đúng lúc Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại nhân gian. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni mới ra đời, hàng ngàn ánh kim quang lóe lên trong cuống lưỡi, mỗi ánh kim quang lại hóa thành một đóa sen trắng nghìn cánh, trong mỗi đóa sen còn có một vị tiểu Bồ Tát đang ngồi v.v.

Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Chúa Jesus lần lượt giảng Pháp truyền Đạo ở nhân gian suốt mấy chục năm. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, cách họ rời khỏi thế gian để trở về Thiên quốc cũng khác nhau. Phật Thích Ca Mâu Ni đi con đường niết bàn, khi nhục thể hỏa táng tạo ra 84.000 hạt xá lợi tử; Lão Tử ra ngoài tây Hàm Cốc Quan ở ẩn, người đời không biết rốt cuộc ông đã đi đâu; Chúa Jesus bị đóng đinh chết trên cây thập tự, xác thịt chịu đau đớn, thống khổ để chuộc tội cho các môn đệ. Họ đã lưu lại “Kinh Phật”, “Đạo Đức Kinh” và “Kinh Thánh”, lần lượt hình thành Phật giáo, Đạo giáo và Cơ Đốc giáo, trải qua mấy ngàn năm vẫn được con người tín ngưỡng và sùng bái, điều này đã thể hiện đầy đủ năng lượng và trí huệ to lớn vượt ra ngoài thời gian và không gian của Thần Phật; cũng thể hiện khát vọng của thế nhân muốn được cứu độ, phản bổn quy chân, ước nguyện trở về Thiên quốc.

Người Trung Quốc thường nói trên đầu ba thước có Thần linh; cũng có người nói Thần không nơi nào không có. Có bao nhiêu vị Thần trên thiên thượng? Phật Thích Ca Mâu Ni hình dung: Phật Như Lai trên thiên thượng nhiều như cát sông Hằng! Nói một cách tương đối, những vị Phật mà con người được phép biết đến là rất ít. Mặc dù vậy, nếu liệt kê tên của các vị Thần ở phương đông và phương tây được con người biết đến trong nền văn minh nhân loại lần này thì cũng đã là một danh sách dài. Những cái tên này không chỉ là những văn tự đơn điệu mà rất sống động, đằng sau mỗi cái tên đều có những câu chuyện tu luyện cảm động trời đất như câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa, Chân Vũ Đại Đế; đều có rất nhiều thần tích triển hiện như thần tích về Bát Tiên, Tế Công; đều có lòng từ bi vô hạn đối với hồng trần và chúng sinh như Văn Thù Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát…, đã được sử sách ghi lại. Trong những niên đại lịch sử mà tổ tiên loài người đã sống, cũng là thời kỳ con người thuần phác và có tiêu chuẩn đạo đức cao, tín Thần, tu thành Thần, thờ phụng Thần linh, đó là việc đại sự hàng đầu từ triều đình cho đến thường dân, là văn hóa chính thống thời bấy giờ. Ở Trung Quốc, nền văn hóa chính thống này đã được kế thừa hàng ngàn năm, cho đến thời nhà Thanh. Trong các nghi thức trang trọng, phức tạp của hoàng đế nhà Thanh cho đến các nghi thức trong thiên đàn tế trời, chúng ta có thể thấy được lòng kính ngưỡng và biết ơn vô hạn đối với thiên thượng của các vị vua triều Thanh.

Tổ tiên loài người tin rằng Thần không chỉ tạo ra con người,mà còn che chở cho con người về mọi mặt, phúc phận của nhân loại đều là nhờ bái Thần Phật mà được ban cho. Điều này không giống như chủ nghĩa vô thần tuyên truyền rằng Thần chỉ là trí tưởng tượng của người xưa, cho rằng do con người thời đó còn mông muội và bất lực trước tự nhiên nên phải ký thác tinh thần vào thứ ảo tưởng nào đó. Đối với người xưa Thần có thật, không phải là hư ảo, đức tin với Thần của người xưa là xuất phát từ nội tâm, lòng thành kính với Thần của người xưa là quỳ gối phủ phục sát đất. Vậy thì đối với những người kính Thần hướng thiện như vậy, Thần sẽ triển hiện hình tượng của mình cho họ thấy. Do đó, những thợ thủ công và họa sĩ của tất cả các dân tộc trên thế giới đã khắc họa, miêu tả hình ảnh của Thần theo những gì họ nhìn thấy. Người vô thần nói rằng hình ảnh Thần là do con người tưởng tượng ra dựa theo ngoại hình của chính mình, đây kỳ thực là lối suy luận ngược chiều của người vô thần, một sự võ đoán lẫn lộn. Sự thật là Thần tạo ra con người theo hình tượng của chính mình. Cho nên, hình dáng của con người chúng ta mới giống như ngoại hình của Thần. Sự tương đồng giữa ngoại hình của người và Thần cũng giống như con cái giống với bố mẹ vậy. Chúng ta chỉ nghe nói con cái trông giống bố mẹ chứ không nói ngược rằng bố mẹ trông giống con cái. Chẳng phải loạn hết cả rồi sao?

Trong tất cả các ngành khoa học của nhân loại hiện đại, thực sự có thể đưa ra bằng chứng để trả lời cho vấn đề “nguồn gốc của con người”, đầu tiên phải nói đến khảo cổ học. Rất nhiều các phát hiện khảo cổ khắp nơi trên thế giới đã chứng minh một sự thật rằng: thời kỳ văn minh của nhân loại trên Trái đất không chỉ xuất hiện một lần, mà đã xuất hiện nhiều lần.

Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã viết trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân:

 Sự vận động của Trái Đất chúng ta trong vũ trụ bao la này trong hệ Ngân Hà đang vận chuyển này, không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió; rất có thể nó va phải một tinh cầu nào đó, hoặc một vấn đề nào đó nảy sinh, [và thế là] tạo thành một tai nạn rất lớn. Đứng từ góc độ công năng chúng tôi mà xét, thì chính là đã được an bài như vậy. Tôi đã một lần khảo sát, phát hiện rằng nhân loại đã có 81 lần [rơi vào] trạng thái hủy diệt hoàn toàn; chỉ có một ít người sống sót; lưu lại theo một chút văn hóa tiền sử vốn có từ đầu, [họ] tiến vào một thời kỳ [mới], sống một cuộc sống nguyên thủy. Nhân loại sinh sôi đông lên rồi cuối cùng xuất hiện nền văn minh. Trải qua 81 lần chu kỳ biến đổi như thế; tôi cũng chưa khảo sát được cho đến [tận thời điểm] ban đầu.

Lò phản ứng hạt nhân hai tỷ năm trước, kính viễn vọng 30.000 năm trước v.v, ngày càng có nhiều phát hiện khảo cổ chứng minh rằng trên Trái đất từng xuất hiện nhiều lần văn minh. Sự thực này đã trực tiếp lật đổ thuyết vô thần và thuyết tiến hóa, gián tiếp khẳng định thuyết hữu thần và thuyết Thần sáng tạo. Những người bảo vệ thuyết tiến hóa ban đầu muốn thông qua khảo cổ phát hiện những sinh vật hóa thạch để bổ sung chứng cứ còn thiếu cho giả thuyết này, nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Hầu như tất cả các hóa thạch đều chứng minh rằng thuyết tiến hóa không thể đứng vững. Cho dù là phát hiện hóa thạch bộ xương của người khổng lồ cao năm mét, hay là hiện vật của người tí hon cao mấy tấc vẫn còn tồn tại ở thế gian, đều trở thành những chứng cứ rõ ràng đủ để đè bẹp thuyết tiến hóa.

Cho đến nay, chỉ có hai giả thuyết về nguồn gốc của con người: Một giả thuyết là Thần tạo ra con người, giả thuyết này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt hàng ngàn năm, giả thuyết kia là thuyết tiến hóa đầy ấu trĩ. Nếu thuyết tiến hóa đã bị phủ nhận bởi những bằng chứng khảo cổ không thể chối bỏ, vậy thì giả thuyết Thần tạo ra con người trở thành sự lựa chọn duy nhất. Đúng vậy, con người tiền sử không hề lừa dối chúng ta, tổ tiên đời đời của chúng ta không hề lừa dối chúng ta: con người là do Thần tạo ra, điều này vô cùng chính xác.

2. “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” nói lên điều gì

Một trong những trở ngại khiến cho người hiện đại không thể lý giải và tin rằng “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”, chính là người ta cho rằng “đất bùn” không phù hợp với cơ thể con người chúng ta: cơ thể của chúng ta rõ ràng là máu thịt, tại sao lại gọi là “đất bùn”? Sauđây chúng tôi sẽ giải thích vấn đề này.

Nhìn từ nội hàm và chức năng, văn hóa truyền thống Trung Quốc có thể phân thành hai bộ phận lớn, đó là bộ phận xuất thế và bộ phận nhập thế, cũng có thể gọi là văn hóa tu luyện quay về trời và văn hóa làm người tại thế gian. Bộ phận xuất thế mà đại biểu là Phật giáo, Đạo giáo và Cơ Đốc giáo, giảng về thông qua tu luyện để thành Phật, thành Đạo, thành Thần. Bộ phận nhập thế, mà đại biểu là Nho giáo, giảng về đạo lý tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. ĐCSTQ lấy chủ nghĩa vô thần làm nền tảng, đã gọi văn hóa tu luyện là “cặn bã phong kiến”, kỳ thực hoàn toàn trái lại, đó mới là tinh hoa chân chính của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Nhìn tổng thể trong lịch sử của Trung Quốc, các triều đại đều có nhiều người tu luyện, ai mà không muốn lên trời chứ? Nhưng không phải ai cũng có thể bước vào tu luyện, bởi vì còn phụ thuộc vào căn cơ và duyên phận. Phong Thần diễn nghĩa tuy là một tác phẩm văn học, nhưng đúng như chúng ta thường nói, các tác phẩm văn học nghệ thuật đều bắt nguồn từ cuộc sống mà còn cao hơn cuộc sống. Cho nên, các nhân vật trong cuốn sách đều lấy nguyên mẫu từ cuộc sống, rất nhiều người lúc đó là người tu Đạo trong núi, cũng có vị chính là Thần trên trời. Ví dụ, Quảng Thành Tử được nói đến trong truyện, tương truyền rằng Hoàng Đế năm đó từng vào núi gặp Tiên, cầu xin Quảng Thành Tử truyền dạy cách tu luyện và đạo an dân trị quốc.

Đại sư Lý Hồng Chí giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

Giảng đến vấn đề địa thượng Phật và địa thượng Đạo. Còn một tình huống nữa, Trung Quốc cổ đại có rất nhiều người tu luyện tại núi sâu rừng già. Vì sao hiện nay không có? Kỳ thực không phải là không có, mà là không để người thường biết; cũng không thiếu đi chút nào; những vị này đều có công năng. Mấy năm nay không phải là những vị này không có mặt, họ đều có cả đấy. Hiện nay trên thế giới còn có vài nghìn; Trung Quốc nước ta tương đối nhiều hơn. Đặc biệt là ở các danh sơn đại xuyên đều có, một số núi cao cũng có. Họ dùng công năng bít [hang] động lại, do đó chư vị không thấy được sự tồn tại của họ.

Chúng ta biết rằng con người trong xã hội nhân loại, căn cứ theo địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế có thể phân thành các tầng lớp khác nhau. Tương tự như thế, sinh mệnh trong vũ trụ, căn cứ theo trạng thái sinh mệnh, trí huệ và năng lực khác nhau cũng có thể phân thành các cảnh giới khác nhau.

Sơ đồ cảnh giới các sinh mệnh trong vũ trụ

Tại sao con người phải tu luyện? Chính là để đề cao cảnh giới và tầng thứ của sinh mệnh.Phật gia là để tu thành Phật, Đạo gia để tu thành Đạo, còn Cơ Đốc giáo để tu thành Thần của thế giới Thiên quốc đối ứng với người phương tây. Phương pháp tu luyện và mức độ tinh tấn khác nhau quyết định sự khác biệt của quả vị cuối cùng mà người tu luyện chứng đắc được. Thông thường, nếu như tu tốt nhưng chưa đắc chính quả thì có thể lên đến tầng thứ thiên nhân ở thiên giới trong Tam giới, hưởng phúc phận làm Thần Tiên trong mấy trăm năm, khi hưởng hết tuổi trời thì lại nhập lục đạo luân hồi. Nếu như một người tu đắc chính quả thì có thể nhảy ra khỏi Tam giới, không tái nhập luân hồi nữa. Sau khi ra khỏi Tam giới, sinh mệnh tầng thứ nhất là La Hán, đều có thân hình nam; nếu tu tốt hơn một chút thì có thể tiến vào cảnh giới Bồ Tát, sinh mệnh của cảnh giới này đều có thân hình nữ, nếu như tu tốt hơn nữa thì có thể đạt đến cảnh giới của Phật, về hình tượng đều hiển hiện nguyên hình của mình. Cứ như vậy đến khi tu thành sinh mệnh cao cấp của cảnh giới cao hơn.

Chúng ta thường nghe thấy câu này: “Thần ở trên trời”. Câu này kỳ thực không phải do người hiện đại nói, giống như câu “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”, câu nói này cũng được lưu truyền lại từ thời rất xa xưa. Chữ “trời” mà người Trung Quốc cổ xưa nói và trời mà người hiện đại chúng ta nhận thức bằng khoa học tự nhiên kỳ thực không cùng một khái niệm. “Trời” trước đây chỉ Thiên đường, là thế giới của Thần Phật mà mắt thịt nhìn không thấy, phải nhìn bằng thiên nhãn mới thấy, chính là một không gian khác mà các nhà khoa học hiện đại đang nghiên cứu và tìm kiếm. Chữ “trời” hiện nay chỉ nói về khoảng không phía trên bề mặt của Trái đất trong không gian mà nhân loại đang sinh tồn, hai khái niệm “trời” này có bản chất khác nhau. Chúng ta biết rằng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc nói: “Một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”, “Trời và người hợp làm một chỉnh thể”, “Ông Trời đền bù cho người cần cù” v.v. Trời ở đây rõ ràng không giống với khái niệm trời trong khoa học tự nhiên ngày nay.

Lấy ví dụ, chúng ta có thói quen ngắm trăng, đứng từ Trái đất nhìn lên Mặt trăng, chúng ta sẽ cho rằng trăng ở trên trời, chúng ta không cảm thấy như vậy có gì không ổn. Tuy nhiên, nếu chúng ta may mắn trở thành phi hành gia bay lên Mặt trăng, khi chúng ta nhìn lại Trái đất, chẳng phải Trái đất cũng ở trên trời sao? Không khác gì với cảm giác khi đứng trên Trái đất nhìn Mặt trăng. Vậy thì rốt cuộc đâu là trời, đâu là đất? Quả thực ngay lập tức không thể nói rõ.

Con người hiện đại chúng ta gọi khoảng không từ mặt đất trở lên là bầu trời, bầu trời ở tầng khí quyển trở lên gọi là vũ trụ. Bầu trời hay vũ trụ cũng vậy, rốt cuộc đều nói về phạm vi không gian mà nhân loại sinh tồn. Chúng ta biết rằng tất cả vật thể trong không gian mà con người sinh tồn, hạt cơ bản lớn nhất là các phân tử, chúng ta có thể gọi nó là không gian phân tử. Trong khái niệm “trời” của khoa học tự nhiên, nói Mặt trăng ở trên trời, kỳ thực nói một cách chính xác hơn là Mặt trăng ở trong không gian phân tử cách Trái đất một khoảng cách nhất định, Trái đất và Mặt trăng cùng tồn tại ở các vị trí khác nhau trong không gian phân tử. Tương tự như vậy, vị trí của các hành tinh lớn khác so với Hệ mặt trời cũng có thể được nhận thức và biểu đạt theo cách này.

Nói đến đây, chúng ta có thể trả lời được một câu hỏi thú vị: Văn hóa truyền thống nói “Thần ở trên trời”, tại sao ngày nay tàu vũ trụ của con người bay cao như thế, kính viễn vọng thiên văn nhìn xa như thế, nhưng lại không phát hiện ra Thần Phật? Thế là, có người liền tùy tiện đưa ra kết luận thế này: Thần Phật hoàn toàn không tồn tại. Họ không biết được rằng, tàu vũ trụ dẫu có bay cao đến đâu, kính viễn vọng thiên văn dẫu có thể nhìn xa đến đâu cũng không vượt qua được không gian phân tử mà con người chúng ta đang sống. Nói thẳng ra, đều chưa vượt khỏi thế gian con người! Nếu là như vậy, phi thuyền vũ trụ bay tới bay lui trong nhân gian, kính viễn vọng thiên văn nhìn tới nhìn lui trong nhân gian, dù có vẻ bay được rất cao, nhìn được rất xa, làm sao có thể phát hiện được Thần Phật và Thiên quốc của Thần Phật?

Vậy thì sự khác biệt cơ bản giữa “trời” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc và “trời” trong khoa học tự nhiên hiện đại là gì?

Nếu chú ý nhiều hơn đến “trời” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, chúng ta sẽ phát hiện rằng trời phân thành nhiều tầng. Chẳng hạn, Phật gia cho rằng có 33 tầng trời, Đạo gia cho rằng có 36 tầng trời. Ví dụ tục ngữ Trung Quốc nói bên ngoài trời lại có trời, chín tầng trời v.v. Các môn phái khác nhau, các cảnh giới khác nhau có những nhận thức khác nhau về trời, đó là điều bình thường. Điều này cũng giống với quy luật “nhìn ngang thành dãy núi, nhìn chếch lên thành đỉnh núi”.

Chúng ta lại tiếp tục xem xét, không chỉ trời phân thành tầng mà đất cũng được phân thành tầng. Ví dụ 18 tầng địa ngục, dưới chín suối v.v. Vậy thì đối chiếu với sơ đồ cảnh giới các sinh mệnh trong vũ trụ trong bài viết này, phải chăng chúng ta có thể tưởng tượng như thế này: giữa cảnh giới khác nhau của sinh mệnh trong vũ trụ và kết cấu tầng cấp của trời đất có mối quan hệ đối ứng nào đó không? Câu trả lời là có.

Lấy ví dụ, Đạo giáo phân trời thành 36 tầng, lại còn phân nhỏ thành: sáu tầng trời dục giới, 18 tầng trời sắc giới, bốn tầng trời vô sắc giới, bốn tầng phạm thiên, bốn tầng trời thánh cảnh. Trong mỗi tầng trời các giới lần lượt có các tầng sinh mệnh từ thấp đến cao. Nói cụ thể chính là cái gọi là lục đạo luân hồi: thiên nhân đạo (người trời), Atula đạo (ma), nhân đạo (người), địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sinh đạo. Cũng chính là nói, trong văn hóa truyền thống, cảnh giới của sinh mệnh và kết cấu tầng thứ của trời đất là như nhau.

Vậy thì cảnh giới của sinh mệnh và cấu trúc tầng thứ của trời đất được hình thành như thế nào? Nói cách khác, cơ sở vật chất của cảnh giới và tầng thứ là gì? Kỳ thực, nhìn từ một góc độ nhất định, cơ sở vật chất của cảnh giới sinh mệnh và cấu trúc tầng thứ của trời đất chính là các hạt cơ bản lớn nhỏ khác nhau, cũng chính là các không gian vũ trụ khác nhau do các hạt cơ bản lớn nhỏ khác nhau cấu thành, biểu hiện ra ở từng tầng đất, từng tầng trời.

Đại sư Lý Hồng Chí đã nói trong “Luận Ngữ” Chuyển Pháp Luân:

Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa, của tạo hoá vũ trụ, nội hàm từ cực nhỏ đến cực lớn, có triển hiện khác nhau tại các tầng thứ thiên thể khác nhau. Từ vi quan nhất của thiên thể đến lạp tử vi quan nhất xuất hiện, [qua] tầng tầng lạp tử vô lượng vô số, từ nhỏ đến lớn, mãi cho đến nguyên tử, phân tử, hành tinh, thiên hà mà nhân loại biết ở tầng bề mặt và cho đến cả to lớn hơn nữa, các lạp tử lớn nhỏ khác nhau tổ [hợp] thành các sinh mệnh lớn nhỏ khác nhau cũng như các thế giới lớn nhỏ khác nhau hiện hữu khắp nơi trong thiên thể vũ trụ. Đối với các sinh mệnh ở trên bản thể các lạp tử ở tầng thứ khác nhau mà nói, thì lạp tử của tầng lớn hơn một mức chính là các vì sao trên bầu trời của họ, tầng tầng đều như thế. Đối với sinh mệnh các tầng vũ trụ mà nói thì là vô cùng vô tận.

Đại sư Lý Hồng Chí cũng đã nói trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999]:

Vậy thì nói đến việc có người đã lên Trời rồi, tôi nói cho mọi người, chư vị đột nhiên chui vào trong một hòn đá, thì có phải là lên Trời không? Chư vị chui vào bên trong cái bề mặt do vật chất hình thành của hòn đá này, thế thì không được. Chư vị đã chui vào trong cảnh giới của lạp tử vi quan mà cấu thành lạp tử phân tử của nó, thì có phải là lên Trời không? Bản thân chư vị thu nhỏ lại vào tầng vi quan của thân thể của chư vị, thì có phải chư vị lên Trời không? Chư vị chui vào trong lạp tử vi quan của lạp tử bề mặt trong bất kể tầng không gian nào, tức là vào trong [nơi mà] nhỏ hơn cả tầng lạp tử đó, thì chư vị chính là đã lên Trời rồi. Chẳng qua là tầng Trời khác nhau, mức độ vi quan khác nhau. Sau khi tới vi quan, chư vị nhìn thấy là đã chui vào trong hòn đá, chư vị nhìn thấy là đã tiến nhập vào trong thân thể rồi, tiến nhập vào trong một thứ nào đó rồi, trên thực tế là chư vị là tiến nhập vào vũ trụ rộng lớn liên đới với không gian đó. Cũng chính là nói, đây không phải là phương thức tư duy của con người.

Thông qua khoa học hiện đại, chúng ta biết rằng ở không gian mà con người chúng ta sống, các hạt cơ bản ngoài cùng cấu tạo nên mọi vật chất đều là phân tử, sắt thép, đá, nước, không khí, thân thể người, v.v. đều như vậy, chúng ta tạm gọi không gian này là không gian phân tử. Chúng ta cũng biết rằng hạt cơ bản của tầng nhỏ hơn so với phân tử chính là nguyên tử, hạt nguyên tử không phải là một hạt tồn tại độc lập mà cũng được phân bố khắp không gian vũ trụ giống như các hạt phân tử. Các hạt nguyên tử tạo thành một tầng không gian khác, hết thảy các sinh mệnh và vật thể trong tầng không gian này đều có cấu tạo ngoài cùng là các nguyên tử. Tương tự như thế, các hạt cơ bản nhỏ hơn nữa như proton, neutron, electron, quark, neutrino v.v. cũng tạo thành những tầng không gian trong cảnh giới riêng của chúng.

Vậy, sinh mệnh trong không gian được cấu thành bởi các hạt cơ bản lớn hơn có gì khác so với sinh mệnh trong không gian được cấu thành bởi các hạt vi quan hơn? Dưới đây, chúng tôi lấy ví dụ về sinh mệnh của không gian phân tử và sinh mệnh của không gian nguyên tử để so sánh và làm rõ.

Trước hết, vì hạt cơ bản ngoài cùng của tất cả sinh mệnh và vật chất trong không gian nguyên tử là các nguyên tử. Thông qua khoa học hiện đại, chúng ta biết rằng thể tích của một phân tử lớn hơn nhiều so với thể tích của một nguyên tử, sự khác biệt tính bằng chữ số thiên văn. Trong không gian nguyên tử, các hạt cơ bản ngoài cùng cấu thành nên đại não của con người tất nhiên cũng là các nguyên tử, vậy thì kết cấu tổ chức của đại não ấy phải tinh vi hơn rất nhiều so với kết cấu của đại não con người trong không gian phân tử của chúng ta. Đồng thời, đại não của họ hoàn toàn khai mở; nghiên cứu khoa học hiện đại phát hiện rằng não người chúng ta có hơn 70% bị khóa. Đây là lý do tại sao Thần Phật có đại trí đại huệ, mà so với Thần, trí lực của chúng ta chỉ có thể được gọi là trí thông minh nhỏ bé. Có một câu ngạn ngữ Do Thái ở phương tây là “Nhân loại hễ suy nghĩ, Thượng Đế liền bật cười”. Điều này không có nghĩa là Thượng Đế coi thường con người, mà là phương thức tư duy của con người mang theo dục vọng và sự ích kỷ, trong mắt của Thượng Đế nó quá trẻ con.

Thứ hai, vì thể tích của phân tử lớn hơn rất nhiều so với thể tích của nguyên tử, sự khác biệt tính bằng chữ số thiên văn. Vậy nên, da của sinh mệnh trong không gian phân tử thô ráp hơn nhiều so với da của sinh mệnh trong không gian nguyên tử. Lấy ví dụ, nếu lớp da của người trong không gian phân tử được làm bằng đá cuội, thì da của người trong không gian nguyên tử còn trơn bóng hơn cả kính rất nhiều. Điều này trùng khớp với hình ảnh đẹp đẽ và thánh khiết của các vị Thần Phật, Bồ Tát và các nàng tiên xinh đẹp mà chúng ta biết. Đây là lý do tại sao chúng ta thường mô tả vẻ đẹp của các cô gái đẹp nhất ở nhân gian là “đẹp như tiên”.

Thứ ba, chúng ta biết các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng nguyên tử có tính phóng xạ, nghĩa là nguyên tử trong không gian phân tử có thể hiện năng lượng. Điều này chính là trùng hợp với “ánh hào quang của Phật” phát ra khi Thần Phật và Bồ Tát xuất hiện trong không gian phân tử của con người chúng ta. Kỳ thực “ánh hào quang của Phật” chính là thể hiện của năng lượng.

Từ ba điểm trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng đặc trưng của các sinh mệnh sống trong không gian vi quan đều trùng hợp với đặc trưng của Thần—sinh mệnh cao cấp mà trong văn hóa truyền thống Trung Quốc đã nói đến. Điều đó có nghĩa là, trong không gian cấu thành bởi các hạt vi quan có tồn tại các sinh mệnh cao cấp, đó chính là Thiên đường mà con người chúng ta đời đời kính ngưỡng và hướng tới.

Tất nhiên, sự khác biệt giữa sinh mệnh của không gian được cấu thành bởi các hạt vi quan và con người chúng ta không chỉ dừng lại ở những điều này. Chẳng hạn, thân thể của sinh mệnh trong thế giới vi quan không có trọng lượng nặng nhẹ, có thể bay lên, có thể biến lớn thu nhỏ, có thể biến hóa thành nhiều hình tượng khác nhau; chỉ cần liếc mắt là họ có thể nhìn thấy mọi điều trong cảnh giới bên dưới mình; sinh mệnh của họ được tính bằng ‘kiếp’, họ có thể sống trong một thời gian rất rất dài; họ muốn gì thì huơ tay là có; họ không có kiểu lừa gạt nhau, đấu đá nhau như ở nhân gian, sống rất an nhiên tự tại, v.v.

Tại sao con người phải tu luyện? Để đến được bến bờ của hạnh phúc, đó là chốn trở về của sinh mệnh, là mục đích chân chính làm người. Tại sao con người phải sống, tôi là ai, tôi đến từ đâu, v.v… những câu hỏi cuối cùng của nhân sinh, chẳng phải câu trả lời chính là ở đây rồi sao?

Lão Tử nói trong Đạo Đức Kinh: “Có không sinh ra nhau, dễ khó thành tựu lẫn nhau, ngắn dài tạo thành lẫn nhau, trên dưới dựa vào nhau, thanh âm hòa hợp với nhau, sau trước theo nhau”. Nói cách khác, mọi thứ trong vũ trụ đều tồn tại tương hỗ với nhau. Tương tự, trời và đất cũng là song hành tồn tại. Nếu chúng ta so sánh kết cấu thứ bậc hoàn chỉnh của trời và đất mà tôn giáo giảng với một tòa nhà cao tầng, thì trần của tầng một là sàn của tầng hai; trần của tầng hai là sàn của tầng ba; trần của tầng ba là sàn của tầng bốn, cứ như vậy, lên đến mức cao nhất của tòa nhà cao tầng vạn trượng. Mặc dù ví dụ này tuy không thích hợp lắm, nhưng đại khái có nghĩa như vậy.

Đến đây, chúng ta có thể giải khai một ẩn đố: Trong mắt của các chúng Thần ở Thiên đường bên trên Tam giới, thì toàn bộ Tam giới đối với Thiên đường của họ mà nói đều có thể gọi là ‘địa’ (地), đều có thể gọi là ‘thổ’ (土). Bởi vì địa chính là thổ, thổ chính là địa (đều là đất). Nói cách khác, hàm nghĩa chân chính của câu “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” kỳ thực chính là ý nói “Thần tạo ra con người bằng các hạt vật chất trong Tam giới”.

Đại sư Lý Hồng Chí đã nói trong “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp” — Giảng Pháp tại các nơi XI:

Thần chẳng phải giảng thuyết rằng “ta dùng đất bùn tạo con người”? Người Trung Quốc chẳng phải cũng giảng rằng Nữ Oa dùng đất bùn tạo ra người Trung Quốc? Từ trong thế giới thiên quốc mà nhìn, tất cả phân tử ở mặt đất, kể cả nguyên tử, các lạp tử nội trong tam giới, tất cả lạp tử cấu thành nên những thứ trên thế gian này, trong con mắt của Thần mà nhìn thì đều là dơ bẩn, đều là đất bùn, lạp tử vật chất ở Thần giới thì vi quan hơn, thuần tịnh hơn, năng lượng lớn hơn. Theo họ mà nhìn, con người quả là đất, là bùn

3. Thần đã dùng cách nào để tạo ra con người?

Một trở ngại khác mà người hiện đại không thể hiểu và tin rằng “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” là: Nếu nói Thần sử dụng đất —vật chất trong Tam giới— để tạo ra con người, đất là nguyên liệu mà Thần tạo ra con người, thế thì Thần đã dùng cách nào, hoặc dùng năng lực gì để tạo ra con người?

Chúng ta có thể hiểu được những nghi vấn đặt ra này. Bởi vì, theo quan niệm và tư duy của con người chúng ta, việc tạo ra ngoại hình con người tương đối dễ, chẳng hạn như chạm khắc tượng đá, nung tượng người bằng gốm sứ, nặn tượng người bằng bột hay thổi kẹo hình người, đây đều là những kỹ thuật mà chúng ta thường nhìn thấy. Nhưng con người không chỉ có ngoại hình là xong, cấu trúc bên trong cơ thể con người, từ những bộ phận lớn như lục phủ ngũ tạng đến những chi tiết nhỏ như huyết quản, mao mạch, đến nữa là cấu trúc xoắn kép DNA mà hiện nay chúng ta biết, còn có các kinh mạch vi diệu hơn, tạo ra cơ thể con người giống như một công trình sinh vật nhỏ bé tinh xảo như vậy, Thần đã hoàn thành nó như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này.

Như đã nói trong phần trước, Thần là sinh mệnh cao cấp có trí huệ và năng lực vượt trội hơn rất nhiều so với con người. Hoàng Đế là ông tổ của văn hóa nhân loại, ông đã lên núi tìm Tiên, cầu xin Quảng Thành Tử truyền Đạo, dạy cách tu luyện và đem lại thái bình cho đất nước. Khổng Tử là thánh nhân bậc nhất, ông cũng đã từng vấn lễ thỉnh giáo Lão Tử, ông cung kính gọi Lão Tử là “rồng” – Rồng Thần thấy đầu không thấy đuôi. Hoàng Đế và Khổng Tử đều làm như vậy, khỏi phải nói tầng tầng chúng sinh ở thế gian cũng vậy. Khoảng cách giữa con người và Thần không phải là khoảng cách giữa mẫu giáo và sau tiến sĩ, không phải là khoảng cách giữa người với người, mà là khoảng cách giữa toàn bộ con người và sinh mệnh cao cấp, là khoảng cách giữa các cảnh giới của sinh mệnh, là khoảng cách tính bằng con số thiên văn. Thể hiện qua cách làm việc: con người làm việc gì đều phải dùng bộ não điều khiển cơ thể và tay chân để làm, còn Thần là dùng Phật Pháp thần thông để làm các việc. Thần tạo ra con người chính là dùng Phật Pháp thần thông.

Để nói rõ hơn về Phật Pháp thần thông, trước tiên chúng ta hãy nói về khí công.

a. Cơn sốt khí công toàn quốc

Vào nửa sau của thế kỷ trước, một cơn sốt khí công đã xuất hiện ở khắp Trung Quốc Đại lục trong những năm 70, 80 và 90, kéo dài hơn hai thập kỷ. Đây là do thiên tượng biến hóa dẫn động biểu hiện ra tại nhân gian. Trong một thời gian, hàng chục triệu người trên khắp Trung Quốc tu luyện khí công, các khí công sư được trọng đãi và tán dương như những minh tinh; xuất hiện hàng chục tờ báo khí công và một số lượng lớn các tác phẩm học thuật về khí công; các trung tâm y tế khí công, hội biểu diễn khí công đâu đâu cũng thấy.

Cơn sốt khí công đã được giới khoa học và quan chức đánh giá cao. Năm 1986, Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học về thân thể người của Trung Quốc thuộc Ủy ban Khoa học Quốc phòng được thành lập, do tướng quân Trương Chấn Hoàn làm chủ tịch hội đồng quản trị và Tiền Học Sâm là chủ tịch danh dự của hội đồng quản trị; Hiệp hội khí công y học thế giới được thành lập năm 1988, do bộ trưởng Bộ Y tế Thôi Nguyệt Lê đứng đầu.

Hiệp hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc đã từng tổ chức Hội nghị báo cáo nghiên cứu khoa học về khí công toàn quốc lần thứ năm; đã xuất bản thành bốn tập “Tuyển tập khoa học khí công”, tổng cộng có hơn 150 báo cáo thực nghiệm đã lưu lại những hồ sơ tài liệu ghi chép quý giá.

Trong cơn sốt khí công, có sáu loại công năng đặc dị chủ yếu được công nhận: công năng dịch chuyển, nhận biết vật thể không dùng mắt, dao thị, dự đoán, thấu thị và truyền cảm tâm linh. Sáu loại công năng đặc dị này tương ứng với các công năng mà giới tu luyện thường biết là công năng ban vận, thiên mục, giao thị, túc mệnh thông, thiên nhãn thông và tha tâm thông.

b. Trường năng lượng của khí công sư

Vào thập niên 30 của thế kỷ trước, hai vợ chồng nhà khoa học người Liên Xô cũ Kirilian đã phát hiện ra xung quanh mỗi người đều có một trường năng lượng yếu. Nhưng trường ánh sáng, điện trường và từ trường của khí công sư lại vượt rất xa người bình thường. Từ trường của một cơ thể người bình thường là khoảng 0,25 Gauss (đơn vị đo năng lượng), còn từ trường của khí công sư có thể cao hơn rất nhiều lần, có thể lên tới 4 Gauss. Qua đo đạc bằng các thiết bị hiện đại đã chứng minh rằng khi các khí công sư phát công, tại vị trí các huyệt đạo được họ dùng ý niệm khống chế có thể đo được sóng điện từ lớn phi thường.

Nghiên cứu về ngoại khí của khí công sư cho thấy, ngoại khí của khí công là một trường năng lượng vô cùng phức tạp, các phương pháp vật lý hiện tại có thể đo thấy các loại hạt cao năng lượng từ ngoại khí, bao gồm tia phóng xạ gamma, sóng điện từ tần số cao thấp, bức xạ hồng ngoại, rung động hạ âm, ánh sáng yếu có thể nhìn thấy, v.v. Người ta cũng thấy rằng khí bên ngoài có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, thay đổi cấu trúc bên trong của vật chất và thúc đẩy sự tăng trưởng sinh học. Công trình nghiên cứu thực nghiệm của giáo sư về y học hàng không vũ trụ Vương Tu Bích cho thấy, khi các khí công sư phát công, dùng máy phân tích tần số 8566A quét liên tục, đo được tần số từ 10 – 360 MHz, sóng điện từ tần số cao công suất từ 30 – 65 dBm.

Từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 01 năm 1987, Giáo sư Lục Tổ Âm và Giáo sư Triệu Nam Minh của Đại học Thanh Hoa đã đề nghị các khí công sư phát công tại một nơi cách phòng thí nghiệm 6 km. Kết quả cho thấy năng lượng có thể làm xoay mặt phẳng phân cực của tia laser phát ra từ khoang bên trong ống laser.

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Nghiêm Tân —một khí công sư nổi tiếng một thời— đã hợp tác với các giáo sư Lục Tổ Âm, Lý Thăng Bình và các nhà nghiên cứu từ Đại học Thanh Hoa và Viện vật lý cao năng lượng Trung Quốc để tiến hành một loạt các thực nghiệm khoa học về khí công và đạt được kết quả đáng kinh ngạc. Thí nghiệm gồm: từ Quảng Châu phát công để thay đổi cấu trúc phân tử của nước và các chất khác trong phòng thí nghiệm của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Tướng Trương Chấn Hoàn —chủ tịch Hiệp hội khí công— và các nhà khoa học nổi tiếng như Tiền Học Sâm, Bối Thời Chương… sau khi xác nhận tính chân thực và đáng tin cậy của báo cáo nghiên cứu này đã ủng hộ báo cáo. Luận văn thực nghiệm này đã được công bố trên “Tạp chí Tự nhiên” và “Tạp chí Vật lý sinh vật học”, và được “Quang minh nhật báo” và các phương tiện truyền thông quan trọng đưa tin rộng rãi.

Nói về cơn sốt khí công ở Trung Quốc, ngoài Nghiêm Tân còn có một người khác không thể không nhắc đến là Trương Bảo Thắng. Khi Trương Bảo Thắng nổi tiếng vào những năm 80 của thế kỷ trước nhờ khả năng “dùng tai đọc chữ”, ông tự tuyên bố rằng ông có công năng “không nhìn bằng mắt” và có thể biểu diễn khả năng “lấy đồ tặng vật”, tiếng tăm của ông vang dội khắp Bắc Kinh và gây chấn động cho giới khoa học Trung Quốc. Viện khoa học Trung Quốc, bao gồm viện vật lý cao năng lượng và một số trường đại học đã tiến hành nghiên cứu Trương Bảo Thắng một cách có hệ thống, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, bao gồm bịt hai mắt, niêm phong, đối chiếu, và đã chứng minh thực sự có những hiện tượng này. Trong bộ phim “Thần bài 2” có nhân vật Trương Bảo Thắng có công năng đặc dị, chính là dựa trên nguyên hình mẫu Trương Bảo Thắng.

Ngày 02 tháng 06 năm 1983, được sự đồng ý của Ủy ban Khoa học công nghiệp quốc phòng, Trương Bảo Thắng chính thức được chuyển đến phòng 507, từ một người dân bình thường bỗng nhiên trở thành một cán bộ quản lý cơ quan nghiên cứu khoa học cốt lõi của nhà nước. Kể từ đó, hình ảnh của ông đã xuất hiện trong các đơn vị hoặc trong gia đình của các quan chức quan trọng trong chính phủ v.v. Qua các buổi biểu diễn, anh đã có được danh tiếng “Thần nhân”, “Khí công sư báu vật quốc gia” v.v.. trở thành nhân vật được đãi ngộ theo cấp lãnh đạo trung ương, có xe riêng, nhà riêng, có nhân viên phục vụ.

Ngày 11/3/1984, Trương Bảo Thắng biểu diễn cho cựu Phó chủ tịch nước Vương Chấn. Trong khoảng ba tiếng đồng hồ anh đã biểu diễn 15 tiết mục. Các tiết mục gồm: đọc chữ trong phong bì (công năng dao thị); sau khi mở phong bì trong đó có thêm năm que diêm (công năng ban vận); Lấy 23 viên thuốc ra khỏi chai thủy tinh kín (công năng ban vận); Sau khi thổi vào ba chiếc đồng hồ chạy chính xác, một chiếc chậm lại một giờ, một chiếc chậm lại hai giờ và lịch trong chiếc khác chậm lại hai ngày v.v..

Hình ảnh ở giữa là Trương Bảo Thắng mặc quân phục. Hình 1 từ trái sang phải: Ngũ Thiệu Tổ, Trương Bảo Thắng, Vương Chấn; Hình 2 hàng trước từ phải sang trái: Trương Bảo Thắng, Vương Chấn. Trong hình 2, Vương Chấn vỗ tay sau khi Trương Bảo Thắng lấy những viên thuốc ra khỏi lọ đã đóng kín. (Ảnh chụp tập thể sưu tầm trên mạng)

Đại sư Lý Hồng Chí nói trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân:

Mọi người hãy nghĩ về vấn đề này, các khí công sư có tồn tại công. Tôi đã [làm] qua thí nghiệm, rất nhiều khí công sư cũng đều đã [làm] qua trắc nghiệm như thế, [để] kiểm định năng lượng của họ. Bởi vì các thành phần vật chất trong công này [thì] rất nhiều các thiết bị mà chúng ta đang có hiện nay đều có thể kiểm định ra được, cũng [có nghĩa] là [với] thành phần mà khí công sư phát ra chỉ cần có một loại thiết bị [đó] tồn tại thì có thể kiểm định được sự tồn tại của công. Hiện nay các thiết bị có thể đo thấy hồng ngoại, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, điện, từ, tia phóng xạ gamma, nguyên tử, neutron. Các khí công sư đều có những vật chất ấy; còn có những vật chất mà khí công sư phát ra vẫn chưa đo thấy được, [vì] chưa có thiết bị. Miễn là có thiết bị [thì] tất cả chúng đều có thể được đo thấy; [người ta] phát hiện rằng vật chất các khí công sư phát ra cực kỳ phong phú.

Dưới tác dụng của một trường điện từ nhất định, khí công sư có thể phát ánh quang huy rất mạnh mẽ, đẹp vô cùng. Công lực càng cao thì trường năng lượng phát ra càng lớn. Còn người thường cũng có, nhưng rất nhỏ; một loại ánh quang huy rất nhỏ. Trong nghiên cứu của môn vật lý cao năng lượng, người ta nhìn nhận rằng năng lượng chính là những thứ như neutron, nguyên tử. Nhiều khí công sư đã [làm] qua trắc [nghiệm], những khí công sư nổi tiếng cũng đều tham gia. Tôi cũng được đo, đo thấy tia phóng xạ gamma và neutron nhiệt phát ra nhiều hơn vật chất thông thường [phát ra] từ 80 đến 170 lần. Lúc ấy kim của thiết bị thí nghiệm trỏ đến hết mức rồi; vì kim đã trỏ đến tận cùng, [nên] rốt cuộc cũng không biết được [nó] lớn ngần nào. Neutron mạnh mẽ đến nhường ấy, thật quả là khó mà tin nổi! Người ta sao lại phát ra được neutron mạnh mẽ đến thế? Điều đó chứng minh rằng những khí công sư chúng tôi có tồn tại công, có tồn tại năng lượng; điểm này trong giới khoa học kỹ thuật đã chứng thực được.

c. Phật Pháp thần thông

Từ những lời giảng Pháp của Đại sư Lý Hồng Chí, chúng ta biết rằng cái gọi là khí công là một danh từ mà người hiện đại đặt ra, nói thẳng ra kỳ thực chính là tu luyện. Đây là văn hóa truyền thống của Trung Quốc chúng ta, cũng có thể được gọi là văn hóa tổ tiên của chúng ta. Tại sao chúng ta thường nói rằng văn hóa truyền thống Trung Quốc là bác đại tinh thâm, lưu truyền từ xa xưa? Và tại sao Trung Quốc từ thời cổ đại được gọi là Thần Châu? Bởi vì bộ phận xuất thế của nó là bộ phận trực tiếp thông với Trời. Một người tinh tấn thực tu theo một pháp môn thì có thể lên trời, trở thành Thần. Nhận thức sau đây về năng lượng khí công xuất phát từ nhận thức và thể ngộ của tôi đối với Pháp lý liên quan mà Đại sư Lý Hồng Chí giảng.

Một khí công sư tu luyện có thành tựu sẽ có năng lượng siêu thường, có thể xuất hiện công năng đặc dị, đây là sự thật đã được khoa học chứng minh. Vậy năng lượng của khí công sư tồn tại theo cách nào? Chủ yếu có ba loại sau:

Phương thức tồn tại thứ nhất của năng lượng là: năng lượng được lưu trữ trong các tế bào và trong tầng tầng hạt phân tử, nguyên tử… cấu thành nên thân thể người. Cùng với việc gia tăng công phu tu luyện và đề cao tầng thứ tu luyện, mật độ năng lượng của nó sẽ ngày càng lớn hơn, cho đến khi vật chất cao năng lượng hoàn toàn thay thế các thành phần vốn có của tế bào xác thịt con người, đây chính là điều mà giới tu luyện xưa nay nói là “ra ngoài Ngũ hành”. Cũng có nghĩa là cơ thể người đó đã không còn cấu thành bởi Ngũ hành kim–mộc–thủy–hỏa–thổ trong không gian này của chúng ta, mà được thay thế hoàn toàn bằng vật chất cao năng lượng gom chọn từ không gian khác.

Phương thức tồn tại thứ hai của năng lượng là: trong cơ thể của người tu luyện sẽ kết đan. Mật độ năng lượng của cái đan này vượt rất xa mật độ năng lượng trong phương thức tồn tại thứ nhất. Làm một so sánh như thế này, đan giống như một “quả bom laser siêu năng lượng”, nó có tác dụng gì? Khi người tu luyện đến bước cuối cùng đạt viên mãn, cái đan ấy sẽ nổ tung, “ầm” một tiếng sẽ phóng thích tất cả các loại công năng bị khóa trong huyệt Mệnh môn trong quá trình tu luyện. Sau đó, nguyên thần của người đó mang những thứ này viên mãn thăng thiên. Chúng ta biết rằng cao tăng sau khi viên tịch được hỏa táng sẽ xuất hiện xá lợi tử, đó chính là phần còn lại trong nhục thân của cái đan sau khi nổ. Thí nghiệm cho thấy xá lợi tử bao gồm rất nhiều vật chất trong không gian khác.

Phương thức tồn tại thứ ba của năng lượng là: người tu luyện sau khi xuất khỏi tu luyện thế gian pháp sẽ sinh ra công, trên đỉnh đầu sẽ xuất hiện một cột công trụ, cùng với việc đề cao tầng thứ tu luyện, cột công trụ cũng liên tục đột phá lên cao. Nếu như công trụ của người tu luyện đột phá phạm vi của Tam giới thì có thể đạt đến cảnh giới của chính quả, đó chính là điều mà giới tu luyện thường nói “ra ngoài Tam giới”. Vậy thì sinh mệnh tương lai ấy siêu xuất khỏi Tam giới rồi, tu thành La Hán, Bồ Tát, Phật–Đạo–Thần, thậm chí sinh mệnh ở cảnh giới cao hơn và không còn nhập vào lục đạo luân hồi nữa.

Tiếp theo chúng ta hãy nói về trọng điểm của phương thức tồn tại thứ ba của năng lượng: Công.

Chúng ta biết rằng, từ một góc độ nhất định mà nói, cấu trúc của vũ trụ là sự kết hợp của các hạt cơ bản từ vi mô đến vĩ mô. Thế giới rộng lớn vô biên, các sinh mệnh và các vật thể sở dĩ thiên hình vạn trạng, thậm chí có thể nói là vô cùng kỳ quái, kỳ thực chính là số lượng các hạt cấu thành chúng và phương thức tổ hợp khác nhau đã tạo ra sự khác nhau đó. Nói cách khác, nếu bạn có thể thay đổi sự sắp xếp các hạt cơ bản của một vật thể (vật chất), thì vật thể đó (vật chất) sẽ trở thành một vật thể (vật chất) khác. Môn hóa học trong khoa học hiện đại là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, cấu trúc và quy luật biến đối của vật chất ở cấp độ phân tử và nguyên tử từ đó tạo ra các chất mới. Trên thực tế, hóa học là sự hình thành các chất mới bằng cách thay đổi sự sắp xếp của các nguyên tử.

Công là một vật chất trong vũ trụ, cấu trúc của nó giống như của vũ trụ, cũng do các lạp tử từ vi mô đến vĩ mô tạo thành. Qua văn hóa truyền thống Trung Quốc, chúng ta biết rằng “vạn vật đều có linh”. Nói cách khác, mọi thứ dù lớn hay nhỏ, kỳ thực đều có sinh mệnh, đều có sự sống. Tuy nhiên, hình thức sống của nó không thể hiện trong không gian phân tử của con người chúng ta và mắt thịt con người không thể nhìn thấy mà thôi. Vậy thì, tất cả các hạt cơ bản cấu thành công cũng đều có linh tính, đều là những sinh mệnh sống.

Các hạt của công này và người tu luyện có quan hệ gì? Vì công là một đời người tu luyện chịu đựng vô số khổ mà xuất lai, “Tây du ký” mà chúng ta biết đã dùng hình thức nghệ thuật để thể hiện một câu chuyện tu luyện một cách hoàn chỉnh. Đường Tăng đã phải trải qua 81 kiếp nạn mới lấy được chân kinh, tu thành chính quả. Bởi vì cái công này vốn có thuộc tính chuyên biệt, ai tu luyện xuất lai được công đó, thì sẽ thuộc về người đó. Nếu chúng ta so sánh công với một đội quân, thì người tu luyện là chỉ huy, chỉ huy ra lệnh chỉ đạo toàn quân hoàn thành nhiệm vụ.

Mục tiêu cuối cùng của tu luyện chính là đắc đạo, viên mãn trở thành Phật–Đạo–Thần. Là một người tu luyện khi tu thành một vị Thần thực sự thì sẽ có bản lĩnh cao cấp hơn công năng đặc dị, giới tu luyện gọi đó là “Phật Pháp thần thông”. Cơ sở năng lượng vật chất của Phật Pháp thần thông là gì? Đó là “công”. Nếu một vị Thần Phật muốn làm một cái gì đó, ví dụ, nếu muốn biến một quả bóng rổ thành quả dưa hấu, khi anh ta nghĩ như vậy, tất cả các hạt của công của anh ta, từ vĩ mô đến vi mô, sau khi nhận được chỉ lệnh đó đều hành động cùng một lúc, tất cả các hạt tạo nên quả bóng rổ từ vĩ mô đến vi mô đều di chuyển cùng một lúc, biến thành sự sắp xếp của các hạt vật chất dưa hấu. Thời gian lại là thời gian nhanh nhất mà Thần Phật có thể nắm, cho nên sự thay đổi này trong nháy mắt đã hoàn thành.

Chúng ta biết rằng không khí cũng là do các hạt vật chất cấu thành, nếu một vị Thần Phật muốn sử dụng không khí làm nguyên liệu để biến ra quả dưa hấu, ông ta chỉ cần nghĩ như thế, công của ông ta sẽ hoàn thành việc đó ngay lập tức. Đây là nguồn gốc và mô tả chân thực trong từ điển thành ngữ “vô trung sinh hữu” (không có tạo thành có). Bởi vì không khí là vô hình đối với mắt thịt của con người, nên người ta nói “vô trung sinh hữu” cũng không có gì là sai.

Trong số tất cả những truyền thuyết thần thoại ở Trung Quốc, rung động lòng người nhất là truyền thuyết Bàn Cổ khai thiên tịch địa. Khai thiên tịch địa là gì? Nói thẳng ra chính là tạo ra trời và đất. Tuy nhiên, giữa trời và đất không thể trống rỗng được, do đó cần phải tạo ra vạn sự vạn vật và chúng sinh trong thế giới mênh mông đó. Bàn Cổ đã sử dụng năng lực gì để khai thiên tịch địa, tạo ra vạn sự vạn vật và chúng sinh trong thế giới mênh mông? Ông cũng dùng Phật Pháp thần thông.

Một vị trong Bát Tiên là Hán Chung Ly truyền thuật hóa vàng cho đồ đệ Lã Động Tân, kể cả việc các khí công sư từ Quảng Châu phát công được nói đến ở trên, họ đã làm thay đổi cấu trúc phân tử của nước và các chất khác trong phòng thí nghiệm của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, kỳ thực đều vận dụng năng lực này.

Ngày nay, thế nhân đều biết đến Sáng Thế Chủ. Sáng Thế Chủ dùng cái gì để sáng tạo ra thế giới? Cũng là dùng Phật Pháp thần thông. Phật Pháp thần thông là sử dụng bản lĩnh thông thường của các Đại Giác Giả và người tu luyện ở tầng thứ cao, chỉ có điều bản lĩnh lớn nhỏ khác nhau là tùy theo cảnh giới khác nhau của các sinh mệnh.

Vậy thì, đối với những vị Thần ở cảnh giới cao như Nữ Oa của phương đông, Jehovah của phương tây v.v. mà nói, họ đã sử dụng Phật Pháp thần thông phỏng theo kết cấu nội tại và ngoại hình của mình để tạo ra con người, há chẳng phải cũng dễ dàng như việc nặn ra hình người, thổi kẹo hình người mà chúng ta nhìn thấy trên đường phố lớn ở Bắc Kinh đó sao? Kỳ thực, nói thẳng ra chính là chuyện như thế.

Lời kết

Chúng tôi nói rõ “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” là để thanh trừ hai tà thuyết “Thuyết vô thần” và “Thuyết tiến hóa” đã truyền bá những độc tố và hiểu nhầm cho nhân loại; gỡ bỏ cái mũ ô nhục “con người tiến hóa từ động vật” mà hai tên hắc thủ là thuyết vô thần và thuyết tiến hóa đã chụp lên đầu nhân loại, sửa đổi tận gốc “thuyết nguồn gốc loài người”, làm sáng tỏ loài người kế thừa dòng máu cao quý của Thần Phật, trả lại bản lai diện mục của con người là “con dân của Thần”, để nhân loại chúng ta hướng về Thần mà “nhận tổ quy tông”, thức tỉnh thần tính mà con người đã lãng quên, và cùng Sáng Thế Chủ tiếp tục kết thánh duyên cứu độ.

Nếu thật sự như vậy, các thế hệ trẻ của chúng ta ngày nay cũng xứng đáng với những khổ tâm, nỗ lực miệt mài của tổ tiên chúng ta để truyền đi phúc âm thông thiên “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Ghi chú:
Lạp tử (particle): hạt, hạt cơ bản, hạt vật chất

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/252500

The post “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” rốt cuộc là chuyện gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thí nghiệm khoa học: Tại sao trên tay các học viên Pháp Luân Công không có vi khuẩn?https://chanhkien.org/2020/04/thi-nghiem-khoa-hoc-tai-sao-tren-tay-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-khong-co-vi-khuan.htmlFri, 17 Apr 2020 20:44:06 +0000https://chanhkien.org/?p=26195Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ Quốc [ChanhKien.org] Dịch bệnh ở Vũ Hán đang lan nhanh, và con người ở khắp nơi trên thế giới đều hoang mang. Sự bùng phát của chủng virus Corona mới (COVID-19) đã thu hút sự chú ý của mọi người đến các loại “siêu vi khuẩn” […]

The post Thí nghiệm khoa học: Tại sao trên tay các học viên Pháp Luân Công không có vi khuẩn? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ Quốc

[ChanhKien.org] Dịch bệnh ở Vũ Hán đang lan nhanh, và con người ở khắp nơi trên thế giới đều hoang mang. Sự bùng phát của chủng virus Corona mới (COVID-19) đã thu hút sự chú ý của mọi người đến các loại “siêu vi khuẩn” trong thế giới vi sinh vật. Các thí nghiệm khoa học đã cho thấy những học viên Pháp Luân Công mang theo một loại kháng sinh siêu nhiên có thể tiêu diệt các “siêu vi khuẩn”.

Vào ngày 19 tháng 02, trang web Minh Huệ (vn.minghui.org) đã đưa tin rằng chủng virus Corona mới (viêm phổi Vũ Hán) nhìn dưới kính hiển vi trông như một cái vương miện, đã thu hút sự quan tâm của mọi người đến thế giới vi sinh vật.

Trên Wikipedia, định nghĩa về “vi sinh vật” (micro-organism) là một cơ quan sinh học nhỏ bé khó nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. Vi khuẩn là loại vi sinh vật có cấu trúc tế bào, trong khi virus là loại vi sinh vật không có cấu trúc tế bào hoàn chỉnh. Chúng tôi sẽ không đi sâu về virus trong bài viết này, mà thay vào đó sẽ kể cho các bạn một câu chuyện liên quan đến các vi khuẩn ở thế giới vi quan.

Trong một thí nghiệm vi khuẩn hoàn toàn không có chủ đích, một học viên Pháp Luân Công là cô Deyuan được phát hiện mang theo một loại kháng sinh siêu nhiên có thể tiêu diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus, có hại cho cơ thể con người.

Deyuan, 22 tuổi, sinh ra ở Đức và bắt đầu học Pháp Luân Công cùng  cha mẹ mình khi cô mới vài tháng tuổi và lớn lên theo các nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn của Pháp Luân Công. Khi trưởng thành Deyuan có cả đức tính tốt đẹp lẫn năng lực học tập suất sắc, thi đậu vào Đại học và hiện đang theo học ngành Y.

Bất cứ ai từng tiếp xúc với Deyuan đều cảm nhận rằng cô là một cô gái điềm đạm, ít nói và có học thức.

Thí nghiệm vi sinh đầu tiên

Vào học kỳ mùa đông của một năm nọ, Deyuan theo học một lớp về vi sinh tại trường Đại học. Trong bài học đầu tiên, các sinh viên được phát cho một vài cái đĩa thạch[1] để họ nhân giống và quan sát các vi sinh vật và thực hiện những thí nghiệm khác nhau.

Các sinh viên được yêu cầu nhúng ngón tay của mình vào đĩa thạch chứa máu[2] để tìm hiểu xem bàn tay của họ bẩn đến mức nào. Chiếc đĩa sau đó được đặt trong lồng ấp để phát triển bất kỳ vi khuẩn nào có thể có mặt và cho phép chúng sinh sôi cho đến khi chúng có thể dễ dàng quan sát.

Vài ngày sau, Deyuan đã rất ngạc nhiên khi nhận lại đĩa mẫu vật mà mình đã nhúng tay vào. Nhiều sinh viên có thể nhìn thấy rõ các khuẩn lạc[3] trên đĩa của họ, nhưng trên đĩa của Deyuan gần như không có gì.

Bản thân Deyuan cũng rất ngạc nhiên: “Tại sao không có gì trên đĩa của mình? Mình có rửa tay trước khi đến lớp không nhỉ? Nhưng thể nào mình cũng đã chạm vào một cái gì đó rồi chứ!”

Deyuan thường xuyên thực hành các bài tập của Pháp Luân Công. Từ bề ngoài mà nhìn cô không có gì khác với mọi người. Việc luyện công có thể đã nạp năng lượng vào cơ thể của một học viên, nhưng hình thức biểu hiện của năng lượng này là như thế nào? Có phải vi khuẩn từ tay của Deyuan đã bị chính năng lượng của cô ấy tiêu diệt không, hay là sự phát triển của chúng đã bị kìm hãm lại?

Tất nhiên, chúng tôi không thể đưa ra kết luận vì đây chỉ là kết quả của một thử nghiệm mà thôi. Mọi người có thể nói rằng đó là tình cờ. Vậy hãy xem xét một thí nghiệm thứ hai liên quan đến Deyuan.

Thí nghiệm vi sinh thứ hai

Thí nghiệm vi sinh thứ hai cho khóa học của cô bao gồm thử nghiệm sự tồn tại của vi khuẩn trên các vật thể mà cô tiếp xúc ở bên ngoài hoặc ở nhà cô. Deyuan đã chọn một tờ tiền. Vài ngày sau, cô ấy còn ngạc nhiên hơn nữa khi nhận lại đĩa thạch tiếp xúc với tờ tiền vì đĩa này cũng “sạch sẽ”, trong khi nhiều sinh viên khác có khuẩn lạc trên đĩa của họ.

Lúc đó Deyuan khá bối rối bởi vì mọi người đều biết rằng tiền giấy đặc biệt bẩn.

Cần lưu ý rằng thí nghiệm này là một phần của lớp vi sinh trong một trường đại học tại Đức. Deyuan không có ý định chứng minh rằng cô có năng lượng, và ở Đức có các cơ sở vật chất dùng để giảng dạy y học rất nghiêm ngặt và các thiết bị y tế tiên tiến.

Từ kết quả lần thí nghiệm thứ hai, người ta có thể thấy rằng tay của Deyuan và các vật thể cô chạm vào đã không truyền vi khuẩn cho cô mặc dù cô sống trong một thế giới đầy vi khuẩn. Ví dụ, nhiều vật thể như chuột máy tính cũng đều có vi khuẩn.

Lời giải thích duy nhất là năng lượng do tập luyện Pháp Luân Công của Deyuan đã tác động đến vi khuẩn. Nếu giả thuyết rằng năng lượng trong cơ thể của Deyuan có thể tiêu diệt vi khuẩn là có thật, thì cơ thể của cô có sự bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và cô có sức đề kháng tự nhiên mà không bị nhiễm bệnh.

Vậy năng lượng này tồn tại như thế nào? Và cụ thể là những gì đang thật sự xảy ra? Có lẽ thí nghiệm thứ ba có thể trả lời câu hỏi này.

Thí nghiệm vi sinh thứ 3 – Cuối cùng cũng nhìn thấy một khuẩn lạc

Trong thí nghiệm vi sinh thứ ba, giáo sư yêu cầu sinh viên trong mỗi nhóm nuôi cấy chất nhầy từ cổ họng và lỗ mũi của họ trên đĩa thạch.

Vì các sinh viên khác trong nhóm Deyuan đều muốn sử dụng chất nhầy cổ họng cho thí nghiệm này nên Deyuan đã lấy chất nhầy từ lỗ mũi của mình.

Vài ngày sau, các sinh viên lấy ra các đĩa thạch tương ứng của họ và được phát cho các bảng dữ liệu phân tích và danh sách tên các loại vi khuẩn khác nhau. Lần này, có một khuẩn lạc có thể nhìn thấy trên đĩa của Deyuan. Cô đã rất vui mừng khi phát hiện ra rằng đĩa của mình đã phát triển Staphylococcus lugdunensis.

Sinh viên nào cũng có thể hỏi giáo sư về vi khuẩn của họ, nhưng không ai có vi khuẩn giống như Deyuan. Deyuan cũng muốn biết vi khuẩn của cô là gì. Cô là người cuối cùng hỏi giáo sư.

Khi vị giáo sư nghe tên vi khuẩn của Deyuan, ông đã rất phấn khích và nói rằng đó là một loài mới được phát hiện. Mặc dù nó đã được phát hiện từ hơn 10 năm trước nhưng mãi gần đây nó mới được công bố. Loại vi khuẩn này có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại khác như Staphylococcus aureus gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng.

Khi nghe giáo sư nói thế, tất cả các sinh viên đều quay sang nhìn Deyuan. Vi khuẩn được tìm thấy trong lỗ mũi của Deyuan trong thí nghiệm thứ ba –Staphylococcus lugdunensis– thực sự là một loại Staphylococcus có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại khác.

Từ ba thí nghiệm trên, rõ ràng là Deyuan dù trông không khác biệt với mọi người ở vẻ bề ngoài nhưng ở mức độ vi mô hơn, năng lượng cô mang theo có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Một khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào lỗ mũi của cô, Staphylococcus lugdunensis sẽ tiêu diệt chúng.

Staphylococcus lugdunensis là gì?

Trước hết chúng ta cần biết về Staphylococcus aureus. Staphylococcus aureus có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm có mủ ở các mức độ khác nhau, ví dụ như nổi mụn, nổi mề đay, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm tủy xương và nhiễm trùng huyết.

Staphylococcus aureus là thủ phạm của nhiều bệnh từ phần phía trên đường hô hấp đến đường tiêu hóa và thậm chí là biểu bì. Trong số đó cũng có những “siêu vi khuẩn” như Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin. Nói cách khác, Staphylococcus lugdunensis là khắc tinh của siêu vi khuẩn này.

Vào năm 2016, Andreas Peschel, một nhà khoa học tại Đại học Tübingen ở Đức và các đồng nghiệp đã tìm thấy một vũ khí có thể chống lại “siêu vi khuẩn Staphylococcus aureus”.

Điều thú vị là vũ khí lợi hại này lại đến từ một loại vi khuẩn Staphylococcus khác: Staphylococcus lugdunensis. Các bài báo liên quan đã được công bố trên tạp chí Nature.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng Staphylococcus lugdunensis được trang bị một cụm gồm bốn gen (lugA, lugB, lugC và lugD) tạo thành một đường ống để tạo ra một protein gọi là “lugdunin”.

Protein này bao gồm sáu axit amin liên kết với nhau để tạo thành một cấu trúc vòng tròn.

Đáng ngạc nhiên nữa là lugdunin có năng lực kháng khuẩn mạnh mẽ và phạm vi hoạt động rất rộng. Chỉ cần 1,5μg (1 micro-gram = 0.000001 gram) lugdunin trong mỗi mili-lít có thể ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus, và thậm chí MRSA cũng trở thành “bóng ma dưới lưỡi dao” của loại kháng sinh này.

Ngoài ra, lugdunin cũng gây tử vong cho nhiều vi khuẩn Gram-dương khác. Ở nồng độ phù hợp, thậm chí những loại siêu vi khuẩn khét tiếng như enterococci kháng vancomycin (VRE) cũng có thể bị tiêu diệt.

Khắc tinh của virus Corona (COVID-19) ở Vũ Hán

Trong số các học viên Pháp Luân Công, rất nhiều trường hợp các học viên bị bệnh trước khi bắt đầu tu luyện và đã hồi phục một cách kỳ diệu ngay sau đó. Nhiều người chỉ nhìn thấy hiện tượng này và kết quả của nó. Không ai chú ý đến những gì đang xảy ra ở cấp độ vi quan vô hình với mắt người.

Thông qua trường hợp của Deyuan, người ta có thể giải thích được các trường hợp phục hồi thể chất của các học viên Pháp Luân Công, để biết cơ thể đã trải qua những thay đổi lớn ở cấp độ vi mô như thế nào thông qua tu luyện chính Pháp. Những cải biến này đến từ năng lượng tích cực bên trong thế giới vi mô của cơ thể họ.

Có siêu vi khuẩn trong số các vi sinh vật, nhưng cũng tồn tại kẻ tử thù của chúng là Staphylococcus lugdunensis. Như thế chủng virus Corona mới cũng sẽ có một khắc tinh.

Một số người cũng xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi Vũ Hán, nhưng họ đã có chuyển biến tích cực sau khi niệm một cách chân thành “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân–Thiện–Nhẫn hảo!” (hoặc “Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Chân–Thiện–Nhẫn là tốt!”). Sau đó các triệu chứng bệnh của họ biến mất.

Ba thí nghiệm của Deyuan có thể khiến mọi người tin rằng khi những người bệnh khởi thiện tâm thì vi khuẩn hoặc virus có hại trong thế giới vi mô của họ có thể bị quét sạch. Khi virus được loại bỏ, cơ thể con người trở nên khỏe mạnh một cách tự nhiên.

Đại dịch Vũ Hán là “tà khí”

Theo Trung y cổ đại nhìn nhận, đại dịch hiện nay do viêm phổi Vũ Hán gây ra là “tà khí”. Người Trung Hoa xưa đã ngăn chặn dịch bệnh như thế nào?

Theo “Thích Pháp Luận” trong Hoàng Đế Nội Kinh, Hoàng Đế nói: “Ta nghe nói có năm loại bệnh dịch rất dễ lây lan. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và đều vô phương cứu chữa. Làm sao để ngăn cản dịch bệnh lây lan trong dân chúng?”. Kỳ Bá đáp: “Những người không bị lây bệnh đều có chính khí ở bên trong, nên tà ác không thể xâm hại họ”.

Nhiều người Trung Quốc không lý giải được những lời này. Tại sao “Chính khí ngăn cản được Tà ác xâm hại?”. Như thế chẳng phải phương pháp chữa bệnh của cổ nhân là “mê tín” sao?

Theo nghiên cứu, “khí” được nhắc tới trong Hoàng Đế Nội Kinh không phải ý nói “không khí” như khoa học ngày nay vẫn gọi, mà thay vào đó là một loại vật chất vô hình trong vũ trụ.

“Khí” mà người xưa nói tới không chỉ là một loại vật chất, mà còn là một dạng năng lượng, và nó có thể được chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng. Do đó, Chính khí là năng lượng tích cực và Tà khí bao gồm các vật chất tiêu cực như phong, hàn, nhiệt, ẩm, khô, hỏa, bệnh độc (virus), vi khuẩn, v.v.

Năng lượng của Chính khí có thể chống lại hoặc tiêu diệt Tà khí. Do đó, Kỳ Bá cho rằng: “Chính khí tồn tại bên trong, và tà ác không thể xâm hại”.

Virus mà nền y học hiện đại nhận thức được có kích thước khoảng 50-100nm (1 nanô-mét = 0.000001 mili-mét). Cấu trúc của nó bao gồm một vỏ protein chứa acid nucleic (RNA). Acid nuleic này chứa các thông tin có khả năng hủy hoại tế bào.

Hiện nay, các phương pháp vật lý nói chung để diệt virus bao gồm sử dụng tia cực tím có bước sóng 10-400nm. Mỗi một hạt photon đơn lẻ có năng lượng lớn tới mức có thể phá hủy axit nucleic của vi khuẩn và virus. Nếu các axit nucleic bị phá hủy, thì thông tin vận hành do axit nucleic mang theo cũng bị phá hủy theo, như thế chức năng dự định của virus không thể đạt được.

Vào mùa hè, những người mặc áo ngắn tay sẽ cảm thấy nóng và thậm chí rát da khi tiếp xúc với nắng gắt. Điều này là do năng lượng của tia cực tím đã gây ra những thay đổi trong protein của tế bào da người.

“Công” được đề cập trong khí công Trung Quốc thật sự mang một loại vật chất cao năng lượng tương tự như ánh sáng. Chất này không nằm trong dải tần số ánh sáng khả kiến, vì vậy mắt thường không thể nhìn thấy nó, nhưng nó có tính phóng xạ và có tác dụng diệt khuẩn cũng như thế.

Thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” để khắc chế bệnh dịch là có cơ sở khoa học từ xa xưa

Đầu năm 2003, các nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiệm y sinh  đối với trường năng lượng phát ra khi tu luyện Pháp Luân Công. Các thí nghiệm đã ứng dụng thành công công nghệ nghiên cứu tế bào cơ tim để chứng minh rằng trường luyện công của Pháp Luân Công có thể tăng cường hoạt động kết nối giữa các tế bào, chứng tỏ rằng trường luyện công này cung cấp một năng lượng nhất định.

Trên thực tế, theo kiến ​​thức chung về sinh lý cơ và sinh hóa cơ, sự gia tăng sức căng của các tế bào cơ tim đòi hỏi năng lượng sinh hóa bổ sung (ví dụ ATP, ion canxi) hoặc năng lượng vật lý (ví dụ nhiệt, năng lượng điện từ).

Tuy nhiên, trong thí nghiệm này, không có sự bổ sung năng lượng như vậy. Một học viên Pháp Luân Đại Pháp chỉ cần đặt hai bàn tay ở hai bên một tế bào, vậy mà sức căng kết nối của tế bào lại tăng lên mà không cần nguồn năng lượng thông thường.

Điều này cho thấy rằng trong quá trình luyện tập Pháp Luân Đại Pháp, một năng lượng không xác định đã tác động lên các hệ thống sinh học để tăng cường hoạt động của chúng. Kết quả của thí nghiệm này trực tiếp cung cấp một cơ sở khoa học đáng tin cậy rằng Pháp Luân Đại Pháp có tác dụng kỳ diệu đối với các hệ thống sinh học.

Vào ngày 14 tháng 04 năm 2005, một học viên Pháp Luân Công tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, đã được thử nghiệm bằng một dụng cụ gọi là “dụng cụ chẩn đoán vi mô đa chức năng MDI” để phân tích máu. Người ta thấy rằng các tế bào sống trong máu của học viên Pháp Luân Công được phân bố khá đều, các tế bào rất năng động. Không có trầm tích trong kẽ, và hầu như không có tế bào gai.

Điều tuyệt vời hơn nữa là mỗi vòng tròn tế bào có các quầng tím, xanh, vàng và trắng từ trong ra ngoài. Chúng trông rất rõ ràng và rất đẹp từ màn hình máy tính. Tế bào gốc được phân bố đều mà không có trầm tích.

Dưới kính hiển vi, các tế bào sống của một người bình thường cực kỳ bất thường, khả năng di chuyển kém và có các mảnh vỡ, có các vòng tròn và đốm đen và có trầm tích trong vùng quan sát với các vòng tròn màu đen xung quanh mỗi tế bào. Kiểm tra tế bào gốc cho thấy chúng lộn xộn và mờ.

Những hiện tượng này khẳng định bản chất kỳ diệu và phi thường của Pháp Luân Đại Pháp. Những người thường xuyên niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân–Thiện–Nhẫn hảo!” cũng có thể được liên kết với năng lượng này, vì vậy năng lượng này có tác dụng kỳ diệu.

Các thí nghiệm khoa học hiện đại từ lâu đã xác nhận rằng trạng thái tâm lý của một người có thể thay đổi vật chất xung quanh họ.

Nhiều thí nghiệm khoa học khác nhau đã chứng minh rằng những người có suy nghĩ tốt và thường nói những điều tích cực tạo ra năng lượng thuần chính. Thường xuyên niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân–Thiện–Nhẫn hảo!” sẽ có tác động tích cực lên cơ thể người. Đây là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để cải thiện sự chân chính của cơ thể con người.

Website Minh Huệ đưa tin vào ngày 21 tháng 09 năm 2013 và ngày 25 tháng 01 năm 2020 rằng trong dịch bệnh SARS năm 2003, một số người thành tâm đọc “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân–Thiện–Nhẫn hảo!” đã được cứu khỏi những nguy hiểm thực sự.

Khi dịch bệnh gây bởi virus Corona (COVID-19) ở Vũ Hán vượt khỏi tầm kiểm soát, Minh Huệ cũng đã công bố một số trường hợp bệnh nhân viêm phổi đã hồi phục trong vài ngày bằng cách đọc “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân–Thiện–Nhẫn hảo!”

Có thể thấy rằng việc thường xuyên niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân–Thiện–Nhẫn hảo!” có thể giúp một người vượt qua bệnh tật. Đây không phải là mê tín, mà trái lại nó có cơ sở khoa học được xác định bằng nhiều thí nghiệm khoa học và kinh nghiệm cá nhân của các học viên Pháp Luân Công.

 

Chú thích của người dịch:

[1] Đĩa thạch: Là một loại đĩa trong phòng thí nghiệm, dùng trong nuôi cấy vi sinh vật. Người ta đổ vào đĩa một chất lỏng hơi ấm có chứa thạch và một hỗn hợp các thành phần cụ thể (trong đó có máu như bài viết này đề cập). Sau khi thạch nguội và đông cứng, các đĩa đã sẵn sàng để nhận được một mẫu chứa đầy vi khuẩn thông qua các kỹ thuật cấy khác nhau. (Nguồn: Wikipedia)

[2] Máu thí nghiệm trong bài viết này có thể là máu động vật, không phải là máu của sinh viên.

[3] Khuẩn lạc (bacterial colony): Một quần thể các vi khuẩn sống co cụm với nhau, nhìn thấy được bằng mắt thường.

 

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7507

The post Thí nghiệm khoa học: Tại sao trên tay các học viên Pháp Luân Công không có vi khuẩn? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tu luyện có thể sản sinh năng lượng siêu thườnghttps://chanhkien.org/2014/02/tu-luyen-co-the-san-sinh-nang-luong-sieu-thuong.htmlThu, 13 Feb 2014 09:57:16 +0000http://chanhkien.org/?p=22949Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng thực rằng năng lượng người tu luyện ở tầng thứ cao phát xuất ra là siêu xuất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần năng lượng người bình thường.

The post Tu luyện có thể sản sinh năng lượng siêu thường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
MeditationPractice

[Chanhkien.org] Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng thực rằng năng lượng người tu luyện ở tầng thứ cao phát xuất ra là siêu xuất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần năng lượng người bình thường phát xuất ra. Sau đây là tóm lược một số báo cáo nghiên cứu:

1. Trắc định năng lượng tia gam-ma

Năm 2004, nhà thần kinh học Richard Davidson đã tiến hành nghiên cứu năng lượng mà các lạt-ma Tây Tạng phát xuất ra khi đả tọa, kết quả nghiên cứu được ghi chép trong kho tư liệu của trường Đại học Stanford.

Davidson đã tiến hành trắc nghiệm một số vị lạt-ma đạo hạnh cao thâm, họ đều đã tu luyện 15-40 năm. Davidson dùng điện não đồ (EEG) và quét não bộ để đo lường tia gam-ma phát ra từ đại não các lạt-ma. Ngoài ra, một nhóm 10 học sinh không có kinh nghiệm tu luyện và đả tọa đã được huấn luyện ngồi thiền trong vòng một tuần, sau đó được tiến hành trắc nghiệm tương tự.

Tia gam-ma là một loại sóng điện não “tần số cao nhất, trọng yếu nhất”; sự sản sinh tia gam-ma đòi hỏi hàng nghìn vạn tế bào thần kinh đồng thời vận tác ở tốc độ cực điểm.

Davidson phát hiện thấy hoạt động tia gam-ma của một số lạt-ma có biên độ vượt xa bất kỳ văn kiện ghi chép nào trong lịch sử. So với các tình nguyện viên không tu luyện, tia gam-ma các lạt-ma phát xuất ra có tính tổ chức cao hơn hẳn.

Nghiên cứu cho thấy đả tọa có thể khiến chất xám trong đại não (một trong ba nguyên tố chủ yếu cấu thành hệ thống trung khu thần kinh) tái phân phối và tránh mất mát. Sự xói mòn chất xám trong đại não sẽ gây ra ảnh hưởng nhất định tới rất nhiều chức năng tâm lý, chẳng hạn khống chế cảm xúc, xung động, suy nghĩ và hành vi. Đó là vì hạch hình đuôi (caudate nucleus)—bộ phận trọng yếu của đại não phụ trách học tập và trí nhớ—nằm bên trong chất xám của đại não.

2. Sóng hạ âm do khí công sư phát ra vượt gấp 100-1.000 lần mức trung bình

Năm 1998, Lỗ Diễm Phương (Lu Yanfang) và hàng chục nhà khoa học Mỹ đã triển khai nghiên cứu đối với các khí công sư ở Trung Quốc.

Khí công chính là tu luyện. Khí công là một loại phương pháp tu hành cổ xưa, trong đó bao gồm cả luyện công, nhưng luyện công không chỉ là đả tọa [ngồi thiền], mà còn yêu cầu đề cao tâm tính, bởi vì theo quan điểm tu luyện, vật chất và tinh thần là nhất tính. Việc khí công có thể chữa bệnh khỏe người cũng là điều mọi người đều biết.

Trong báo cáo nghiên cứu của mình, Lỗ Diễm Phương đã phát hiện khí công sư có thể phát xuất sóng hạ âm cường đại, mạnh gấp 100 đến 1.000 lần người bình thường. Thậm chí chỉ cần trải qua vài tuần huấn luyện, người mới học đã có thể phát ra năng lượng sóng hạ âm cao gấp 5 lần so với trước khi huấn luyện.

Năm 1988, Học viện Y dược Bắc Kinh Trung Quốc cũng chỉ ra trong một báo cáo nghiên cứu tương tự rằng khí mà khí công sư phát xuất ra có sóng hạ âm cao cấp 100 lần người bình thường. Cả hai kết quả nghiên cứu đã được ghi chép chi tiết trong báo cáo của Viện nghiên cứu Vệ sinh Trung Quốc.

3. Nhiệt lượng các lạt-ma phóng ra có thể hong khô tấm ga giường ẩm ướt

Năm 2002, “Công báo Đại học Harvard” đăng một bài báo miêu tả một thực nghiệm tiến hành trên các lạt-ma Tây Tạng ở miền Bắc Ấn Độ.

Các lạt-ma mặc áo đơn, khoác bên ngoài tấm ga trải giường bị nhúng vào nước lạnh; họ được bố trí trong một gian phòng 40 độ F (~4 độ C), đả tọa tại đó, nhập định thâm sâu.

Bài viết giải thích như sau: Ở điều kiện đó, một người thường không thể khống chế được những cơn run rẩy của mình, thậm chí có thể dẫn tới tử vong do sự giảm nhiệt cơ thể.

Tuy nhiên các lạt-ma vẫn duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường, hơn nữa còn dùng nhiệt độ thân thể mình để “hong khô” tấm ga trải giường. Khi tấm ga vừa khô xong, các nhân viên nghiên cứu lại đưa thêm các tấm ga trải giường ẩm ướt khác tới đắp lên thân thể họ. Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, mỗi vị lạt-ma đã “hong khô” 3 tấm ga trải giường.

Herbert Benson, nhà nghiên cứu thiền định trong hơn 20 năm đã nói với “Công báo Đại học Harvard” như sau: “Các tín đồ Phật giáo cho rằng hiện thực cuộc sống của chúng ta không phải là hiện thực cuối cùng. Còn có một cảnh giới khác, thứ không thụ nhận cảm giác và ảnh hưởng từ thế giới hiện thực này của chúng ta. Các tín đồ Phật giáo tin rằng loại cảnh giới này đạt được thông qua sự hy sinh vì người khác và đả tọa”. Benson cho biết nhiệt năng phát ra từ thân các lạt-ma chỉ là sản phẩm phụ của đả tọa.

Rất nhiều nghiên cứu tương tự cũng bắt đầu từ việc triển khai thực nghiệm đối với những người luyện tập đả tọa. Trong đó có một số người quả thực có thể phát ra các chủng các dạng năng lượng, hơn nữa máy móc thiết bị có thể trắc định được. Họ cũng có thể khống chế sự trao đổi chất và các chức năng khác của cơ thể.

4. Hiệu quả trị liệu thần kỳ của luyện công

Theo báo chí đưa tin, rất nhiều học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), sau khi luyện công thì các căn bệnh nặng trước đó đều không thuốc mà khỏi. Pháp Luân Đại Pháp là công pháp tính mệnh song tu, tu luyện chiểu theo nguyên tắc căn bản của vũ trụ, đó là “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Năm 2000, bác sĩ Lara C. Pullen đã phỏng vấn một số học viên Pháp Luân Đại Pháp, và bài viết đã được đăng trong tiết mục “Health Watch” của Đài truyền hình CBS.

Ông Dương Sâm, 39 tuổi, sống tại Chicago, được chẩn đoán bị viêm gan mãn tính, đã nói với Pullen: “Một bác sĩ đã nói thẳng với tôi rằng không còn cách nào có thể chữa trị hoàn toàn bệnh của tôi, tôi sẽ làm bạn với nó suốt nửa cuộc đời còn lại”.

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được một thời gian, Dương Sâm đi xét nghiệm một lần nữa, thì kết quả xét nghiệm 32 chỉ số đều cho thấy bình thường, bao gồm cả các chỉ số trực tiếp chỉ ra căn bệnh viêm gan của ông. Ông nói: “Ngay từ đầu, biến hóa thân thể tôi đã cực kỳ lớn, cảm giác toàn thân nhẹ nhàng, bước trên đường như bay theo gió vậy”.

Theo giải thích của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, luyện công không phải chỉ để chữa bệnh, mà khi người ta bắt đầu tu luyện tâm tính đồng thời với luyện công, thì dưới sự gia trì mạnh mẽ của công lực, thân thể tự nhiên sẽ sản sinh hiệu quả tự chữa lành bệnh.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/20428

The post Tu luyện có thể sản sinh năng lượng siêu thường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bằng chứng sự tồn tại của nguyên thầnhttps://chanhkien.org/2013/12/bang-chung-su-ton-tai-cua-nguyen-than.htmlThu, 19 Dec 2013 10:59:50 +0000http://chanhkien.org/?p=22611Ngày nay, những nghiên cứu của khoa học hiện đại đã thay đổi quan điểm của con người đối với bản chất của sự sống.

The post Bằng chứng sự tồn tại của nguyên thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiết Nguyên Úc Ly Tử

[Chanhkien.org] Ngày nay, những nghiên cứu của khoa học hiện đại đã làm thay đổi quan điểm của con người đối với bản chất của sự sống.

Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát đối với nhiều trường hợp sống lại sau khi chết (còn gọi là nghiên cứu về “trải nghiệm cận tử”, neardeath experience), yêu cầu đối tượng miêu tả lại trải nghiệm tâm lý trong khi chết, và hầu hết đều có những trải nghiệm tương đối giống nhau. Ví dụ như, có người được phẫu thuật sống lại đã kể lại trải nghiệm tâm lý lúc đó: “Lúc đó bản thân tôi phiêu đãng bồng bềnh bay lên đến trần nhà, dừng ở đó xem các bác sĩ phẫu thuật, khi họ khám mạch và cắt mở ngực của tôi, làm thân thể tôi nhảy dựng lên, lúc này tôi từ trên cao nặng nề rớt xuống thân xác của mình, vì vậy mà khôi phục tri giác”. Còn có nhà khoa học phương Tây dùng dụng cụ đặc thù để theo dõi, quan sát thấy các thai phụ đều có một khoảng thời gian đặc biệt, có một thứ hình tròn trắng trắng từ bên ngoài bay đến, nhập vào bà mẹ xong là không thấy nữa, loại vật chất đó được gọi là linh hồn nhập vào thân xác. Còn có nhà nghiên cứu tiến hành trắc định đối với khối lượng của linh hồn. Năm 1906, Tiến sĩ Mike Daka của Bệnh viện tiểu bang Massachusetts, Mỹ đã phát hiện trong quá trình tử vong của bệnh nhân, thể trọng giảm dần theo mỗi giờ; trong tích tắc bệnh nhân tắc thở, trọng lượng cơ thể đột ngột giảm đi 3/4 ounce (đã loại trừ nhân tố bệnh nhân giãy giụa trước khi chết), sự giảm trọng lượng trước đó cũng ngừng lại ngay tức khắc. Luận văn này đã được báo cáo tại Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh Mỹ. Năm 1916, Tiến sĩ người Mỹ – Carter đã tiến hành thí nghiệm sâu hơn, sử dụng thuốc nhuộm Brindisi Janin phủ lên tấm màn bao quanh bệnh nhân và quan sát. Bấy giờ ông chứng kiến trong khoảnh khắc bệnh nhân tử vong, có một vật sáng giống như sương mù bay ra từ trong cơ thể bệnh nhân, chiếu vào tấm màn, không lâu thì biến thành hình dạng giống hình dạng của bệnh nhân và bắt đầu trôi nổi, bay về phía cửa sổ, sau đó biến mất một cách thần bí, đồng thời thể trọng bệnh nhân sụt giảm 3/4 ounce.

Hiện tượng phụ thể (bị chiếm hữu, possessed) tức là người nào đó bị hệ thống năng lượng của sinh mệnh ở không gian khác khống chế. Vùng phía Nam của Brazil có một khu vực khai thác mỏ gần thị trấn Congonhas, nơi có một người nông dân tên là Arrigo tuy chỉ được giáo dục đơn giản, nhưng lại có thể thực hiện các ca phẩu thuật có độ khó cao cho bệnh nhân, không cần gây tê, không cần khử trùng, cũng không cần khâu lại miệng vết mổ sau khi phẫu thuật, vậy mà vẫn không chảy quá nhiều máu nên miệng vết thương có thể tự lành. Ông kể là một vị bác sĩ qua đời năm 1918 đã bám vào người ông như phụ thể và sai khiến ông làm vậy.

Hiện tượng tái sinh (rebirth) tức là người có thể nhớ lại những sự việc và trải nghiệm trong kiếp trước của mình, cũng có thể gọi là luân hồi chuyển sinh (reincarnation). Stevenson, Giáo sư khoa Bệnh học Tâm thần của trường Đại học Virginia, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu hơn 700 trường hợp tái sinh từ năm 1964; ông đã viết nhiều luận văn, chứng minh hiện tượng tái sinh là thật sự tồn tại. Stevenson cũng tiến hành nghiên cứu các hiện tượng tái sinh xuất hiện ở Sri Lanka. Trong khi điều tra 43 trường hợp luân hồi chuyển sinh, thì có 38 trường hợp được Stevenson xác nhận là có thật. Những sự tình này không thể dùng lý luận thông thường để giải thích. Trung Quốc cũng báo cáo có nhiều trường hợp tái sinh. Ví dụ năm 1989, tạp chí “Nhân sinh và bầu bạn” số thứ 5 đã đăng bài “Bí ẩn người đầu thai”, kể về một cậu bé 5 tuổi ở Lục Giang lần lượt đầu thai vào hai gia đình. Chuyển thế linh đồng ở Tây Tạng cũng là một loại hiện tượng tái sinh. Lạt-ma Tây Tạng thường trước khi chết sẽ nhắc nhở nơi chuyển thế tiếp theo, bao gồm phương hướng, vị trí sơ lược, và các thông tin để phân biệt. Lúc chuyển thế linh đồng ra đời sẽ phát sinh hiện tượng đặc biệt, như vô số cầu vồng xuất hiện trên bầu trời, mọi người nghe được pháp hiệu, âm thanh tù và, v.v. Chuyển thế linh đồng và vị lạt-ma lúc còn sống giống hệt nhau về tính tình, còn có thể kêu lên tên cũ khi còn sống.

Xem thêm:

>> Liệu linh hồn có tồn tại hay không?
>> Thể nghiệm cận-tử tại Trung Quốc — điều tra sau động đất tại Đường Sơn

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/7735

The post Bằng chứng sự tồn tại của nguyên thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tế bào não bộ giống như một tiểu vũ trụhttps://chanhkien.org/2013/11/te-bao-nao-bo-giong-nhu-mot-tieu-vu-tru.htmlThu, 07 Nov 2013 17:11:11 +0000http://chanhkien.org/?p=22648Cấu trúc của vũ trụ và bộ não người có sự tương đồng đáng ngạc nhiên.

The post Tế bào não bộ giống như một tiểu vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tara MacIsaac và Henry Jom

[ChanhKien.org]

Cấu trúc của vũ trụ và bộ não người có sự tương đồng đáng ngạc nhiên.

Trong tu luyện Đạo gia ở phương Đông, từ xưa thân thể người đã được xem như một tiểu vũ trụ, một vũ trụ thu nhỏ. Theo một nghiên cứu được đầu tư hàng tỷ đô-la của Mỹ và Châu Âu về hoạt động của não bộ, những sự tương quan giữa đại não và vũ trụ vẫn tiếp tục được tìm thấy.

Hai bức ảnh dưới đây mô tả những sự tương đồng. Bức ảnh phía trên là mạng lưới nơ-ron (neuron) thần kinh trong một tế bào não bộ; bức ảnh phía dưới thể hiện phân bố của vật chất tối trong vũ trụ theo như mô phỏng bởi Mô phỏng Thiên Niên Kỷ (Millennium Simulation).

Mô hình tế bào não bộ. (Ảnh: Shutterstock)

Mô hình tế bào não bộ. (Ảnh: Shutterstock)

Mô phỏng phân bố vật chất sáng quy mô lớn trong thiên hà của Millenium (Ảnh: Wikimedia Commons)

Mô phỏng phân bố vật chất quy mô lớn trong thiên hà (phát sáng) của Millenium (Ảnh: Wikimedia Commons)

Những bức ảnh này cho thấy một sự tương đồng trong cấu trúc của những liên kết và phân bố giữa vật chất trong vũ trụ và của não bộ. Bức ảnh về não bộ là thể hiện ở mức vi mô, còn bức ảnh về vũ trụ là ở mức vĩ mô.

Não bộ giống như một vũ trụ thu nhỏ.

Một nghiên cứu bởi Dmitri Krioukov ở Đại học California cùng một nhóm các khoa học gia được công bố trên tạp chí Nature hồi năm ngoái đã cho thấy những sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa mạng lưới nơ-ron thần kinh trong đại não và những kết nối giữa các thiên hà.

Nhóm của Krioukov đã thực hiện một mô phỏng trên máy tính phân tích vũ trụ này thành những đơn vị vô cùng nhỏ, cận nguyên tử thời-không, theo giải thích của Live Science. Mô phỏng này đã thêm những đơn vị thời-không trong suốt diễn biến lịch sử của vũ trụ. Những tương tác hình thành giữa vật chất và các thiên hà là tương tự như những tương tác có trong mạng lưới nơ-ron thần kinh của bộ não người.

Nhà vật lý Kevin Bassler của Đại học Houston, người không tham gia vào nghiên cứu này, đã nói với Live Science rằng nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có một luật cơ bản đã tạo nên những mạng lưới này.

Vào tháng 5 năm 2011, Seyed Hadi Anjamrooz ở Đại học Y Khoa Kerman và những nhà y học Iran khác đã công bố một bài báo trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Vật lý, có chủ đề về những sự tương tự giữa các tế bào và vũ trụ.

Họ giải thích rằng một lỗ đen giống như một hạt nhân tế bào. Biên thời-không của một lỗ đen – một dạng điểm không quay lại (point of no return), điểm mà lực hút trọng lực sẽ hút các vật thể vào trong lỗ đen – cũng giống như màng hạt nhân.

Biên thời-không có 2 lớp, giống như màng hạt nhân. Rất giống với biên thời-không – nó ngăn không cho bất kỳ thứ gì đã đi vào trong có thể thoát ra ngoài – màng hạt nhân tách rời những chất lỏng trong tế bào, ngăn chúng hòa lẫn với nhau, và điều chỉnh sự trao đổi chất giữa phần bên trong và bên ngoài của hạt nhân. Một trong những điều tương tự khác là các lỗ đen và những tế bào sống cũng đều phát ra những lỗ hổng có bức xạ điện từ.

Các nhà nghiên cứu đã viết: “Gần như tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ vĩ mô đều được thu nhỏ trong một tế bào sinh học như là một vũ trụ vi mô. Nói đơn giản là, vũ trụ có thể được hình dung như một tế bào.”

(Theo The Epoch Times)

 

The post Tế bào não bộ giống như một tiểu vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thể tùng quả ở động vật có vú có thể là con mắt thứ bahttps://chanhkien.org/2011/07/the-tung-qua-o-dong-vat-co-vu-co-the-la-con-mat-thu-ba.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/the-tung-qua-o-dong-vat-co-vu-co-the-la-con-mat-thu-ba.html#respondSun, 17 Jul 2011 07:46:19 +0000https://chanhkien.org/?p=12602Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã dần dần phát hiện ra rằng thể tùng quả (pineal gland) ở động vật có vú là một cơ quan thị giác.

The post Thể tùng quả ở động vật có vú có thể là con mắt thứ ba first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Giáo sư Lili Feng

Sơ đồ: Thể tùng quả ở động vật có vú là con mắt thứ ba.

[Chanhkien.org]Giải phẫu y học hiện đại cũng đã phát hiện rằng, nửa bộ phận phía trước [của] thể tùng quả, nó đã được trang bị một kết cấu tổ chức đầy đủ của [một] con mắt người. Vì nó đặt ở vị trí bên trong sọ não, nên người ta giảng rằng nó là một con mắt thoái hoá. [Dù] đó có đúng là con mắt thoái hoá hay không, giới tu luyện chúng tôi vẫn bảo lưu [quan điểm của mình]. Và dù sao thì y học hiện đại cũng đã công nhận rằng tại vị trí ấy trong sọ não người có một con mắt. Chúng tôi đánh thông ra một đường nhắm vào chính điểm ấy; [nó] chính là tương hợp với nhận thức của y học hiện đại.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã dần dần phát hiện ra rằng thể tùng quả (pineal gland) ở động vật có vú là một cơ quan thị giác. Tuy nhiên, thể tùng quả của động vật có vú, không như các động vật có xương sống khác, không được cho là trực tiếp cảm thụ ánh sáng. Melatonin, sản phẩm chính ở tuyến tùng quả của động vật có vú, đóng vai trò như một đại diện nội bộ vào ban đêm. Sự tiết ra melatonin tăng lên dưới các chu trình sáng-tối, tăng lên trong chu kỳ tối và giảm xuống trong chu kỳ sáng [1].

Thông tin ánh sáng có được thông qua một đường đa tiếp hợp bắt nguồn từ võng mạc và đi qua các khu vực giao thoa chéo của vùng điều khiển thân nhiệt [1]. Theo lý thuyết truyền thống, người ta coi các tế bào cảm thụ hình ảnh (photoreceptors) có dạng hình que và hình nón trong võng mạc chịu trách nhiệm cho tất cả các thông tin hình ảnh [2]. Trong quá khứ, người ta cho rằng sự ngăn chặn hình ảnh của melatonin tùng quả cũng được tiến hành thông qua tập tục cố hữu này [3] [4]. Vì thể tùng quả được đặt sâu ở bên trong sọ não, nên rất khó để tưởng tượng xem nó có thể phản ứng trực tiếp trước ánh sáng hay không. Ngay cả nếu thể tùng quả là một cơ quan thị giác, thì cũng rất khó để kiểm nghiệm giả thuyết này, chính bởi sự tồn tại của các tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc.

Năm năm sau khi cuốn sách Chuyển Pháp Luân được xuất bản, Lucas [5] đã công bố một bài viết trên tạp chí Science, một trong những tạp chí khoa học danh tiếng nhất. Họ đã mô tả một vài thí nghiệm mà họ tiến hành với những con chuột bị thiếu tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc do di truyền. Các thí nghiệm này tiết lộ rằng sự ngăn chặn hình ảnh của melatonin tùng quả vẫn không ảnh hưởng đến những con chuột thiếu các tế bào hình nón, hoặc cả hình que và hình nón do di truyền. Nghĩa là, chuột thiếu tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc do di truyền vẫn phản ứng bình thường trước ánh sáng. Điều đặc biệt đáng chú ý là một nhóm các con chuột thiếu tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc do di truyền cũng bỏ qua đường truyền tín hiệu thị giác, thế nhưng sự ngăn chặn hình ảnh của melatonin tùng quả vẫn không ảnh hưởng.

Người ta biết rằng, nếu không có các tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc và đường truyền tín hiệu thị giác thì tuyến truyền thị giác truyền thống không thể được thiết lập. Các tác giả đã không thể giải thích tại sao thể tùng quả bị thụt sâu trong sọ não lại có thể phản ứng trước ánh sáng. Họ đã đề xuất giả thuyết về sự tồn tại của “các tế bào cảm thụ hình ảnh không chính thống”. Họ đề xuất rằng có những tế bào không phải hình que cũng không phải hình nón ở trong mắt mà có thể tiến hành truyền tín hiệu hình ảnh “không hình, không ảnh”. Tuy nhiên, hiện có rất ít bằng chứng có thể ủng hộ giả thuyết này. Các tác giả Lucas và Foster cũng hoài nghi về chức năng và sự tồn tại của “các tế bào cảm thụ hình ảnh không chính thống”. Họ tin rằng điều này vẫn còn là chủ đề phải tiếp tục thảo luận [6] [7].

Ngược lại, có nhiều bằng chứng đề xuất rằng thể tùng quả có thể trực tiếp cảm thụ ánh sáng. Về mặt hóa sinh, là có lý khi tin rằng thể tùng quả có thể tiếp thụ ánh sáng. Các nhà khoa học đã nhận ra sự tương đồng giữa thể tùng quả và võng mạc. Thể tùng quả đơn giản được coi là “võng mạc được bao bọc”, và một chuỗi gene chỉ có thể được biểu hiện ở mắt cũng được biểu hiện ở thể tùng quả [9] [10]. Thể tùng quả không chỉ có các tế bào cảm thụ hình ảnh, mà còn có một hệ thống hoàn chỉnh để truyền các tín hiệu thị giác [11] [13]. Điều đó chứng minh rằng, nếu có một đường truyền ánh sáng, thì thể tùng quả hoàn toàn có thể phát hiện ánh sáng. Điều này có thể giải thích tại sao sự ngăn chặn hình ảnh của melatonin tùng quả không hề ảnh hưởng đến các con chuột thiếu tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc do di truyền. Có thể tồn tại một đường truyền ánh sáng bí mật nào đó cho phép thể tùng quả của động vật có vú phát hiện ánh sáng một cách trực tiếp.

Tham khảo:

1. Rodieck, R.W., The First Steps in Seeing (Sinauer, Sunderland, MA,1998)
2. Borjigin, J., X. Li, S.H. Snyder, Annu. Rev. Pharmacol. Toxicol. 39:53,1999.
3. Klein,D.C., and J.L. Weller, Science, 177:532,1972
4. Deguchi, T., and J. Axelrod, Proc. Natl. Acad Sci. U.S.A., 69:2547,1972
5. Lucas, R.J., et. al., Science, 284:505,1999
6. Lucas, R.J., and R.G. Foster, J. BiolRhythms 14(1):4,1999
7. Lucas, R.J., and R.G. Foster, Curr. Biol, (6):R214,1999
8. Vigh, B., et. al., Biol Cell 90(9):653,1998
9. Faure, J.P., and M. Mirshahi, Curr. eye Res., 9(Suppl):163-7,1990
10. Yokoyama, S., Genes Cells, 1(9):787,1996
11. Lolley, R.N., C.M. Craft, and R.H. Lee, Neurochem Res, 17(1):81,1992
12. Schomerus, C., P. Ruth, and H.W. Korf., Acta Neurobiol Exp (Warsz), :54(Suppl):9, 1994
13.Max, M. et. al., J. Biol Chem., 273(41):26820, 1998

Dịch từ:

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2000/5/18/9001.html
http://www.pureinsight.org/node/164

The post Thể tùng quả ở động vật có vú có thể là con mắt thứ ba first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/the-tung-qua-o-dong-vat-co-vu-co-the-la-con-mat-thu-ba.html/feed0
Bí ẩn cơ thể người: “Công năng thấu thị” dựa trên nghiên cứu cận tâm lýhttps://chanhkien.org/2011/04/bi-an-co-the-nguoi-cong-nang-thau-thi-dua-tren-nghien-cuu-can-tam-ly.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/bi-an-co-the-nguoi-cong-nang-thau-thi-dua-tren-nghien-cuu-can-tam-ly.html#respondSun, 17 Apr 2011 09:45:28 +0000https://chanhkien.org/?p=11559“Cận tâm lý học” (parapsychology) đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 như một bộ môn tâm lý học thực nghiệm mới.

The post Bí ẩn cơ thể người: “Công năng thấu thị” dựa trên nghiên cứu cận tâm lý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ngô Uyên

[Chanhkien.org] “Cận tâm lý học” (parapsychology) đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 như một bộ môn tâm lý học thực nghiệm mới. Mục đích của nó là chứng thực thông qua khoa học thực nghiệm về sự tồn tại của các tiềm năng trên cơ thể người và các nhân tố ảnh hưởng đến những tiềm năng này. Tiềm năng cơ thể người còn được gọi là “công năng đặc dị”, và ở phương Tây nó được biết đến với cái tên “hiện tượng Psi”, có nghĩa là “chưa biết”. “Hiện tượng Psi” đã được nghiên cứu theo hai loại chính: tri giác siêu cảm (extrasensory perception) và trạng thái xuất thần (psychokinesis). “Tri giác siêu cảm” là chỉ khả năng có được năng lực tri giác mà không qua các giác quan, bao gồm tha tâm thông hay cảm ứng từ cự ly xa (telepathy), công năng thấu thị hay thiên mục (clairvoyance), công năng dao thị hay nhìn xa (remote viewing), công năng túc mệnh thông hay biết trước tương lai (precognition) và nhớ lại quá khứ (retrocognition). “Trạng thái xuất thần” là chỉ khả năng ảnh hưởng hay thao túng thế giới vật chất bên ngoài mà không cần động tay hay động chân, bao gồm công năng ban vận hay dùng ý niệm di chuyển vật thể (teleportation), dùng ý niệm điều khiển thiết bị điện tử, hoặc thúc đẩy hạt giống nảy mầm, v.v.

Trong hơn 70 năm nghiên cứu thực nghiệm, người ta đã chứng thực được sự tồn tại của những công năng này. Các nhà khoa học đã nhận thức thêm và hiểu rõ hơn rằng những công năng này đều bắt nguồn từ một dạng năng lượng tâm lý bí ẩn, điều mà sinh lý học hiện đại đã công nhận. Để vén bức màn bí ẩn bao phủ các tiềm năng của cơ thể người, người ta phải đột phá những rào cản cố hữu mà khoa học hiện đại dựng nên và thiết lập một cách tiếp cận mới để nhận thức cơ thể người và vũ trụ.

Vào cuối năm 2001, “Nghiên cứu cơ sở về cận tâm lý” (The Fundamental Study of Parapsychology) đã được biên soạn và xuất bản bởi nhà cận tâm lý nổi tiếng, K.R. Rao. Cuốn sách điện tử này đã tổng kết các thí nghiệm trong lĩnh vực cận tâm lý và sau đó phân tích kết quả. Qua tham khảo cuốn sách này, chúng ta có thể thấy được sự tiến bộ trong nghiên cứu lĩnh vực cận tâm lý và cùng nhau thảo luận về các bí ẩn của cơ thể người.

1. Công năng thấu thị: Chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt

Công năng thấu thị (clairvoyance) chỉ khả năng nhìn một đồ vật bị che khuất hoặc được ngăn cách bằng một bức tường (“cách tường khán vật”). Thí nghiệm kinh điển trong lĩnh vực này chính là chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt.

Năm 1934, Tiến sĩ J.B. Rhine thuộc Đại học Duke ở Hoa Kỳ đã thiết kế 5 bộ thẻ được gọi là Thẻ Trắc nghiệm Siêu cảm (Extrasensory Testing Cards). Trên mỗi bộ thẻ là một hình vẽ đơn giản: hình tròn, hình vuông, hình chữ thập, hình sóng nước và hình ngôi sao.

Bằng việc sử dụng 5 bộ thẻ này, ông và cộng sự, Tiến sĩ J.G. Pratt, đã tiến hành một chuỗi thí nghiệm trên một học sinh, H. E. Pearce, Jr., người tuyên bố là có công năng thấu thị.

Các thí nghiệm được tiến hành 34 lần trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1933 đến tháng 3 năm 1934. Năm loại thẻ (tổng cộng 25 thẻ) đã được sử dụng vào mỗi lần thí nghiệm. Người được thí nghiệm, Pearce, Jr., ngồi trong một căn phòng nhỏ tại thư viện Đại học Duke, trong khi cộng sự Pratt ngồi trước một chiếc bàn ở tòa nhà cách nơi mà ông có thể thấy Pearce từ 100-200 thước. Trước khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt trộn một cách ngẫu nhiên những tấm thẻ và đặt chúng ở phía bên phải chiếc bàn, với mặt thẻ có hình úp xuống. Một cuốn sách cũng được đặt ở giữa chiếc bàn.

Ngay khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt chọn một tấm thẻ bằng tay phải và đặt nó lên cuốn sách với mặt có hình úp xuống. Cùng lúc đó, Pearce cố gắng đoán xem hình trên chiếc thẻ là gì. Một phút sau, Pratt dùng tay trái để chuyển chiếc thẻ từ cuốn sách sang phía bên trái của chiếc bàn với mặt thẻ úp xuống, và rồi chọn tấm thẻ tiếp theo bằng tay phải. Với mỗi chiếc thẻ được chọn trong vòng một phút, quá trình này tiếp tục cho tới khi 25 chiếc thẻ được lấy hết. Những chiếc thẻ luôn được đảm bảo là úp xuống trong toàn bộ quá trình, và cả Pearce và Pratt đều không thể nhìn thấy các hình vẽ.

Sau khi hoàn thành lượt đầu tiên của thí nghiệm, Pearce sẽ ghi lại đáp án vào một tờ giấy, gói kín trong một phong bì và đưa cho Tiến sĩ Rhine. Pratt cũng ghi lại đáp án mà ông cố gắng đoán rồi đưa riêng nó cho Tiến sĩ Rhine. Tiến sĩ Rhine mở cả hai phong bì và sau đó tiến hành phân tích kết quả thống kê. Pratt và Pearce cũng so sánh kết quả thống kê của Tiến sĩ Rhine với đáp án mà họ tự lưu để xem có sai sót nào không. Toàn bộ quá trình thí nghiệm rất tỉ mỉ, kỹ càng, và kết quả thống kê thu được là rất chính xác.

Phân tích thống kê cho thấy trong 74 lượt thí nghiệm với 1.850 chiếc thẻ được chọn, độ chính xác trong đáp án của Pearce là hơn 30%. Điều này vượt qua xác suất thống kê khi đoán ngẫu nhiên (chỉ là 20%), và mức độ có ý nghĩa lên tới 10-22. Nói thẳng là, đoán ngẫu nhiên mà không có công năng thấu thị thì không bao giờ đạt chính xác đến 30% (Rhine, 1934, 1937). Thí nghiệm này đã được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học và Tiến sĩ Rhine cũng được ca ngợi như là cha đẻ của bộ môn cận tâm lý đương đại.

Nhiều nhà khoa học sau đó đã làm lại thí nghiệm này và cũng thu được kết quả tương tự. Điều này đã chứng thực sự tồn tại khách quan của công năng thấu thị. (Russell, 1943).

Tại sao Pearce có thể thấy được vật thể được che khuất từ một cự ly xa như vậy? Vấn đề này, điều mà các nhà khoa học nghĩ rằng thần bí và khó giải thích, có thể được hiểu một cách đơn giản bởi giới tu luyện. Họ cho rằng ở bộ phận phía trước thể tùng quả (pineal body) của cơ thể người đã được trang bị kết cấu hoàn chỉnh của một con mắt người, và y học hiện đại gọi nó là một con mắt thoái hóa. Trên trán người, ở giữa hai lông mày hơi chếch lên trên một chút, có một đường thông kết nối với con mắt này, con mắt ở phía trước thể tùng quả. Nếu một người có thể nhìn trực tiếp bằng con mắt này thông qua đường thông thay vì nhìn bằng con mắt thịt, thì người ấy có thể có sẵn lực xuyên thấu, thậm chí nhìn được những sự vật mà mắt thường nhìn không thấy. Đây là điều mà giới tu luyện gọi là “thiên mục”, hay con mắt thứ ba. Rất có thể Pearce đã dùng thiên mục để nhìn những chiếc thẻ kia. Trong trường hợp này, sẽ không có gì là thần bí khi anh có thể có lực xuyên thấu như vậy.

Tham khảo:

1. Rhine, J. G. Extrasensory Perception. Boston: Boston Society for Psychic Research, 1934.

2. Rhine, J. G. Some basic experiments in Extrasensory Perception-a background, Journal of Parapsychology, 1937,1,70-80.

3. Russell, W. Examination of ESP records for displacement effects. Journal of Parapsychology, 1943,7,104-17.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/10/2/18751.html
http://pureinsight.org/node/1271

The post Bí ẩn cơ thể người: “Công năng thấu thị” dựa trên nghiên cứu cận tâm lý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/bi-an-co-the-nguoi-cong-nang-thau-thi-dua-tren-nghien-cuu-can-tam-ly.html/feed0
Cơ thể phát sánghttps://chanhkien.org/2011/01/co-the-phat-sang.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/co-the-phat-sang.html#respondSat, 22 Jan 2011 15:34:02 +0000https://chanhkien.org/?p=10502Khi nghĩ về các loài sinh vật phát sáng, chỉ một vài ví dụ hiện lên trong óc chúng ta.

The post Cơ thể phát sáng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cơ thể người phát ra ánh sáng

Khi nghĩ về các loài sinh vật phát sáng, chỉ một vài ví dụ hiện lên trong óc chúng ta. Những ví dụ nổi tiếng hơn về các loài sinh vật có khả năng phát quang gồm có đom đóm và sứa biển, nhưng gần đây các nhà khoa học đã khám phá ra rằng cơ thể con người cũng phát ra ánh sáng.

Thông qua một cố gắng chung của các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Công nghệ thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng con người thực sự là những sinh vật phát sáng … ở một mức độ nhất định.

Tất nhiên, ánh sáng mà con người phát ra không thật rực rỡ. Trên thực tế, ánh sáng mà cơ thể chúng ta phát ra nhỏ hơn một nghìn lần so với những gì đôi mắt của chúng ta có thể nhận thấy. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng sự phát quang yếu này có thể được nắm bắt bằng thiết bị siêu nhạy được biết đến như một camera sử dụng thiết bị điện tích kép (CCD) có khả năng làm lạnh.

Chụp ảnh

Để nắm bắt được ánh sáng yếu ớt phát ra từ cơ thể người, đầu tiên các nhà khoa học hạ CCD xuống đến – 184 độ F và chụp ảnh một đối tượng hoàn toàn trong bóng tối. Ánh sáng này đo được ở mức một photon ánh sáng đơn lẻ.

Trong một căn phòng tối, 5 nam thanh niên ở độ tuổi trên dưới 20, để trần từ thắt lưng trở lên, đứng trước camera và cứ 3 tiếng một lần được ghi lại trong 20 phút từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối.

Các nhà nghiên cứu có thể nhận thấy ánh sáng phát ra từ ba đối tượng với bước sóng từ 500 đến 700 nm, bước sóng mà mắt người có thể nhận thấy được trong dãy quang phổ như các màu xanh lá cây hoặc đỏ.

Bất cứ ánh sáng nào, mặc dù yếu, cũng là một đặc tính thú vị của một loài sinh vật. Nhưng về mặt này con người có lẽ không đặc biệt như thế. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sự phát quang có mặt ở gần như tất cả các loài sinh vật sống.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác được thực hiện tại Viện Vật lý Sinh học Quốc tế ở Đức đã phát hiện ra rằng sự phát sáng tăng lên ở những đối tượng tập thiền. Qua việc quan sát những thay đổi sinh hóa theo một chu kỳ thiền định, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tập thiền thực sự làm gia tăng sự phát ra photon ánh sáng ở con người.

Những khuôn mặt sáng

Sự phát sáng cực yếu này không có tương quan đáng kể nào với nhiệt độ. Thay vào đó, nó có liên hệ nhiều hơn đến một chuỗi các phản ứng hóa năng phức tạp trong quá trình trao đổi chất, trong đó chuyển hóa năng lượng thành các phân tử huỳnh quang fluorophore – những thành phần phân tử đảm nhiệm sự huỳnh quang.

Phụ thuộc vào số lượng phân tử huỳnh quang và điều kiện của chúng, sự huỳnh quang cũng khác nhau về cường độ và bước sóng. Điều đó giải thích tại sao các nhà nghiên cứu quan sát thấy sự phát sáng từ khuôn mặt mạnh hơn từ cơ thể. Khi toàn bộ cơ thể được phơi ra trước ánh sáng mặt trời, thì khuôn mặt là sáng nhất, và lượng phân tử huỳnh quang được tìm thấy trên khuôn mặt lớn hơn nhiều so với trên phần da còn lại của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự phát sáng này thay đổi trong suốt cả ngày, ánh sáng yếu nhất là vào lúc 10 giờ sáng và mạnh nhất vào lúc 4 giờ chiều. Họ tin rằng điều này có thể có liên hệ với nhịp sinh học hàng ngày của cơ thể người – đồng hồ nội bộ sinh hóa của chúng ta đảm nhiệm việc điều hòa một loạt các quá trình sinh lý học trên toàn cơ thể.

Theo nhà nghiên cứu Hitoshi Okamura, một nhà nghiê cứu sinh lý học sinh vật tại Đại học Kyoto, phát hiện này gợi ý với chúng ta rằng sự phát sáng có thể giúp phát hiện ra các chứng bệnh nhất định.

Đọc bài nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản tại đây.

(Theo The Epoch Times)

The post Cơ thể phát sáng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/co-the-phat-sang.html/feed0
Khoa học về hạnh phúchttps://chanhkien.org/2011/01/khoa-hoc-ve-hanh-phuc.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/khoa-hoc-ve-hanh-phuc.html#respondTue, 18 Jan 2011 13:16:37 +0000https://chanhkien.org/?p=10483Người ta ai cũng đều khát khao hạnh phúc, nhưng nó dường như là một kho báu tiềm ẩn.

The post Khoa học về hạnh phúc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Leonardo Vintiñi

Bằng cách này hay cách khác - vô tình hay hữu ý, trực tiếp hay gián tiếp – mọi thứ chúng ta làm, mọi hy vọng của chúng ta, đều liên quan đến một niềm khát khao hạnh phúc mãnh liệt. (Photos.com)

Người ta ai cũng đều khát khao hạnh phúc, nhưng nó dường như là một kho báu tiềm ẩn.

Bằng cách này hay cách khác – vô tình hay hữu ý, trực tiếp hay gián tiếp – mọi thứ chúng ta làm, mọi hy vọng của chúng ta, đều liên quan đến một niềm khát khao hạnh phúc mãnh liệt.

Với 256 điện cực được gắn trên cái đầu cạo trọc, nhà sư Phật giáo người Pháp Matthieu Ricard, tác giả cuốn sách “Hạnh phúc: Một chỉ dẫn để phát triển kỹ năng quan trọng nhất của cuộc sống”, vẫn nở một nụ cười tự nhiên luôn đi theo ông bất cứ nơi nào mà ông đến. Vùng não trước trán bên trái của ông, một khu vực của bộ não hoạt động đặc biệt tích cực ở những người có suy nghĩ lạc quan, cho thấy hoạt động vượt ra ngoài bất cứ thông số bình thường nào.

Là một nhà nghiên cứu sinh học phân tử, Ricard nhận ra các kết quả thu được bằng cách chụp cộng hưởng từ não: Theo khoa học, trạng thái tinh thần của ông chỉ có thể là tương ứng với trạng thái của người đàn ông hạnh phúc nhất trên hành tinh.

Bộ não hạnh phúc

Nhiều năm nghiên cứu đã đưa các nhà khoa học đến nhận thức rất chính xác rằng hoạt động của vùng não trước trán bên trái được phát hiện là có liên quan chặt chẽ đến cảm giác hạnh phúc, trong khi những trạng thái tình cảm tiêu cực để lại dấu vết của chúng ở vùng não trước trán bên phải.

Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, các nghiên cứu đã phát hiện ra một mô hình rõ ràng ở những đối tượng sở hữu “những bộ não hạnh phúc”. Họ không phải là những người thành công nhất về mặt kinh tế hay vật chất trong cuộc đời, mà là một nhóm người hoàn toàn khác biệt – các nhà sư Tây Tạng và những người tập thiền chuyên nghiệp.

Theo một thí nghiệm thấu đáo với cách chụp cắt lớp não, một nhóm những người đã tập thiền trong thời gian dài, những người đã thực hành một loại thiền định tập trung vào sự thiện từ, có thể làm biến đổi giải phẫu của bộ não theo những cách đáng ngạc nhiên. Họ gia tăng các mức độ của cảm xúc tích cực, như được quan sát ở vùng não trước trán bên trái. Họ cũng giảm bớt hoạt động ở thùy trước trán bên phải – khu vực có liên quan đến sự trầm cảm; đồng thời giảm bớt hoạt động của hạch hạnh nhân – khu vực của não liên quan đến sự sợ hãi và tức giận; và tăng cường thời gian cũng như mức độ tập trung.

Các nhà khoa học đã kết luận rằng sự nhân từ được sinh ra bởi các loại thiền định nào đó khiến cho não trở nên tĩnh lặng, đạt đến một trạng thái hạnh phúc. Sự hạnh phúc của những người tập thiền bao gồm một trạng thái mà trong đó không có sự sợ hãi và hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc.

Tương tự như vậy, hầu hết mọi người đều trải nghiệm qua điều được gọi là trạng thái lưu chảy trong những giai đoạn nào đó của việc rèn luyện trí óc và thể chất, một cảm giác hạnh phúc làm rung động tâm trí khi tâm trí hoàn toàn hợp nhất với những gì họ đang làm.

Theo tiến sỹ Daniel Goleman, được quốc tế công nhận vì công trình trong lĩnh vực tâm lý học của ông, trạng thái lưu chảy là một cảm giác vui sướng tự phát và ngạc nhiên thích thú.

Theo giải thích của Goleman, người ta trở nên chìm trong trạng thái lưu chảy đến nỗi sự chú ý và ý thức của họ hòa trộn vào với hành động của họ.

Trái ngược với những điều mà các nhà thần kinh học đã suy nghĩ trong thời gian qua, khi tâm trí tập trung tham gia vào một nhiệm vụ, như ở trong trạng thái lưu chảy, bộ não sinh ra ít hoạt động hơn. Dường như có ít hơn “tiếng ồn nơ-ron” quan sát được khi tâm trí suy nghĩ vẩn vơ. Nó tương tự như, mặc dù khó nhận biết hơn, trạng thái được phát triển bởi những người tập thiền thường xuyên.

Vì thế, hạnh phúc, theo các khám phá khoa học, là một trạng thái không thể đạt được bằng những phương tiện vật chất, mà nó là một hệ quả của sự đoạn dứt với những cảm xúc và của sự từ bi của vũ trụ. Nó có liên hệ với lòng vị tha nhiều hơn là sự ích kỷ – với tinh thần nhiều hơn là vật chất.

(Theo The Epoch Times)

The post Khoa học về hạnh phúc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/khoa-hoc-ve-hanh-phuc.html/feed0
Trực giác: Thứ giác quan không tuân theo khoa học duy vậthttps://chanhkien.org/2011/01/truc-giac-thu-giac-quan-khong-tuan-theo-khoa-hoc-duy-vat.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/truc-giac-thu-giac-quan-khong-tuan-theo-khoa-hoc-duy-vat.html#respondSat, 15 Jan 2011 08:39:49 +0000https://chanhkien.org/?p=10431“Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác” – Albert Einstein

The post Trực giác: Thứ giác quan không tuân theo khoa học duy vật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Liệu chúng ta có sở hữu giác quan thứ sáu hay không? (Photos.com)

“Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác” – Albert Einstein

“Vui sướng; giận dữ; vui sướng … nhất định là vui sướng”. Khi một chiếc máy theo dõi bộ não của ông, “Bệnh nhân X” 52 tuổi không có vẻ như đang đoán các nét mặt một cách ngẫu nhiên mặc dù ông đã bị hai lần xuất huyết não mà đã gây tổn thương nghiêm trọng trung tâm xử lý hình ảnh của bộ não.

Mặc dù bị mù, Bệnh nhân X được cho xem các bức ảnh chụp những khuôn mặt biểu hiện sự sợ hãi, vui sướng, và các cảm xúc khác, và nhận thức được chúng một cách chính xác với một tỷ lệ phần trăm cao hơn nhiều so với việc đoán mò một cách ngẫu nhiên. Liệu đây có phải là một phương tiện để “nhìn” nằm bên ngoài cách nhìn bằng mắt hay không? Hay nó đơn giản là một chế độ nhận biết chưa được phát hiện ra?

Tiến sỹ Alan Pegna từ trường Đại học New South Wales, Australia và nhóm nghiên cứu của ông tại Geneva, Thụy Sĩ, đã kinh ngạc trước những kết quả thấy được trong nghiên cứu này. Trong quá trình chụp cắt lớp, não của Bệnh nhân X cho thấy hoạt động rõ rệt trong vùng hạch hạnh nhân (amygdala) bên phải. Kết quả này giống hệt với những gì được thực hiện bởi một đối tượng nghiên cứu có bộ não không bị tổn thương tham gia vào cùng một hoạt động đó.

Đối với nhiều bác sĩ thần kinh học, những trải nghiệm gần đây với Bệnh nhân X gợi ý về một khả năng thú vị – thêm một giác quan nữa vào năm giác quan đã được biết đến. Với những người khác, nó không hơn một bước khởi đầu của khoa học trong việc nghiên cứu khả năng trực giác nổi tiếng và đã được biết đến từ lâu.

Mặc dù trực giác ít được khoa học công nhận trong thế kỷ 20, sự thừa nhận về khả năng này đã tăng lên trong lĩnh vực sinh lý học thần kinh (neurophysiology) trong những năm gần đây. Thứ được cho là một khả năng để biết về những điều chưa xảy ra, những sự việc trong tương lai xa, hoặc những thay đổi sắp đến trong môi trường xung quanh, đã được hiểu rõ về cơ bản là bởi tất cả các dân tộc trên khắp thế giới hàng nghìn năm qua – bất chấp sự bác bỏ lâu nay của giới khoa học còn hoài nghi.

Khả năng siêu nhạy cảm hay giác quan thứ sáu?

“Biển đưa lên hàng trăm xác người, nhưng không có một con voi bị chết nào. Cũng không tìm thấy thậm chí một con mèo hay một con thỏ nào … rất kỳ lạ là không có cái chết nào của động vật được ghi nhận”. Những quan sát được thực hiện sau trận sóng thần năm 2004 ở Châu Á bởi một viên chức chính phủ Sri Lanka này đặt ra một số câu hỏi thú vị.

Đáng chú ý là, liệu động vật có khả năng cảm nhận nguy hiểm sắp xảy ra? Chúng đã chạy thoát khỏi trận sóng thần như thế nào? Chỉ vài phút trước khi biển dâng lên, đập tan hơn hai dặm đất liền, các động vật sống đã chạy thục mạng tới những vùng cao của hòn đảo.

Cùng lúc đó, những bộ lạc thổ dân trong vùng, có 60.000 năm tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đã bắt chước theo hành vi của các loài động vật và cũng chạy trốn đến khu đất cao hơn. Kết quả là hầu như tất cả những cư dân địa phương đều sống sót thoát khỏi dòng nước hung dữ.

Nhưng chính xác là làm thế nào mà những thổ dân địa phương và các loài động vật nhận biết được mối đe dọa sắp xảy ra? Liệu có hợp lý không nếu cho rằng trực giác chính là câu trả lời? Và nếu quả đúng như vậy, thì cơ chế sinh học bí ẩn này hoạt động như thế nào?

Câu trả lời, đương nhiên, không hề dễ dàng để nói rõ như câu hỏi. Theo một số nhà nghiên cứu, trải qua nhiều năm, những người dân bản địa trên đảo đã phát triển được các bài học quan trọng từ việc sống rất gần gũi với thế giới tự nhiên.

Ví dụ, họ cảm thấy được tiếng bước chân của các con voi hoang dã dội đến khi chúng chạy nhanh về phía sâu trong đảo, và cũng chú ý đến hành vi kỳ lạ của cá heo, kỳ nhông, và việc các loài chim trên đảo bay lên hốt hoảng. Bằng cách này, họ đã nhận biết được một cách hiệu quả những gì mà các hệ thống ra-đa hiện đại không làm được, những thứ đã không thực hiện được chức năng của nó vào cái ngày xảy ra trận sóng thần.

Theo một bài báo trên ấn phẩm nổi tiếng Science (Khoa học), các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington, St. Louis, nói rằng bí quyết để lường trước những sự việc này của những người bản xứ nằm ở một vùng não được biết đến như vùng đai phía trước. Khu vực địa lý não này trở nên hoạt động tích cực trong các tình huống thay đổi môi trường mà không thể nhận thấy bằng ý thức, nhưng tuy nhiên lại cần thiết cho sự sinh tồn của cá nhân.

Nhưng để hiểu được động vật đầu tiên đã trực cảm về trận sóng thần đang đến như thế nào có thể là một nhiệm vụ còn khó khăn hơn. Một số nhà nghiên cứu động vật đề xuất rằng các manh mối chẳng hạn như những thay đổi áp suất không khí, các rung động nhẹ cảm nhận được phát ra từ mặt đất, hoặc các âm thanh rất nhỏ của các con sóng đang đến gần – những dấu hiệu mặt khác là không thể nhận thấy được bởi các giác quan của con người – có thể giúp một số sinh vật cảm nhận được về nguy hiểm đang đến.

Tuy vậy, nhiều nhà khoa học tin rằng, trong trường hợp này cũng như với Bệnh nhân X, hẳn là có tồn tại một cách thức khác mà thông qua nó các dạng sống có thể nhận biết được môi trường của chúng – khác với thông qua âm thanh, rung động, hình ảnh, hoặc mùi vị. Có tài liệu ghi chép lại rằng các loài chim và các loài động vật khác đã rời khỏi một khu vực ngay trước khi núi lửa phun trào.

Cũng bằng cách như vậy, các nhà sinh vật học Trung Quốc đã thực hiện các nghiên cứu xác định rằng, vài phút trước một trận động đất, các con mèo, chó, và các loài vật nuôi trong nhà khác trong một khu vực trở nên khá kích động và trong một số trường hợp thậm chí tru lên, sủa hoặc kêu lên một cách khó bảo. Các nhà nghiên cứu miêu tả rằng trong những lúc đó, các con rắn rời khỏi hang, các con chim bay loạn trong lồng và các con chuột thì chạy toán loạn.

Một khả năng tiềm tàng

Thí nghiệm ban đầu khá đơn giản, bao gồm 40 tình nguyện viên và hai thợ chụp ảnh trong mỗi lần thí nghiệm. Người chỉ đạo thí nghiệm, Ronald Rensik, Phó Giáo sư về Khoa học Máy tính và Tâm lý học tại Đại học British Columbia, mô tả các vụ tai nạn ô tô đã bị gây ra như thế nào trong các trường hợp mà ở đó các lái xe có trách nhiệm trong vụ va chạm đã không nhìn thấy những chiếc ô-tô mà họ đâm vào. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science).

Ban đầu các tình nguyện viên được cho xem một bức ảnh chụp hình một con đường, được đổi mới bằng một hình ảnh giống hệt một cách định kỳ. Tại một thời điểm ngẫu nhiên trong quá trình đổi mới hình ảnh, một sự thay đổi với hình ảnh đó đã được thực hiện – các vật thể, ví dụ như được gỡ bỏ, thay đổi, hoặc thêm vào – và những thay đổi này, thậm chí là khi khá đáng kể, thường được phát hiện là khó để nhận thấy.

Cuộc thử nghiệm yêu cầu các đối tượng nhấn một chiếc chuông khi họ nhận thấy một thay đổi trong chuỗi hình ảnh. Một ngạc nhiên lớn đã đến trong cuộc thí nghiệm khi một vài tình nguyện viên đã hỏi Rensik rằng liệu có phải là họ phải bấm chiếc chuông chỉ khi họ thực sự nhìn thấy sự thay đổi, hay họ có thể nhấn nó vào lúc họ linh cảm rằng một sự thay đổi sắp xảy ra.

Điều này đã thay đổi mạnh mẽ cuộc nghiên cứu. Rensik nhận thấy rằng không chỉ phần lớn các tình nguyện viên nhận ra được vào thời điểm chính xác mà thay đổi được tạo ra, mà thêm vào đó 1/3 các đối tượng nhấn nút ngay lập tức trước khi bức hình đã được thay đổi hiện ra.

Nghiên cứu này có vẻ như đã cho thấy rằng trực giác rất có thể là một cách thức ngoại cảm để phát hiện các thay đổi rất nhỏ trong môi trường. Nó gợi ý rằng chúng ta có thể có một khả năng nhận biết các kích thích mà thậm chí không thể phát hiện bằng các thiết bị công nghệ tiên tiến.

Vậy thì liệu chúng ta có thể tiến hành các bước để tăng cường các khả năng trực giác của mình không? Những cải thiện như thế yêu cầu những gì? Và tại sao động vật có vẻ như có trực giác tốt hơn chúng ta?

Con người cổ đại gắn bó mật thiết với các chu trình của thiên nhiên, họ rất tự hào về cái nhìn trực giác của mình. Một số người cho rằng khi con người hiện đại ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ để hiểu biết về thế giới, kết quả làm cho trực giác thui chột đi.  Trong văn hóa hiện đại của chúng ta, các khái niệm trực giác thường bị gièm pha để đề cao những thứ mà có thể được kiểm chứng một cách dễ dàng hơn.

Khi khoa học đang cố gắng để thừa nhận khả năng đáng kinh ngạc này của con người, thì liệu việc phát triển môi trường công nghệ của chúng ta có phải cũng làm thui chột các khả năng trực giác bẩm sinh của chúng ta hay không?

(Theo The Epoch Times)

The post Trực giác: Thứ giác quan không tuân theo khoa học duy vật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/truc-giac-thu-giac-quan-khong-tuan-theo-khoa-hoc-duy-vat.html/feed0
Tuyến tùng, con mắt ở bên trong bộ nãohttps://chanhkien.org/2011/01/tuyen-qua-thong-con-mat-o-ben-trong-bo-nao.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/tuyen-qua-thong-con-mat-o-ben-trong-bo-nao.html#respondFri, 14 Jan 2011 08:15:15 +0000https://chanhkien.org/?p=10410[ChanhKien.org] Hàng nghìn năm qua, tuyến tùng đã được thừa nhận như một mối liên hệ của cơ thể người với những cảnh giới tư tưởng thâm sâu hơn – một cửa sổ nhìn vào các chiều không gian khác. Trong khi quan niệm này  dần phai nhạt đi theo thời gian, khoa học đã bắt đầu […]

The post Tuyến tùng, con mắt ở bên trong bộ não first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nằm sâu bên trong trung tâm bộ não, tuyến tùng có một cấu trúc tương tự như đôi mắt hai bên của chúng ta. (Photos.com)

Hàng nghìn năm qua, tuyến tùng đã được thừa nhận như một mối liên hệ của cơ thể người với những cảnh giới tư tưởng thâm sâu hơn – một cửa sổ nhìn vào các chiều không gian khác. Trong khi quan niệm này  dần phai nhạt đi theo thời gian, khoa học đã bắt đầu tập trung nỗ lực để hiểu về những chức năng bí mật của “con mắt ẩn” này.

Khi tôi còn trẻ, những cuộc nói chuyện với bố tôi bao gồm cả những điều có thể quan sát được một cách khoa học và những điều huyền bí. Một trong những chủ đề thú vị nhất mà tôi còn nhớ là hiện tượng trải nghiệm cận tử, trong đó các bệnh nhân thuật lại về những cuộc du ngoạn tạm thời ở bên ngoài cơ thể vật lý của họ trong khi có biểu hiện chết lâm sàng. Cha tôi thường nhấn mạnh rằng trong những năm học tập của ông tại trường Y, ông đã học được rằng, các cơ quan mà cho phép con người quan sát những cảnh tượng từ bên ngoài cơ thể của họ không tồn tại vượt ra khỏi đôi mắt vật lý.

20 năm sau khi tôi cũng ở trong hành lang của cùng trường đại học đó, một giáo sư giải phẫu đã tiết lộ một thực tế bí ẩn mà cha tôi đã không nói đến trong những cuộc thảo luận của chúng tôi. Ông đã nói về một bí mật ẩn chứa trong một mạng lưới các tế bào rất nhỏ và ẩn, nhưng vẫn có thể điều khiển được các quá trình trao đổi chất quan trọng sống còn. Đó là một con mắt ẩn.

Con mắt thứ ba

Hãy tưởng tượng một cơ quan thị giác có khả năng nhìn vào các không gian vượt ra ngoài thế giới vật chất của chúng ta. Sinh vật kỳ lạ nào sở hữu những khả năng kỳ lạ như thế? Con người. Thể tùng quả (tuyến tùng), một thứ quý giá bé xíu nằm ẩn trong trung tâm của đầu não, không chỉ có khả năng nhận biết được ánh sáng bên ngoài giống như đôi mắt ở hai bên của chúng ta, mà cấu trúc thực sự của nó còn giống với con mắt thông thường ở một trạng thái nguyên thủy hơn.

Tuyến tùng thực hiện một loạt các chức năng quan trọng của cơ thể, như sự phát triển giới tính, sự trao đổi chất, và sự sản xuất ra melatonin. Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra các đặc điểm có trong tuyến tùng mà vượt quá một sự giải thích đơn giản. Do cấu trúc độc nhất của cơ quan này, các nhà khoa học đã kết luận rằng nó hẳn là đã từng đảm nhận một số chức năng đang tiềm ẩn. Y học hiện đại đã khám phá ra rằng tuyến nằm sâu bên trong trung tâm bộ não này có chứa các tế bào tiếp nhận ánh sáng. Nhưng quan điểm chiếm ưu thế hơn cho rằng những đặc điểm này đơn giản chỉ miêu tả những khả năng tiềm ẩn từ một thời kỳ trước trong sự tiến hóa của chúng ta.

Theo hiểu biết theo thuyết tiến hóa của khoa học về thể tùng quả, cơ quan này đã từng tồn tại như một hệ thống dây thần kinh lộn xộn nằm ở bên ngoài bề mặt của hộp sọ. Nó chuyên tiếp nhận những thay đổi về ánh sáng, cung cấp cho chủ nhân của nó nhiều khả năng chạy trốn hơn trong trường hợp bị dã thú tấn công. Hiểu biết này nhìn nhận rằng tuyến tùng thực hiện các chức năng giống như hai con mắt, khác biệt duy nhất nằm ở sự nhất quyết kỳ lạ của nó là rút vào bên trong hộp sọ.

Một giả thuyết gần đây được đề xuất bởi David Klein, trưởng bộ phận Nội tiết thần kinh tại Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia, đề xuất rằng các võng mạc nguyên thủy đã thực hiện chức năng kép bao gồm cả thu nhận hình ảnh và sản xuất melatonin. Ông tin rằng qua thời gian chức năng thứ hai này đã chuyển sang tuyến tùng, một cơ quan được giải phóng, trong khi sự thoái hóa của võng mạc như một sản phẩm của melatonin trong các loài động vật có vú vẫn tiếp tục mà không có sự giải thích chặt chẽ.

Mặc dù ngày nay tuyến tùng được thừa nhận là tốt cho việc tiết ra các chất nội sinh, nhưng chắc chắn rằng nó vẫn còn chứa đựng một khả năng cảm nhận ánh sáng quan trọng, một quá trình của cơ thể đã được khoa học công nhận.

Ngạc nhiên là, nếu như cả hai mắt được bỏ đi và đường giải phẫu từ khu vực phía trước của tuyến này được phơi ra ánh sáng, thì cơ quan này vẫn có thể đáp lại kích thích theo một cách tương tự như đôi mắt ở hai bên. Thực tế này đã khiến một số nhà nghiên cứu phải cân nhắc là liệu có phải tuyến tùng không chỉ là một con mắt bị thoái hóa. Điều gì xảy ra nếu nhiều quá trình vẫn còn bị hiểu sai của bộ não cư ngụ ở trong hình nón nhỏ bé này?

Một cửa sổ tới nhận thức cao hơn

Theo Bác sĩ Sérgio Felipe de Oliveira, Thạc sỹ Khoa học tại Trường Y thuộc Đại học São Paulo và là giám đốc của Pineal Mind Clinic (tạm dịch là Bệnh viện thực hành Tâm trí Tùng quả), sự tăng lên trong hoạt động của tùng quả có liên quan mật thiết với hoạt động tinh thần như hiện tượng nằm mơ hoặc sự thiền định.

Hơn nữa, ngoài các chức năng nội tiết của tuyến tùng (kiểm soát vùng não điều khiển thân nhiệt và cảm giác đói, khát; và nhịp sinh học, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do), nó còn chịu trách nhiệm tiết ra N,N-dimethyltryptamine (DMT), được một số người biết đến như “phân tử tinh thần” (spirit molecule). Sự giải phóng của phân tử này được coi là một trong những chất dẫn truyền thần kinh có khả năng gây ảo giác mạnh nhất mà con người biết đến. Nó tăng lên trong khi ngủ, trong các trạng thái thiền định nào đó, trong các trải nghiệm cận tử, cũng như khi ăn vào các loại thực vật có khả năng gây ảo giác.

Những người hoài nghi đặt câu hỏi về tính xác thực của các tình tiết được cho là nhận thức cao hơn về các tầng cấp không gian khác, thay vào đó họ muốn tin rằng những trải nghiệm như vậy chỉ là hiện tượng gây ra bởi các phản ứng hóa học giới hạn trong bộ não. Nhưng họ lúng túng khi đưa ra một giải thích hợp lý cho mối quan hệ của sự giải phóng DMT (và sự hình thành như một kết quả của các hình ảnh trong tuyến tùng) với những trải nghiệm cận tử.

Một điều như thế đã được khám phá bởi Tiến sỹ Rick Strassman, người đã tiến hành những nghiên cứu thấu đáo về những hiệu ứng của DMT ở con người. Nghiên cứu loại này bắt đầu tiếp cận tuyến tùng như một cửa sổ bẩm sinh nhìn vào các tầng cấp tồn tại khác, hơn là một con mắt thoái hóa có nhiệm vụ sản sinh ra các hoóc-môn.

Quan điểm về tuyến tùng này không phải là mới. Nó tượng trưng cho luân xa thứ sáu được nói tới trong tín ngưỡng của thời kỳ Vedic, là cửa sổ của thần Brahma như được biết trong Ấn Độ giáo, là Thiên Mục như người Trung Quốc cổ đại vẫn gọi, là Nê Hoàn Cung mà các Đạo sĩ biết, hay là “Tòa ngự của linh hồn” (The seat of the soul) theo như Descartes. Liệu hình nón nhỏ bé nằm ẩn tại trung tâm bộ não này có chứa đựng trong mình tiềm năng để nhìn vào những thế giới mà khoa học đơn giản là không thể thấu hiểu được?

(Theo The Epoch Times)

The post Tuyến tùng, con mắt ở bên trong bộ não first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/tuyen-qua-thong-con-mat-o-ben-trong-bo-nao.html/feed0
Nghĩ về Thần khiến những người theo tôn giáo tĩnh tâm, theo nghiên cứuhttps://chanhkien.org/2011/01/nghi-ve-than-khien-nhung-nguoi-theo-ton-giao-tinh-tam-theo-nghien-cuu.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/nghi-ve-than-khien-nhung-nguoi-theo-ton-giao-tinh-tam-theo-nghien-cuu.html#respondSun, 09 Jan 2011 08:22:57 +0000https://chanhkien.org/?p=10377Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Tâm lý học đã phát hiện ra rằng khi được gợi nhớ về tôn giáo và Thần, những người theo tôn giáo cảm thấy ít lo âu hơn về việc phạm phải lỗi lầm.

The post Nghĩ về Thần khiến những người theo tôn giáo tĩnh tâm, theo nghiên cứu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Stephanie Lam

Cảnh mặt trời mọc đẹp hút hồn. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng khi được gợi nhớ về tôn giáo và Thần, những người theo tôn giáo cảm thấy ít lo âu hơn về phạm lỗi lầm. (Ảnh: Photos.com)

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Tâm lý học đã phát hiện ra rằng khi được gợi nhớ về tôn giáo và Thần, những người theo tôn giáo cảm thấy ít lo âu hơn về việc phạm phải lỗi lầm.

Trong 2 thí nghiệm, một nửa số người tham gia phải thực hiện một công việc nhắc họ nhớ đến tôn giáo và Thần, trong khi một nửa còn lại thực hiện một công việc tương tự nhưng không nhắc họ nhớ đến các chủ đề về tôn giáo.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đo lường phản ứng lo âu của những người tham gia bằng cách theo dõi sóng điện não của họ, sử dụng máy ghi điện não (EEG) khi họ thực hiện Stroop Task.

Stroop Task là một thí nghiệm, trong đó những người tham gia phải nói tên màu của chữ. Tuy nhiên, chữ lại có thể có nghĩa một màu khác, và do đó dễ gây nhầm lẫn.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tham gia có theo tôn giáo có ít phản ứng lo âu hơn nếu trước đó họ thực hiện một công việc liên quan đến tôn giáo.

“Nghĩ về tôn giáo khiến bạn tĩnh tâm trong khi gặp khó khăn. Nó khiến bạn ít lo âu hơn khi bạn vừa mắc lỗi”, lời nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Michael Inzlicht thuộc trường Đại học Toronto Scarborough.

“Chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể giúp chúng ta hiểu một số phát hiện thực sự thú vị về những người theo tôn giáo. Mặc dù chưa rõ ràng, có một số bằng chứng rằng những người theo tôn giáo sống lâu hơn, và họ có xu hướng hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.”

(Theo The Epoch Times)

The post Nghĩ về Thần khiến những người theo tôn giáo tĩnh tâm, theo nghiên cứu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/nghi-ve-than-khien-nhung-nguoi-theo-ton-giao-tinh-tam-theo-nghien-cuu.html/feed0
Các nghi thức tín ngưỡng tăng cường khả năng bộ não, ngay cả với những người vô thầnhttps://chanhkien.org/2010/12/cac-nghi-thuc-tin-nguong-tang-cuong-kha-nang-bo-nao-ngay-ca-voi-nhung-nguoi-vo-than.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/cac-nghi-thuc-tin-nguong-tang-cuong-kha-nang-bo-nao-ngay-ca-voi-nhung-nguoi-vo-than.html#respondThu, 16 Dec 2010 13:52:35 +0000https://chanhkien.org/?p=10045Các nhà sư Phật giáo và tu sĩ Thiên Chúa giáo tăng cường khả năng cho bộ não của họ thông qua thiền định và cầu nguyện, nhưng ngay cả những người vô thần cũng có thể được hưởng những lợi ích tinh thần.

The post Các nghi thức tín ngưỡng tăng cường khả năng bộ não, ngay cả với những người vô thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Những người tập thiền tại Melbourne, Australia, đang tăng thêm sức mạnh cho những vùng trong bộ não giúp tăng cường sự tập trung và nuôi dưỡng lòng thiện từ. (The Epoch Times)

PHILADELPHIA – Các nhà sư Phật giáo và tu sĩ Thiên Chúa giáo tăng cường khả năng cho bộ não của họ thông qua thiền định và cầu nguyện, nhưng ngay cả những người vô thần cũng có thể được hưởng những lợi ích tinh thần mà các tín đồ tôn giáo có được từ đức tin, theo một tác giả thần kinh học nổi tiếng. Vấn đề then chốt mà Andrew Newberg tranh luận trong cuốn sách mới của mình, “Chúa Trời thay đổi bộ não của bạn như thế nào”, nằm ở những tác dụng giúp bình tĩnh và tập trung mà thiền định hoặc tăng cường cầu nguyện tạo ra bên trong đầu não của chúng ta.

Các máy nội soi não bộ cho thấy rằng việc tăng cường thiền định làm thay đổi chất xám của não, củng cố các khu vực tập trung trí óc, và nuôi dưỡng lòng thiện từ trong khi làm trầm tĩnh những vùng có liên hệ với sự sợ hãi hay tức giận.

Dù một người tập thiền tin vào siêu nhiên hay một người vô thần trì tụng một câu chú, ông nói, kết quả có thể như nhau – đó là sự tăng trưởng lòng từ tâm mà hầu hết mọi tôn giáo đều giảng và sự giảm bớt những cảm xúc tiêu cực.

“Về cơ bản, khi bạn nghĩ về những vấn đề thực sự lớn trong đời – dù chúng mang tính tôn giáo, khoa học, hay tâm lý học – bộ não của bạn sẽ phát triển”, Newberg, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Tinh thần và Tâm trí thuộc trường Đại học Pennsylvania, nói.

“Không quan trọng bạn là một tín đồ Cơ Đốc giáo hay Do Thái, một tín đồ Hồi giáo hay Ấn Độ giáo, một người theo thuyết bất khả tri hay một người vô thần”, ông viết trong cuốn sách đồng tác giả với Mark Robert Waldman, một nhà trị liệu tại Trung tâm này.

Thần kinh học

Tại văn phòng của mình ở bệnh viện trường Đại học Pennsylvania, Newberg nói với Reuters rằng “thần kinh học” – nghiên cứu vai trò của bộ não trong tín ngưỡng tôn giáo – đang bắt đầu làm sáng tỏ những gì xảy ra trong đầu não của các tín đồ khi họ suy nghĩ về Chúa.

Khoa học và tôn giáo vẫn thường được nhìn nhận là đối lập nhau, tới mức mà một số người ở mỗi bên công khai phản bác bên kia, nhưng bác sĩ y khoa và giáo sư ngành y học phóng xạ, tâm lý học và nghiên cứu tôn giáo này không thấy lý do nào để không nghiên cứu hai vấn đề này cùng nhau.

“Hai lực lượng mạnh nhất trong toàn thể lịch sử loài người là tôn giáo và khoa học”, ông nói. “Đây là hai thứ giúp chúng ta tổ chức và hiểu thế giới. Tại sao lại không cố mang chúng lại với nhau để nghiên cứu từng thứ một và cuối cùng là thế giới của chúng ta một cách hữu hiệu hơn?”

Những người vô thần thường coi những ảnh chụp nội soi theo dõi các dòng máu chảy trong não bộ của các nhà sư đang thiền định và tu sĩ đang cầu nguyện thâm sâu như bằng chứng rằng đức tin chỉ là một ảo giác. Newberg cảnh báo trước những kết luận đơn giản đó: “Nếu bạn xem một ảnh chụp nội soi bộ não của một nữ tu đang cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong một căn phòng, tất cả những gì nó cho bạn biết là những gì đang xảy ra trong não bộ của bà ấy khi bà cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong một căn phòng. Nó có thể chỉ là bộ não đang làm việc đó, nhưng nó cũng có thể là bộ não là thứ tiếp nhận các hiện tượng tinh thần đó”, dẫn lời ông Newberg, người có nghiên cứu cho thấy những lời cầu nguyện ngắn mà hầu hết các tín đồ thực hiện chỉ để lại một chút dấu vết trên não bộ bởi vì chúng không mạnh mẽ như thiền định.

“Tôi không muốn nói rằng tôn giáo là xấu hay không thật”, ông nói thêm. “Tôi nói rằng người ta có tín ngưỡng và hãy cố gắng hiểu xem nó đã tác động đến họ như thế nào.”

Không có ‘điểm Thiên Chúa’

Một khái niệm khác mà Newberg vạch trần là ý tưởng rằng có một “điểm Thiên Chúa” duy nhất trong bộ não phụ trách tín ngưỡng tôn giáo: “Không phải là có một ‘điểm tinh thần’ nhỏ sáng lên mỗi khi ai đó nghĩ về Chúa”.

Thay vào đó, những trải nghiệm tôn giáo kích thích các nơ-ron thần kinh tại vài phần khác nhau của bộ não, cũng như các sự kiện khác gây ra. Việc xác định vị trí của chúng không giải thích được chúng, nhưng có thể chỉ đến việc các hiện tượng này xảy ra như thế nào và chúng có thể có ý nghĩa gì.

Trong cuốn sách của mình, Newberg và Waldman phác thảo ra một số “đường Thiên Chúa” trong bộ não và những ảnh hưởng của chúng, đặc biệt là nếu được luyện tập qua thiền định giống như cơ bắp được rèn luyện qua tập thể dục. Thiền định làm kích hoạt thùy trán, nơi “tạo ra và tổng hợp tất cả các ý tưởng của bạn về Chúa”, và xoa dịu hạch hạnh nhân, khu vực cảm xúc mà có thể tạo ra các hình ảnh của một vị thần uy nghiêm và làm mờ đi lối suy nghĩ logic của chúng ta.

Đường đỉnh – trước cho chúng ta cảm giác về không gian xung quanh và vị trí của chúng ta trong đó. Thiền định loại bỏ cảm giác này, tạo ra một cảm giác thanh thản của sự hợp nhất với Chúa Trời hay với thế giới.

“Thậm chí 10 đến 15 phút thiền định dường như cũng có tác dụng tích cực đáng kể lên nhận thức, thư giãn và sức khỏe tâm lý”, các tác giả tuyên bố trong cuốn sách.

Newberg, người đã lớn lên trong một gia đình Do Thái Cải cách và đã nghiên cứu nhiều tôn giáo, nói rằng công việc của ông có thể giúp cả những tín đồ và những người vô thần hiểu về những cảm giác tôn giáo, mà ông nói là “nằm trong số những trải nghiệm phức tạp và mạnh mẽ nhất người ta có được”.

Nhưng ông cũng cảnh báo về việc trông đợi “thần kinh học” sẽ sớm đưa ra những hiểu biết đáng ngạc nhiên: “Dù kỹ thuật của chúng ta có tốt như thế này, chúng vẫn chỉ hết sức thô sơ. Chúng ta còn cả một chặng đường dài để đi”.

(Theo Reuters/Epoch Times)

The post Các nghi thức tín ngưỡng tăng cường khả năng bộ não, ngay cả với những người vô thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/cac-nghi-thuc-tin-nguong-tang-cuong-kha-nang-bo-nao-ngay-ca-voi-nhung-nguoi-vo-than.html/feed0
Bí ẩn của kinh mạchhttps://chanhkien.org/2010/12/bi-an-cua-kinh-mach.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/bi-an-cua-kinh-mach.html#respondTue, 14 Dec 2010 14:17:00 +0000https://chanhkien.org/?p=10025Học thuyết kinh mạch là một bí ẩn đối với khoa học. Trung Y đã khám phá ra kinh mạch như thế nào? Chức năng của các kinh mạch là gì? Những nghiên cứu gần đầy về kinh mạch cho chúng ta biết những gì?

The post Bí ẩn của kinh mạch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc

[ChanhKien.org]

Học thuyết kinh mạch là một bí ẩn đối với khoa học. Trung Y đã khám phá ra kinh mạch như thế nào? Chức năng của các kinh mạch là gì? Những nghiên cứu gần đầy về kinh mạch cho chúng ta biết những gì?

Học thuyết kinh mạch có một lịch sử lâu đời và đã được phát triển liên tục cùng với sự thực hành của y học cổ truyền Trung Quốc. Gần 2.000 năm trước, cuốn sách Hoàng Đế Nội Kinh đã ghi lại một cách hệ thống vị trí của các kinh mạch.

Trung Y tin rằng các kinh mạch là những đường dẫn khí của cơ thể. Các kinh mạch gắn liền với nội tạng và trải rộng khắp trong cơ thể.

Hệ thống kinh mạch đóng một vai trò quan trọng trong sinh lý học, bệnh lý học, và phòng ngừa bệnh. Các chuyên gia Trung Y cổ đại tin rằng sự sống là một phần của vũ trụ, và một mối quan hệ hài hòa cần được duy trì giữa Trời và vạn vật trên Trái đất.

Quan điểm này đã chỉ đạo cho Trung Y và có liên hệ mật thiết với vật lý học, thiên văn học, địa lý học, và triết học. Y học hiện đại không thể hiểu được các kinh lạc.

Nhiều người tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của khí và các kinh mạch. Trên thực tế, tất cả mọi người đều có kinh mạch, và mặc dù chúng không thể được nhìn hoặc sờ thấy. Tuy nhiên, dưới những hoàn cảnh nhất định, chúng có thể được cảm thấy. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng khoảng 1% số người là có kinh mạch nhạy cảm.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm tính khách quan của hệ thống kinh mạch bằng các thí nghiệm khoa học. Một nhà khoa học từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã sáng chế ra một thiết bị có độ nhạy cao và phát hiện ra rằng các kinh mạch tồn tại dưới dạng các đường phát quang. Chúng tỏa sáng gấp 2,5 lần so với các photon ánh sáng và các điểm không có kinh mạch trên cơ thể.

Các kinh mạch là các điểm, thường tạo nên các đường trên cơ thể con người tại những nơi có điện trở thấp hơn các vùng xung quanh. Khi tiêm một nguyên tố vi lượng vào một kinh mạch, nguyên tố vi lượng đó sẽ di chuyển qua các kinh mạch vào trong cơ thể rồi sau đó khuyếch tán ra.

Giáo sư Li Dingzhong, một nhà khoa học da liễu nổi tiếng và là một chuyên gia về kinh mạch, đã quan sát 305 trường hợp bệnh ngoài da có thương tổn xuất hiện dọc theo các đường kinh mạch. Khám phá này đã gây nên một cú sốc lớn trong giới y học quốc tế. Cuốn sách “Hiện tượng Kinh mạch” của ông đã được xuất bản ở Nhật Bản.

Nghiên cứu về kinh mạch vẫn là một nghiên cứu dựa trên hiện tượng, và nó còn xa mới có thể cho thấy rõ ràng về khí và các kinh mạch. Nó còn xa mới có thể tiết lộ những bí ẩn về kinh mạch.

Một khi những bí ẩn này được làm sáng tỏ, một cuộc cách mạng khoa học mới chắc chắn sẽ xảy ra.

(Theo The Epoch Times)

The post Bí ẩn của kinh mạch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/bi-an-cua-kinh-mach.html/feed0
Sức mạnh của tinh thần (Phần 2)https://chanhkien.org/2010/12/suc-manh-cua-tinh-than-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/suc-manh-cua-tinh-than-phan-2.html#respondMon, 06 Dec 2010 15:27:05 +0000https://chanhkien.org/?p=9902Trước giai đoạn lên ngôi của “đế chế” tân dược với hàng loạt những mời chào về khả năng điều chỉnh các trục trặc trên cơ thể chúng ta, thì những nhà trị liệu chính là những thầy thuốc ngộ đạo.

The post Sức mạnh của tinh thần (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bác sĩ Patricia A. Muehsam

Sức mạnh của lời cầu nguyện được ghi lại trong các nghiên cứu khoa học (David McNew/Getty Images)

Trước giai đoạn lên ngôi của “đế chế” tân dược với hàng loạt những mời chào về khả năng điều chỉnh các trục trặc trên cơ thể chúng ta, thì những nhà trị liệu chính là những thầy thuốc ngộ đạo. Voltaire đã mô tả vai trò của người trị liệu như là những người pha trò giải trí, giúp cho bệnh nhân cảm thấy vui vẻ trong một khoảng thời gian đủ lâu để thiên nhiên có thể chữa lành bệnh tật. Ngài William Osler, người được coi là một trong những người sáng lập nền y học Tây phương tuân theo phép chữa đối chứng, cho rằng điều quan trọng là tìm hiểu về người bệnh nhân đang mang bệnh hơn là về căn bệnh mà họ mắc phải.

Tuy nhiên, y học tuân theo phép chữa đối chứng của phương Tây không thực hiện công việc chữa lành bệnh. Thay vào đó, nó là một hệ thống “chăm” bệnh. Thật tự nhiên là mô hình y học tuân theo phép chữa đối chứng của phương Tây làm cho người ta bị bệnh và nó nuôi bệnh. Thật vậy, phương pháp dùng để chữa trị các căn bệnh mãn tính không mang lại kết quả chữa lành bệnh. Tây dược chỉ đơn thuần là ngăn chặn các triệu chứng, can thiệp vào cơ chế chữa bệnh tự nhiên của các cấu trúc hữu cơ trong cơ thể con người. Những người không tin nhưng ủng hộ mô hình y học tự nhiên của chúng tôi, coi phương pháp chữa trị không thể lý giải này thuộc phạm trù liệu pháp làm yên lòng người bệnh hoặc có lẽ do một tác nhân nào đó mà chẩn đoán ban đầu không chính xác. Trong thực tế, họ đã bỏ qua “người thầy” chữa bệnh đầy uy lực, đó chính là trạng thái tinh thần, chủ ý mong muốn và ý thức.

Tất cả những khái niệm cổ xưa, từng bị mai một đi, đang trỗi dậy cùng với sự gia tăng số lượng bệnh nhân luôn bất hạnh trước bệnh tật và các nhà khoa học tìm kiếm sự thật. Các nhà khoa học này là những dược sĩ, những nhà nghiên cứu chất độc qua thực nghiệm và những nhà nghiên cứu về miễn dịch học đang tiến hành các thí nghiệm sử dụng liều thấp để chứng minh tính xác thực của hiện tượng vi lượng đồng cân. Họ cũng chính là những nhà vật lý và kỹ sư được nói đến trong bài trước. Họ là những nhà cận tâm lý học và nhà nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý lên hệ miễn dịch đang dâng trọn niềm tin cho khái niệm: ý thức ảnh hưởng vật chất và ý thức ảnh hưởng thân xác con người. Họ là những nhà trị liệu và nhà nghiên cứu cởi mở, đang tiến hành nghiên cứu về sức mạnh của lời cầu nguyện và các hiện tượng chữa lành bệnh.

Một số ví dụ về sự ảnh hưởng của tinh thần tới sức khỏe của chúng ta như sau: ý nghĩ tích cực làm giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường, làm giảm các cơn hen, giảm các triệu chứng viêm kết tràng và cải thiện chức năng miễn dịch ở các bệnh nhân bị nhiễm HIV [1,2]. Không chỉ có những suy nghĩ của chúng ta có thể ảnh hưởng đến bản thân, mà cũng có thể ảnh hưởng đến người khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả lâm sàng của việc cầu nguyện, đáng chú ý là ảnh hưởng tích cực của việc cầu nguyện tới các bệnh nhân thuộc khoa điều trị chứng tắc nghẽn động mạch vành [3].

Theo sự hiểu biết của người xưa và khoa học hiện đại thì bên cạnh các khái niệm về mối liên hệ giữa tinh thần và thể xác là sự tồn tại của một dạng thực thể “nguồn” không thể mô tả, một dạng năng lượng, và sự liên kết – mà có thể bao trùm tất cả đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ chúng ta. Các tập quán chữa bệnh cổ truyền trên khắp địa cầu đều dựa vào “nguồn” này làm thể tiếp dẫn để chữa bệnh.

Khi chúng ta có thể thỏa thích say mê công nhận trí tuệ này của người cổ đại, và cũng đồng thời được khích lệ rằng nền y học bên lề và y học bổ sung ủng hộ các ý tưởng về tâm-thân, thì có nghĩa chúng ta vẫn chưa nắm bắt được phần cốt lõi. Cho đến khi nào chúng ta có thể nhận ra tâm thức con người có khả năng vượt trội hơn các phân tử cũng như tân dược, và có thể áp dụng khái niệm này để chữa lành bệnh tật trên cơ thể, lúc đó chúng ta sẽ có thể nhận biết đầy đủ rằng năng lực chữa bệnh tiềm ẩn nằm trong chính mỗi chúng ta.

Trong phần 3 và 4, chúng ta sẽ thảo luận phương pháp sử dụng hiệu quả sức mạnh của tinh thần trong việc chữa bệnh và thậm chí tác động đến các hoàn cảnh trong cuộc sống.

Tài liệu tham khảo

1. Talbot, M. Phương thuốc giả dược, Tạp chí The New York Times; 09/01/2000:http://www.nytimes.com/library/magazine/home/20000109mag-talbot7.html.

2. Antoni, MH. Tác nhân tâm lý xã hội gây stress và các hành vi tương tác của bệnh nhân đồng tính nam nhiễm HIV Int. Rev Psychiatry: 1991; 3:383-399.

3. Astin, JA, Harkness E., Ernst E. Hiệu quả của “chữa bệnh từ xa”: xem xét có hệ thống của các thử nghiệm ngẫu nhiên. Ann Intern Med 2000; 132:903-909.

(Theo The Epoch Times)

The post Sức mạnh của tinh thần (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/suc-manh-cua-tinh-than-phan-2.html/feed0
Sức mạnh của tinh thần (Phần 1)https://chanhkien.org/2010/12/suc-manh-cua-tinh-than-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/suc-manh-cua-tinh-than-phan-1.html#respondSun, 05 Dec 2010 14:32:22 +0000https://chanhkien.org/?p=9898Bài viết gồm bốn phần mô tả ảnh hưởng của tinh thần tới sức khỏe của con người: Nó làm cho chúng ta khỏe mạnh hay bệnh tật, và đưa ra biện pháp để khai thác khả năng này.

The post Sức mạnh của tinh thần (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bác sĩ Patricia A. Muehsam

Lời cầu nguyện đã được chứng minh là có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe của các bệnh nhân khoa chăm sóc chứng nghẽn động mạch vành trong các bệnh viện (Chris Hondros/Getty Images).

Bài viết gồm bốn phần mô tả ảnh hưởng của tinh thần tới sức khỏe của con người: Nó làm cho chúng ta khỏe mạnh hay bệnh tật, và đưa ra biện pháp để khai thác khả năng này.

Phần I: Những điều chúng ta có thể học được từ các nhà khoa học và thần học

Hai khái niệm cốt lõi tách biệt phép chữa đối chứng của Tây y dựa trên phương pháp điều trị bằng Tây dược qua việc chẩn đoán so với các phương pháp chữa bệnh cổ truyền chính  là: 1) sự chia tách giữa tinh thần với thể xác 2) quan điểm cho rằng “tự nhiên” có thể được giải thích theo khía cạnh vật chất. Mặt khác, mọi phương thức chữa bệnh cổ truyền không tuân theo phép chữa đối chứng cho thấy sự liên kết vốn có giữa tinh thần và thể xác. “Bệnh tật” không chỉ do các yếu tố trên cơ thể con người mà suy nghĩ và cảm xúc cũng là những nguyên nhân gây bệnh. Việc chữa bệnh đòi hỏi cần phải giải quyết các nhân tố này. Khỏe mạnh không phải chỉ là đơn thuần là có một cơ thể mạnh khỏe.

Ý nghĩ chính là những rung động mạnh, có thể làm chúng ta khỏe mạnh hoặc bệnh tật. Suy nghĩ tiêu cực có thể làm cho con người bị nhiễm bệnh. Những suy nghĩ tích cực có thể chữa lành bênh tật và thay đổi đời sống của chúng ta. Các khái niệm này không bắt nguồn từ lĩnh vực khoa học giả tưởng. Trên thực tế, phần lớn nghiên cứu khoa học đều có nhiều minh chứng để ủng hộ cho những nguyên tắc này.

Các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực vật lý và kỹ thuật đã tiến hành các thí nghiệm về những ảnh hưởng sâu sắc của tinh thần tới thế giới vật chất –  suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào [1].

Trong hơn 25 năm, các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu Princeton: Các hiện tượng bất thường trong kỹ nghệ thuộc Đại học Princeton (PEAR) đã chứng minh được mối tương quan chặt chẽ giữa ý thức chủ quan của con người và các hoạt động của máy móc. Họ khám phá ra rằng chỉ qua việc nghĩ trong đầu những con số theo một hướng nhất định, những người bình thường không qua huấn luyện có thể tác động đến kết quả của các bộ tạo số ngẫu nhiên làm bằng cơ hay điện tử. Các hiệu ứng này đã được xác nhận là độc lập về không gian và thời gian.  Chúng cũng xảy ra khi bản thân người tác động ở cách xa hàng vạn dặm [2].

Những ý tưởng này có cách đây hàng thiên niên kỷ và có gốc rễ từ nhiều truyền thống phong tục cổ xưa trên thế giới. Tuy nhiên, y học theo phép chữa đối chứng của Tây y thường bỏ qua những khái niệm này. Hầu hết các bác sĩ không nghiên cứu vật lý cao cấp khi học đại học hay đại học y khoa.

Các mô hình này ảnh hưởng đáng kể tới sự hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên, và các nhà vật lý học trở nên gần với các nhà triết học hơn. Quan điểm mới về thiên nhiên gần giống với các truyền thống cổ xưa, các phương pháp chữa bệnh cổ truyền của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới cũng như quan điểm thần bí, không theo triết lý Descartes về cuộc sống.

Y học sử dụng phép chữa vi lượng đồng cân, một phương pháp y học cổ truyền của phương Tây có nguồn gốc lâu đời, dựa trên quy luật tương đồng, điều trị cho bệnh nhân dựa theo các biểu hiện về tinh thần, tình cảm và thể chất.

Y học cổ đại Trung Hoa và Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) đã chỉ ra mối liên hệ giữa các triệu chứng của cơ thể với trạng thái cảm xúc.  Trong y học Trung Hoa thì Tạng Phổi là nơi chứa tâm u sầu; Tạng Can (gan) là nơi chứa sự giận dữ và Tạng Thận là nơi chứa của sợ hãi. Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, Vata (thân hình gầy; kết hợp giữa Ánh Sáng và Gió) liên quan chứng viêm khớp và sự lo lắng; pitta (thân hình vừa phải; kết hợp giữa Lửa và Nước): ung nhọt và sự giận dữ. Thậm chí chỉ suy nghĩ về sự tách biệt giữa các nhân tố này thì đã là hoang tưởng rồi.

Trong phần II, sự phân tách giữa y học tuân theo phép chữa đối chứng của phương Tây và khái niệm về mối quan hệ vốn có giữa thể xác và tinh thần sẽ được trình bày chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

1.  Tiller, WA, Khoa học và những thay đổi của con người: Năng lượng vi quan, ý muốn và nhận thức.  Walnut Creek, CA: Pavior xuất bản; 1997

2.  Jahn, RG, và Dunne, BJ, Các giới hạn của thực tại: Vai trò của nhận thức trong thế giới vật chất.  New York, NY: Harcourt Brace; 1997

(Theo The Epoch Times)

The post Sức mạnh của tinh thần (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/suc-manh-cua-tinh-than-phan-1.html/feed0
Thiền định ngắn giúp tăng cường khả năng tập trunghttps://chanhkien.org/2010/11/thien-dinh-ngan-giup-tang-cuong-kha-nang-tap-trung.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/thien-dinh-ngan-giup-tang-cuong-kha-nang-tap-trung.html#respondThu, 04 Nov 2010 15:33:08 +0000https://chanhkien.org/?p=7655Từ lâu, chúng ta đã tin rằng uống một tách cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ giúp chúng ta tỉnh táo hơn, nhưng một nghiên cứu mới công bố gần đây cho rằng thiền định một lúc cũng có tác dụng như vậy đối với chúng ta.

The post Thiền định ngắn giúp tăng cường khả năng tập trung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Helena Zhu

Thiền định ngắn có thể tăng cường sự tập trung của một cá nhân. (Ảnh: The Epoch Times)

Từ lâu, chúng ta đã tin rằng uống một tách cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ giúp chúng ta tỉnh táo hơn, nhưng một nghiên cứu mới công bố gần đây cho rằng thiền định một lúc cũng có tác dụng như vậy đối với chúng ta.

Trong nghiên cứu trước kia, công nghệ chụp ảnh bộ não đã cho thấy rằng các kỹ thuật thiền định có thể xúc tiến những thay đổi quan trọng trong những vùng não liên quan đến khả năng tập trung, nhưng người ta cho rằng để đạt được hiệu quả này thì cần phải rèn luyện rất nhiều.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, lợi ích này có thể đạt được với ít nỗ lực hơn nhiều. Nó cho rằng đầu óc có thể được huấn luyện để tập trung dễ hơn là người ta vẫn tưởng.

Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng những người thiền định 20 phút mỗi ngày trong vòng 4 ngày có biểu hiện cải thiện rõ ràng về khả năng nhận thức và thực hiện các bài kiểm tra về nhận thức tốt hơn đáng kể so với một nhóm kiểm soát.

“Với những kết quả kiểm tra hành vi, điều mà chúng tôi nhìn thấy là những thứ có thể so sánh được với những kết quả mà đã được ghi lại trong tài liệu sau một sự huấn luyện tăng cường hơn nhiều”, Tiến sĩ Fadel Zeidan nói trong một thông cáo báo chí. Zeidan đang là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trường Y thuộc Đại học Wake Forest, và đã từng là nghiên cứu sinh tại Đại học North Carolina tại Charlotte, nơi nghiên cứu này được tiến hành.

“Nói một cách đơn giản, những cải thiện sâu sắc mà chúng tôi đã phát hiện ra sau chỉ bốn ngày thiền định thực sự đáng kinh ngạc”, Zeidan ghi nhận. “Nó thể hiện rằng đầu óc con người, thực sự có thể dễ dàng thay đổi và dễ bị ảnh hưởng nhiều, đặc biệt là bởi sự thiền định.”

Nghiên cứu này được công bố trong tạp chí Consciousness and Cognition (Ý thức và Nhận biết) số ra ngày 2 tháng 4.

Việc thí nghiệm bao gồm 63 sinh viên tình nguyện. Những người tham gia được chia thành 2 nhóm, một nhóm nhận sự huấn luyện thiền định, trong khi nhóm kia được nghe một cuốn sách (cuốn Người Hobbit của J.R.R. Tolkein) được đọc to trong khoảng thời gian tương đương.

Trước và sau phiên thiền định và đọc sách, những người tham gia đã được kiểm tra hành vi nhằm đánh giá tâm trạng, trí nhớ, khả năng tập trung nhìn, khả năng xử lý chú ý và sự thận trọng.

Cả hai nhóm đã thực hiện gần như ngang nhau trên tất cả các phép đo vào lúc bắt đầu thí nghiệm. Cả hai nhóm cũng đều có sự cải thiện vào lúc cuối của thí nghiệm trên các phép đo về tâm trạng, nhưng chỉ có nhóm nhận được huấn luyện thiền định là cải thiện đáng kể trong các phép đo về nhận thức. Nhóm thiền định đã ghi số điểm 10 lần tốt hơn trong một bài kiểm tra rất thử thách liên quan đến việc duy trì khả năng tập trung trong khi giữ các thông tin khác trong đầu.

“Nhóm thiền định đã thực hiện đặc biệt tốt hơn trên tất cả các kiểm tra về nhận thức mà có đặt giờ,” Zeidan nói. “Trong những công việc mà những người tham gia phải xử lý thông tin dưới áp lực thời gian mà gây ra căng thẳng, nhóm mà đã được thực tập thiền định đã thực hiện tốt hơn đáng kể.”

“Chắc chắn phải có những nghiên cứu nữa,” ông nhấn mạnh, lưu ý rằng các nghiên cứu chụp ảnh bộ não có thể hữu ích trong việc xác nhận các thay đổi trong bộ não mà các kiểm tra hành vi dường như đã chỉ ra. “Nhưng điều này dường như là chứng cứ mạnh mẽ cho ý tưởng là chúng ta có thể thay đổi đầu óc của bản thân mình để cải thiện việc xử lý nhận thức – điều quan trọng nhất trong khả năng duy trì sự chú ý và sự thận trọng – trong khoảng thời gian một tuần,” ông nói.

Zeidan lưu ý rằng thiền định ngắn chỉ chuẩn bị đầu óc cho hoạt động, nhưng nó không nhất định là cố định. Do đó, để có được hiệu quả lâu dài, thì cần phải thiền định thường xuyên.

(Theo The Epoch Times)

The post Thiền định ngắn giúp tăng cường khả năng tập trung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/thien-dinh-ngan-giup-tang-cuong-kha-nang-tap-trung.html/feed0
Hãy thêm thiền định vào chế độ điều trị chống lão hóa của bạnhttps://chanhkien.org/2010/11/hay-them-thien-dinh-vao-che-do-dieu-tri-chong-lao-hoa-cua-ban.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/hay-them-thien-dinh-vao-che-do-dieu-tri-chong-lao-hoa-cua-ban.html#respondTue, 02 Nov 2010 16:09:56 +0000https://chanhkien.org/?p=7620Thiền định là món quà giá trị nhất cho sức khỏe bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích nhất cho cuộc sống của bạn.

The post Hãy thêm thiền định vào chế độ điều trị chống lão hóa của bạn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Grace Wu

“Thiền định không những giúp làm chậm quá trình lão hóa, mà còn mang lại sự an lạc nội tâm, giảm nguy cơ mắc bệnh, và thậm chí có thể tăng tuổi thọ. (Cat Rooney/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)”

Thiền định là món quà giá trị nhất cho sức khỏe bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích nhất cho cuộc sống của bạn. Hai mươi phút thiền quán (mindfulness meditation) mỗi ngày sẽ mang lại sự an lạc nội tâm, giảm các nguy cơ mắc bệnh, và thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu cho thấy bằng chứng đầy hứa hẹn rằng việc thiền định có thể làm giảm quá trình lão hóa tại mức tế bào, và kéo dài đời sống của bạn.

Nguồn gốc của môn thiền quán xuất phát từ phương Đông và đã bắt rễ sâu vào đời sống tâm linh. Trong lịch sử, các môn đồ Phật giáo dùng thiền định như là một quá trình hợp nhất những lời giáo huấn tinh thần nhằm giác ngộ được mục tiêu của cuộc đời và đạt được sự giải thoát tinh thần tối hậu. Môn thiền quán đã được truyền nhập vào phương Tây chủ yếu như là những kỹ thuật giải tỏa những nỗi bất an của thân và tâm.

Bất chấp việc chuyển sang trần tục, môn luyện tập sự tỉnh giác cao độ, hoặc khả năng tập trung tinh thần tại mọi thời điểm, vẫn có thể làm trì hoãn quá trình lão hóa, theo một công bố trong tạp chí Biên niên sử của Học viện Khoa học New York xuất bản năm ngoái.

Khả năng thúc đẩy những cảm xúc tích cực của thiền định và hiệu quả của nó trong việc điều trị chứng căng thẳng và stress đã được lưu trữ trong tài liệu y khoa từ thập niên 1970. Việc giảm các mức độ stress kết hợp với thiền định sẽ làm chậm sự lão hóa và chết của tế bào.

Những tế bào trong cơ thể chúng ta có chứa những khúc đuôi rất nhỏ, là phần bảo vệ tại đầu cuối của chuỗi DNA. Mỗi lần tế bào phân chia, khúc đuôi này sẽ bị ngắn đi nhằm bảo vệ DNA khỏi bị tổn thương. Các nhà khoa học khắp nơi hiện nay đã đồng ý rằng chiều dài của những khúc đuôi là dấu hiệu cho tuổi của tế bào—khúc đuôi càng ngắn, thì tế bào và toàn bộ cơ quan càng già và mệt mỏi.

Dưới sức ép hoặc trong tình trạng căng thẳng, cơ thể của chúng ta sẽ tiết ra nhiều hoóc-môn kích hoạt stress hơn, ví dụ như là cortisol catecholamies. Phần gai nhọn của những hoóc-môn này được nối với những khúc đuôi đã bị cắt ngắn, biểu hiện sự lão hóa vật chất.

Những kết quả từ các công cụ chụp ảnh thần kinh và các phòng thí nghiệm hóa sinh đã xác nhận rằng những thay đổi trong hoạt động của não gây bởi thiền định cũng có thể làm giảm lượng hoóc-môn gây stress này. Người ta nghĩ rằng điều này có thể làm các khúc đuôi ít bị cắt hơn và về cơ bản là làm tăng đời sống của tế bào.

Những cơ chế chính xác của hoạt động này hiện tại vẫn chưa được định hình; các nhà nghiên cứu vẫn đang thăm dò lĩnh vực sinh học của khúc đuôi tế bào này.

(Theo The Epoch Times)

The post Hãy thêm thiền định vào chế độ điều trị chống lão hóa của bạn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/hay-them-thien-dinh-vao-che-do-dieu-tri-chong-lao-hoa-cua-ban.html/feed0
Tâm trí có cần bộ não không?https://chanhkien.org/2010/10/tam-tri-co-can-bo-nao-khong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tam-tri-co-can-bo-nao-khong.html#respondMon, 25 Oct 2010 09:44:00 +0000https://chanhkien.org/?p=7065Liệu ý thức có tồn tại độc lập với bộ não hay không? Liệu người ta có trải qua, vào những lúc mà não của họ bị chết lâm sàng, rồi sau đó họ có thể nhớ lại được, điều được gọi là những “trải nghiệm cận tử” – NDE hay không?

The post Tâm trí có cần bộ não không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong một nghiên cứu năm 2001, 4 trong số 63 bệnh nhân ngừng tim còn sống sót được phát hiện là đã có trải nghiệm cận tử trong khi cho thấy ít nhất 2 trong số 3 tiêu chuẩn của cái chết lâm sàng. (Photos.com)

Trong một nghiên cứu năm 2001, 4 trong số 63 bệnh nhân ngừng tim còn sống sót được phát hiện là đã có trải nghiệm cận tử trong khi cho thấy ít nhất 2 trong số 3 tiêu chuẩn của cái chết lâm sàng. (Photos.com)

Liệu ý thức có tồn tại độc lập với bộ não hay không? Liệu người ta có trải qua, vào những lúc mà não của họ bị chết lâm sàng, rồi sau đó họ có thể nhớ lại được, điều được gọi là những “trải nghiệm cận tử” – NDE hay không?

Nếu vậy thì điều này xảy ra thường xuyên ở mức độ nào? Những trải nghiệm đó là gì? Liệu những trải nghiệm này có thể được quy cho các quá trình sinh lý hoặc dược lý đi kèm với quá trình chết, hoặc quy cho các phản ứng tâm lý đối với sự đe dọa của cái chết hay không? Hay đó là những trải nghiệm về một thực tại vượt quá giới hạn của thân xác?

Vào năm 2001, một nhóm nhỏ các nhà khoa học Anh đã công bố một nghiên cứu thí điểm viễn cảnh để đánh giá tần suất và các nguyên nhân có thể có của NDE ở những người sống sót qua cơn ngừng tim. Những người bị ngừng tim còn sống sót là những điển hình tốt cho nghiên cứu loại này bởi vì họ đều đã được làm cho sống lại bằng cách sử dụng một quy trình tiêu chuẩn và vì vậy tất cả họ đều đã nhận được cùng một loại thuốc và phép điều trị.

Tất cả những bệnh nhân này đều đã cho thấy ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn để tuyên bố một người là đã chết: Họ không có điện tâm đồ và không thể tự hô hấp. Trong thực tế lâm sàng, hầu hết những bệnh nhân này còn có đặc điểm thứ 3, đồng tử giãn bất động, do bị mất hoạt động của cuống não.

Những đo lường sinh lý và dược lý kỹ lưỡng đã được ghi lại cho tất cả các bệnh nhân này trong quá trình lưu trú tại bệnh viện. Trong suốt một năm, tất cả các bệnh nhân ngừng tim còn sống sót tại Bệnh viện đa khoa Southampton đã được xác định và phỏng vấn trong thời gian ở bệnh viện, sau khi các biện pháp bảo vệ thông thường để bảo vệ các đối tượng nghiên cứu cũng như sự liêm chính của cuộc nghiên cứu đã được thực hiện.

Các bệnh nhân được hỏi một câu hỏi mở là họ có bất cứ ký ức nào trong thời gian họ đang bất tỉnh hay không. Những trải nghiệm của những người cho biết bất kỳ ký ức nào đều được đánh giá theo thang chuẩn Greyson và được chia thành một nhóm nghiên cứu NDE và một nhóm đối chứng NDE.

Trong số 63 bệnh nhân ngừng tim sống sót được phỏng vấn, 56 người (88,8 %) không có ký ức nào trong thời gian họ bất tỉnh. 7 người đã có ít nhất một chút ký ức và, trong số này, 4 (6,3 %) đã có những trải nghiệm thỏa mãn các tiêu chuẩn Greyson về NDE.

Trong số 3 người không thỏa mãn các tiêu chuẩn trên, 2 người đã cho biết ít nhất 1 đặc điểm phù hợp với NDE. Trong số 4 bệnh nhân trong nhóm NDE, tất cả đều cho biết là đã đi đến một điểm bất hồi. 3 trong số 4 người cũng nhớ là đã nhìn thấy ánh sáng chói lòa và cảm giác thanh bình, dễ chịu, và vui. Một nửa trong số 4 người này đã gặp những người thân đã qua đời, tiến vào một không gian mới, cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn, mất nhận biết về cơ thể mình, trải nghiệm sự hòa hợp, và có các tri giác cao hơn.

Không ai trong số các bệnh nhân này thấy những trải nghiệm của họ là chấn động hay đau buồn; mà thay vào đó, những trải nghiệm đã được mô tả là dễ chịu. Không ai trong số những bệnh nhân này trải qua trạng thái sống ở ngoài thân thể.

Bệnh nhân có những trải nghiệm cao điểm nhất theo thang chuẩn Greyson là một người đàn ông. Người ấy nói mình không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo và cũng không theo tôn giáo. 3 bệnh nhân khác trong nhóm NDE là những phụ nữ không theo giáo hội Anh.

Có thể các nhân tố sinh lý đã không thể được khảo sát đầy đủ trong nghiên cứu thí điểm này do số lượng nhỏ các bệnh nhân trong các nhóm. Dưới ánh sáng của lời giải thích tiến bộ thường thấy, rằng NDE gây ra từ sự thiếu ôxy của não bộ, thật là thú vị nếu để ý rằng các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu NDE thực ra có mức oxy cao hơn nhóm đối chứng.

Thời gian chính xác khi những trải nghiệm này diễn ra thật khó xác định trong cuộc nghiên cứu này. Các dữ liệu xác nhận kết luận đáng ngạc nhiên rằng NDE xuất hiện trong khoảng thời gian bất tỉnh, khi bộ não rối loạn chức năng đến mức bệnh nhân hôn mê sâu và các kết cấu não vốn thường được cho là cần thiết cho kinh nghiệm và trí nhớ cá nhân bị suy yếu nghiêm trọng.

Nếu như NDE xảy ra trong khoảng thời gian khi ý thức đang bị mất, thì nó đã được ghi nhớ với những trải nghiệm thần kinh đang diễn ra vào đầu quá trình này, nhưng không ai trong số các đối tượng nhiên cứu báo cáo điều đó. Những trải nghiệm xảy ra trong thời gian phục hồi ý thức là lộn xộn, nhưng những trải nghiệm này thì không. Những đối tượng này đã có những ký ức rất rõ ràng với những tình tiết rất có trật tự, tường tận, dễ nhớ lại và rõ ràng, không giống như những ảo giác hỗn loạn.

Không có đối tượng nào báo cáo về các trải nghiệm ý thức nằm ở ngoài thân thể, mặc dù chúng là một đặc điểm tương đối phổ biến của các nghiên cứu trong quá khứ. Các nhà khoa học đã chuẩn bị kiểm tra bất kỳ báo cáo nào như vậy bằng cách treo các tấm bảng đặc biệt từ trên trần nhà của các gian phòng trước khi bắt đầu nghiên cứu. Những tấm bảng này có những hình vẽ đặc biệt trên mặt đối diện với trần nhà mà không thể nhìn thấy được từ bên dưới.

Nếu bất cứ ai nói là đã rời cơ thể và đã ở gần trần nhà, thì người đó sẽ có thể xác định được các dấu hiệu này nếu người đó thực sự đã thoát ra khỏi cơ thể mình. Nếu cảm giác này có bản chất tâm lý, thì các dấu hiệu sẽ không được nhận biết.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã cung cấp bằng chứng cho thấy các NDE trong số các bệnh nhân ngừng tim sống sót là tương đối hiếm và rằng chúng rất có thể xảy ra trong thời gian não không làm việc. Trong số những ký ức mà có xảy ra trong thời gian “bất tỉnh” này, phần lớn có ít nhất một số đặc điểm của NDE.

Rõ ràng, một nghiên cứu lớn hơn nhiều trong tương lai, có thể bao gồm nhiều tổ chức, sẽ phải được thực hiện để có đủ các đối tượng, để cho các khía cạnh tâm lý, siêu nghiệm, và sinh lý của những trải nghiệm này có thể được nghiên cứu đầy đủ hơn.

Sau khi báo cáo nghiên cứu được công bố, Tiến sĩ Sam Parnia, tác giả chính của cuộc nghiên cứu này, đã nói với Reuters rằng ông và các cộng sự đã tìm thấy hơn 3.500 người có những ký ức rõ ràng về những trải nghiệm mà dường như đã xảy ra khi họ bị chết lâm sàng.

Một bệnh nhân mới chỉ 2 tuổi rưỡi khi bé bị một co giật gây ngừng tim. Cha mẹ của bé cho biết cậu bé “đã vẽ một bức hình của chính mình như thể bé đang ở ngoài cơ thể và nhìn xuống chính mình”.

“Bức tranh đã được vẽ như có một quả bóng dính với cậu bé. Khi họ hỏi quả bóng đó là gì, cậu bé nói, ‘Khi người ta chết thì sẽ nhìn thấy ánh sáng chói lòa và họ được kết nối với một sợi dây’”. Trong 6 tháng sau khi ra viện, cậu bé vẫn tiếp tục vẽ vẫn cảnh tượng ấy.

Parnia cho rằng ý thức của con người có thể làm việc độc lập với bộ não, sử dụng bộ não như là một cơ chế để thể hiện các tư tưởng, giống như một chiếc tivi chuyển tín hiệu truyền qua không gian thành các hình ảnh và âm thanh.

Để đọc báo cáo nghiên cứu này, vui lòng đến địa chỉ website: http://www.horizonresearch.org/ndearticle_1_.pdf

(Theo PureInsight/Epoch Times)

The post Tâm trí có cần bộ não không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tam-tri-co-can-bo-nao-khong.html/feed0
Thiền định: Một liệu pháp gen hữu hiệuhttps://chanhkien.org/2010/10/thien-dinh-mot-lieu-phap-gen-huu-hieu.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/thien-dinh-mot-lieu-phap-gen-huu-hieu.html#respondMon, 25 Oct 2010 09:39:11 +0000https://chanhkien.org/?p=7061Hiện nay, các nghiên cứu khoa học trong ngành y quy nhiều căn bệnh của loài người cho sự đột biến gen tế bào.

The post Thiền định: Một liệu pháp gen hữu hiệu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiền định như một liệu pháp: Các nhà khoa học đã phát hiện ra những sự khác biệt rất rõ rệt giữa các học viên Pháp Luân Công và những người không tập môn này trong biểu hiện gen ở bạch cầu trung tính. (Kevin Lin/The Epoch Times)

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học trong ngành y quy nhiều căn bệnh của loài người cho sự đột biến gen tế bào.  Nhiều nhà khoa học và bác sĩ đang làm việc để tìm ra các phương pháp cụ thể để thay đổi những gen bị rối loạn này.  Tuy nhiên, đây không phải là một tình trạng chỉ liên quan đến một vài tế bào trong cơ thể.  Do đó, việc sửa lại những gen đột biến trong cơ thể người không phải là một việc dễ dàng.

Bởi vì các tế bào bình thường và bất thường ở bệnh nhân có cùng một nguồn gốc, nên rất khó phân biệt chúng.  Mặc dù các nhà khoa học cố gắng sử dụng vi-rút, kháng thể hay nhiều cách khác nhau khác để nhận ra các protein mục tiêu trên các tế bào đột biến mà chỉ được tìm thấy trên các tế bào bất thường để thay thế các gen bị rối loạn bằng các gen khỏe mạnh, để làm được điều này là cực kỳ khó và đầy các biến chứng có thể xảy ra.  Vì vậy, liệu pháp gen là một ước mơ không có ứng dụng thực tế trong tương lai gần.

Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học đã thay đổi cách suy nghĩ của mình về việc làm thế nào để thay đổi hoạt động của tế bào.  Trong một nghiên cứu được công bố năm 2005 ở Tạp chí Thuốc thay thế và Bổ sung, một nhóm do Bác sĩ Lili Feng thuộc trường Đại học Y Baylor (Baylor College of Medicine) ở Houston, Texas đứng đầu đã tìm thấy những sự khác nhau rất rõ rệt giữa các học viên Pháp Luân Công và những người không tập môn này trong biểu hiện gen ở bạch cầu trung tính.  Bạch cầu trung tính là các tế bào bạch huyết đóng vai trò ưu việt trong việc đẩy lùi các vi khuẩn tấn công.

Theo công bố của nghiên cứu này, Pháp Luân Công là một môn khí công cổ truyền Trung Quốc bao gồm thiền định và chú trọng rèn luyện tinh thần dựa trên Chân, Thiện và Nhẫn.  Tài liệu nghiên cứu trích dẫn một nghiên cứu năm 1998 nói rằng Pháp Luân Công được biết là có một tác động thần kỳ đối với sức khỏe của người tập.

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen-chíp để so sánh biểu hiện của 12.000 gen trong bạch cầu trung tính giữa các học viên Pháp Luân Công và những người không tập môn này.  Họ phát hiện ra biểu hiện khác biệt ở hơn 300 gen, trong đó những sự khác biệt là 10 lần hoặc nhiều hơn thế.  Đây là một hiện tượng hiếm thấy trong nghiên cứu sinh học tế bào.  Ví dụ, được biết rằng các tế bào bình thường và các tế bào ung thư rất khác nhau, bởi vì ADN hay bộ gen sẽ được chia quá nhiều lần trong các tế bào khối u.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học này đã tìm thấy rằng số lượng bạch cầu trung tính trong các mẫu từ các học viên Pháp Luân Công đã giảm đi.  Hơn nữa, vòng đời của các bạch cầu trung tính của những người khỏe mạnh nhưng không tập môn này chỉ là 2 hay 3 giờ, nhưng ở các học viên Pháp Luân Công nó có thể lên đến 60 giờ đồng hồ.

Họ cũng quan sát từ hình thái của chúng rằng bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công được phân biệt hoàn chỉnh hơn, không giống như ở những người không tập, bạch cầu trung tính của họ thường bị tiêu diệt trước khi sự phân biệt kết thúc, tương tự như một ai đó đã không may chết trước khi vòng đời của mình kết thúc.  Tuy nhiên, ở những người tập môn này, chúng sống cho đến khi kết thúc vòng đời được định trước của mình.

Từ những phát hiện này, chúng ta có thể đoán được rằng việc có ít hơn bạch cầu trung tính ở các học viên Pháp Luân Công có thể giúp bảo vệ chúng khỏi lây nhiễm từ bên ngoài một cách hiệu quả hơn bởi vì vòng đời của chúng dài hơn.  Bởi vì bạch cầu trung tính ở các học viên Pháp Luân Công là không cần nhiều như ở người không tập, nên số lượng các lần kích hoạt hay tái kích hoạt cơ chế tiết globulin miễn dịch có thể không nhiều như ở những người không tập.  Vì vậy, các học viên Pháp Luân Công sẽ không có nguy cơ cao bị dị ứng, hen suyễn, bệnh về tự miễn dịch, hay các rối loạn miễn dịch trung gian khác.

Ngày nay những con đường có bóng cây xanh đã ít đi do việc xây dựng tràn lan các nhà máy, đường xá để làm giảm việc tắc đường đang tăng lên chưa từng có, và các hậu quả chung khác của việc đô thị hóa.  Loại thay đổi này trong môi trường sống của con người đã dẫn đến sự kích thích thường xuyên của hệ miễn dịch do bụi bẩn và dễ dàng kích thích dị ứng.  Trên thực tế, nhiều trẻ em phải nhập viện do bị dị ứng.  Nhưng các bác sĩ đã phát hiện ra rằng rất khó chữa dị ứng hoàn toàn bằng bất cứ liệu pháp dùng thuốc sẵn có nào.

Có một cách để ta thoát khỏi nhiều bệnh tật là làm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn để nó có thể thực sự bảo vệ chống lại sự tấn công của vi khuẩn.  Và trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc tập luyện Pháp Luân Công là một cách tuyệt vời để làm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Tài liệu nghiên cứu có tại http://tinyurl.com/288nxgb

(Theo PureInsight/The Epoch Times)

The post Thiền định: Một liệu pháp gen hữu hiệu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/thien-dinh-mot-lieu-phap-gen-huu-hieu.html/feed0
Thể nghiệm cận-tử tại Trung Quốc — điều tra sau động đất tại Đường Sơnhttps://chanhkien.org/2010/10/the-nghiem-can-tu-tai-trung-quoc-dieu-tra-sau-dong-dat-tai-duong-son.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/the-nghiem-can-tu-tai-trung-quoc-dieu-tra-sau-dong-dat-tai-duong-son.html#respondThu, 21 Oct 2010 14:17:19 +0000https://chanhkien.org/?p=6959Ngày 28 tháng 7, 1976, trận động đất khổng lồ tại Đường Sơn đã khiến hơn 240 nghìn người bị chết và 160 nghìn người bị thương nặng.

The post Thể nghiệm cận-tử tại Trung Quốc — điều tra sau động đất tại Đường Sơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trận động đất năm 1976 tại Đường Sơn, Trung Quốc (Ảnh từ Earthquake.usgs.gov)

Trận động đất năm 1976 tại Đường Sơn, Trung Quốc (Ảnh từ Earthquake.usgs.gov)

Ngày 28 tháng 7, 1976, trận động đất khổng lồ tại Đường Sơn đã khiến hơn 240 nghìn người bị chết và 160 nghìn người bị thương nặng. Những y tế gia tại Trung quốc đã mở một cuộc điều tra với những người sống sót, phần đông họ bị chôn vùi dưới đá gạch của các tòa nhà bị sập.

Theo những tài liệu ghi chép của họ, hơn phân nửa những người sống sót nói lại rằng trong thời gian họ bị nguy hiểm, thì không những họ không sợ, mà trái lại đầu óc họ rất sáng suốt, bình tĩnh và thoải mái. Trong tình trạng nguy hiểm như vậy, họ không bị hoảng hốt, có người còn có cảm giác hạnh phúc và những tư tưởng chạy qua rất nhanh trong trí của họ. Nhiều tư tưởng khác nhau xuất hiện. Lúc bấy giờ, những điều đã xảy ra trong đời sống của họ trước đây tiếp tục chớp nhoáng như chớp bóng và các hình ảnh phần nhiều là vui vẻ. Ký ức những điều như là những phút giây vui sướng trong thời thơ ấu, lễ cưới, và những thành công và thắng lợi trong công việc làm. Hiện tượng này được gọi là ‘nhớ lại cuộc đời’ hoặc ‘hồi ức toàn ảnh’.

Điều ngạc nhiên hơn nữa là gần phân nữa người trong họ có cảm giác và hiểu biết rằng ý thức của họ hoặc là linh hồn của họ đã rời cơ thể của họ. Có người cho đó như là ‘linh hồn thoát xác’. Họ nhấn mạnh là họ đã cảm giác các công năng của họ nằm nơi một không gian khác bên ngoài cơ thể của họ, và không ở bên trong đầu óc của họ. Họ nghĩ rằng cơ thể da thịt của họ không có những năng khiếu đó cũng như không có năng khiếu suy nghĩ.

Một phần ba người có cái cảm giác lạ thường là đang ở bên trong một cái ống hoặc là đi xuyên qua một đường hầm. Đôi lúc, nó đi đôi với những tiếng động lớn và cái cảm giác bị kéo và ép lại. Họ gọi nó là ‘kinh nghiệm đường hầm’. Có người có cảm giác đi đến cuối đường hầm; họ nhìn thấy ánh sáng và cảm giác là ‘ánh sáng không lâu sẽ đến’.

Gần một phần tư những người được nghiện cứu đó kinh nghiệm gặp được những người-không-có-cơ-thể (incorporeal beings), hoặc là ma (ghosts). Phần đông những con người không có chất liệu đó (unsubstantial beings) là những thân nhân đã quá cố của họ. Giống như họ đều cùng đi đến một thế giới khác và tiếp tục sống nơi đó. Hoặc là, họ nhìn thấy những bạn bè còn sống, hoặc cả những người lạ mặt. Giống như một sự họp mặt (a reunion). Những gương diện ‘giống ma’ đó thường được diễn tả như bao trùm trong một thứ hình thức ‘ánh sáng’. Có người nhìn thấy họ như là đã được ‘thay hình’ theo những quan niệm trong tôn giáo.

Từ những người sống sót sau trận động đất tại Đường Sơn, các nghiên cứu gia đã thực hiện được trên 81 cuộc phỏng vấn hữu ích. Họ xếp những kinh nghiệm thành 40 loại: sự nhớ lại cuộc đời, sự tách rời ý thức và cơ thể, cảm giác không còn sức nặng, cảm giác xa lạ với chính cơ thể của họ, cảm giác khác thường, cảm giác rời đi khỏi thế giới (này), cảm giác cơ thể mình được hợp nhất với vũ trụ, cảm giác sự vô tồn của thời gian, và nhiều thứ nữa. Phần đông những người đó kinh nghiệm qua hai hoặc ba cảm giác đồng thời.

Dù cuộc nghiên cứu những người sống sót sau trận động đất ghê gớm ở Đường Sơn đưa ra chỉ có 81 trường hợp dùng được của những người kinh nghiệm qua những kinh nghiệm cận-tử, nó là có các dữ kiện được thâu thập nhiều nhất đối với tất cả những cuộc nghiên cứu cận-tử trên thế giới. Sau khi họ ‘trở về từ cõi chết’, phần đông những người này còn nhớ rõ ràng những kinh nghiệm cận-tử của họ cả 10 hoặc 20 năm sau. Những kết quả của cuộc nghiên cứu từ Trung quốc rất giống một cách lạ thường với những cuộc nghiên cứu của những học giả khác trên các quốc gia khác khắp thế giới.

Tài liệu: «Y học đại chúng» số 5 (1993), trang 34-35, Nhà in Khoa học và Kỹ thuật Thượng Hải.

(Theo Minhhue.net)

The post Thể nghiệm cận-tử tại Trung Quốc — điều tra sau động đất tại Đường Sơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/the-nghiem-can-tu-tai-trung-quoc-dieu-tra-sau-dong-dat-tai-duong-son.html/feed0
Liệu linh hồn có tồn tại hay không?https://chanhkien.org/2010/10/lieu-linh-hon-co-ton-tai-hay-khong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/lieu-linh-hon-co-ton-tai-hay-khong.html#respondSat, 16 Oct 2010 09:52:44 +0000https://chanhkien.org/?p=6905Vào sáng sớm ngày 28-7-1976, trận động đất gây chết chóc lớn nhất của thế kỷ 20 và lớn thứ 3 được ghi chép trong lịch sử đã làm rung chuyển Đường Sơn, Trung Quốc.

The post Liệu linh hồn có tồn tại hay không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Vào sáng sớm ngày 28-7-1976, trận động đất gây chết chóc lớn nhất của thế kỷ 20 và lớn thứ 3 được ghi chép trong lịch sử đã làm rung chuyển Đường Sơn, Trung Quốc.  Khoảng 1/5 thành phố đã bị tiêu hủy trong thảm họa này, và hàng ngàn người đã được cứu thoát khỏi cánh tay của tử thần.

Một cuộc điều tra xã hội học đã được tiến hành đối với những người đã được cứu sống trở lại từ trạng thái cận tử để tìm ra điều mà họ đã trải qua vào những giây phút nguy kịch nhất trong cuộc đời.

Thật ngạc nhiên là, nhiều người đã trả lời rằng ở vào lúc ngưỡng cửa của cái chết, họ không cảm thấy đau đớn hay hối tiếc gì cả, mà lại trải qua một loại cảm giác hưng phấn, như thể là họ đã được giải thoát khỏi thân thể vật chất của mình vậy.  Một số nói rằng họ đã nhìn thấy một đường hầm ánh sáng và một số cho biết là đã nhìn thấy các sinh mệnh khác.

Có thể là nhiều người đã quen thuộc với những câu chuyện như thế này, mà các chuyên gia gọi là ‘trải nghiệm cận tử’ (NDE).

Sự tồn tại của NDE nêu lên một vấn đề cho sự hiểu biết hiện nay về tinh thần, vì khoa học hiện đại cho rằng tinh thần là một sản phẩm của các phản ứng hóa thần kinh, chứ không phải là một thực thể độc lập với bộ não và có những lúc có thể tách ra khỏi thân thể vật chất.  Hiện tượng NDE gợi ý rằng người ta không chỉ có một thân thể mà còn có một linh hồn.  Một cách tự nhiên, các nhà khoa học có những quan điểm khác nhau về sự tồn tại của linh hồn như là một thực thể độc lập.

Một nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện bởi bác sĩ Duncan MacDougall ở Haverhill, Massachusetts, vào năm 1907. MacDougall đã làm việc với 6 bệnh nhân đều ở trong tình trạng nguy kịch.  Ông cân họ vào thời khắc ngay trước khi chết, và ngay sau khi họ chết.

Kết quả được công bố trong các tạp chí y học hiện đại rằng các bệnh nhân đã bị mất trung bình khoảng 21 gam vào đúng lúc chết.  Bác sĩ MacDougall đã đi đến kết luận rằng cân nặng khác nhau này chính là ‘cân nặng’ của linh hồn, một thực tế gây tò mò đã được làm cho trở nên nổi tiếng trong bộ phim “21 gam” được sản xuất năm 2003.

Ngày nay, người ta không quan tâm nhiều lắm đến nghiên cứu này, bác bỏ nó như là một chuyện vặt trong giới khoa học, bởi vì những người gièm pha nói rằng có thể đã xảy ra các lỗi đo lường gây ra bởi một số nhân tố.  Thế nhưng cho đến nay chưa một ai khác đã làm lại thí nghiệm này để hoặc là xác nhận hay bác bỏ điều đó.

Những người tin theo lý thuyết rằng người ta có thể hoàn toàn hiểu được tất cả các hệ thống phức tạp thông qua các thành phần cấu tạo của nó (reductionism) một cách tự nhiên hoài nghi về sự tồn tại của khả năng có ý thức độc lập.  Nhà khoa học Francis Crick – người được nhận chung giải Nobel với James Watson năm 1962 vì đã phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của ADN – có lẽ là người đại diện đương đại nổi tiếng nhất cho quan điểm này.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trong vài năm, Giáo sư Crick đã khẳng định rằng: “tinh thần của chúng ta – sự hành xử của não bộ chúng ta – có thể được giải thích bằng sự tương tác của các tế bào thần kinh (và các tế bào khác) và các phân tử liên quan đến chúng.”

Tuy nhiên, một số nhà khoa học lập luận rằng Giáo sư Crick đã bám vào một quan điểm cực đoan.  “Nói thế cứ như là một nhà thờ là một đống đá và kính vậy.  Đúng là như vậy, nhưng quá đơn giản và còn thiếu điểm chính,” dẫn lời ông Michael Reiss, giáo sư thuộc trường Đại học Luân-đôn, người vừa là một nhà khoa học vừa là một giáo sĩ.

Nghiên cứu đầy đủ nhất về NDE cho đến nay đã được thực hiện bởi Pim van Lommel và một nhóm các bác sĩ Hà Lan trên 344 bệnh nhân tại 10 bệnh viện.  Các bệnh nhân đã được làm sống lại sau khi bị ngưng tim.

Nghiên cứu này, được công bố ở Lancet năm 2001, phát hiện ra rằng 62 bệnh nhân (18%) đã có những hồi tưởng về NDE, trong khi 41 người trong số này mô tả là đã trải qua những trải nghiệm “sâu sắc” hay “rất sâu sắc”.

Một nửa trong số các bệnh nhân cho biết đã trải qua NDE nói rằng họ ý thức được là đang chết, trong khi 56% nói rằng họ đã trải qua những cảm xúc tích cực.  15 người (24%) cho biết đã trải qua trải nghiệm ở bên ngoài thân thể, trong khi 31% trải qua việc chuyển động qua một đường hầm.  18 người nói rằng họ đã nhìn thấy “thiên cảnh”.  1/3 nói rằng họ đã gặp các thân nhân đã chết, và 8 người nói rằng họ đã nhìn thấy cuộc đời của mình được tái hiện lại.

“Khái niệm được giả sử cho đến nay, nhưng chưa bao giờ được chứng minh một cách khoa học, rằng ý thức và ký ức nằm ở trong bộ não,” Giáo sư Van Lommel viết trong cuốn “Sự tiếp tục của Ý thức”.

“Làm sao mà người ta lại có thể trải nghiệm được một ý thức rõ ràng ở bên ngoài thân thể vào thời điểm mà bộ não không còn hoạt động nữa trong khoảng thời gian chết lâm sàng với điện não đồ thẳng băng?” Van Lommel đặt vấn đề.  “Hơn nữa, những người bị mù đã mô tả (những nhận thức giống như thực tế) trong các trải nghiệm ‘ở ngoài thân thể’ vào thời điểm của trải nghiệm này.”  Van Lommel nói NDE đã thay đổi các giới hạn hiểu biết của y học về phạm vi của ý thức con người và mối quan hệ giữa bộ não và tinh thần.

Trong khi chủ đề này sẽ có thể vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trong giới khoa học, thì các nghiên cứu thêm nữa có thể là cần thiết để nghiên cứu một vấn đề vĩnh hằng: liệu có tồn tại sự sống sau khi chết hay không?

(Theo The Epoch Times)

The post Liệu linh hồn có tồn tại hay không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/lieu-linh-hon-co-ton-tai-hay-khong.html/feed0
Kiểm tra máu học viên Pháp Luân Đại Pháp khiến các chuyên gia kinh ngạchttps://chanhkien.org/2010/07/kiem-tra-mau-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-khien-cac-chuyen-gia-kinh-ngac.htmlhttps://chanhkien.org/2010/07/kiem-tra-mau-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-khien-cac-chuyen-gia-kinh-ngac.html#respondThu, 08 Jul 2010 15:54:49 +0000http://chanhkien.org/?p=6396Tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, có một học viên Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu tập luyện từ năm 1996. Gần đây, đơn vị công các của ông tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên.

The post Kiểm tra máu học viên Pháp Luân Đại Pháp khiến các chuyên gia kinh ngạc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bích Liên, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Tế Nam

[Chanhkien.org] Tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, có một học viên Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu tập luyện từ năm 1996. Gần đây, đơn vị công các của ông tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên. Một dụng cụ đa chức năng MDI đã được sử dụng. Kết quả xét nghiệm máu của học viên Pháp Luân Đại Pháp này đã làm kinh ngạc rất nhiều người, nó chứng thực rằng Pháp Luân Đại Pháp thật sự thuyết phục được những người trong giới y học.

Dụng cụ đa chức năng MDI được phát minh bởi một nhà khoa học người Mỹ, Tiến sĩ Bradford. Nó có thể phóng đại 1 mô tế bào từ 40 đến 20.000 lần trên màn hình máy tính. Nó được dùng để kiểm tra 1 giọt máu. Kết hợp với lý thuyết ECIWO (Embryo Containing the Information of the Whole Organism – Phôi chứa đủ các thông tin của toàn cơ thể) và gốc ôxy tự do, thiết bị này chủ yếu dùng để chẩn đoán, ngăn ngừa và điều trị các căn bệnh ung thư giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Nó cũng đóng vai trò chủ đạo trong chẩn đoán não và rối loạn tim mạch cũng như các bệnh về máu.

Các tế bào máu của người học viên Pháp Luân Đại Pháp được phân bố đều trên mặt kính hiển vi. Những tế bào này rất linh lợi và mọi tế bào này có thể chuyển động nhanh chóng. Không có chất cặn giữa các tế bào máu, và cũng không có tế bào nào bất thường. Kỳ diệu hơn, mọi tế bào đều được bao quanh bởi một vầng hào quang với các màu tím, xanh, vàng và trắng. Nhìn trên màn hình máy tính, chúng trong như pha lê và trông rất đẹp. Gốc tế bào cũng được phân bố đều và không có cặn.

Tế bào máu của những người khác thì phân bố không đều trên mặt kính, chúng không linh động lắm và các vết đen, cặn bẩn và quầng đen có thể nhìn thấy ở mọi nơi trong phạm vi của kính hiển vi. Mỗi tế bào máu đều bị bao quanh bởi các vầng màu đen. Phép kiểm tra các gốc tế bào cho thấy chúng còn ảm đạm hơn.

Các nhà khoa học đã choáng váng với kết quả trên. Trong khi đưa ra những kết quả, các nhà khoa học bình luận rằng mặc dù họ đã kiểm tra sức khoẻ của rất nhiều người khỏe mạnh, nhưng họ chưa bao giờ chứng kiến kết quả nào kỳ lạ như vậy. Hơn nữa, người học viên này đã trên 50 tuổi, sẽ sớm trở thành một lão niên.

Dịch từ:

http://minghui.org/mh/articles/2005/4/13/99539.html
http://clearwisdom.net/emh/articles/2005/5/10/60606.html

The post Kiểm tra máu học viên Pháp Luân Đại Pháp khiến các chuyên gia kinh ngạc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/07/kiem-tra-mau-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-khien-cac-chuyen-gia-kinh-ngac.html/feed0
Trận địa chấn tại Đường Sơn: Câu chuyện về công năng túc mệnh thônghttps://chanhkien.org/2009/07/tran-dia-chan-tai-duong-son-cau-chuyen-ve-cong-nang-tuc-menh-thong.htmlhttps://chanhkien.org/2009/07/tran-dia-chan-tai-duong-son-cau-chuyen-ve-cong-nang-tuc-menh-thong.html#respondFri, 03 Jul 2009 20:05:14 +0000https://chanhkien.org/?p=2099Công năng túc mệnh thông là khả năng nhận thức được một sự kiện trước khi nó xảy ra. Sau đây là một câu chuyện có thật về trận địa chấn năm 1976 tại thành phố Đường Sơn, Trung Quốc.

The post Trận địa chấn tại Đường Sơn: Câu chuyện về công năng túc mệnh thông first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Tiểu Minh

[Chanhkien.org] Công năng túc mệnh thông là khả năng nhận thức được một sự kiện trước khi nó xảy ra. Sau đây là một câu chuyện có thật về trận địa chấn năm 1976 tại thành phố Đường Sơn, Trung Quốc.

Vào lúc 3 giờ 42 phút 54 giây sáng ngày 28-07-1976, một trận địa chấn với cường độ 7.8 độ rich-te đã xảy ra tại thành phố Đường Sơn, Trung Quốc. Trận địa chấn đã giết chết 242.769 người, làm 164.851 người bị thương và phá hủy thành phố lớn Đường Sơn. Vài giờ trước trận địa chấn, tại một ngôi làng ở Đường Sơn, một cụ già 70 tuổi đã dự đoán chính xác được trận địa chấn. Khoảng mười giờ trước trận địa chấn, cụ đột nhiên có một cảm giác sợ hãi mạnh mẽ. Cụ không biết được từ “địa chấn”, nhưng cụ biết rằng mặt đất sắp sụp xuống. Cụ già không dám nói ra điều này với người khác. Bởi vì việc này xảy ra trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, khi người ta chủ ý công kích và trừng phạt người khác với những lý do nhỏ nhặt nhất (và thường là bịa ra). Tuy nhiên, cụ già đã tới nhà của Bí thư Đảng và nói với ông: “Một điều gì đó rất khủng khiếp sắp xảy ra trong ngày hôm nay. Mặt đất sẽ sụp xuống và gây ra vô số cái chết. Ông và gia đình ông phải đi ngay và hãy tìm một nơi ở ngoài trời. Đừng ở trong nhà đêm hôm nay.”

Tất nhiên người Bí thư Đảng không tin cụ và trả lời: “Làm sao bà có thể nói những điều ngu xuẩn như vậy được? Đó là mê tín. Bà sẽ gặp rắc rối nếu bà để người ta nghe được điều này.”

Cụ già đã cố gắng thuyết phục người Bí thư Đảng nhiều lần, nhưng cụ đã không thành công. Nản lòng, cụ nói với ông: “Tôi là một người già, và tôi chưa từng nói dối ai trong suốt cuộc đời tôi. Nếu một thảm họa xảy ra vào tối nay, không ai sẽ có thể tránh được nó. Xin hãy tin tôi lần này, và hãy ở ngoài tối nay. Sẽ là quá muộn vào sáng sớm ngày mai.”

Vì cụ già rất là nghiêm túc, người Bí thư Đảng đã đồng ý ở bên ngoài vào đêm hôm đó. Cụ già cũng đã thuyết phục một viên chức địa phương khác và gia đình họ ở bên ngoài. Sáng sớm hôm sau, trận địa chấn thực sự xảy đến. Trong ngôi làng đó, chỉ gia đình cụ và gia đình của hai viên chức địa phương là không có người bị thương.

Sau trận địa chấn, người Bí thư Đảng và những viên chức địa phương khác đã đối xử với cụ già như thể cụ là một vị thần sống và làm theo bất cứ điều gì mà cụ nói. Sau đó, câu chuyện này lan truyền ra. Tuy nhiên, các quan chức cấp cao hơn đã dán nhãn cụ già là “truyền bá mê tín” và “âm mưu tiếm quyền nhà chức trách địa phương.” Họ bắt cụ và tống cụ vào tù.

Công năng túc mệnh thông là một trong những tiềm năng của con người. Tuy nhiên, nó đã bị chôn vùi bởi đủ loại chấp trước con người, như là truy cầu danh và lợi, đau khổ khi mất và vui mừng khi được. Nhiều người già, những người mà các chấp trước đã bị giảm đi hay tiêu mất đi trong cuộc đời gian khổ, có thể có công năng túc mệnh thông rất mạnh.

Mới đây, có một bài viết đăng trên mạng Minghui/Clearwisdom, trong đó đưa tin rằng một cụ già đã từng biết trước được một điều gì đó rất tồi tệ trước khi một vụ nổ xảy ra tại Trung Quốc. Kết quả là, gia đình cụ đã có thể sống sót. Khi một điều gì xấu sắp xảy ra, những người có công năng túc mệnh thông thường cảm thấy rất khó chịu, chẳng hạn như run lên vì lạnh, bồn chồn, mất ngủ, sợ hãi và những cảm giác giống như vậy. Có một câu tục ngữ Trung Hoa cổ: “Nháy mắt trái là may mắn, nháy mắt phải là tai họa.” Nó cũng nói rằng liên tục nháy mắt có thể nói trước được những điều xui xẻo mà không thể tránh khỏi.

Tôi tin rằng công năng túc mệnh thông cũng là một loại dự ngôn, một sự hiểu biết vượt ra khỏi không gian vật chất này của chúng ta. Nó dựa trên sự nhất tính giữa vật chất và tinh thần.

Tham khảo:

“Linh hồn học”: Triệu Lương, Lưu Á Lị, Tưởng Hà, Ngô Sâm. Nhà xuất bản Nhân dân Tân Cương, ngày 01 tháng 02 năm 1999.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/5/26/16168.html
http://www.pureinsight.org/node/205

The post Trận địa chấn tại Đường Sơn: Câu chuyện về công năng túc mệnh thông first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/07/tran-dia-chan-tai-duong-son-cau-chuyen-ve-cong-nang-tuc-menh-thong.html/feed0
Hạnh phúc giống như làn sóng nướchttps://chanhkien.org/2009/05/hanh-phuc-giong-nhu-lan-song-nuoc.htmlhttps://chanhkien.org/2009/05/hanh-phuc-giong-nhu-lan-song-nuoc.html#respondSat, 02 May 2009 08:46:12 +0000https://chanhkien.org/?p=1701Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chứng tỏ rằng hạnh phúc của một cá nhân thực sự là một kết quả của những hành động và một phần lớn phụ thuộc vào việc bạn bè của người ấy có hạnh phúc hay không.

The post Hạnh phúc giống như làn sóng nước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mặc Tưởng

[Chanhkien.org] Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chứng tỏ rằng hạnh phúc của một cá nhân thực sự là một kết quả của những hành động và một phần lớn phụ thuộc vào việc bạn bè của người ấy có hạnh phúc hay không. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hạnh phúc của một người sẽ lan truyền thành ba mức độ như sóng gợn lăn tăn trên mặt nước. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy sức mạnh của hạnh phúc là tùy thuộc vào thời gian và không gian: càng gần một người hạnh phúc, cơ hội người đó sẽ bị ảnh hưởng bởi hạnh phúc của người khác là cao hơn. Khi sống cạnh cửa với một người hạnh phúc, tỷ lệ hạnh phúc của người ấy sẽ tăng 34%. Những người có mối quan hệ xã hội sâu sắc và sống ở trung tâm của mạng lưới xã hội thường hạnh phúc hơn những người sống ở rìa. Hơn nữa, hạnh phúc có thể cần ít nhất một năm để lây lan!

Từ nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy rằng các thông điệp tích cực là những thông điệp đẹp đẽ, trung thực, thiện lành và khoan dung, chẳng hạn như những hành vi tử tế, tư tưởng thẳng thắn, tính liêm chính, đạo đức cao sẽ lây lan cho người khác và các đối tượng xung quanh bạn và thay đổi tất cả mọi thứ theo hướng tích cực giống như hạnh phúc vậy.

Trên thực tế, người xưa là thông minh hơn chúng ta và từ lâu đã nhận biết được sức mạnh của đạo đức, lễ giáo, cũng như hiệu quả của chúng mang đến và cảm hóa [người khác]. Họ do đó phát triển thành những thành ngữ như ” tiềm di mặc hóa” , “nhĩ nhu mục nhiễm” được trải qua hàng ngàn năm. Người xưa hành xử theo cách này, và họ để lại một di sản văn hóa phong phú về đạo đức và đức hạnh. Ngay cả trong chiến tranh, cả hai bên biết rằng một quân đội lương thiện sẽ vô địch vì nó có thể giành chiến thắng mà không cần bắn một viên đạn nào. Vào thời đó, con người đều minh bạch một điều rằng những giáo hóa đạo đức vô hình có một đại uy lực dùng để cảm hóa nhân tâm.

Mọi người đều biết câu chuyện Mạnh Mẫu ba lần dời nhà. Nhận thấy môi trường xung quanh rất quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ cho một đứa trẻ hơn việc giáo huấn và đưa ra các ví dụ, bà đã không ngừng di chuyển nơi ở cho đến khi họ sống gần một trường học ở Châu thành. Bà thấy rằng đó là nơi với nhiều thư nhân lai vãng và những tính cách cao quý, điềm đạm và ưu nhã của họ sẽ ảnh hưởng đến phương thức hành vi của người dân một cách vô hình (không nhìn thấy được), đặc biệt là trẻ em, chúng được tập hợp lại bên dưới những cây to để học cách chào hỏi lẫn nhau. Nhìn chúng trang nghiêm và thanh bình, và hành vi của mình khá thực tế. Bà hài lòng và cuối cùng đã định cư ở đó. Câu chuyện này nói lên rằng môi trường là quan trọng như thế nào.

Trong xã hội nông nghiệp cổ xưa của Trung Quốc, hầu hết các phụ nữ là hoàn toàn mù chữ, vì nhiều người tin rằng “một người phụ nữ không có tài năng là đức hạnh.” Nhưng niềm tin này không dừng những phụ nữ làm một việc tốt trong khi nuôi dưỡng con cái của họ, vì theo cổ nhân nói, các “giá trị truyền thống”, ” môn phong ” , “gia truyện đình huấn” đã được in sâu vào tâm trí của mọi người và dong nhập vào sinh hoạt và hành vi ứng xử hàng ngày. Những ví dụ này được truyền qua một cách vô hình bằng những tục ngữ và ngụ ngôn từ những thế hệ cổ. Vào lúc đó, điều được xem là khá nghiêm trọng nếu có ai đó thiếu kỷ luật gia đình. Đây là ví dụ tốt nhất về việc giảng dạy các giá trị đạo đức mà không dùng chữ.

Ngày nay, các bạn để ý thấy rằng có nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) trên hơn 80 quốc gia, họ có thể là người thân, bạn bè của bạn hay người quen. Khi bạn đã lâu không gặp họ trong một thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên trước những thay đổi của họ: đạo đức cao hơn, tinh thần tốt hơn, sức khỏe tốt, gương mặt hồng hào, nhiều năng lượng, và tướng mạo đường đường… Tất cả những thay đổi này có thể nhận thấy được từ bạn bè, người thân, hàng xóm và đồng nghiệp.

Khi bạn hỏi họ lý do, họ sẽ vui vẻ cho bạn biết rằng sau khi tu tập Pháp Luân Đại Pháp và thực hành theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, nó khiến họ trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc. Họ sẽ giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho bạn ngay lúc đó và bạn sẽ muốn tu tập và thông báo cho mọi người biết thêm về nó. Giống như làn sóng nước, số người sẽ nhiều hơn và lớn hơn. Đây chính là cách mà trong mười năm ngắn ngủi, hơn 100 triệu người đã tu tập Pháp Luân Đại Pháp.

Họ đang tĩnh lặng và không ngừng lan truyền một cách thanh bình những hạt giống “Chân –Thiện – Nhẫn” và những giá trị đạo đức liên quan. Trong mỗi một góc trời, các học viên Pháp Luân Đại Pháp dang chứng thực ” Chân – Thiện – Nhẫn ” bằng cách thay đổi chính cá nhân họ. Họ đang phấn đấu để trở thành người tốt hơn và tốt hơn nữa và truyền cảm hứng đến người khác để cho nhiều người hơn có thể có lợi ích về tinh thần và sức khỏe từ Pháp Luân Đại Pháp.

Vì vậy, nhiều người sẽ thấy rằng họ muốn nói chuyện với học viên Đại Pháp và sẵn sàng thực hiện các đề nghị của họ. Thêm nhiều người nhận ra rằng họ được rút ra nhiều điều [hay] và muốn gần gũi và chia sẻ cảm xúc của mình với họ. Sau đó, sự bực bội, phản ứng cực đoạn và những ý nghĩ xấu biến mất. Đây là tương đồng của hiện đại ngày nay về các giáo huấn [một cách] lặng lẽ về đạo đức với những hành vi mà cổ nhân đã từng có. Pháp Luân Đại Pháp thật sự là Đại Đạo và chân lý trong việc đề cao cả Tâm và Thân.

Bạn có quan tâm không? Bạn có muốn trở thành một người khỏe mạnh? Bạn được chào đón để trở thành một hạt giống “Chân –Thiện – Nhẫn” và lan truyền Đại Đạo này! Bắt đầu từ một làn sóng nhỏ của chân lý, và sau đó dần dần trở nên rộng lớn hơn, nó sẽ dần dần lan truyền ra toàn nhân loại.

15-12-2008

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/12/15/56600.html
http://www.pureinsight.org/node/5665

The post Hạnh phúc giống như làn sóng nước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/05/hanh-phuc-giong-nhu-lan-song-nuoc.html/feed0
Các máy điện cơ đồ đo được trường năng lượng của con ngườihttps://chanhkien.org/2009/03/cac-may-dien-do-co-do-duoc-cac-truong-nang-luong-cua-con-nguoi.htmlhttps://chanhkien.org/2009/03/cac-may-dien-do-co-do-duoc-cac-truong-nang-luong-cua-con-nguoi.html#respondFri, 27 Mar 2009 11:11:07 +0000https://chanhkien.org/?p=1545Trong cuốn sách nổi tiếng của mình “The Holographic Universe” (“Thế giới ảnh giao thoa lade”) (1991, nhà xuất bản Harper Collins), nhà vật lý lý thuyết Michael Talbot thảo luận đến nghiên cứu của Valerie Hunt về chủ đề các trường năng lượng.

The post Các máy điện cơ đồ đo được trường năng lượng của con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên tại Luân Đôn

[Chanhkien.org] Trong cuốn sách nổi tiếng của mình “The Holographic Universe” (“Thế giới ảnh giao thoa lade”) (1991, nhà xuất bản Harper Collins), nhà vật lý lý thuyết Michael Talbot thảo luận đến nghiên cứu của Valerie Hunt về chủ đề các trường năng lượng. Ông viết:

“Trong 20 năm vừa rồi Valerie Hunt, một bác sĩ vật lý trị liệu và giáo sư của khoa Vận động học tại UCLA, đã phát triển một cách để xác nhận bằng thực nghiệm sự tồn tại của trường năng lượng của con người. Y học từ lâu đã biết rằng con người là những thực thể điện từ trường. Các bác sĩ thường dùng các máy ghi điện tim để tạo ra các điện tâm đồ, ghi lại hoạt động điện của quả tim, và các máy ghi điện não để ghi các điện não đồ hoạt động của não người. Hunt đã khám phá ra rằng một điện tâm đồ, một thiết bị đo hoạt động điện của các cơ bắp, có thể chụp ảnh sự tồn tại thuộc về điện của trường năng lượng sinh học”.(trang 175)

Từ đó, Hunt sáng tạo ra cách ghi điện đồ cơ của các trường năng lượng của con người. Hunt xác nhận sự tồn tại của các trường năng lượng với các thiết bị máy móc của mình.

Điều này có liên quan tới điều được nói đến trong sách Chuyển Pháp Luân: “…các khí công sư có tồn tại công. Tôi đã [làm] qua thí nghiệm, rất nhiều khí công sư cũng đều đã [làm] qua trắc nghiệm như thế, [để] kiểm định năng lượng của họ. Bởi vì các thành phần vật chất trong công này [thì] rất nhiều các thiết bị mà chúng ta đang có hiện nay đều có thể kiểm định ra được…” (Bài giảng thứ hai). Có lẽ EMGs là một trong các thiết bị dùng trong khoa học ngày nay và giới khoa học công nghệ của chúng ta là có thể đo lường các thành phần vật chất có trong Công.

Talbot tiếp tục mô tả thêm về các khám phá của Hunt với sự lưu tâm đến các tần số năng lượng tìm thấy giữa những người khác nhau. Một ví dụ ủng hộ giả thuyết này là việc suy nghĩ về các chủ đề trong thế giới trần tục đặc biệt làm thấp đi mức năng lượng của một người. Ông viết:

“Một trong những khám phá gây sửng sốt của Hunt là việc những tài năng và năng lực thực sự dường như có liên quan đến sự tồn tại của những tần số đặc thù trong trường năng lượng của một người nào đó. Bà cũng khám phá ra rằng khi sự chú ý của một người là hướng về thế giới vật chất, các tần số của các trường năng lượng của họ có xu hướng nằm ở mức thấp hơn và thường xung quanh mức 250 vòng một giây (250 cps) của các tần số sinh học của cơ thể. Thêm nữa, những người cô đồng và những người có khả năng trị liệu bằng năng lượng sinh học cũng có các tần số mạnh mẽ khoảng từ 400 đến 800 cps trong trường năng lượng của họ”. (trang 176)

Vì thế trong tu luyện chúng ta được yêu cầu không được quá dính mắc vào những thứ trong việc thay đổi cái thế giới tạm bợ này như là tăng lương, hưởng thụ, và vv…, bởi vì nó trói buộc chúng ta với thế giới trần tục này và có một tác dụng phản diện dễ dàng nhận thấy trên năng lượng và mức năng lượng của chúng ta. Bằng cách đó, sự tập trung tư tưởng và các chủ đề của tư tưởng được chỉ rõ về bản chất là có liên quan đến năng lượng của một người và vì thế liên quan đến mức năng lượng của người đó. Những ai có những khả năng siêu nhiên ở mức thấp được nói đến ở đây có tần số năng lượng nằm trong khoảng 400 đến 800cps. Tuy nhiên, những người có mức năng lượng cao hơn thậm chí có tần số còn cao hơn nữa, như Talbot chỉ ra:

”Những người có tần số cao hơn 900 cps là những người mà Hunt gọi là những con người thần bí”.

“Dùng một máy điện đồ cơ đã được nâng cấp (một máy điện đồ cơ thông thường chỉ có thể dò thấy các tần số lên đến khoảng 20.000 cps), Hunt đã khám phá ra những người có tần số cao đến khoảng 200.000 cps trong các trường năng lượng của họ”. (trang 176)

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4426

The post Các máy điện cơ đồ đo được trường năng lượng của con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/03/cac-may-dien-do-co-do-duoc-cac-truong-nang-luong-cua-con-nguoi.html/feed0
Các khoa học gia khám phá rằng tha thứ là tốt nhấthttps://chanhkien.org/2008/04/cac-khoa-hoc-gia-kham-pha-rang-tha-thu-la-tot-nhat.htmlhttps://chanhkien.org/2008/04/cac-khoa-hoc-gia-kham-pha-rang-tha-thu-la-tot-nhat.html#respondWed, 16 Apr 2008 18:49:00 +0000Những nghiên cứu mới đây của đại học Harvard khám phá rằng trả đũa không những không đem lại lợi lộc gì cho người đó, mà còn gây không tốt cho toàn nhóm hay đội, mà thật ra nó có nghĩa rằng tha thứ là tốt nhất.

The post Các khoa học gia khám phá rằng tha thứ là tốt nhất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Chính

[Chanhkien.org] Khi người khác ngược đãi bạn, bạn sẽ bỏ qua hay bạn tìm cách trả đũa? Những nghiên cứu mới đây của đại học Harvard khám phá rằng trả đũa không những không đem lại lợi lộc gì cho người đó, mà còn gây không tốt cho toàn nhóm hay đội, mà thật ra nó có nghĩa rằng tha thứ là tốt nhất.

Martin Nowak là một trưởng nhóm nghiên cứu. Bản báo cáo đăng trên tạp chí Tự Nhiên vào ngày 20 tháng 3, 2008. Lần thí nghiệm này đặt nặng vấn đề liên quan giữa quyền lợi của cá nhân và tập thể cũng như sự phản ảnh giữa từng cá nhân. Bản báo cáo kết luận rằng một người bị thiệt hại ít nhiều về quyền lợi để trả đũa hay trừng phạt người khác, mà đã gây ra thiệt hại cho anh ta.

David Rand là cùng nghiên cứu trong lần thí nghiệm này. Anh ta nói rằng khi một người trả thù người khác, thì những phản ứng không tốt sẽ tiếp tục, vì thế nó có hại cho mọi người. Thật ra, một người thành công, khôn ngoan không bao giờ làm vậy.

Nowak nói rằng sự khám phá này nói cho chúng ta rằng những người thành công là những người không nóng nảy trong suốt các cuộc xung đột. Ngược lại, những người trả thù không giúp ích gì cho họ và cho người khác.

Văn hoá truyền thống Trung Hoa xem việc tha thứ là đức độ. Từ triều đại nhà Ngô cho đến nhà Lương, hay Lincoln tại tây phương, họ đều là những người thành thật với người khác và không suy nghĩ gì đến cảm giác thù ghét hay biết ơn. Vì thế, họ có nhiều nhân vật lừng danh chung quanh họ và họ sẳn sàng nghe nhận lời khuyên tốt từ những người này.

Từ một khía cạnh khác, chúng ta có thể thấy rằng Thần cho mọi người một cơ hội và quan sát chúng ta sống như thế nào. Khi chúng ta đối đãi không tốt với người khác, nó sẽ đem lại sự không tốt cho xã hội. Nếu mọi người cùng làm vậy thì kết quả như thế nào? Ngược lại, nếu chúng ta chỉ cười xoà bỏ qua hay không thèm nghĩ đến, những người khác sẽ khâm phục sự cởi mở và sẽ cảm động vì điều đó. Có phải xã hội sẽ tốt đẹp hơn không?

Ðiều tốt lành nhất và đức độ nhất trong đời một người không thay đổi vì những gì người khác làm cho bạn. Tuy nhiên, một tâm trí và tính chất thật của một người phản ảnh khi người đó phản ứng về những việc này. Vì thế số phận con người không phải là do người khác, mà là do chính người đó.

Trong Chân, Thiện, Nhẫn, một số người nói rằng chân và thiện là dễ làm, nhưng nhẫn là khó nhất. Tại sao chúng ta cần phải nhẫn nhục? Tôi hy vọng con người sẽ tìm thấy nhiều điều hay từ sự khám phá này.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/3/24/51941.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5303

The post Các khoa học gia khám phá rằng tha thứ là tốt nhất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/04/cac-khoa-hoc-gia-kham-pha-rang-tha-thu-la-tot-nhat.html/feed0
Thiền địnhhttps://chanhkien.org/2008/01/thien-dinh.htmlhttps://chanhkien.org/2008/01/thien-dinh.html#respondThu, 31 Jan 2008 17:46:00 +0000Có một loại thiền định gọi là tĩnh tọa. Từ thời cổ, Nho gia, Đạo gia, và các nhà sư Phật giáo đều rất chú trọng đến thời gian ngồi tĩnh lặng.

The post Thiền định first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Phi – Epoch Times

[Chanhkien.org]

Tĩnh tọa giúp tăng cường khả năng suy nghĩ (Getty Images)

Tĩnh tọa giúp tăng cường khả năng suy nghĩ (Getty Images)

Có một loại thiền định gọi là tĩnh tọa. Từ thời cổ, Nho gia, Đạo gia, và các nhà sư Phật giáo đều rất chú trọng đến thời gian ngồi tĩnh lặng. Họ không suy nghĩ và thanh lọc tâm ý bằng thiền định. Y học hiện đại công nhận rằng thiền định có thể nâng cao sự chú ý và giúp giảm bớt áp lực rất hữu hiệu, và thậm chí có thể chữa trị các bệnh nan y. Càng ngày càng nhiều người Tây phương tập thiền và đã hưởng được nhiều ích lợi từ thiền định.

Năm 1979, bác sĩ Jon Kabat-Zinn, giám đốc Trung tâm Giảm Áp lực và Trung tâm Tĩnh lặng tại Trung tâm Y học của Đại học Massachusetts, có nói chuyện về tĩnh tọa. Ông đã nói về những bài học mà ông học đựơc trong 10 năm kinh nghiệm tại bệnh viện với hơn 4.000 người đã theo học một khoá học 8 tuần theo Chương trình Giảm Áp lực và Thư thả tại Trung tâm Y học của Đại học Massachusetts. Bác sĩ Kabat-Zinn định nghĩa sức mạnh của tĩnh tọa là “một phương pháp có hệ thống mở ra nhiều cách để điều khiển và nâng cao trí tuệ trong đời sống của chúng ta, dựa trên căn bản sức mạnh bên trong cho việc thư thả, chú tâm, ý thức và trí tuệ”. Loại thiền định này có thể được sử dụng để chữa trị các bệnh tật như nhức đầu, cao huyết áp, đau lưng và bệnh tim. Tất cả các chứng bệnh này có liên quan đến áp lực hay stress, và đã trở thành một thử thách to lớn vì rất nhiều người đang sống với nhiều hoạt động và áp lực luôn luôn đè nặng.

Những người không bệnh hoạn có cần thiền định không? Qua những nghiên cứu với các thầy tu, những người thiền định suốt đời, các chuyên gia thấy rằng thiền định giúp nâng cao khả năng nhận thức. Nếu bạn là người luôn luôn nghĩ về quá khứ và luôn luôn lo lắng về những gì đang xảy ra trong tương lai, thì thiền định có thể có ảnh hưởng đến việc nhận thức về sự việc của bạn và cho bạn có một tâm trí vui vẻ trong một thời gian rất dài. Nếu thiền định chừng một tiếng đồng hồ trong 8 tuần, những người thiền định sẽ có một hệ thống miễn dịch mạnh và có một bộ não phát sinh nhiều ý niệm tốt.

Người Đông phương và Tây phương có các cách nhìn khác nhau về thiền định. Thiền định là không liên quan đến tôn giáo tại Hoa Kỳ. Người Mỹ coi thiền định như là cách để luyện tập bộ não, thay vì hướng dẫn tâm trí. Họ nghĩ rằng sự thông minh của một người có thể được tập luyện cũng giống như tập thể dục. Chúng ta có thể huấn luyện tâm trí để giải quyết các vấn đề tình cảm, ổn định sự chú ý và giảm bớt sự quên, bị lạc hướng trong quá trình suy nghĩ của chúng ta.

Văn hóa cổ truyền Đông phương chú trọng đến học thuyết rằng con người là một phần của tự nhiên và tâm và vật là tương hỗ với nhau. Ngoài thiền định, người Đông phương xem trọng việc nâng cao tâm tính, đạo đức và làm việc tốt. Khi tâm trí một người thuần khiết và tĩnh lặng, thân và tâm sẽ đạt lên đỉnh cao nhất.

Trong những năm gần đây, Pháp Luân Công, môn tập nhấn mạnh về Chân, Thiện, Nhẫn trong đời sống, đã lớn mạnh trên khắp thế giới và đặc biệt chú tâm đến thiền định để đạt được tâm trí tĩnh lặng.

Những người mới bắt đầu có thể theo cách đơn giản này: ngồi trên một cái gối với hai chân bắt tréo và giữ lưng cho thật thẳng. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể dựa lưng vào cái gì đó. Thư thả toàn thân và nhắm mắt lại. Thở chậm. Khi trong tâm nổi lên nhiều ý nghĩ, bạn hãy cố quên nó và giữ vững đừng để bị nóng giận. Nếu bạn thấy khó tập trung, cũng được. Đừng nản chí. Bạn phải vui vẻ vì bạn đã xác định được những vấn đề riêng tư của bạn. Bạn chỉ cần giữ tâm ý của bạn lại. Hằng ngày tập luyện như thế, các ý nghĩ của bạn sẽ bớt từ từ và sẽ giảm dần. Giữ tâm trí từ bi và vui vẻ trong đời sống hằng ngày cũng giúp bạn giữ gìn tâm trí được tốt.

Dịch từ:

http://epochtimes.com/gb/8/1/12/n1974887.htm
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=5182

The post Thiền định first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/01/thien-dinh.html/feed0
Nghiên cứu mới: Thiền tịnh thay đổi cấu trúc não bộ và nâng cao trí nhớhttps://chanhkien.org/2007/08/nghien-cuu-moi-thien-tinh-thay-doi-cau-truc-nao-bo-va-nang-cao-tri-nho.htmlhttps://chanhkien.org/2007/08/nghien-cuu-moi-thien-tinh-thay-doi-cau-truc-nao-bo-va-nang-cao-tri-nho.html#respondThu, 16 Aug 2007 10:54:00 +0000Là người lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, Dalai Lama đã bị thu hút về những sự tìm thấy bằng chứng của những phần của não bộ có thể tự đổi mới.

The post Nghiên cứu mới: Thiền tịnh thay đổi cấu trúc não bộ và nâng cao trí nhớ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Là người lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, Dalai Lama đã bị thu hút về những sự tìm thấy bằng chứng của những phần của não bộ có thể tự đổi mới. Sự khám phá dường như thích hợp với cái nhìn của Phật gia rằng sự thiền tịnh có thể thay đổi hình dáng và nới rộng trí óc để bồi bổ sự vui sướng và tu luyện từ bi. Trong bài nói chuyện tháng 11, Dalai Lama đã nói lên mối quan hệ giữa việc nghiên cứu nơ ron thần kinh với cơ chế não bộ liên quan đến sự chú tâm và cảm xúc và sự thiền tịnh mà đã cho thấy sự nâng cao sức mạnh của sự tập trung và điều khiển cảm xúc. “Tôi cảm giác có lẽ có một khuynh hướng mạnh mẽ về sự cộng tác trong nghiên cứu giữa sự tu hành truyền thống và khoa học thần kinh, ” ông đã nói tại cuộc họp Xã Hội về Khoa Học Thần Kinh hàng năm.

Cảm xúc

Người ta đang nghiên cứu những mối quan hệ giữa thiền tịnh và sinh lý học của bộ não qua nhiều năm. Gần đây những sự nghiên cứu được thực hiện một cách chính xác, qua 2 sự phát triển. Một là sự khám phá năm 1998 của khoa học gia thần kinh Fred Gage, đã xác nhận, rằng những tế bào mới thật sự có thể phát triển trong hippocampus (một khu vực của bộ não tương tác với sự học, trí nhớ và cảm xúc) của người lớn. Từ lâu người ta đã nghĩ rằng sự phát triển của tế bào não bộ bị ngưng ở người lớn.

Những năm đầu của thập niên 1990, một nhà khoa học người Mỹ, Richard Davidson du lịch đến Ấn Độ vào lúc Dalai Lama gặp các thầy tu Phật những người mà đã bỏ cả đời mình để thiền tịnh. Davidson đã trải qua tu vấn tại trường Harvard và thực hiện một cuộc nghiên cứu tại Đại Học của Wisconsin, ông ta mang các thầy tu đến phòng thử nghiệm của ông. Tại đây ông nối họ với những máy điện tử đo bộ não (EEG) dùng để đo những sự thay đổi hoạt động điện tử của não bộ. Các tế bào não liên lạc với nhau qua sự thúc đẩy điện tử. Trong suốt những cuộc nghiên cứu EEG, các nhà nghiên cứu đặt vài cực điện lên da đầu để dò và thu những mô hình của các hoạt động điện tử trong não bộ. Trong những cuộc nghiên cứu trên các thầy tu, Davidson đã phát hiện rằng hoạt động điện tử tăng cao trong suốt thời gian thiền định trong vùng não được gọi là võ não trái trước trán (left prefrontal cortex), nằm cạnh đằng sau trán. Các nhà khoa học liên hệ hoạt động trong vùng này với những cảm xúc tích cực, ngược lại bên phải vỏ não trước trán, nơi làm gia tăng các cảm xúc tiêu cực.

Gần đây hơn, Davidson đã tìm thấy rằng những sự thiền tịnh của những người tu Phật qua một thời gian lâu có thể đem lại những tín hiệu được gọi là sự giao động gamma-band, được liên hệ với sự tập trung và điều khiển cảm xúc. Những sự thay đổi này còn kéo dài ngay cả sau khi xuất định.

Làm dày bộ não

Sara W. Lazar là một khoa học gia thần kinh và là một người thiền. Bạn thường không nghe điều này trong cùng một câu. Nhưng cuộc đời của người sinh viên học tiến sĩ ngành sinh học phân tử đã thay đổi khi cô phát hiện yoga và thiền tịnh trong khi được hồi phục sau lần bị thương. Điều này xảy ra cách đây 12 năm và hiện nay cô là một nhà nghiên cứu vượt trội trong lĩnh vực khoa học thần kinh. Cô chú trọng về những ảnh hưởng của thiền tịnh lên bộ não. “Khi học ở đại học tôi đã bắt đầu tập luyện yoga và thiền tịnh, và khám phá rằng nó thật là bổ ích lạ thường. Tôi cảm thầy bớt căng thẳng, dễ tập trung và nó thật sự đã thay đổi sự nhận thức của tôi về nhiều việc. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, tôi đã quyết định thực hiện việc nghiên về sự thiền tịnh hơn là nghiên cứu về vi khuẩn. Tôi đã tìm được một phòng thí nghiệm sẵn lòng chỉ dẫn tôi về khoa học thần kinh và để cho tôi làm một cuộc nghiên cứu thiền tịnh nhỏ. ”

Phòng thí nghiệm này thuộc ngành tâm thần học tại bệnh viện tổng hợp Massachusetts. Trọng tâm của việc nghiên cứu là về sinh học thần kinh của sự thiền tịnh. Cô dùng fMRI (functional magnetic resonance imaging) để điều tra mối tương quan thần kinh của những sự thay đổi trong chức năng tự trị trong thời gian tập luyện thiền định. Tiến sĩ Lazar tiếp tục giải thích, “fMRI là một cách đặc biệt sử dụng máy MRI scanner để nhìn thấy bộ não hoạt động như thế nào. MRI chụp được bức hình của bộ não rất đẹp, với nhiều chi tiết dễ nhìn thấy. fMRI đại loại như một cuốn phim – nó chụp các bức ảnh đặc biệt của dòng máu vào não. Những phần nào hoạt động mạnh nhất sẽ có sự lưu thông nhiều nhất, vì vậy chúng tôi chụp các bức ảnh của một người đang thiền tịnh và nghỉ ngơi, và rồi sử dụng máy vi tính để xác định nơi nào trong bộ não có máu lưu thông nhiều nhất trong suốt thời gian thiền tịnh so với lúc nghỉ ngơi. “ Tiến sĩ Lazar giải thích rằng MRI scanner đại loại giống như X-ray, nhưng nó cho phép chúng ta chụp ảnh của bộ não.

Theo Lazar, không giống như các thầy tu Tây Tạng, những người mà dành cuộc đời của họ để luyện tập thiền tịnh, những người tu luyện thiền tịnh tại Hoa Kỳ thường ngồi thiền khoảng chỉ từ 20 đến 60 phút mỗi ngày và phối hợp sự tập luyện của họ vào trong công việc hằng ngày liên quan đến nghề nghiệp, gia đình, bạn bè, và những sở thích khác. Thêm vào đó, nhiều học viên thiền tịnh người Mỹ xem thiền tịnh là một nguồn làm giảm căng thẳng, là bài tập tinh thần, và không cần thiết phải phối hợp với các nhân tố tôn giáo truyền thống của đông phương vào sự tập luyện của họ.

Lazar và các bạn đồng nghiệp đã so sánh não bộ của 20 người thiền tịnh kiểu tây phương với 15 người không có kinh nghiệm và thiền tịnh hoặc yoga. Những người thiền tịnh là học viên Phật giáo. Tất cả những người tham dự trong cuộc nghiên cứu được đặt nhẹ trong máy MRI scanner nơi các bức ảnh chi tiết được chụp về cấu trúc của não bộ của họ.

Lazar nói rằng “Chúng tôi đã phát hiện rằng những khu vực liên quan đến việc việc tập trung và việc phân giải các cảm quan của những người thiền tịnh thì dày hơn so với những người không thiền tịnh. Và, một trong những khu vực này, thì sự khác nhau về độ dày có thể được biết đến trong những chủ đề trước đây, mà đã đưa ra rằng sự luyện tập thiền tịnh đều đặn có thể làm giảm sự mỏng dần đi của bộ não. ” Khu vực này là một lớp ngoài của vỏ não, mà được biết có liên quan đến những tiến trình phân tích cảm quan và nhận thức.

”Mặc dù nhiều sự nghiên cứu kiểm định độ dày vỏ não đã chỉ ra rằng sự già đi và bệnh tật là nguồn gốc của việc làm mỏng đi vỏ não, ” Lazar nói. “Những sự tìm thấy của chúng tôi đưa ra rằng luyện tập thiền tịnh có thể làm tăng những sự thay đổi của vỏ não ở người lớn trong những khu vực quan trọng cho việc phân giải sự nhận thức, cảm quan và sự vui sướng. ”

Theo Lazar, điều này có thể thấy rằng những người mà tự nhiên có vỏ nào dày trong những khu vực phân giải sự nhận thức và cảm quan thì thường luyện tập thiền tịnh. Tuy nhiên, sự dày lên của vỏ não tương đồng với những hoạt động nhất định mà các học viên thiền tịnh liên tục tập luyện qua một thời gian. Thêm vào đó, sự làm dày của võ não tương đồng với lượng thời gian thiền tịnh của một đời người.

Các nhà khoa học nói rằng không nên ngạc nhiên về sự thiền tịnh có thể thay đổi sinh lý học của bộ não. Các nhà âm nhạc, nhà ngôn ngữ học và vận động viên có lớp não dày hơn trong những khu vực liên quan đến những điểm mạnh và tinh thông của họ. “Điều đó có lý nếu chúng ta sử dụng bộ não chúng ta nhiều, nó sẽ làm nhiều việc, và sẽ có nhiều thứ trong khu vực đó để hỗ trợ gia tăng việc sử dụng, ” Lazar nói.

Tham Khảo:

http://www.news. harvard. edu/gazette/daily/2006/01/23-meditation.html
http://www.buddhistchannel. tv/index.php?id=7, 2517, 0, 0, 1, 0
http://www.sfn.org/index. cfm?pagename=news_111305d
http://www.epochtimes.com/b5/5/11/20/n1126534.htm

Dịch từ:

http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4737

The post Nghiên cứu mới: Thiền tịnh thay đổi cấu trúc não bộ và nâng cao trí nhớ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/08/nghien-cuu-moi-thien-tinh-thay-doi-cau-truc-nao-bo-va-nang-cao-tri-nho.html/feed0