Thể tùng quả ở động vật có vú có thể là con mắt thứ ba



Tác giả: Giáo sư Lili Feng

Sơ đồ: Thể tùng quả ở động vật có vú là con mắt thứ ba.

[Chanhkien.org]Giải phẫu y học hiện đại cũng đã phát hiện rằng, nửa bộ phận phía trước [của] thể tùng quả, nó đã được trang bị một kết cấu tổ chức đầy đủ của [một] con mắt người. Vì nó đặt ở vị trí bên trong sọ não, nên người ta giảng rằng nó là một con mắt thoái hoá. [Dù] đó có đúng là con mắt thoái hoá hay không, giới tu luyện chúng tôi vẫn bảo lưu [quan điểm của mình]. Và dù sao thì y học hiện đại cũng đã công nhận rằng tại vị trí ấy trong sọ não người có một con mắt. Chúng tôi đánh thông ra một đường nhắm vào chính điểm ấy; [nó] chính là tương hợp với nhận thức của y học hiện đại.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã dần dần phát hiện ra rằng thể tùng quả (pineal gland) ở động vật có vú là một cơ quan thị giác. Tuy nhiên, thể tùng quả của động vật có vú, không như các động vật có xương sống khác, không được cho là trực tiếp cảm thụ ánh sáng. Melatonin, sản phẩm chính ở tuyến tùng quả của động vật có vú, đóng vai trò như một đại diện nội bộ vào ban đêm. Sự tiết ra melatonin tăng lên dưới các chu trình sáng-tối, tăng lên trong chu kỳ tối và giảm xuống trong chu kỳ sáng [1].

Thông tin ánh sáng có được thông qua một đường đa tiếp hợp bắt nguồn từ võng mạc và đi qua các khu vực giao thoa chéo của vùng điều khiển thân nhiệt [1]. Theo lý thuyết truyền thống, người ta coi các tế bào cảm thụ hình ảnh (photoreceptors) có dạng hình que và hình nón trong võng mạc chịu trách nhiệm cho tất cả các thông tin hình ảnh [2]. Trong quá khứ, người ta cho rằng sự ngăn chặn hình ảnh của melatonin tùng quả cũng được tiến hành thông qua tập tục cố hữu này [3] [4]. Vì thể tùng quả được đặt sâu ở bên trong sọ não, nên rất khó để tưởng tượng xem nó có thể phản ứng trực tiếp trước ánh sáng hay không. Ngay cả nếu thể tùng quả là một cơ quan thị giác, thì cũng rất khó để kiểm nghiệm giả thuyết này, chính bởi sự tồn tại của các tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc.

Năm năm sau khi cuốn sách Chuyển Pháp Luân được xuất bản, Lucas [5] đã công bố một bài viết trên tạp chí Science, một trong những tạp chí khoa học danh tiếng nhất. Họ đã mô tả một vài thí nghiệm mà họ tiến hành với những con chuột bị thiếu tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc do di truyền. Các thí nghiệm này tiết lộ rằng sự ngăn chặn hình ảnh của melatonin tùng quả vẫn không ảnh hưởng đến những con chuột thiếu các tế bào hình nón, hoặc cả hình que và hình nón do di truyền. Nghĩa là, chuột thiếu tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc do di truyền vẫn phản ứng bình thường trước ánh sáng. Điều đặc biệt đáng chú ý là một nhóm các con chuột thiếu tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc do di truyền cũng bỏ qua đường truyền tín hiệu thị giác, thế nhưng sự ngăn chặn hình ảnh của melatonin tùng quả vẫn không ảnh hưởng.

Người ta biết rằng, nếu không có các tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc và đường truyền tín hiệu thị giác thì tuyến truyền thị giác truyền thống không thể được thiết lập. Các tác giả đã không thể giải thích tại sao thể tùng quả bị thụt sâu trong sọ não lại có thể phản ứng trước ánh sáng. Họ đã đề xuất giả thuyết về sự tồn tại của “các tế bào cảm thụ hình ảnh không chính thống”. Họ đề xuất rằng có những tế bào không phải hình que cũng không phải hình nón ở trong mắt mà có thể tiến hành truyền tín hiệu hình ảnh “không hình, không ảnh”. Tuy nhiên, hiện có rất ít bằng chứng có thể ủng hộ giả thuyết này. Các tác giả Lucas và Foster cũng hoài nghi về chức năng và sự tồn tại của “các tế bào cảm thụ hình ảnh không chính thống”. Họ tin rằng điều này vẫn còn là chủ đề phải tiếp tục thảo luận [6] [7].

Ngược lại, có nhiều bằng chứng đề xuất rằng thể tùng quả có thể trực tiếp cảm thụ ánh sáng. Về mặt hóa sinh, là có lý khi tin rằng thể tùng quả có thể tiếp thụ ánh sáng. Các nhà khoa học đã nhận ra sự tương đồng giữa thể tùng quả và võng mạc. Thể tùng quả đơn giản được coi là “võng mạc được bao bọc”, và một chuỗi gene chỉ có thể được biểu hiện ở mắt cũng được biểu hiện ở thể tùng quả [9] [10]. Thể tùng quả không chỉ có các tế bào cảm thụ hình ảnh, mà còn có một hệ thống hoàn chỉnh để truyền các tín hiệu thị giác [11] [13]. Điều đó chứng minh rằng, nếu có một đường truyền ánh sáng, thì thể tùng quả hoàn toàn có thể phát hiện ánh sáng. Điều này có thể giải thích tại sao sự ngăn chặn hình ảnh của melatonin tùng quả không hề ảnh hưởng đến các con chuột thiếu tế bào cảm thụ hình ảnh trong võng mạc do di truyền. Có thể tồn tại một đường truyền ánh sáng bí mật nào đó cho phép thể tùng quả của động vật có vú phát hiện ánh sáng một cách trực tiếp.

Tham khảo:

1. Rodieck, R.W., The First Steps in Seeing (Sinauer, Sunderland, MA,1998)
2. Borjigin, J., X. Li, S.H. Snyder, Annu. Rev. Pharmacol. Toxicol. 39:53,1999.
3. Klein,D.C., and J.L. Weller, Science, 177:532,1972
4. Deguchi, T., and J. Axelrod, Proc. Natl. Acad Sci. U.S.A., 69:2547,1972
5. Lucas, R.J., et. al., Science, 284:505,1999
6. Lucas, R.J., and R.G. Foster, J. BiolRhythms 14(1):4,1999
7. Lucas, R.J., and R.G. Foster, Curr. Biol, (6):R214,1999
8. Vigh, B., et. al., Biol Cell 90(9):653,1998
9. Faure, J.P., and M. Mirshahi, Curr. eye Res., 9(Suppl):163-7,1990
10. Yokoyama, S., Genes Cells, 1(9):787,1996
11. Lolley, R.N., C.M. Craft, and R.H. Lee, Neurochem Res, 17(1):81,1992
12. Schomerus, C., P. Ruth, and H.W. Korf., Acta Neurobiol Exp (Warsz), :54(Suppl):9, 1994
13.Max, M. et. al., J. Biol Chem., 273(41):26820, 1998

Dịch từ:

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2000/5/18/9001.html
http://www.pureinsight.org/node/164



Ngày đăng: 17-07-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.