Thiền định



Tác giả: Lâm Phi – Epoch Times

[Chanhkien.org]

Tĩnh tọa giúp tăng cường khả năng suy nghĩ (Getty Images)

Tĩnh tọa giúp tăng cường khả năng suy nghĩ (Getty Images)

Có một loại thiền định gọi là tĩnh tọa. Từ thời cổ, Nho gia, Đạo gia, và các nhà sư Phật giáo đều rất chú trọng đến thời gian ngồi tĩnh lặng. Họ không suy nghĩ và thanh lọc tâm ý bằng thiền định. Y học hiện đại công nhận rằng thiền định có thể nâng cao sự chú ý và giúp giảm bớt áp lực rất hữu hiệu, và thậm chí có thể chữa trị các bệnh nan y. Càng ngày càng nhiều người Tây phương tập thiền và đã hưởng được nhiều ích lợi từ thiền định.

Năm 1979, bác sĩ Jon Kabat-Zinn, giám đốc Trung tâm Giảm Áp lực và Trung tâm Tĩnh lặng tại Trung tâm Y học của Đại học Massachusetts, có nói chuyện về tĩnh tọa. Ông đã nói về những bài học mà ông học đựơc trong 10 năm kinh nghiệm tại bệnh viện với hơn 4.000 người đã theo học một khoá học 8 tuần theo Chương trình Giảm Áp lực và Thư thả tại Trung tâm Y học của Đại học Massachusetts. Bác sĩ Kabat-Zinn định nghĩa sức mạnh của tĩnh tọa là “một phương pháp có hệ thống mở ra nhiều cách để điều khiển và nâng cao trí tuệ trong đời sống của chúng ta, dựa trên căn bản sức mạnh bên trong cho việc thư thả, chú tâm, ý thức và trí tuệ”. Loại thiền định này có thể được sử dụng để chữa trị các bệnh tật như nhức đầu, cao huyết áp, đau lưng và bệnh tim. Tất cả các chứng bệnh này có liên quan đến áp lực hay stress, và đã trở thành một thử thách to lớn vì rất nhiều người đang sống với nhiều hoạt động và áp lực luôn luôn đè nặng.

Những người không bệnh hoạn có cần thiền định không? Qua những nghiên cứu với các thầy tu, những người thiền định suốt đời, các chuyên gia thấy rằng thiền định giúp nâng cao khả năng nhận thức. Nếu bạn là người luôn luôn nghĩ về quá khứ và luôn luôn lo lắng về những gì đang xảy ra trong tương lai, thì thiền định có thể có ảnh hưởng đến việc nhận thức về sự việc của bạn và cho bạn có một tâm trí vui vẻ trong một thời gian rất dài. Nếu thiền định chừng một tiếng đồng hồ trong 8 tuần, những người thiền định sẽ có một hệ thống miễn dịch mạnh và có một bộ não phát sinh nhiều ý niệm tốt.

Người Đông phương và Tây phương có các cách nhìn khác nhau về thiền định. Thiền định là không liên quan đến tôn giáo tại Hoa Kỳ. Người Mỹ coi thiền định như là cách để luyện tập bộ não, thay vì hướng dẫn tâm trí. Họ nghĩ rằng sự thông minh của một người có thể được tập luyện cũng giống như tập thể dục. Chúng ta có thể huấn luyện tâm trí để giải quyết các vấn đề tình cảm, ổn định sự chú ý và giảm bớt sự quên, bị lạc hướng trong quá trình suy nghĩ của chúng ta.

Văn hóa cổ truyền Đông phương chú trọng đến học thuyết rằng con người là một phần của tự nhiên và tâm và vật là tương hỗ với nhau. Ngoài thiền định, người Đông phương xem trọng việc nâng cao tâm tính, đạo đức và làm việc tốt. Khi tâm trí một người thuần khiết và tĩnh lặng, thân và tâm sẽ đạt lên đỉnh cao nhất.

Trong những năm gần đây, Pháp Luân Công, môn tập nhấn mạnh về Chân, Thiện, Nhẫn trong đời sống, đã lớn mạnh trên khắp thế giới và đặc biệt chú tâm đến thiền định để đạt được tâm trí tĩnh lặng.

Những người mới bắt đầu có thể theo cách đơn giản này: ngồi trên một cái gối với hai chân bắt tréo và giữ lưng cho thật thẳng. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể dựa lưng vào cái gì đó. Thư thả toàn thân và nhắm mắt lại. Thở chậm. Khi trong tâm nổi lên nhiều ý nghĩ, bạn hãy cố quên nó và giữ vững đừng để bị nóng giận. Nếu bạn thấy khó tập trung, cũng được. Đừng nản chí. Bạn phải vui vẻ vì bạn đã xác định được những vấn đề riêng tư của bạn. Bạn chỉ cần giữ tâm ý của bạn lại. Hằng ngày tập luyện như thế, các ý nghĩ của bạn sẽ bớt từ từ và sẽ giảm dần. Giữ tâm trí từ bi và vui vẻ trong đời sống hằng ngày cũng giúp bạn giữ gìn tâm trí được tốt.

Dịch từ:

http://epochtimes.com/gb/8/1/12/n1974887.htm
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=5182



Ngày đăng: 31-01-2008

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.