Nghiên cứu mới: Thiền tịnh thay đổi cấu trúc não bộ và nâng cao trí nhớ



[Chanhkien.org] Là người lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, Dalai Lama đã bị thu hút về những sự tìm thấy bằng chứng của những phần của não bộ có thể tự đổi mới. Sự khám phá dường như thích hợp với cái nhìn của Phật gia rằng sự thiền tịnh có thể thay đổi hình dáng và nới rộng trí óc để bồi bổ sự vui sướng và tu luyện từ bi. Trong bài nói chuyện tháng 11, Dalai Lama đã nói lên mối quan hệ giữa việc nghiên cứu nơ ron thần kinh với cơ chế não bộ liên quan đến sự chú tâm và cảm xúc và sự thiền tịnh mà đã cho thấy sự nâng cao sức mạnh của sự tập trung và điều khiển cảm xúc. “Tôi cảm giác có lẽ có một khuynh hướng mạnh mẽ về sự cộng tác trong nghiên cứu giữa sự tu hành truyền thống và khoa học thần kinh, ” ông đã nói tại cuộc họp Xã Hội về Khoa Học Thần Kinh hàng năm.

Cảm xúc

Người ta đang nghiên cứu những mối quan hệ giữa thiền tịnh và sinh lý học của bộ não qua nhiều năm. Gần đây những sự nghiên cứu được thực hiện một cách chính xác, qua 2 sự phát triển. Một là sự khám phá năm 1998 của khoa học gia thần kinh Fred Gage, đã xác nhận, rằng những tế bào mới thật sự có thể phát triển trong hippocampus (một khu vực của bộ não tương tác với sự học, trí nhớ và cảm xúc) của người lớn. Từ lâu người ta đã nghĩ rằng sự phát triển của tế bào não bộ bị ngưng ở người lớn.

Những năm đầu của thập niên 1990, một nhà khoa học người Mỹ, Richard Davidson du lịch đến Ấn Độ vào lúc Dalai Lama gặp các thầy tu Phật những người mà đã bỏ cả đời mình để thiền tịnh. Davidson đã trải qua tu vấn tại trường Harvard và thực hiện một cuộc nghiên cứu tại Đại Học của Wisconsin, ông ta mang các thầy tu đến phòng thử nghiệm của ông. Tại đây ông nối họ với những máy điện tử đo bộ não (EEG) dùng để đo những sự thay đổi hoạt động điện tử của não bộ. Các tế bào não liên lạc với nhau qua sự thúc đẩy điện tử. Trong suốt những cuộc nghiên cứu EEG, các nhà nghiên cứu đặt vài cực điện lên da đầu để dò và thu những mô hình của các hoạt động điện tử trong não bộ. Trong những cuộc nghiên cứu trên các thầy tu, Davidson đã phát hiện rằng hoạt động điện tử tăng cao trong suốt thời gian thiền định trong vùng não được gọi là võ não trái trước trán (left prefrontal cortex), nằm cạnh đằng sau trán. Các nhà khoa học liên hệ hoạt động trong vùng này với những cảm xúc tích cực, ngược lại bên phải vỏ não trước trán, nơi làm gia tăng các cảm xúc tiêu cực.

Gần đây hơn, Davidson đã tìm thấy rằng những sự thiền tịnh của những người tu Phật qua một thời gian lâu có thể đem lại những tín hiệu được gọi là sự giao động gamma-band, được liên hệ với sự tập trung và điều khiển cảm xúc. Những sự thay đổi này còn kéo dài ngay cả sau khi xuất định.

Làm dày bộ não

Sara W. Lazar là một khoa học gia thần kinh và là một người thiền. Bạn thường không nghe điều này trong cùng một câu. Nhưng cuộc đời của người sinh viên học tiến sĩ ngành sinh học phân tử đã thay đổi khi cô phát hiện yoga và thiền tịnh trong khi được hồi phục sau lần bị thương. Điều này xảy ra cách đây 12 năm và hiện nay cô là một nhà nghiên cứu vượt trội trong lĩnh vực khoa học thần kinh. Cô chú trọng về những ảnh hưởng của thiền tịnh lên bộ não. “Khi học ở đại học tôi đã bắt đầu tập luyện yoga và thiền tịnh, và khám phá rằng nó thật là bổ ích lạ thường. Tôi cảm thầy bớt căng thẳng, dễ tập trung và nó thật sự đã thay đổi sự nhận thức của tôi về nhiều việc. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, tôi đã quyết định thực hiện việc nghiên về sự thiền tịnh hơn là nghiên cứu về vi khuẩn. Tôi đã tìm được một phòng thí nghiệm sẵn lòng chỉ dẫn tôi về khoa học thần kinh và để cho tôi làm một cuộc nghiên cứu thiền tịnh nhỏ. ”

Phòng thí nghiệm này thuộc ngành tâm thần học tại bệnh viện tổng hợp Massachusetts. Trọng tâm của việc nghiên cứu là về sinh học thần kinh của sự thiền tịnh. Cô dùng fMRI (functional magnetic resonance imaging) để điều tra mối tương quan thần kinh của những sự thay đổi trong chức năng tự trị trong thời gian tập luyện thiền định. Tiến sĩ Lazar tiếp tục giải thích, “fMRI là một cách đặc biệt sử dụng máy MRI scanner để nhìn thấy bộ não hoạt động như thế nào. MRI chụp được bức hình của bộ não rất đẹp, với nhiều chi tiết dễ nhìn thấy. fMRI đại loại như một cuốn phim – nó chụp các bức ảnh đặc biệt của dòng máu vào não. Những phần nào hoạt động mạnh nhất sẽ có sự lưu thông nhiều nhất, vì vậy chúng tôi chụp các bức ảnh của một người đang thiền tịnh và nghỉ ngơi, và rồi sử dụng máy vi tính để xác định nơi nào trong bộ não có máu lưu thông nhiều nhất trong suốt thời gian thiền tịnh so với lúc nghỉ ngơi. “ Tiến sĩ Lazar giải thích rằng MRI scanner đại loại giống như X-ray, nhưng nó cho phép chúng ta chụp ảnh của bộ não.

Theo Lazar, không giống như các thầy tu Tây Tạng, những người mà dành cuộc đời của họ để luyện tập thiền tịnh, những người tu luyện thiền tịnh tại Hoa Kỳ thường ngồi thiền khoảng chỉ từ 20 đến 60 phút mỗi ngày và phối hợp sự tập luyện của họ vào trong công việc hằng ngày liên quan đến nghề nghiệp, gia đình, bạn bè, và những sở thích khác. Thêm vào đó, nhiều học viên thiền tịnh người Mỹ xem thiền tịnh là một nguồn làm giảm căng thẳng, là bài tập tinh thần, và không cần thiết phải phối hợp với các nhân tố tôn giáo truyền thống của đông phương vào sự tập luyện của họ.

Lazar và các bạn đồng nghiệp đã so sánh não bộ của 20 người thiền tịnh kiểu tây phương với 15 người không có kinh nghiệm và thiền tịnh hoặc yoga. Những người thiền tịnh là học viên Phật giáo. Tất cả những người tham dự trong cuộc nghiên cứu được đặt nhẹ trong máy MRI scanner nơi các bức ảnh chi tiết được chụp về cấu trúc của não bộ của họ.

Lazar nói rằng “Chúng tôi đã phát hiện rằng những khu vực liên quan đến việc việc tập trung và việc phân giải các cảm quan của những người thiền tịnh thì dày hơn so với những người không thiền tịnh. Và, một trong những khu vực này, thì sự khác nhau về độ dày có thể được biết đến trong những chủ đề trước đây, mà đã đưa ra rằng sự luyện tập thiền tịnh đều đặn có thể làm giảm sự mỏng dần đi của bộ não. ” Khu vực này là một lớp ngoài của vỏ não, mà được biết có liên quan đến những tiến trình phân tích cảm quan và nhận thức.

”Mặc dù nhiều sự nghiên cứu kiểm định độ dày vỏ não đã chỉ ra rằng sự già đi và bệnh tật là nguồn gốc của việc làm mỏng đi vỏ não, ” Lazar nói. “Những sự tìm thấy của chúng tôi đưa ra rằng luyện tập thiền tịnh có thể làm tăng những sự thay đổi của vỏ não ở người lớn trong những khu vực quan trọng cho việc phân giải sự nhận thức, cảm quan và sự vui sướng. ”

Theo Lazar, điều này có thể thấy rằng những người mà tự nhiên có vỏ nào dày trong những khu vực phân giải sự nhận thức và cảm quan thì thường luyện tập thiền tịnh. Tuy nhiên, sự dày lên của vỏ não tương đồng với những hoạt động nhất định mà các học viên thiền tịnh liên tục tập luyện qua một thời gian. Thêm vào đó, sự làm dày của võ não tương đồng với lượng thời gian thiền tịnh của một đời người.

Các nhà khoa học nói rằng không nên ngạc nhiên về sự thiền tịnh có thể thay đổi sinh lý học của bộ não. Các nhà âm nhạc, nhà ngôn ngữ học và vận động viên có lớp não dày hơn trong những khu vực liên quan đến những điểm mạnh và tinh thông của họ. “Điều đó có lý nếu chúng ta sử dụng bộ não chúng ta nhiều, nó sẽ làm nhiều việc, và sẽ có nhiều thứ trong khu vực đó để hỗ trợ gia tăng việc sử dụng, ” Lazar nói.

Tham Khảo:

http://www.news. harvard. edu/gazette/daily/2006/01/23-meditation.html
http://www.buddhistchannel. tv/index.php?id=7, 2517, 0, 0, 1, 0
http://www.sfn.org/index. cfm?pagename=news_111305d
http://www.epochtimes.com/b5/5/11/20/n1126534.htm

Dịch từ:

http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4737



Ngày đăng: 16-08-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.