Sức mạnh của tinh thần (Phần 2)
Tác giả: Bác sĩ Patricia A. Muehsam
Trước giai đoạn lên ngôi của “đế chế” tân dược với hàng loạt những mời chào về khả năng điều chỉnh các trục trặc trên cơ thể chúng ta, thì những nhà trị liệu chính là những thầy thuốc ngộ đạo. Voltaire đã mô tả vai trò của người trị liệu như là những người pha trò giải trí, giúp cho bệnh nhân cảm thấy vui vẻ trong một khoảng thời gian đủ lâu để thiên nhiên có thể chữa lành bệnh tật. Ngài William Osler, người được coi là một trong những người sáng lập nền y học Tây phương tuân theo phép chữa đối chứng, cho rằng điều quan trọng là tìm hiểu về người bệnh nhân đang mang bệnh hơn là về căn bệnh mà họ mắc phải.
Tuy nhiên, y học tuân theo phép chữa đối chứng của phương Tây không thực hiện công việc chữa lành bệnh. Thay vào đó, nó là một hệ thống “chăm” bệnh. Thật tự nhiên là mô hình y học tuân theo phép chữa đối chứng của phương Tây làm cho người ta bị bệnh và nó nuôi bệnh. Thật vậy, phương pháp dùng để chữa trị các căn bệnh mãn tính không mang lại kết quả chữa lành bệnh. Tây dược chỉ đơn thuần là ngăn chặn các triệu chứng, can thiệp vào cơ chế chữa bệnh tự nhiên của các cấu trúc hữu cơ trong cơ thể con người. Những người không tin nhưng ủng hộ mô hình y học tự nhiên của chúng tôi, coi phương pháp chữa trị không thể lý giải này thuộc phạm trù liệu pháp làm yên lòng người bệnh hoặc có lẽ do một tác nhân nào đó mà chẩn đoán ban đầu không chính xác. Trong thực tế, họ đã bỏ qua “người thầy” chữa bệnh đầy uy lực, đó chính là trạng thái tinh thần, chủ ý mong muốn và ý thức.
Tất cả những khái niệm cổ xưa, từng bị mai một đi, đang trỗi dậy cùng với sự gia tăng số lượng bệnh nhân luôn bất hạnh trước bệnh tật và các nhà khoa học tìm kiếm sự thật. Các nhà khoa học này là những dược sĩ, những nhà nghiên cứu chất độc qua thực nghiệm và những nhà nghiên cứu về miễn dịch học đang tiến hành các thí nghiệm sử dụng liều thấp để chứng minh tính xác thực của hiện tượng vi lượng đồng cân. Họ cũng chính là những nhà vật lý và kỹ sư được nói đến trong bài trước. Họ là những nhà cận tâm lý học và nhà nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý lên hệ miễn dịch đang dâng trọn niềm tin cho khái niệm: ý thức ảnh hưởng vật chất và ý thức ảnh hưởng thân xác con người. Họ là những nhà trị liệu và nhà nghiên cứu cởi mở, đang tiến hành nghiên cứu về sức mạnh của lời cầu nguyện và các hiện tượng chữa lành bệnh.
Một số ví dụ về sự ảnh hưởng của tinh thần tới sức khỏe của chúng ta như sau: ý nghĩ tích cực làm giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường, làm giảm các cơn hen, giảm các triệu chứng viêm kết tràng và cải thiện chức năng miễn dịch ở các bệnh nhân bị nhiễm HIV [1,2]. Không chỉ có những suy nghĩ của chúng ta có thể ảnh hưởng đến bản thân, mà cũng có thể ảnh hưởng đến người khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả lâm sàng của việc cầu nguyện, đáng chú ý là ảnh hưởng tích cực của việc cầu nguyện tới các bệnh nhân thuộc khoa điều trị chứng tắc nghẽn động mạch vành [3].
Theo sự hiểu biết của người xưa và khoa học hiện đại thì bên cạnh các khái niệm về mối liên hệ giữa tinh thần và thể xác là sự tồn tại của một dạng thực thể “nguồn” không thể mô tả, một dạng năng lượng, và sự liên kết – mà có thể bao trùm tất cả đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ chúng ta. Các tập quán chữa bệnh cổ truyền trên khắp địa cầu đều dựa vào “nguồn” này làm thể tiếp dẫn để chữa bệnh.
Khi chúng ta có thể thỏa thích say mê công nhận trí tuệ này của người cổ đại, và cũng đồng thời được khích lệ rằng nền y học bên lề và y học bổ sung ủng hộ các ý tưởng về tâm-thân, thì có nghĩa chúng ta vẫn chưa nắm bắt được phần cốt lõi. Cho đến khi nào chúng ta có thể nhận ra tâm thức con người có khả năng vượt trội hơn các phân tử cũng như tân dược, và có thể áp dụng khái niệm này để chữa lành bệnh tật trên cơ thể, lúc đó chúng ta sẽ có thể nhận biết đầy đủ rằng năng lực chữa bệnh tiềm ẩn nằm trong chính mỗi chúng ta.
Trong phần 3 và 4, chúng ta sẽ thảo luận phương pháp sử dụng hiệu quả sức mạnh của tinh thần trong việc chữa bệnh và thậm chí tác động đến các hoàn cảnh trong cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
1. Talbot, M. Phương thuốc giả dược, Tạp chí The New York Times; 09/01/2000:http://www.nytimes.com/library/magazine/home/20000109mag-talbot7.html.
2. Antoni, MH. Tác nhân tâm lý xã hội gây stress và các hành vi tương tác của bệnh nhân đồng tính nam nhiễm HIV Int. Rev Psychiatry: 1991; 3:383-399.
3. Astin, JA, Harkness E., Ernst E. Hiệu quả của “chữa bệnh từ xa”: xem xét có hệ thống của các thử nghiệm ngẫu nhiên. Ann Intern Med 2000; 132:903-909.
(Theo The Epoch Times)
Ngày đăng: 06-12-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.