Tác giả: Thuần Nguyên
[ChanhKien.org]
Năm 2025, Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đã có chuyến lưu diễn toàn cầu, những người tu luyện lại có may mắn được tắm mình trong Pháp quang. Trong đó, vở vũ kịch “Chính Giác” mang nội hàm rất rộng lớn, sau khi xem đã khiến người ta chấn động sâu sắc, dư âm kéo dài mãi không dứt.
Nhân vật chính trong vở vũ kịch là một vị tướng quân đã công thành danh toại, nhưng xung quanh ông lại là xác người nằm la liệt. Cuối cùng ông cũng nhận ra rằng, đằng sau thành công của mình là cái chết và khổ nạn của vô số sinh linh. Sự thiện lương vốn có trong bản tính sinh mệnh của vị tướng quân khiến lương tâm ông bị giày vò, thậm chí không muốn sống nữa. Cảnh tượng này đã triển hiện rằng tất cả những người phàm nơi nhân gian không tìm được ý nghĩa cuộc sống, cả đời nỗ lực tranh đấu, cuối cùng cũng nhận ra rằng, ngoài việc tạo nghiệp vô số, thì cuộc đời thực sự chẳng có ý nghĩa gì cả.
Lúc này, một vị sư phụ của Phật gia đã dẫn dắt ông bước vào chùa để tu luyện Phật Pháp, và yêu cầu ông cùng ba vị hòa thượng khác nhập định, tọa thiền trong bảy ngày. Trong quá trình ngồi thiền, trước tiên có ba vị hòa thượng khác đến quấy phá, cười đùa ồn ào, không cho họ nhập định. May mắn là bốn người đều không bị lay động. Cảnh tượng này khiến người ta thấy được, hòa thượng trong chùa cũng không phải đều đến để tu luyện, cũng có những kẻ đến để phá hoại. Thủ đoạn của Ma vương nhằm phá hoại chính Pháp biến hóa đa đoan, trong đó tà ác và khó phân biệt nhất chính là việc khiến ma tử, ma tôn của mình chuyển sinh thành hòa thượng, rồi trà trộn vào chùa để làm loạn Pháp. Nhưng nếu bốn vị hòa thượng đang tọa thiền ấy chỉ cần nghe lời của sư phụ, làm tốt bài học tu luyện của bản thân, thì có thể phá tan những can nhiễu như vậy. Tương tự, trong hàng ngũ tu luyện Đại Pháp, không phải ai cũng đều đến để tu luyện. Người tu luyện chỉ có thể lấy Pháp làm Thầy, kiên định chiểu theo những lý giải của bản thân đối với Pháp mà giữ vững tâm tính, như vậy mới không bị những “đồng môn giả” làm nhiễu loạn, khiến con đường tu luyện của mình bị phá hoại.
Tiếp theo, điều thử thách bốn vị hòa thượng là tượng Bồ Tát trên bàn thờ Phật. Bà hóa thân thành một người phụ nữ xinh đẹp dịu dàng, mang theo một giỏ giày tăng đến cúng dường làm công đức. Vị hòa thượng đầu tiên nhìn thấy người phụ nữ, rõ ràng điều đầu tiên động đến là tâm sắc dục. Đứng trước khảo nghiệm, ông ta nhanh chóng thất bại, ngượng ngùng để người phụ nữ xỏ giày cho mình, rồi kể với vị hòa thượng thứ hai về sự thoải mái của đôi giày mới. Thế là vị hòa thượng thứ hai cũng mất đi lực đề kháng, có lẽ do tò mò nên cũng nhận lấy đôi giày của người phụ nữ. Vị hòa thượng thứ ba thấy hành động của các bạn đồng tu thì trong lòng luôn muốn bài xích, nhưng không chịu nổi sự khuyên nhủ nhiệt tình của hai vị đồng môn, dưới sự lôi kéo bởi tình đồng tu, cuối cùng cũng quên đi lời dạy của sư phụ, chủ động chọn cách tự mình xỏ giày. Chỉ có vị hòa thượng xuất thân là tướng quân trước sau không hề lay động, đối với những gì xảy ra trước mắt thì nhìn như không thấy, nghe mà chẳng theo, chuyên chú nhập định đả tọa, trở thành người tu luyện duy nhất giữ vững được tâm tính, bình an vượt qua khảo nghiệm.
Cụm từ “穿鞋” (chuān xié – đi giày) đồng âm với “傳邪” (chuán xié – truyền tà). Những người tu luyện Đại Pháp khi đối diện với Pháp nạn kéo dài hơn 20 năm qua, từ các loại lý luận tà thuyết trong các trại lao động thời kì đầu, cho đến vô số những kinh văn giả lan tràn khắp Trung Quốc đại lục liên tục trong nhiều năm, rồi đến những tin đồn vu khống lan truyền trong môi trường tu luyện ở hải ngoại ngày nay nhằm công kích Shen Yun, công kích các hạng mục Chính Pháp, thực ra đều là những khảo nghiệm “truyền tà” với muôn hình vạn trạng nhưng không rời khỏi bản chất của nó. Chữ “邪” (xié – tà) được cấu thành bởi chữ “牙” (yá – răng) và “耳” (ěr – tai), ý chỉ việc nói năng bừa bãi, loan truyền những chuyện loạn bát nháo bất lợi cho việc tu luyện Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Khi những lời ấy lọt vào trong tai rồi chạy vào trong tâm thì lập tức trúng tà. Những người đã từng trải qua đều có thể cảm nhận sâu sắc điều này. Người trúng tà lập tức giống như biến thành một người khác, từ vẻ mặt, biểu cảm, ngữ khí đến tâm thái đều thay đổi, khiến những người thân cận nhất bên cạnh họ cũng cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Mà chúng ta chỉ cần có một chút hiểu biết về văn hóa truyền thống Trung Hoa sẽ hiểu rằng, truyền tà, tin tà thì lập tức sẽ chiêu mời thế lực tà ác và phụ thể, sự hắc hóa về thân thể và tư tưởng chỉ là quá trình diễn ra trong nháy mắt. Tin rằng những người đã trải qua quá trình “chuyển hóa” và bị “chuyển hóa” trong các trại lao động sẽ nhớ mãi không quên được lực sát thương to lớn của “truyền tà”.
Vậy thì, hiện tại có bao nhiêu người tu luyện Đại Pháp tại hải ngoại đang ở nơi trung tâm của Pháp nạn, có thể vượt qua được cửa ải này? Rất nhiều người năm xưa trong các trại lao động đã tin tà, truyền tà, phản bội người tu luyện Đại Pháp đã đến hải ngoại. Mặc dù Sư phụ từ bi vô hạn, đã cho phép họ viết nghiêm chính thanh minh là có thể quay trở lại tu luyện từ đầu, nhưng cựu thế lực sẽ gia tăng độ khó để những người như vậy vượt quan. Đáng tiếc là rất nhiều người đã không thực sự tìm ra căn nguyên năm xưa mình phản bội Sư phụ, rốt cuộc là xuất phát từ tâm hữu cầu chưa được thỏa mãn khi bước vào tu luyện, hay là vì không tin Thần mà sinh ra tâm sợ hãi, hay là tâm lý a dua xảo quyệt, hoặc là tâm đố kỵ, không vừa ý với những người kiên định tu luyện, v.v. Những tâm này sẽ không tự động biến mất khi đến hải ngoại. Hiện tại, những người này đã trở thành lực lượng chủ yếu “truyền tà”, đóng vai trò phá hoại môi trường tu luyện từ bên trong và công kích các hạng mục Chính Pháp. Những người như vậy giống như ba vị hòa thượng đã xỏ giày trong vở vũ kịch, chính họ đã lựa chọn từ bỏ tu luyện trong quá trình vượt quan. Mặc dù hôm nay vẫn mặc trang phục của người tu luyện, nhưng thực ra họ không khác gì so với người thường. Sau khi bị thế lực tà ác lợi dụng xong, rất có thể họ sẽ đánh mất cơ duyên tu luyện Chính Pháp mà họ đã chờ đợi hàng ức vạn năm.
Trong vở vũ kịch, người xỏ giày cho các hòa thượng là hóa thân của Bồ Tát. Trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, những người khảo nghiệm tâm sắc dục là Lão Tử và Phật A Di Đà. Điều này cho thấy Thần nhất định phải khảo nghiệm xem đạo tâm của người tu luyện có thuần tịnh và kiên định hay không. Vì vậy, sự mê hoặc của việc “truyền tà” tuyệt đối không dễ dàng nhận ra và vượt qua. Bất kỳ nhân tâm nào cũng có thể bị phơi bày và lợi dụng hoàn toàn như trong trại lao động. Tại sao những người bị khảo nghiệm này lại quan tâm đến sự tu luyện của người khác, bị lay động bởi những gì người khác làm? Tại sao họ lại hưng phấn khi nghe những lời phỉ báng đồng tu? Tại sao trong lòng họ lại mong đợi những điều không tốt xảy ra với đồng tu? Những tâm thái này cách tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn xa biết nhường nào.
Trong vở vũ kịch, chỉ có vị tướng quân thực sự muốn tìm kiếm chân tướng của sinh mệnh, dùng sinh mệnh để thực hành chân lý là không bị hại bởi “truyền tà”. Sau đó, ông còn vượt qua những khảo nghiệm về tình thân, danh lợi, sinh tử, tất cả cũng do Bồ Tát an bài, mới được Phật gia trì tu xuất ra các Phật thể và Phật vị trong tầng tầng các không gian khác nhau của mình, cuối cùng bay lên trong tiếng nhạc tiên và sự nghênh đón của các thiên nữ. Còn những nhà sư do các loại tâm khác nhau dẫn đến “truyền tà” thì chỉ có thể ở lại nhân gian ngước nhìn trời than thở.
Năm 2025 là một năm đặc biệt như vậy, Sư phụ vào thời khắc này đã mang vở vũ kịch “Chính Giác” thể hiện cho những người tu luyện. Tôi thể hội được rằng đó là để mỗi người chúng ta nhìn lại tâm mình, trong đoàn thể tu luyện này, rốt cuộc là thuộc về tình huống nào? Kỳ thực, Sư phụ từ bi vô hạn, ma cũng là sinh mệnh mà Sư phụ có biện pháp cứu độ. Ba vị hòa thượng gây rối đương nhiên cũng có cơ duyên tu luyện chân chính, và việc Bồ Tát dùng phương pháp “truyền tà” để khảo nghiệm các hòa thượng, cũng là có bổn ý để thành tựu họ. Sự khảo nghiệm đối với người tu luyện chân chính chắc chắn là ở mọi phương diện, cửa ải nào cũng không được thiếu. Nhưng trong bảy vị hòa thượng, cuối cùng chỉ có một người viên mãn, không phải là Phật không có năng lực độ người viên mãn, mà là trong thực tế, phần lớn các hòa thượng không buông bỏ được nhân tâm.
Thật lòng hy vọng các đồng tu sau khi xem xong vở kịch “Chính Giác” sẽ dùng thiện tâm chúc phúc cho mỗi đồng tu đều có thể gặp được cơ duyên tu luyện tốt nhất trong Chính Pháp, thành tựu tương lai tươi đẹp của bản thân!
Những điều trên chỉ là một vài thể hội cá nhân sau khi xem vở vũ kịch Shen Yun – “Chính Giác”. Vở kịch còn có nhiều nội hàm sâu sắc hơn đang khải ngộ cho người tu luyện, vạch rõ chân tướng đằng sau những sự việc sẽ xảy ra ở nhân gian trong tương lai. Tôi viết ra chỉ để giao lưu, nếu có chỗ nào không đúng mong đồng tu từ bi chỉ rõ.