Thành ngữ trong tu luyện và tu luyện trong thành ngữ
Tác giả: Cổ Đạo
[Chanhkien.org] Có nhiều thành ngữ Trung Quốc có nội hàm của sự tu luyện. Sau đây là một ví dụ:
Giấc mộng hạt kê vàng – miêu tả một giấc mộng ngắn ngủi về sự giàu sang phú quý.
Đời Nhà Đường có người tên là Lư Sinh, hôm nọ anh ta đến một quán trọ ở Thành Hàm Đan để gặp một Đạo sỹ tên là Lữ Ông. Lư Sinh than phiền với Lữ Ông về sự nghèo khó và không thể nào đạt được mong muốn của mình. Lữ Ông lấy ra một cái gối và nói rằng Lư Sinh có thể đạt được giấc mơ của mình về sự giàu sang và phú quý nếu anh ta ngủ trên cái gối đó. Lư Sinh nằm xuống trên cái gối. Một chốc, người chủ quán trọ liền đi đặt cái chảo trên bếp lò và rang một ít hạt kê. Lư Sinh liền có một giấc mơ nơi mà anh sống trọn cuộc đời của mình. Trong giấc mơ, anh ta thi đỗ kỳ thi của triều đình và trở thành quan ngự phẩm trong triều. Anh ta sống như thế cho đến hết đời. Khi anh ta thức dậy, anh ta nhận ra rằng giấc mơ của mình thật là ngắn ngủi đến mức những hạt kê được rang chưa vàng.
Ý nghĩa chủ yếu của câu chuyện là để khuyên và nhắc nhở con người, đặc biệt là những người tu luyện, đừng nên dính mắc với những hào hoa của cuộc đời. Thành ngữ đó ngày nay mang ý nghĩa là trải qua một giấc mơ không có thực. Ý nghĩa hiện tại đã hoàn toàn khác xa ý nghĩa nguồn gốc của nó.
Một câu chuyện khác cũng nói về điều tương tự. Nhà Đường, có cuốn sách là “Nam Kha Thái thú truyện” (Truyện về Thái thú Nam Kha) có ghi chép một câu chuyện. Một học trò tên là Thuần Vu Phần nằm mộng thấy mình đi đến một nơi gọi là Hoài An. Rồi anh ta cưới được quận chúa của quan Huyện, rồi anh ta làm quan và trở thành phú quý vinh hoa. Anh ta không biết rằng đó chỉ là một giấc mơ cho đến khi anh ta tỉnh dậy và nhận ra rằng Hoài An chỉ là một cái tổ kiến trên cây bồ kết trong vườn nhà mình.
Trong Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ chín, mục “Ý niệm”, giảng rằng: “Có một loại giấc mộng có quan hệ trực tiếp với chư vị, với loại giấc mộng này chúng ta không thể gọi đó là giấc mộng được. Chủ ý thức của chư vị, nó cũng chính là chủ nguyên thần, ở trong giấc mộng mộng thấy gặp thân quyến; hoặc cảm thấy một sự việc hết sức xác thực; đã thấy gì đó hoặc thực hiện việc nào đó. Ấy chính là chủ nguyên thần của chư vị thật sự ở một không gian khác đã thực thi một việc nào đó, gặp một chuyện gì đó, cũng thực thi rồi, ý thức rõ ràng, chân thực; sự việc kia thực sự có tồn tại, chẳng qua [nó] ở trong một không gian vật chất khác, thực thi tại một thời-không khác. Liệu chư vị có thể gọi đó là giấc mộng được không? Không được. Thân thể của chư vị ở phía bên này đúng là đang nằm ngủ tại nơi đây, nên cũng đành gọi nó là giấc mộng vậy; chỉ có loại giấc mộng ấy là có quan hệ trực tiếp với chư vị.”
Trong câu chuyện thứ nhất, sau khi Lư Sinh tỉnh mộng, cảnh tượng mà anh ta nhìn thấy mọi thứ vẫn y nguyên như trước và mọi việc chỉ là một giấc mơ. Lúc đó, Lữ Ông đạo sỹ giảng cho anh ta rằng khi người ta dính mắc vào Danh, Lợi và Tình của thế giới loài người, đó cũng như là đang ở trong giấc mộng vậy. Lư Sinh cảm động và trở nên sáng tỏ. Thật là một điều khoan khoái và tốt đẹp đối với Lữ Ông đạo sỹ khi thấy Lư Sinh có thức giác tốt như thế.
Lư Sinh cảm tạ Lữ Ông và nói, “Vinh hay là Nhục, được hay là mất, sinh hay là tử, bây giờ tôi đã hiểu rõ rồi. Lữ Ông đạo sỹ dùng giấc mộng như là một phương pháp để giảng Đạo. Bây giờ tôi đã biết làm gì trong tương lai. ”Rồi Lư Sinh cúi đầu chào Lữ Ông và ra về. Từ đó đánh dấu một cái mốc quan trọng trong sự tu luyện của anh ta.
Cuối cùng, xin cho tôi chia sẻ thêm một hiểu biết nhỏ của cá nhân. Giáo huấn các đệ tử thông qua hình thức giấc mộng là một trong những phương pháp mà các Sư Phụ Phật giáo và Sư Phụ Đạo giáo thường dùng để thức tỉnh và khuyên dạy các đệ tử của họ dựa trên những hoàn cảnh cá nhân cụ thể.
Sư Phụ của chúng ta sử dụng nhiều phương pháp để điểm ngộ cho học viên và giáo huấn đệ tử, không chỉ có hình thức giấc mộng. Người tu luyện không nên dính mắc và bị ràng buộc bởi những giấc mơ mà họ có, vì nó có thể dẫn đi sai đường.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/9/10/39915.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4285
Ngày đăng: 29-01-2007
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.