Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân”



Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Câu chuyện

Thời Đông Hán, có một vị tướng quân rất nổi danh, tên là Ban Siêu, từ nhỏ rất chuyên tâm, lòng đầy nhiệt huyết hy vọng vào tương lai. Nhưng bởi gia cảnh nghèo khó nên làm quan sao chép sách sử kiếm chút tiền lương ít ỏi, lấy đó để nuôi dưỡng mẹ. Có một ngày đang sao chép tài liệu, viết viết, đột nhiên cảm thấy buồn phiền, anh ta liền dừng công việc, đứng lên, ném bút qua một bên, thở dài nói: “Đại trượng phu nên làm theo Phó Giới Tử, Trương Khiên vậy, trên chiến trường lập nhiều công lao, làm sao có thể ở chỗ này làm công việc sao chép nhỏ nhặt lãng phí thời gian như vậy?” Về sau câu chuyện này hình thành câu thành ngữ “Vứt bút tòng quân” (“Đầu bút tòng nhung”), dùng để chỉ việc vứt bỏ văn tòng quân, bảo vệ quốc gia.

Thảo luận

1- Bạn có cảm thấy chí nguyện của Ban Siêu có thể khiến người khác làm theo không? Lúc quốc gia lâm nạn, phải chăng mọi người nên tận sức mình. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn nhé!

2- Ngoại trừ Ban Siêu, trong lịch sử bạn có biết vị anh hùng nào phó thân mình tận sức đền đáp quốc gia không?

Luyện tập đặt câu

Ví dụ: Khi quốc gia lâm nạn, đại trượng phu tự nhiên phải vứt bút tòng quân, vì quốc gia mà cống hiến.

Câu đố kỳ này

Hãy ghép các câu thành ngữ sau đây cho đúng tên nhân vật liên quan:

“Vứt bút tòng quân” (“Đầu bút tòng nhung”)  Lận Tương Như
“Của về chủ cũ” (“Hoàn bích quy Triệu”) Ban Siêu
“Chỉ hươu bảo ngựa” (“Chỉ lộc vi mã”)  Triệu Cao
“Bỏ dở nửa chừng” (“Bán đồ nhi phế”) Nhạc Dương
“Nếm mật nằm gai” (“Ngọa tân thường đảm”) Câu Tiễn

Tham khảo đáp án:

“Vứt bút tòng quân” ——– Ban Siêu
“Của về chủ cũ” ——– Lận Tương Như
“Chỉ hươu bảo ngựa” ——– Triệu Cao
“Bỏ dở nửa chừng” ——– Nhạc Dương
“Nếm mật nằm gai” ——– Câu Tiễn

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/56470



Ngày đăng: 19-12-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.