Câu chuyện Thần tiên: Mang tâm hữu cầu, không thể đắc tiên thuật
Tác giả: Đức Huệ
[ChanhKien.org]
Thời nhà Minh, tại huyện Cối Kê, chính là quận Việt Thành, thành phố Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang ngày nay, có một thư sinh họ Mao, ở đây người viết không nêu tên ông ấy, chúng ta gọi ông ấy là “Mao Mỗ” (một người họ Mao) vậy. Trong những năm Thành Hóa, Hoằng Trị (năm 1465 đến 1505), Mao Mỗ đi thi và đỗ đạt cao, từ đó đi trên con đường làm quan. Mao Mỗ lúc bình thường vẫn luôn thích các loại sự vật huyền ảo kỳ diệu, linh dị siêu thường, còn thích đi sâu nghiên cứu các thứ thuật loại như luyện kim, ngay cả sau khi làm quan, ông vẫn thường qua lại với các Đạo sĩ.
Khi ông làm quan án sát (quan tra xét các vụ án) ở Quảng Đông, có một lần ngẫu nhiên xem xét các văn thư cũ ở trong nơi làm việc, thì ông phát hiện thấy một văn bản liên quan đến một thuật sĩ: buộc tội vị thuật sĩ này khi luyện đan dược thì bị bùng lửa, gây tai họa cho cư dân xung quanh, do vậy thuật sĩ này bị kết án tử hình. Nhưng Mao Mỗ tinh thông luật pháp, thấy được trong đó có nỗi oan: người điều tra vụ án đã cưỡng chế thêu dệt tội danh để vu tội cho vị thuật sĩ này, có nghĩa là vị thuật sĩ hoàn toàn bị oan, bị lợi dụng làm con dê thế tội. Tử tội thời nhà Minh phân thành “chân phạm tử tội” và “tạp phạm tử tội”. Chân phạm tử tội thì không đợi chút nào hết, sau khi Bộ hình phúc thẩm án tử hình, thì lập tức trảm, hoặc treo cổ; “tạp phạm tử tội” tuy cũng là tội chết, nhưng vẫn có thể kéo dài hoãn tới sau mùa thu mới thi hành án, hoặc hoàn toàn không phải chịu tử hình, đổi thành tù chung thân và chịu lao dịch, công dịch v.v. để thay thế, vị thuật sĩ kia chính là tình huống này. Từ văn bản có thể thấy, vị thuật sĩ đã bị giam tới 20 năm rồi.
Mao Mỗ lập tức điều tra, thì biết vị thuật sĩ này vẫn đang bị giam trong ngục. Ông liền ra lệnh cho người dẫn thuật sĩ tới, rồi nói chuyện, những gì thuật sĩ nói đều là những chuyện Mao Mỗ thích nghe, thế là lập tức cho phá bỏ gông xiềng, phong làm thượng binh, mời vào sống trong phủ quan, nha môn. Sau khi vị thuật sĩ này vào trong phủ, thì lấy từ tay áo ra một cái bút mảnh, rồi vẽ một cái thuyền nhỏ lên tường, trên thuyền có một người đang dương buồm. Mọi người nhìn vào đó thì đều không hiểu ý là gì. Mao Mỗ dần dần hiểu hơn về vị thuật sĩ này, phát hiện ra rằng trong 20 năm ông bị giam, thì sắc mặt không hề có dấu hiệu lão hoá, nên lại càng nhận định chắc chắn hơn rằng ông là một vị cao nhân. Thế là, Mao Mỗ lại càng lễ phép cung kính hơn, cứ thi thoảng lại khấu bái xin hỏi về phép trường sinh, Đạo tu hành của Đạo gia. Còn những lời mà vị thuật sĩ nói, nếu không phải là miêu tả ngọc thanh tiên cảnh, thì cũng là về hải ngoại tiên sơn mà bậc Chân nhân ở, nói một cách sống động chân thực, như thể ông đã từng đích thân ngao du qua những nơi đó vậy.
Có một lần, vị thuật sĩ lấy từ trong áo ra một túi thuốc nhỏ đưa cho Mao Mỗ, ông dùng một chiếc bình đựng một ít thuỷ ngân, bỏ vào đó một ít bột thuốc, dùng lửa để đốt luyện một thời gian ngắn, sau đó mở bình đựng ra xem, thì thuỷ ngân đã biến thành khối bạc rồi. Mao Mỗ nhìn thấy những điều này thì lại còn vui mừng hơn, và hỏi vị thuật sĩ kia về phép màu để luyện ra vàng bạc đó, nhưng thuật sĩ không bảo cho ông ấy, còn nói: “Ngài không có cốt tiên”, ý tứ tức là ông ấy không có thiên chất để học đạo thuật.
Có một lần Mao Mỗ cứ gặng hỏi tới lui về tiên thuật, vị thuật sĩ thở dài, rồi đến bên bức tường có hoạ con thuyền ở trong phủ, nói lớn với con thuyền trong bức hoạ: “Khởi hành, khởi hành”, sau đó nhún người nhảy vào trong bức tường, đi vào trong bức hoạ. Mao Mỗ tròn mắt nhìn, thuật sĩ đã đứng ở đầu thuyền, chiếc thuyền nhỏ đúng là đang “dương buồm mà đi”, từ trên bức tường truyền ra âm thanh ào ạt của tiếng sóng, chiếc thuyền trong bức hoạ ngày càng nhỏ, dần dần chỉ thấy một góc buồm, tiếp đó ngay cả cái góc nhỏ đó cũng dần dần ẩn đi biến mất, mặt tường khôi phục về trạng thái ban đầu.
Vài ngày sau, có một sai dịch từ Nam Xương đi công vụ trở về, báo cáo rằng nhìn thấy vị thuật sĩ ấy ở Đằng Vương Các, thuật sĩ có một câu nhờ chuyển đến Mao Mỗ: “Làm quan vậy đã đủ, có thể hồi hương rồi”. Sau khi việc này truyền ra, có người nói: “Thuật sĩ có Thần thông, vì sao lại vẫn phải ngồi trong lao ngục 20 năm?” Có người đáp: “Đại khái là thuật sĩ muốn lưu lại một Thần tích ở nhân gian nên mới làm vậy.” Mà lúc đó thì Mao Mỗ đã buồn rầu ủ rũ, trạng thái như thể là đã phát cuồng, chỉ hối hận rằng đã không phục vụ vị thuật sĩ một cách chu đáo hơn nữa, thế là ông giải oan cho thuật sĩ, rồi cũng không còn tâm trạng làm quan nữa, từ quan về quê. Sau khi về quê, ông dùng gói thuốc bột mà vị thuật sĩ lưu lại, luyện thuỷ ngân thành bạc, gia sản tăng gấp nhiều lần. Sau khi dùng hết, thì thu nhập giảm hẳn, rồi ưu uất mắc bệnh mà chết.
Câu chuyện này ban đầu thì thấy như một câu chuyện về Thần tích, nhưng nghĩ kỹ lại về việc vì sao thuật sĩ không truyền lại tiên thuật cho Mao Mỗ, thì ngoài việc “không có cốt tiên” ra, còn có một điểm, chính là Mao Mỗ dụng tâm không chính. Mao Mỗ làm vị quan chủ quản một phương, thì khi phát hiện án oan, điều đầu tiên ông cần làm chính là phải giải oan trả lại danh dự cho người bị oan. Nhưng Mao Mỗ không làm vậy, mà là lợi dụng quyền lợi tư tâm, đầu tiên cho dẫn thuật sĩ tới, thấy thuật sĩ nói toàn những việc mà ông thích thú, thì mới phá bỏ gông xiềng, mời vị ấy vào trong phủ để hỏi tiên thuật, nhưng vẫn chưa nói đến chuyện giải oan, trả lại sự trong sạch cho ông, rửa sạch nỗi oan. Mãi cho đến cuối cùng khi thuật sĩ dùng thần thông đi mất, thì ông mới hối hận, giải oan cho người ta. Nghĩ kỹ lại, thì việc dụng tâm của ông như thế có thể là do thói quen trao đổi lợi ích trong quan trường: ông cho tôi tiên thuật, tôi giải oan cho ông; dùng cái đó làm điều kiện, thậm chí là để uy hiếp; hoặc là mang tâm thái nuôi môn khách, muốn thuật sĩ trở thành người để ông ta dùng. Sau khi ông ta từ quan, thì lại dùng thuốc bột mà thuật sĩ cho để luyện ra bạc trắng, cũng là để mua gia sản cho bản thân, có thể thấy ông ta căn bản chính là một người tự tư tham cầu tiền tài. Cuối cùng thuật sĩ cũng có một câu nhận xét: “làm quan cũng đã đủ, có thể về quê rồi”.
Vị thuật sĩ sở dĩ ở trong lao tù 20 năm có thể là quả thực có ý lưu lại Thần tích, nhưng cũng có thể là để đợi và khảo nghiệm người có duyên, cuối cùng phát hiện thấy Mao Mỗ tâm không chính, tư tâm và tâm hữu cầu quá nặng nên ông mới rời đi. Nói tới đây, tôi nói xin nói một chút thể ngộ về thái độ người tu hành trong việc đối đãi với Sư phụ và Pháp. Thái độ của người tu hành đối với Sư phụ và Pháp nhất định phải là chí thành chí kính, là tín ngưỡng (tin tưởng, ngưỡng vọng), duy hộ và tin theo một cách tuyệt đối vô điều kiện, là khi Sư phụ nói sao thì bản thân mình phụng theo thi hành như vậy, là cống hiến một cách vô tư, vô điều kiện, không luyến tiếc đối với Sư phụ và Pháp, là tồn tại vì Sư vì Pháp; chứ không phải như Mao Mỗ, hữu cầu, có điều kiện, vì bản thân mình.
Năm đó Mao Mỗ cầu tiên cầu thuật mà không được, từ một góc độ khác có thể thấy được độ khó của việc tu luyện đắc Pháp. Trước đây con người đắc Pháp quả thực khó, nhưng hiện nay trên thế gian đúng lúc đang có Đại Pháp tu luyện đang hồng truyền. Pháp Luân Công đang hồng truyền thế giới ngày nay chính là Đại Pháp tu luyện của Phật gia, dựa vào hình thức khí công để truyền xuất ra, là Đại Pháp chính đạo nghìn năm khó gặp. Sau khi bạn thực sự đắc Pháp, thì từ trong đó bạn sẽ biết được, ngộ được rất nhiều rất nhiều điều mà trước đây giới tu luyện vẫn luôn coi là thiên cơ. Hy vọng hôm nay những người có duyên, và mong muốn tu luyện, đều không bỏ lỡ cơ duyên đắc Pháp.
Nguồn tư liệu: Quái Viên Chí Dị
Ngày đăng: 04-09-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.