Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (8): Quách Cự mai táng con



Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Quách Cự triều Hán, gia cảnh rất bần cùng, ông có ba người huynh đệ; phụ thân ông sau khi qua đời để lại một ít gia sản, Quách Cự đều phân chia cho các anh em khác, rồi đón mẫu thân về nhà mình chăm sóc phụng dưỡng, sinh sống cần cù và tiết kiệm.

Sau này trong nhà có thêm đứa con nhỏ, cuộc sống càng thêm khó khăn, mẫu thân ông cứ luôn đem thức ăn ngon để dành lại cho cháu trai, Quách Cự rất đau lòng nên trong bữa cơm đã để cho đứa trẻ ra ngoài chơi.

Một ngày nọ, đứa trẻ bị chết đuối khi đang chơi đùa bên ngoài. Để không làm mẫu thân đau lòng, Quách Cự dặn đi dặn lại với vợ bất kể thế nào cũng không được để cho mẫu thân được biết, đồng thời nói với vợ: “Chúng ta còn có thể sinh thêm con, còn mẫu thân mất đi thì vĩnh viễn sẽ không thể có lại”. Người vợ không dám làm trái lời chồng, liền nhanh chóng đào hố. Khi đào sâu xuống được ba thước, đột nhiên vang lên một tiếng sấm rất lớn, chấn kinh khiến đứa con trai tỉnh lại, lúc này người vợ nhìn thấy trong hố có một hũ vàng, bên trên được viết mười sáu chữ: “Thiên ban hoàng kim, hiếu tử Quách Cự, quan bất đắc đoạt, dân bất đắc thủ”. (“Trời ban hũ vàng, Quách Cự hiếu thuận, quan không được đoạt, dân không được lấy”).

Hai vợ chồng ông sau khi lấy được vàng, liền mang về nhà dùng để hiếu kính mẫu thân, nuôi nấng con cái.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270061



Ngày đăng: 22-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.