Điển cố Trung Hoa: Thiên thư
Tác giả: Như Chi
[ChanhKien.org]
Từ “thiên thư” xuất phát từ sách “Tống Chân Tông bản kỷ quyển II”, thuộc bộ “Tống Sử”.
Vào ngày Ất Sửu tháng Giêng năm Đại Trung Tường Phù thứ nhất triều vua Tống Chân Tông (năm 1008 SCN), một cuốn sách lụa màu vàng được tìm thấy trên đuôi con cú trên nóc cung điện phía nam Tả Thừa Thiên Môn ở Khai Phong (một tên gọi khác của thành Biện Kinh, kinh đô nhà Bắc Tống). Lính gác cổng vội báo cáo lên trên, quan trên lại trình lên hoàng đế.
Hoàng đế Tống Chân Tông lập tức triệu tập quần thần, trên đại điện cung kính bái nhận, mở cuốn sách lụa ra và gọi đó là thiên thư.
Từ “thiên thư” có nguồn gốc từ câu chuyện trên, ý chỉ quyển sách từ trên trời giáng xuống, cũng có lúc dùng để chỉ chiếu thư của hoàng đế. Người đời sau còn dùng nó như một phép ẩn dụ cho những cuốn sách rất khó đọc hiểu.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/50790
Ngày đăng: 29-11-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.