Câu chuyện y học: Liệu ung thư có thể được chữa trị?



Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Nói về bệnh ung thư làm cho người ta sợ, ví như là hổ dữ đến gần vậy. Từ xưa đến nay, Y học không tìm thấy bất kỳ phương pháp nào có thể chữa khỏi bệnh ung thư hoàn toàn.

Y học hiện đại đã phát hiện thấy rằng các tế bào ung thư khác với tế bào bình thường. Chúng mạnh mẽ và sống lâu hơn trong thân thể người so với các tế bào thông thường.

Phương thức mà Tây Y trị ung thư thường là diệt các tế bào ung thư một cách trực tiếp. Tuy nhiên, các loại thuốc trị liệu được sử dụng không thể phân biệt các tế bào ung thư với những tế bào bình thường. Vì vậy, trong quá trình điều trị, những tế bào bình thường cũng [có thể] vĩnh viễn bị hư hoại. Không khó hiểu khi có nhiều ngưới nói rằng phần lớn những người bị bệnh ung thư bị chết bởi điều trị.

Y học cố truyền Trung Quốc (thảo dược) chủ yếu tập trung vào việc tăng cường các điều kiện cơ bản của cơ thể và giúp duy trì các nhân tố thiết yếu của cơ thể. Nó duy trì một trạng thái hài hòa trong cơ thể và loại trừ các nhân tố xấu mà không làm tổn thương các tế bào bình thường. Nó cũng có thể kéo dài cuộc sống của một người. Tuy nhiên, nó không thể chữa bệnh ung thư hoàn toàn.

Tại sao các tế bào ung thư có sức sống mạnh mẽ như vậy? Các tế bào ung thư bắt nguồn từ đâu? Tại sao các tế bào ung thư biểu hiện một bản tính phá hoại như vậy? Chúng có thể tiêu diệt một cơ thể con người hoàn toàn khỏe mạnh trong một khoảng thời gian ngắn và lấy đi sinh mạng quý báu [một cách] không thương tiếc.

Y học không thể nhìn thấy trạng thái thật sự của sự vật, nếu quan niệm của con người hiện nay không thay đổi. Nếu ai đó có thể nhìn vào các hiện tượng từ góc độ của tôn giáo, nơi mà Nhân quả được quyết định bởi Thiện và Ác, nói chung người ấy có thể nhìn thấy nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

Trong quá khứ, tôi nghe một câu chuyện một người phụ nữ có bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Bác sĩ chẩn đoán rằng cô ấy sẽ sống không hơn hai hoặc ba tuần nữa. Sau đó cô tìm một khí công sư và quỳ lạy dưới chân ông ta để xin cứu mạng mình. Khí công sư nói “Nếu cô muốn sống, cô cần phải chết một vài lần.” Như đã nói, ông buộc người phụ nữ ngồi chéo chân của mình (gọi là “ngồi thế hoa sen”) mà không quan tâm đến việc liệu cô ấy có thể chịu đựng nỗi cơn đau [hay không]. Bất cứ ai mà chưa bao giờ ngồi chéo chân của mình như vậy trước đây có thể không thể chịu được sự đau đớn. Trong thực tế, phụ nữ đó đã vượt qua sau khi thét to lên vì đau đớn. Sau đó, người phụ nữ đã phải ngồi trong tư thế hoa sen hai đến ba giờ mỗi ngày và phải chịu đựng sự thống khổ vì đau đớn. Chỉ cần như vậy, cuộc sống của cô đã được kéo dài qua việc chịu đựng đau khổ trong vài tuần, một vài tháng, và hơn một năm qua. Cô ấy đã kéo dài sinh mệnh của mình quá xa vượt qua 2-3 tuần theo chẩn đoán. Thật không may, cuối cùng là phụ nữ đã đầu hàng việc để chéo chân và chịu đựng đau đớn. Tôi không biết liệu cô ấy có thể chịu đựng được đau đớn nếu cô hiểu được lý do của sự đau đớn. Vì vậy, cô quyết định đối mặt với cái chết của mình. Khí công sư đã dạy cho người phụ nữ làm thế nào để kéo dài cuộc sống của cô, nhưng ông không có khả năng tự mình chịu nhận nghiệp lực của cô.

Trong Kinh Thánh viết, “Người giết người sẽ bị giết.” Trong Phật giáo nói rằng một người không thể tu thành viên mãn trong một đời. Cả hai câu nói về những mối quan hệ của nhân quả. Nói cách khác, bạn không thể không trả nợ nghiệp của bạn, thậm chí nếu bạn là một người tu luyện.

Từ khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã bắt đầu hiểu rằng những gì đã được nói trong tôn giáo có thể được thay đổi. Đây là vì Sư phụ tôn kính của chúng ta chịu đựng những thống khổ cho những đệ tử tu luyện chân chính. Không ai biết được Sư phụ đã chịu đựng [thống khổ] lớn lao như thế nào cho chúng ta.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/12/19/56715.html
http://pureinsight.org/node/5672



Ngày đăng: 24-04-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.