Vài cảm nghĩ sau khi đọc bài báo về nước nóng trị cảm lạnh



Tác giả: Chu Chính

[Chanhkien.org] Một vài ngày trước, tôi có đọc một bài báo trên New York Times (*) thảo luận về các thí nghiệm khoa học mà đã chứng minh rằng người ta có thể chữa trị các triệu chứng cảm lạnh với nước ấm. Bài báo trích dẫn nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học người Anh khi so sánh những ảnh hưởng của việc uống nước ấm với uống nước ở nhiệt độ phòng để giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh. Họ khám phá ra rằng nước ấm ngay lập tức xoa dịu các triệu chứng như là chảy nước mũi, ho, và đau họng, trong khi nước ở nhiệt độ phòng ít có hiệu lực.

Tôi cảm thấy nó khá khôi hài – điều mà tôi biết được từ thơ ấu đã được chứng minh bởi các nhà khoa học để nó được chấp nhận như là thực tế. Theo một cách tương tự, người Trung Quốc biết rằng người ta dễ bị tiêu chảy sau khi bị nhiễm lạnh và do đó họ tin rằng điều quan trọng là phải giữ ấm. Tuy nhiên, khi tôi đến Mỹ, tôi thấy rằng người dân ở đây không nghĩ tiêu chảy có liên quan gì đến việc bị nhiễm lạnh. Thay vào đó họ tin rằng nó là do vi khuẩn và do đó họ không chú ý để giữ ấm.

Sự khác biệt văn hóa giữa Đông và Tây là rất rõ ràng trong trường hợp này. Điều này cho chúng ta thấy rằng cách xử lý một vấn đề là hoàn toàn khác nhau giữa những người có quan điểm khác nhau. Trong truyền thống văn hóa Trung Hoa, các nguyên lý về Âm Dương và Ngũ Hành đã đi sâu vào cách suy nghĩ của người dân và đã có một ảnh hưởng sâu sắc về việc cách họ hiểu biết chính mình và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, Tây Y chú trọng đến những sự thay đổi trên bề mặt. Điều này đặc biệt đúng khi ngày nay, các triệu chứng bệnh tật có xu hướng được giải thích tại cấp bậc phân tử, từ đó dẫn đến một hệ thống rất phức tạp.

Ví dụ, một người liên tục gặp phải những khó khăn trong suốt cuộc đời anh ta. Nếu anh ta xử lý các vấn đề trên bề mặt, anh ta sẽ tập trung vào việc nhận thức những biểu hiện của chúng ở bề mặt, áp dụng các lý thuyết và giải quyết nó cho phù hợp. Các giải pháp thường liên quan tới việc phải trả đũa cho những gì mà anh ta tin rằng đã bị đối xử bất công.

Xã hội phải đối mặt với đủ loại khủng hoảng kèm theo, đó là khủng hoảng tài chính, văn hóa và đạo đức. Bên cạnh các phương pháp hành chính, vấn đề thường được giải quyết thông qua việc sử dụng cảnh sát và quân đội.

Những giải pháp đó sẽ làm chậm sự khủng hoảng hoặc giải quyết vấn đề tạm thời. Tuy nhiên, nếu người ta thất bại trong việc hiểu biết về nguyên nhân gốc rễ của nó, vấn đề sẽ tái xuất hiện, hoặc là chuyển sang một dạng thức khác và sau đó quay trở lại.

Các vấn đề về xã hội đi kèm theo nhiều hình thức và rất là rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào chúng từ một quan điểm khác, chúng ta có thể thấy rằng các nguyên nhân cơ bản là sự đánh mất lương tâm và sự suy đồi về đạo đức. Nếu người ta nhận ra được điều này, thì sẽ không khó để tìm một giải pháp. Nó giống như là một cái cây: chỉ khi bộ rễ cắm sâu và thân cây chắc khỏe thì nó mới có thể đứng vững được trước trận cuồng phong. Nếu người ta chỉ tập trung vào việc gia cố các cành cây và ngọn cây, thì sau đó cái cây sẽ đổ xuống một khi cơn bão ập tới.

Tôi vẫn thường tìm kiếm câu hỏi ở trong mê hoặc. Giờ đây tôi đã nhận thức được rằng phải trân quý Chân-Thiện-Nhẫn, và tôi đã tìm ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của mình.

Trong vũ trụ bao la, vô lượng chúng sinh đang được cấp cho cơ hội để xác định vị trí cho chính mình, từ đó họ có thể có được một tương lai tươi sáng.

(*) Tham khảo: http://www.nytimes.com/2009/01/27/health/27really.html?ref=science

03-02-2009

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/2/3/57577.html
http://www.pureinsight.org/node/5696



Ngày đăng: 11-05-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.