Câu chuyện y học: Những khổ nạn gây ra bởi nghiệp lực



Tác giả: Thiên Thư

[Chanhkien.org] Monica đến bệnh viện của tôi vì bà ta bị đau bụng, điều này đã kéo dài hơn 2 năm. Nó bắt đầu sau khi bà sinh nở. Trong khi sinh nở, bà đã phải rạch âm hộ và bác sỹ đã dùng cách gây mê ngoài màng cứng để giảm đau. Từ đó, mà luôn đau ở bụng. thỉnh thoảng thì nhẹ, thỉnh thoảng thì nặng. Có nhiều khi bà chịu không nổi đã cúi [người] xuống. Hai bắp vế của bà đau nhức và cũng khó khăn cho bà ngay cả khi ngồi hoặc ngủ. Nhiều ngày trước khi gặp tôi, nhiệt độ thân thể của bà đột nhiên hạ thấp và nỗi đau càng nặng hơn. Ngay cả dù bà đã dùng nhiều thuốc thang, nó không giúp được gì. Khi đến bệnh viện của tôi, bà ngay cả phải đứng khi điền vào trang thông tin về bệnh nhân. Sau khi tôi kiểm tra, tôi bảo bà nằm úp mặt trên giường. Sau đó tôi dùng các kim châm cứu [châm] vào các huyệt trong bụng và chân. Tôi hướng dẫn bà thả lỏng để cách trị bằng châm cứu có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Trong khi tôi chờ các kim châm phát huy tác dụng, tôi ngẫm lại nhiều trường hợp mà tôi đã trị vì những hiệu ứng phụ của việc gây mê ngoài màng cứng. Trong quá khứ, tôi nghĩ rằng đó là thuốc gây mê không tốt, vì có nhiều tác dụng phụ đi kèm theo nó. Sau khi tôi tập Pháp Luân Đại Pháp, tuy nhiên, tôi đã có một nhận thức mới về vấn đề này.

Nỗi đau mà chúng ta cảm nhận là vì nghiệp lực. Chúng ta đã làm nhiều điều xấu trong những đời trước, như là làm tổn thương cũng như tranh dành lợi ích với người khác. Để một người có thể hồi phục bệnh tật, nghiệp lực của người đó phải bị tiêu trừ.

Mang một sinh mệnh mới đến thế gian là một trãi nghiệm rất đau dớn cho người mẹ. Vì bà mẹ đã trãi nghiệm nhiều khó khăn như thế, bà mẹ sẽ trân quý đứa con nhiều hơn. Nhiều nghiệp lực được tiêu giảm cho người mẹ trong quá trình này, là điều được an bài bởi Thiên thượng. Theo Cơ đốc giáo, không phải sư mang thai đau đớn là kết quả của việc Eva ăn trái cấm hay sao?

Ngày nay người ta không nhìn thấy điều đó theo cách này nữa. Với sự gây mê, người mẹ không phải cảm thấy đau đớn cho việc sinh nở và ngay cả có thể chọn một kỷ thuật mở tử cung. Ở Trung Quốc, vài người ngay cả chọn một ngày may mắn để sinh nở, không màng đến điều kiện sức khỏe của người mẹ và đứa trẻ. Trên bề mặt, điều này được xem như là tiến bộ y học khi người mẹ ít chịu đau đớn. Trên thực tế, người mẹ mất đi cơ hội trả nợ nghiệp. Trong trường hợp gây mê ngoài màng cứng, người mẹ không chịu đau đớn khi sinh nở. Vì nghiệp lực không hoàn trả, bà mẹ sau này có thể chịu đựng những cơn đau bụng hoặc một thứ [bệnh] khác, mà có thể ngay cả còn kéo dài hơn nữa.

Nhiều tình huống tương tự xảy ra với những nghiệp lực khác. Nhiều trường hợp này thể hiện ra ở dạng những bệnh tật. Không kể là Tây Y hoặc Trung Y, tất cả chỉ là trì hoãn bệnh lại. Khi quá nhiều nghiệp lưc tích tụ lại với nhau, người bệnh có thể phải mất mạng để trả nợ nghiệp. Lúc đó, ngay cả một bác sỹ giỏi nhất [cũng] không thể làm gì được.

Thuật châm cứu có thể có kết quả tốt cho cơn đau bụng của Monica, và bà ta có thể trở nên tốt hơn. Nhưng không ai biết liệu khi nào nó sẽ trở lại một lần nữa – khi mà nghiệp lực vẫn còn đó. Trong Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý giảng, “Muốn hết bệnh, trừ nạn, tiêu nghiệp, thì những người này phải tu luyện, [phải] ‘phản bổn quy chân’ đó chính là điều mà các loại [môn pháp] tu luyện đều nhìn nhận.”(Bài Giảng thứ nhất, “Chân chính đưa con người lên cao tầng”)

Tôi tin điều này đúng, mặc dù mỗi người có thể có những cách hiểu khác nhau về đoạn này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/1/29/57482.html
http://pureinsight.org/node/5673



Ngày đăng: 24-03-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.