Câu chuyện y học: Khoa chúc do trong Trung Y



Tác giả: Tống Thần Quang

“Khoa chúc do” được đề cập đến trong «Hoàng Đế Nội Kinh». Hoàng Đế nghe nói rằng vào thời cổ đại, các vật chất siêu vi có thể được nhập vào trong nội thể và dùng để trị bệnh bằng phương pháp chúc do.

Cái tên “chúc do” đến từ đâu? Theo «Kinh Dịch», “chúc” có nghĩa là làm hài lòng chư Thần, “do” có nghĩa là nguyên do, nguyên cớ. Vì thế, “chúc do” có nghĩa là cầu Thần ban phúc lành và tiêu trừ tai họa.

Trước đây tôi đã từng có một cuốn sách về khoa chúc do. Có khoảng 10.000 câu chú, và mỗi loại bệnh cần một câu chú khác nhau – nó rất khó nhớ. Thật khó để học các kỹ năng mà không được chân truyền, vì vậy tôi chỉ đọc một vài trang rồi lại đặt nó xuống.

Tôi nhận ra rằng có quá nhiều bệnh tật không thể chữa bằng chúc do. Thảo nào có một phần riêng biệt về khoa chúc do trong Trung Y. Ngoài ra, có một số căn bệnh rất nặng mà niệm chú không có tác dụng.

Một lần, tôi nghe được câu chuyện về một khí công sư cố gắng chữa cho một bệnh nhân bị tăng u-rê huyết vì có vấn đề về thận. Một số người với thiên mục khai mở đã nhìn thấy một linh thể giống như cá piranha (*)ở trên đầu bệnh nhân. Vị khí công sư này không có khả năng loại bỏ được linh thể ấy.

Có nhiều nguyên nhân khiến một số căn bệnh trở nên rất khó chữa. Lấy ví dụ, trước đây có một khí công sư đã tu luyện rất nhiều năm và phát triển một phương pháp chữa bệnh ung thư. Tuy nhiên, chính khí công sư này lại chết vì bệnh u não.

Sau khi tiếp xúc với một thầy thuốc Trung Y trong nhiều năm, tôi đã có thể nói được bệnh nào không thể chữa chỉ sau khi tiếp xúc sơ qua với bệnh nhân. Nhưng nếu một thầy thuốc cứ khăng khăng chữa bệnh đó, họ có thể tự mình mắc bệnh và mang đến rắc rối cho chính các thành viên trong gia đình.

Tôi cảm thấy mình là người may mắn nhất khi được là một học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp). Trong số hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp, có biết bao nhiêu bệnh không thể chữa được bằng cả Tây Y lẫn Trung Y? Nhưng nhờ tập Pháp Luân Công, các bệnh tật của họ đã được chữa khỏi một cách thần kỳ.

Tôi thực sự rất ấn tượng trước sự tinh thâm của Pháp Luân Công. Tôi quả thực quá may mắn khi được sống trong thời kỳ lịch sử này.

(*) piranha: một loài cá nước ngọt nhỏ sống ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, thường tấn công và ăn các động vật sống.

(Theo The Epoch Times)



Ngày đăng: 19-04-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.