Phủi sạch phong trần: Từ Hàng cứu khổ



Tác giả: Tiểu Liên

Tranh ‘Quan Âm Bồ Tát Từ Hàng đồ’ của Chương Thúy Anh.

[Chanhkien.org] Theo ghi chép của người sau, Từ Hàng nguyên là thân nam, vì thấy chúng sinh Đông Thổ chưa có Phật Pháp hồng truyền, đạo đức chưa được khai hóa, nên hướng về Phật Tổ thỉnh mệnh, hạ xuống Đông Thổ lấy hình tượng thân nữ để giáo hóa chúng sinh, từ đó diễn ra một đoạn cố sự cảm động lòng người. Điều này trong «Quan Thế Âm truyền kỳ» đều có ghi lại, ở đây không nói thêm nữa.

Bài viết này chỉ kể lại một bộ phận chưa được ghi lại trong «Truyền kỳ», cùng ý nghĩa sở tại ở một vài phương diện.

Sinh mệnh Từ Hàng không chỉ là ở tại nơi của Phật Tổ, mà có nguồn gốc cao hơn nữa, là hạ xuống thế giới của Phật Đà. Làm đệ tử của Phật Đà, sứ mệnh của Từ Hàng kỳ thực chính là diễn xuất nội hàm và ý nghĩa của “đại từ đại bi” trong lịch sử Trung Thổ. Ý nghĩa của “Quan Âm Bồ Tát” tại Trung Thổ là rất không tầm thường. Khi người ta vừa đề cập đến Quan Âm Bồ Tát, thì đều nghĩ tới từ bi và cứu khổ cứu nạn; sự sùng kính của chúng sinh đối với Quan Âm Bồ Tát về phương diện này có thể nói là không tầm thường. Khi tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại còn cao, lúc người ta thực sự gặp tai nạn, phàm là những ai cầu Quan Âm Bồ Tát thì đều được giúp, bởi vậy trong tâm con người đều chứa đầy tín ngưỡng thành kính với Quan Âm Bồ Tát.

Như vậy khi Từ Hàng rời thế giới Phật Đà để bắt đầu chuyển sinh đến nhân gian, Từ Hàng mặc cà sa màu vàng kim, làn da hơi giống chủng người Ấn Độ, tức là màu vàng đậm. Ông phải dùng hành tích của mình để thành tựu một danh hiệu đại từ đại bi, đó là “Quan Thế Âm”.

Rất nhiều người trong lịch sử lâu dài đều không nghĩ đến rằng, “Quan Thế Âm” và “đại từ đại bi” là có quan hệ thế nào. Rất nhiều người đều nói: Bởi vì Quan Thế Âm Bồ Tát làm rất nhiều việc đại từ đại bi, phổ độ tế thế, vậy thì ba chữ “Quan Thế Âm” có phải là ngẫu nhiên không? Bất kể mấy chữ này phiên dịch qua lại từ tiếng Phạn thế nào, thì chúng ta đều biết chữ Hán là một ngôn ngữ đặc thù, có quan hệ đối ứng với Trời Đất. Như vậy phải chăng bản thân ba chữ “Quan Thế Âm” đã có ý phò nguy cứu nạn? Tuy nhiên, thực ra “Quan Thế Âm” là một danh hiệu của từ bi, và trong thời gian dài tín ngưỡng Quan Thế Âm Bồ Tát như vậy, thì đã có rất nhiều người tín ngưỡng bà. Đổi lại mà nói, rất nhiều người đều có duyên với Quan Thế Âm Bồ Tát, như vậy duyên phận này liệu có thể chỉ là cứu giúp trong khổ nạn hay không? Hoàn toàn không phải vậy. Đây chỉ là sợi dây dẫn dắt duyên phận mà thôi, chỉ là đặt định nội hàm từ bi và tu hành trong lịch sử mà thôi, mục đích chân chính là vì ngày hôm nay.

Ở trước đã nói, Từ Hàng không chỉ đến từ thế giới của Phật Đà, ông có nguồn gốc cao hơn. Chỉ là trong lịch sử, khi chúng sinh chưa được khai hóa, ông lấy thân nữ giáng thế, khắc khổ tu hành, cuối cùng thành tựu danh hiệu Bồ Tát đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh. Vậy thì từ lúc sơ kỳ trong lịch sử cho đến hiện tại, danh hiệu “Quan Âm Bồ Tát” này có thể nói là đã kết thiện duyên rộng rãi, mục đích cuối cùng là để nhiều người hơn nữa hiểu rõ chân tướng vào ngày hôm nay.

Một số người đọc đến đây có thể thấy hơi khó hiểu một chút. Kỳ thực văn minh từ cổ chí kim, hết thảy đều là vì ngày hôm nay. Bởi vì toàn bộ vũ trụ đều đang trong thời kỳ đặc thù này, trong các dự ngôn Trung Quốc và nước ngoài, dù là Phật gia, Đạo gia hay tiên tri Tây phương, thì đều nói đến vũ trụ hiện nay sẽ có Phật Chủ hạ thế, chuyển Pháp Luân độ chúng sinh.

Bởi vì chính Pháp hồng truyền, ắt có tà ác tới ngăn cản. Đồng thời để con người giờ đây có thể lý giải Đại Pháp, trong lịch sử tất phải đặt định hết thảy văn hóa liên quan, mới có thể khiến con người hiện nay hiểu được Đại Pháp.

Nếu như xưa kia những vị như Từ Hàng là Thần mang theo sứ mệnh tới, hạ xuống nhân gian, đặt định văn hóa về rất nhiều phương diện, thì ngày nay làm đệ tử của Phật Chủ, ý nghĩa từ bi tế thế của họ trong lịch sử mới mười phần rõ ràng. Đây gọi là kết duyên, để có thể minh bạch chân tướng trong thời kỳ đặc thù hôm nay.

Khi xem các website báo cáo chính diện về Pháp Luân Đại Pháp trong những năm qua, rất nhiều người đều có một loại tiềm ý thức trong tâm, đó là thích xem bài nào đó hoặc bài của ai đó. Vì sao bài viết của đệ tử Đại Pháp lại có hiệu ứng chấn động và được người ta thích như vậy? Nó là có liên hệ mật thiết với duyên phận đã kết với chúng sinh trong lịch sử. Tức là những người trước đây đã từ bi phổ độ tế thế trong phạm vi rộng như vậy, thì hạt giống duyên phận đã sớm được gieo rồi, nhưng hôm nay ở bên ngoài nhìn thì thấy rất ngẫu nhiên, ví như nhận được một tờ truyền đơn của ai đó hay lên mạng đọc được bài của ai đó viết, cảm thấy rất hay, đã hiểu rõ sự thật rồi. Đây chính là tiếp duyên, cũng là một phần ý nghĩa Từ Hàng năm xưa hạ xuống nhân gian, lấy danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi để kết duyên với chúng sinh.

Lời kết: Bài viết này là do sớm hôm qua tôi nằm mộng rồi chỉnh lý mà thành. Hôm qua vì đồng tu cần tư liệu, tôi và một vị đồng tu khác đã thức đêm để làm, mãi tới 1 rưỡi sáng mới xong. Khi nằm xuống giường liền có một giấc mộng, trong mộng thấy rõ dáng dấp và y phục của Từ Hàng, rằng Từ Hàng đến từ tầng cao như thế nào, nói với Phật Tổ ra sao, sau đó xuống nhân gian, chịu đủ nỗi khổ ở cõi người, cuối cùng tu thành Quan Thế Âm Bồ Tát; sau đó, bà dùng tâm từ bi để phổ độ chúng sinh. Lúc ấy tôi mới minh bạch từ bi của bà với hiện tại là có quan hệ gì, nên chỉnh lý thành bài viết này.

Xem thêm:

>> Hội họa Trung Quốc: “Quan Âm Bồ Tát Từ Hàng đồ”
>> Hội họa Trung Quốc: “Đồng tử bái Quan Âm”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/111447



Ngày đăng: 04-07-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.