Phủi sạch phong trần: Song diện giai nhân
Tác giả: Tiểu Liên
[ChanhKien.org]
“Song diện giai nhân” vốn là tên của một bộ phim truyền hình mà tôi đã xem lúc nhỏ, ở đây tôi mượn danh từ đó để chỉ về việc cùng là một sinh mệnh nhưng do luân hồi chuyển sinh mà dung mạo, tính cách và hoàn cảnh sống của người ấy có rất nhiều điểm khác biệt.
Gần đây vợ mới cưới của tôi muốn tôi đến nhà máy của cô ấy làm việc thay cô ấy vài ngày. Nhưng không biết trời xui đất khiến thế nào, vợ tôi không những không được nghỉ ngơi, mà tôi cũng bị “cuốn luôn” vào đó, nên tôi đành phải đến cơ quan của vợ làm việc. Công việc ở đó không mệt lắm và lương cũng không tệ, thực ra, tôi không quan tâm đến điều đó, tôi chỉ cảm thấy đến đây làm việc là chuyện ngoài dự liệu của tôi. Tôi nghĩ có lẽ có người hữu duyên đang đợi hoặc vì một duyên cớ nào khác, dù sao đã đến đây thì tôi không thể nghĩ quá nhiều như vậy nữa, chỉ cần làm tốt công việc của mình, và làm tốt ba việc mà các đệ tử Đại Pháp nên làm.
Sau hai ngày đến làm việc chính thức, tôi thấy có rất nhiều người từ Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đến đây làm việc (tôi là người miền Đông Bắc), nam, nữ thanh niên đều có. Những người trẻ tuổi khác không để lại cho tôi ấn tượng gì, họ rất xa lạ, nhưng có một cô gái khuôn mặt trái xoan, thường mặc áo gi lê đỏ, ngay từ lần đầu tiên gặp mặt đã khiến tôi cảm thấy rất thân quen. Tôi không biết giữa tôi và cô ấy có duyên phận gì?
Một lần sau đó vài ngày, vẫn mặc áo gi lê đỏ ấy, cô đi qua trước mặt tôi, tôi chợt hiểu ra: Chẳng phải cô ấy là “thiếu nữ áo đỏ” đã cùng tôi tìm kiếm Phật Pháp trên đại thảo nguyên Mông Cổ sao? Sau khi biết được cô ấy từng là “thiếu nữ áo đỏ” tôi cảm thấy rất xúc động, nhưng tôi không thể tiết lộ điều ấy cho ai khác ngoài vợ mình.
Hôm ấy sau khi về nhà tôi hỏi vợ đã giảng chân tướng và khuyên tam thoái cho cô gái ấy chưa. Vợ tôi nói: Em đã giảng cho cô ấy lâu rồi, cô ấy cũng đã thoái rồi. Lúc này trong lòng tôi mới hết bồn chồn.
Thiếu nữ áo đỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết “Luân hồi ký sự: Tìm Phật Pháp trên cao nguyên Mông Cổ” có đôi má tròn tròn, trông rất lanh lợi, thậm chí có chút tinh ranh, xảo trá; còn kiếp này trông cô ấy hết sức hiền lành, không thích nói chuyện, tính tình rất thận trọng nhưng cô ấy không được khoẻ lắm. Thế nên tôi mới dùng danh từ “song diện giai nhân” để làm tựa đề cho bài viết này. Hôm nay tôi mượn hình ảnh “thiếu nữ áo đỏ” để chia sẻ một số nhận thức cá nhân về những khác biệt trong ngoại hình và tính cách của sinh mệnh trong quá trình luân hồi.
Nói đến ngoại hình của một người đẹp hay xấu, tôi nghĩ điều này không chỉ liên quan đến nhân tố di truyền từ cha và mẹ, mà còn một nhân tố quan trọng hơn là nghiệp lực hoặc có sứ mệnh đặc thù nào đó.
Nói đến nhân tố nghiệp lực, kỳ thực rất dễ lý giải. Nếu kiếp này một người làm được nhiều điều tốt thì kiếp sau sẽ có được phúc phận, tất nhiên dung mạo ưa nhìn cũng là một trong số đó. Nếu không sao người ta thường hay nói: con bé đẹp như vậy, chắc là kiếp trước tu tốt lắm! Điều này trong Tây Du Ký chẳng phải được ghi chép rất rõ ràng sao? Trư Bát Giới nguyên là Thiên Bồng Nguyên Soái ở trên trời, vì chọc ghẹo Hằng Nga, phạm vào luật trời, mà bị phạt hạ xuống nhân gian đầu thai làm heo, trở thành yêu quái xấu xí.
Nói đến sứ mệnh đặc thù, chính là thiên thượng muốn lợi dụng cái “tình” của con người mà dùng dung mạo của một cá nhân (hoặc sinh mệnh khác biến thành hình người) để thay đổi bố cục của một xã hội hoặc làm cho nhân gian xuất hiện trạng thái nào đó.
Một ví dụ cụ thể là Thương Trụ Vương bất kính với Thần Nữ Oa, phạm tội khinh nhờn Thần, nên mới xuất hiện Đát Kỷ làm loạn triều đình, cuối cùng dẫn đến sự diệt vong của triều Thương.
Vẻ đẹp của chị em Đại Kiều và Tiểu Kiều (thời Tam Quốc), Dương Quý Phi (thời Đường) và Trần Viên Viên (thời Minh) có thể nói là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh.
Nói về sự thay đổi tính cách trong luân hồi, cá nhân tôi thấy ngoài những yếu tố trên còn có một yếu tố nữa là nhu cầu của một quần thể chuyển sinh.
Ví dụ: trong cha mẹ, anh em, người xung quanh chúng ta ở kiếp trước, có rất nhiều người có duyên phận lớn với chúng ta, nên có thể vai trò trước đó của mỗi người sẽ được thay đổi trong kiếp sau, chẳng hạn, người cha ở kiếp trước có thể trở thành con của chúng ta vào kiếp này. Điều này liên quan trực tiếp đến nghiệp lực và ân huệ giữa các cá nhân trong quần thể này, có lẽ một số thành viên trong quần thể sinh mệnh ban đầu đã chuyển sinh đến nơi khác để kết duyên hoặc giải quyết mối ân oán với các thành viên của quần thể khác. Như vậy có thể có những người từ các quần thể khác lại trở thành thành viên của quần thể này, thế thì sẽ có những thay đổi về mặt tính cách, và điều đó sẽ giúp quần thể này dễ dàng giải quyết các mối ân oán hơn.
Lấy ví dụ cụ thể: trong lịch sử Trung Hoa người ta vẫn luôn lưu truyền điển cố “Nhạc mẫu khắc chữ”. Điều này cho thấy Nhạc mẫu là người vô cùng am hiểu đại nghĩa. Nếu đổi lại mẫu thân Nhạc Phi có tính giống Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý Phi), thì tôi nghĩ có lẽ trên đời sẽ chẳng có một anh hùng rạng danh muôn đời của dân tộc Hoa Hạ như Nhạc Phi. Đương nhiên giả thuyết nêu ra ở trên đã không xảy ra. Có nghĩa là từ lịch sử và tiến trình phát triển của nhân loại cho đến mỗi bước đi của từng cá nhân đều đã được an bài theo trình tự rất chặt chẽ, con người rất khó thay đổi được những an bài ấy, nếu như bạn một mực khăng khăng tính toán thì kẻ chịu thiệt thường lại chính là bạn. Còn tu luyện thì hoàn toàn có thể thay đổi được cuộc đời một con người, những ví dụ về phương diện này đã được Minh Huệ Net và Chánh Kiến Net đăng tải quá nhiều rồi, ở đây chúng ta không nói thêm nữa.
Nói đến một số người khăng khăng muốn đổi vận, ở đây tôi xin đơn cử một thí dụ thực tế khá hài hước sau đây.
Có một người đàn ông khoảng 40 tuổi đã kết hôn được gần 20 năm. Ông rất bất mãn với bà vợ vừa đanh đá vừa hay chì chiết của mình, bà này lại còn kiểm soát ông rất chặt khiến ông không có được một chút tự do nào. Sau đó ông phát hiện ở cơ quan mình có một người phụ nữ cũng tầm 40 tuổi, rất hiểu chuyện lại ân cần chu đáo, thế là ông dần dần cảm thấy thích người ta, và sau này ông đã ly hôn với vợ mình. Ông nghĩ bây giờ mình đã có thể sống những ngày tự do êm ấm rồi, nhưng đau khổ thay, người vợ mới cưới chưa được 10 ngày bỗng trở nên chì chiết và khắt khe như bà vợ cũ, thậm chí còn ghê gớm hơn!
Tôi kể cho vợ nghe câu chuyện này, cô ấy cười và nói rằng: có thể số của ông ấy là vậy rồi!
Cũng có nghĩa là, dù họ có là nhân vật có tiếng tăm gây ảnh hưởng đến xã hội và lịch sử, hay là người dân thường thấp cổ bé họng; dù họ có duyên phận to lớn, hay là để giải quyết ân oán của sinh mệnh mà đến với nhau hoặc sống chung một thời gian, thì tính cách của họ sẽ rất tương đồng. Nếu không họ sẽ không thể giải quyết được ân oán giữa các sinh mệnh. Nó giống như nguyên lý một chiếc chìa khóa chỉ khớp với một ổ khóa. Tất nhiên, đây đều là sự an bài có trật tự của các vị Thần cai quản xã hội nhân loại.
Tướng mạo và tính cách các sinh mệnh đó sẽ không hoàn toàn giống nhau, đây cũng là sự an bài của Phật Pháp để mang lại sự đa dạng, muôn màu cho cuộc sống! Nếu không, tất cả đều như nhau, bạn sẽ không thể phân biệt được đâu là bạn, đâu là tôi, mọi thứ trở nên rất đơn điệu. Cuộc sống nên đa dạng! Như thế sinh mệnh mới có thể sống vui vẻ.
Cuối cùng, nhân cơ hội này, tôi có một đôi lời tâm huyết muốn nói với những người đã nhiều đời nhiều kiếp có duyên phận với các đệ tử Đại Pháp:
Tại sinh sinh thế thế đích luân hồi chuyển sinh trung
Dã hứa ngã môn chi gian thị thân bằng cố hữu
Dã hứa ngã môn chi gian hữu quá ân oán tình cừu
Dã hứa ngã môn cộng đồng sáng tạo xuất nhân loại văn minh đích huy hoàng
Dã hứa ngã môn đô tằng kinh tại thị tỉnh hoặc hương thôn mặc mặc vô văn
Dã hứa ngã môn đô tằng kinh hữu quá khinh ca mạn vũ đích hưởng nhạc
Dã hứa ngã môn đô tằng kinh hữu quá tưởng siêu việt trần thế đích khổ khổ tầm mịch
Thậm chí tại thủy bạn sơn loan chi xử khổ khổ tu luyện
Kim thiên, tại giá cá vật dục hoành lưu đích thời đại
Dã hứa ngã môn nội tâm thâm xử sở kì phán dĩ cửu đích khả dĩ liễu khước sinh tử luân hồi chi pháp ―― pháp luân đại pháp
Dĩ kinh bãi đáo liễu nhĩ đích diện tiền
Thiên vạn bất yếu thác quá giá vạn cổ nan ngộ đích lịch sử cơ duyên
Nhĩ đích tuyển trạch quyết định trứ nhĩ đích vị lai
Dã hành định trứ nhĩ sinh sinh thế thế đích kỳ phán!
Dịch nghĩa:
Qua đời đời kiếp kiếp luân hồi chuyển sinh
Có thể chúng ta từng là bạn bè thân thiết
Có thể giữa chúng ta từng có ân, oán, hận, tình
Có thể chúng ta đã từng sáng tạo ra văn minh huy hoàng cho nhân loại
Có thể chúng ta đều từng là kẻ vô danh nơi hương thôn, tỉnh lỵ
Có thể chúng ta từng thưởng thức khinh ca mạn vũ
Có thể chúng ta đều từng tìm kiếm trong khổ não vượt cả trần thế
Thậm chí đã từng khổ tu nơi suối hiu non quạnh
Giờ đây trong thời đại theo đuổi vật chất này
Phật Pháp có thể giúp giải quyết sinh tử luân hồi mà từ sâu thẳm trong ta vẫn chờ đợi là Pháp Luân Đại Pháp
Đã được bày đến trước mặt bạn
Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ duyên lịch sử vạn cổ khó gặp
Sự lựa chọn của bạn sẽ quyết định tương lai chính bạn
Đây là điều bạn chờ đợi từ bao đời bao kiếp
Đây là một vài lời tự đáy lòng, tôi nghĩ đến đâu viết đến đó, vì không phải là thơ nên tôi không viết theo luật thơ.
Bài viết xin được dừng ở đây. Chúc tất cả những người đời đời kiếp kiếp có duyên với chúng ta đều sẽ có một tương lai tốt đẹp!
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/41772
Ngày đăng: 28-04-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.