Phủi sạch phong trần: Thanh thiên bích thủy
Tác giả: Tiểu Liên
[Chanhkien.org] ‘Thanh thiên’ là bầu trời trong xanh không một gợn mây, ‘bích thủy’ là dòng nước màu xanh lam thuần chính.
Ngày hôm qua, sau khi làm việc, tôi đi ngang qua một cây cầu nhỏ. Lúc bình thường, tôi cảm thấy thư thái vào mùa xuân, với hoa nở, nước trôi, núi non ngay trước mắt và làn gió nhẹ mát. Tuy nhiên vào năm nay, tôi mang một tâm trạng nặng nề. Ngày nay, trong xã hội hiện đại này, núi non không còn giống như quá khứ, bầu trời và mặt đất cũng như vậy.
Đó là bởi vì con người ngày nay chỉ nhìn thấy và cảm nhận được sự trừng phạt từ thiên nhiên: hiện tượng ấm lên toàn cầu, sa mạc hóa, ô nhiễm và dịch bệnh. Bài viết này mô tả những hiện tượng trên, điều đã được công bố trên rất nhiều website tại Trung Quốc.
Hôm nay, tôi muốn nói về điều này từ góc độ tu luyện và những an bài trong lịch sử.
Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện từ Đài Phát thanh Trung ương Trung Quốc nói rằng các nhà khoa học đã tìm thấy một kiến trúc lớn tại Ai Cập, gần biển Địa Trung Hải. Trong kiến trúc này, có một con thuyền gỗ hơn 1.000 năm tuổi được bảo tồn một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, không lâu sau khi kiến trúc này được mở ra, con thuyền đã nhanh chóng bị hư hoại. Điều này làm các nhà khoa học nghiên cứu về không khí thời cổ đại.
Từ góc độ tu luyện, mọi thứ có thể được giải thích một cách rõ ràng. Nếu con người ta thờ Thần kính Phật, bái Thiên tế Địa, trọng Đức hành Thiện, thanh tâm quả dục, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp, không xuất hiện các dịch bệnh kỳ quái và thọ mạng con người sẽ được kéo dài. Sẽ không có sự ô nhiễm không khí nghiêm trọng nào. Tại Trung Quốc, dưới sự kiểm soát của tà đảng Trung Cộng, ô nhiễm và phá hoại môi trường thiên nhiên đã trở nên vô cùng nghiêm trọng trong suốt 50 năm qua.
Đôi lúc, tôi nhớ lại những ngày khi tôi [chuyển sinh] sống vào thời cổ đại. Tôi có một cảm giác rất tốt đẹp về môi trường thiên nhiên vào lúc ấy. Bầu trời trong xanh hơn, không khí trong sạch hơn, nước ngọt hơn, lương thực bổ dưỡng hơn, và con người có đạo đức cao thượng hơn. Các không gian khác và những hiện tượng thần kỳ thường xuyên xuất hiện…
Bởi vì con người phải trải qua luân hồi chuyển sinh, nên họ có khả năng chuyển sinh thành động vật, thực vật và các loại vật chất,… Nếu một cá nhân có rất nhiều đức và rất nhiều phúc phận, người đó sẽ mang lại lợi ích cho môi trường xung quanh. Có rất nhiều ghi chép trong lịch sử mô tả điều này. Một đất nước sẽ có ít tai họa nếu Quốc vương, chẳng hạn như dưới thời Trinh Quán [1], yêu thương dân chúng và thường tự xét mình để phản tỉnh. Ngược lại, tai họa thường xảy đến với một đất nước mà từ Vua đến dân đều tiêu pha xa xỉ, người tốt bị bức hại hay người tu Phật bị phản đối, chẳng hạn như người La Mã đã phải chịu đựng bệnh dịch hạch và sự sụp đổ nền văn minh chỉ vì bức hại những người Cơ Đốc giáo.
Đạo đức của nhân loại đã trượt dốc vô cùng nhanh chóng. Khi người ta làm điều xấu, dù chủ động hay bị động, họ sẽ sản sinh ra nghiệp lực. Các bạn có thể tưởng tượng được hậu quả khi những người có tội nghiệp nghiêm trọng chuyển sinh thành cây cỏ, không khí hoặc đồ ăn. Nếu bạn có thể quan sát bằng công năng, bạn sẽ thấy nghiệp lực và bệnh độc lan tràn khắp mọi nơi. Theo tiêu chuẩn không khí vào thời cổ, không khí ngày ngày nay đã trở thành “độc khí” và không còn phù hợp cho môi trường sinh sống của con người.
Vào đầu những năm 1980, lương thực được trồng từ hạt giống là rất quý giá và giàu chất dinh dưỡng. Nhưng con người muốn cải thiện chất lượng của chúng và bắt đầu khuyến khích các loại tạp chất mới. Họ đã thôi sử dụng phân bón từ vật nuôi và bắt đầu sử dụng phân hóa học. Do vậy tuy lương thực đã gia tăng về số lượng nhưng thổ nhưỡng bắt đầu bị thoái hóa. Ngũ cốc chỉ phát triển được khi dùng phân bón hóa học. Dinh dưỡng thấp là cái giá phải trả cho sự tăng lên về số lượng. Thân thể con người cũng phát sinh biến dị sau khi ăn loại lương thực này.
Con người đã phá hoại không khí thật nghiêm trọng (khí nhà kính, bụi bẩn, hóa chất và loại ô nhiễm không khí khác). Đất cũng tương tự như vậy. Một khối lượng phân hóa học rất lớn, chất nhựa, đồng cỏ héo khô, nạn chặt phá rừng, sự xâm lấn của sa mạc và sạt lở đất là những hậu quả. Ô nhiễm nguồn nước và cạn kiệt nguồn nước mặt cũng là những vấn đề nan giải.
Khi tôi nhìn vào những ngọn núi và dòng sông cạnh nhà tôi, tâm tôi thật nặng nề. Sông núi đã mất đi vẻ đẹp của chúng. Cây cổ thụ đã bị chặt phá để trồng cây mới. Ô nhiễm nước ngày càng tồi tệ.
Mọi thứ trong thế giới này đều có sự sống và có quá trình tồn tại sinh mệnh của riêng chúng. Từ góc độ tu luyện, mọi thứ đều được an bài bởi các sinh mệnh cao tầng. Nhân loại đã bị trừng phạt nặng nề bởi sự tham lam, dục vọng và thiếu hiểu biết của mình.
Những ai đã từng ghé thăm các danh sơn đều nói rằng ngọn núi này, ngọn núi kia đẹp đẽ phi thường và chúng được tạo ra bởi Thần. Khi họ thấy những sông hồ mỹ lệ, họ cũng có chung cảm giác ấy.
Vào lúc đương sơ khi tạo ra quả địa cầu này, Thần đã tính toán rằng đây sẽ là nơi mà con người tu luyện, vì vậy họ đã tạo ra núi, sông và nền văn hóa. Chúng khiến quả địa cầu phồn vinh hơn.
Tại sao những ngọn núi lại hùng vĩ như vậy? Cổ nhân có câu: “Ngũ Nhạc [2] quy lai bất khán sơn, Hoàng Sơn [3] quy lai bất khán Nhạc.” (Đến Ngũ Nhạc rồi thì không muốn xem núi nào nữa, đến Hoàng Sơn rồi thì lại không muốn xem Ngũ Nhạc.”
Người Trung Hoa có câu thành ngữ “thương hải tang điền” (bể khơi hóa thành ruộng dâu). Người ta thường dùng câu thành ngữ này để miêu tả sự biến hóa của trời đất. Tuy nhiên, mọi thứ đều nằm trong sự an bài và khống chế của Thần.
Thần đã sử dụng các vật chất trên quả địa cầu để tạo ra núi với hình dạng tương tự như núi trên thiên thượng, và đó là lý do tại sao những ngọn núi này lại hùng vĩ như vậy. Mục đích mà Thần tạo ra núi non là để thiết lập một văn hóa tu luyện để khi họ hạ thế và đắc Đại Pháp của vũ trụ!
Trong con mắt của Thần, quả địa cầu cũng giống như một cái bảng vẽ. Với trí tuệ và năng lực của mình, Thần đã vẽ nên một bức tranh theo đặc điểm cảnh giới nơi họ ở, bao gồm đủ loại núi và sông. Mục đich là cấp một nền văn hóa cho con người, để họ lý giải được truyền thống của chính họ và tìm thấy sự tinh túy trong văn hóa của họ.
Một số vị Thần đã xuống quả địa cầu để tạo ra các sinh vật khác nhau, và một số thì tạo ra môi trường sống, chẳng hạn như nước và không khí. Một vị Đạo đã tạo ra một ngọn núi chiểu theo ngọn tiên sơn nơi ông sống trên thiên thượng, và ngọn núi này trông thật hùng vĩ một cách tự nhiên. Chúng ta thường nghe nói rằng một ngọn núi nào đó là nơi tu Đạo của vị Phật hay Bồ Tát nào đó. Tất cả đều đã được an bài chứ không phải ngẫu nhiên. Cái gọi là “ngẫu nhiên” là tuyệt đối không tồn tại.
Mục đích của tất cả những điều này là để khi Đại Pháp hồng truyền, con người sẽ có khả năng lý giải được nội hàm của Đại Pháp. Mọi thứ trên thế gian này đều đến vì Pháp. Đặc biệt, với trí tuệ và thần lực, một số vị Thần đã tạo ra quả địa cầu bằng những vật chất còn sót lại sau một vụ nổ vũ trụ. Nhân loại nghĩ rằng quả địa cầu này thật lớn, nhưng Thần lại thấy nó cực kỳ nhỏ bé.
Lý do mà Thần tạo ra những ngọn núi trên quả địa cầu là để nhắc nhở con người hãy nhớ tới vẻ đẹp của thiên thượng , sự hùng vĩ của tự nhiên, và duy trì đạo đức. Ngày nay, con người đã tàn phá thiên nhiên và quả địa cầu chỉ vì quyền lợi ích kỷ của mình. Điều này làm mất cân bằng sinh thái và phá hoại những an bài của Thần. Thần sẽ trừng phạt con người vì điều này, và đó là lý do tại sao nhiều thiên tai nhân họa đã diễn ra.
Thần là từ bi, nhưng cũng không thể dung túng một nhân loại đã bại hoại về đạo đức đến mức độ này. Cách duy nhất để nhân loại lấy lại sự hài hòa giữa con người và tự nhiên chính là cải thiện tiêu chuẩn đạo đức. Nếu không, nhân loại sẽ tự hủy hoại chính mình, đặc biệt tại thời khắc Đại Pháp hồng truyền nơi thế gian này.
Nếu nhân loại muốn trở lại với cảnh “thanh thiên bích thủy”, họ phải thiện đãi Đại Pháp, hoàn toàn đoạn tuyệt với thứ văn hóa “đấu với Trời, đấu với Đất” của tà đảng Trung Cộng, thành lập tư tưởng kính Thần bái Thiên và toàn diện đề cao chuẩn mực đạo đức. Khi đạo đức nhân loại đã đề cao đến một trình độ nhất định, Đại Pháp sẽ tái tạo càn khôn và đưa mọi thứ tốt đẹp trở lại.
Chúng ta đang chờ đợi điều này.
Chú thích:
[1] ‘Trinh Quán’ (626-649): niên hiệu dưới thời vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599 –649)
[2] ‘Ngũ Nhạc’ (ngũ đại danh sơn): Năm ngọn núi là danh thắng tại Trung Quốc, gồm: Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông, Hành Sơn ở tỉnh Hồ Nam, Hoa Sơn ở tỉnh Thiểm Tây, Hằng Sơn ở tỉnh Sơn Tây và Tung Sơn ở tỉnh Hà Nam.
[3] ‘Hoàng Sơn’: một dãy núi ở phía nam tỉnh An Huy, đông Trung Quốc. Dãy núi này nổi tiếng vì có cảnh quan đẹp và là chủ đề cho tranh thủy mặc và văn học Trung Quốc.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/5/12/43818.html
http://www.pureinsight.org/node/5511
Ngày đăng: 26-11-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.