Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Tại sao?”
[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Từ khi Giang Trạch Dân và những người đi theo bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999 cho tới nay, hơn 3.000 học viên được xác nhận là đã chết vì bị bức hại. Con số thực tế còn cao hơn nhiều. Cảnh sát Trung Quốc đã lục soát bất hợp pháp tư gia của các học viên Pháp Luân Công và lấy đi tài sản cá nhân của họ. Hàng triệu học viên đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức và nhà tù, nơi họ bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Con của các học viên Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân của cuộc bức hại phi nghĩa. Một số em đã trở thành vô gia cư sau khi cảnh sát bắt cóc cha mẹ các em. Một số em đã phải sống dưới sự nuôi dưỡng của ông bà, những người phải tự kiếm sống một cách độc lập. Một số em thì bị giam giữ phi pháp trong nhà tù cùng cha mẹ các em. Một số em đã trở thành những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa khi cha mẹ các em bị tra tấn đến chết. Các học viên Pháp Luân Công là họa sĩ đang dùng cây cọ của mình để tiết lộ với thế giới rằng những trẻ em vô tội tại Trung Quốc cũng là nạn nhân của cuộc đàn áp do Giang khởi xướng. Họ hy vọng rằng tác phẩm nghệ thuật của họ sẽ giúp khơi dậy nhận thức và lương tâm của người dân thế giới, cũng như góp phần chấm dứt cuộc đàn áp vô nhân tính đối với các học viên Pháp Luân Công và con cái họ.
* * * * *
[Falunart.org] Bức tranh này dựa trên một câu chuyện có thực. Một người mẹ và đứa con trai bị bắt giữ tại Trung Quốc đơn giản chỉ vì họ tập Pháp Luân Công. Bị đánh đập, cậu bé gạt nước mắt và tự hỏi: Tại sao? Tại sao cảnh sát lại đánh em và mẹ em?
Lời dẫn tại triển lãm tranh:
Bức tranh này được vẽ theo yêu cầu của một học viên sống tại New York. Câu chuyện này đã xảy ra đối với cô và người con trai. Họ đã thật may mắn khi trốn thoát khỏi Trung Quốc và hiện đang sống tại Flushing, New York. Cô muốn cả thế giới biết rằng có rất nhiều trẻ em đang phải sống trong những nơi tối tăm. Đôi khi, các em phải sống trên phố như những đứa trẻ mồ côi, đôi khi các em cũng bị bắt cóc cùng cha mẹ.
Bức tranh mạnh mẽ này có thể đánh thức những cảm xúc sâu thẳm. Bố cục bức tranh với những chấn song và đường kẻ ngang trên áo đứa trẻ gợi nhớ về một trại tập trung. Các bạn có thể thấy trên nét mặt em, sau khi ở đó và chứng kiến tất cả những sự khủng khiếp này, em chỉ còn lại một câu hỏi xúc động – Tại sao? Tại sao họ đã làm điều này?
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/7/29837.html
http://pureinsight.org/node/2607
Ngày đăng: 10-10-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.