Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Quang minh và hắc ám”
Tác giả: Tiếu Bình
[Chanhkien.org] Bức tranh này có tựa đề “Quang minh và hắc ám”. Tôi đã biết nhiều sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Khi tôi biết rằng bà Tề Bỉnh Thục, cháu gái của họa sĩ Trung Quốc huyền thoại Tề Bạch Thạch, đã bị giam trong một bệnh viện tâm thần chỉ vì bà tập Pháp Luân Công, tôi đã quyết định tiết lộ sự thật qua bức tranh của tôi rằng các học viên Pháp Luân Công là họa sĩ cũng trở thành nạn nhân trong đàn áp của Giang Trạch Dân. Đó là lý do tôi chọn chủ đề là tại một bệnh viện tâm thần.
Tôi đã chọn một nữ học viên Pháp Luân Công làm nhân vật chính trong bức tranh. Vẻ từ bi và điềm tĩnh của cô tương phản mạnh với sự đồi bại và độc ác của những người cảnh sát đứng bên cạnh cô. Mặc dù cô đang bị ngược đãi tâm thần, chẳng hạn bị tiêm thuốc Thorazine, tâm cô vẫn thăng hoa lên cảnh giới cao vì cô sung mãn bởi Chân-Thiện-Nhẫn ngay thời khắc đen tối nhất. Mặc dù đang chịu đựng sự tra tấn từ cảnh sát, tâm cô vẫn cao quý, và không ngừng theo đuổi sự tốt đẹp và đức hạnh. Một luồng sáng chói lòa chiếu lên khuôn mặt cô, đó là hai tiểu anh hài {thiên sứ} đã tới. Một trong hai tiểu anh hài trao cho cô một chiếc vương miện vàng như một cử chỉ chúc phúc.
Tôi tưởng tượng rằng cô ấy đã phải chịu đựng sự đau đớn rất lớn, nhưng tôi chỉ thể hiện một chút cau mày trên khuôn mặt cô, vì tôi muốn nhấn mạnh lòng từ bi của cô với những người cảnh sát đang tra tấn mình.
Bức tranh sơn dầu này có nhiều đặc điểm của một bức tranh màu nước điển hình, như cách dùng màu, độ trong của màu và các nét bút lông. Nó trông giống một bức tranh màu nước hơn là một bức tranh sơn dầu. Tôi cần phải mài dũa thêm kỹ năng vẽ tranh sơn dầu của mình. Tôi phải thừa nhận rằng tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi kỹ thuật vẽ tranh màu nước, bởi vì tôi đã vẽ rất nhiều tranh màu nước trong quá khứ. Sẽ dễ dàng hơn cho tôi khi thực hành kỹ năng vẽ tranh màu nước. Nhưng tôi cảm thấy là tôi đã rất bộ rất nhiều từ khi vẽ tranh sơn dầu để phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Tranh sơn dầu cho phép tôi biểu đạt một chủ đề với các chi tiết đẹp hơn. Có vô số kỹ năng vẽ tranh sơn dầu đáng để học hỏi và thực hành. Các họa sĩ nổi tiếng trong lịch sử đã để lại rất nhiều kiệt tác tranh sơn dầu để tôi học hỏi. Tôi thực sự cảm thấy tranh sơn dầu rất thích hợp để miêu tả cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
[Falunart.org] Để chuyển hướng công luận chống lại Pháp Luân Công, các kênh truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã tuyên truyền giả dối rằng người tập Pháp Luân Công sẽ phát điên. Các cảnh sát trong bức tranh này đang tiêm các loại thuốc tâm thần lên người phụ nữ, chỉ vì cô từ chối từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Các loại thuốc này khiến nạn nhân nói nhịu lưỡi, tê bại và thậm chí là tử vong. Các “lớp cải tạo” thường sử dụng hình thức ngược đãi này. Ánh sáng trong bức tranh đại diện cho ý nghĩa rằng không thể thay đổi một tâm hồn chân chính.
Lời bình tại triển lãm tranh:
Bức tranh này được gọi là “Quang minh và hắc ám”. Chữ viết trên chiếc áo blouse ở phông nền ghi “Bệnh viện tâm thần”, nhưng những người đàn ông này rõ ràng không phải là bác sĩ.
Trong ánh mắt người học viên, chúng ta có thể thấy sức mạnh và nỗi buồn, nhưng không phải là buồn cho chính cô, mà là một lòng từ bi mạnh mẽ và chờ đợi sự hối cải.
Có một sự tương phản mạnh giữa làn da trắng mịn của cô gái với nước da sẫm màu và tái nhợt của những người cảnh sát. Trong ánh mắt của người cảnh sát đang tiêm cô, các bạn có thể thấy sự hoài nghi xen lẫn nỗi sợ hãi, họ đang cố gắng bẽ gãy tinh thần cô nhưng không thể. Tại sao cô lại mạnh mẽ như vậy? Giờ họ đã viện đến cả hóa chất, nhưng cô vẫn từ bi, thiện và không chút sợ hãi. Tại sao như vậy?
Người cảnh sát giữ vai cô trông như một con thú, tay ông ta quặp lấy cô như móng vuốt vậy. Luồng ánh sáng trong bức tranh làm lu mờ con thú đứng sau cô, và các sinh mệnh thiên đường đang thưởng cho cô vương miện và khích lệ cô giữ vững bản thân. Những người cảnh sát có được thể xác cô nhưng không có được tinh thần cô, cô đang ở giữa nơi tràn đầy ánh sáng.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/13/29905.html
http://pureinsight.org/node/2639
Ngày đăng: 30-10-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.