Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Ghế hổ”



Tranh phấn màu trên giấy “Ghế hổ” của Vương Chí Bình, (39in X 27.5in), 2004

Lời ban biên tập:Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá giúp các học viên trụ vững trước cuộc bức hại, sự kiên định vào Chân Thiện Nhẫn, và tín niệm rằng chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác.

* * * * *

[Falunart.org] Tác phẩm này minh họa một phương pháp tra tấn phổ biến được sử dụng để gây ra sự đau đớn kinh khiếp và kéo dài. Gạch được kê dưới chân trong khi dây thừng trói chân bị kéo chặt, và có thể dẫn tới gẫy chân. Người họa sĩ đã vẽ trên đầu hai người đàn ông những vòng tròn – một tỏa sáng, một tối tăm và ma quái. Sự tương phản này cho thấy điều có thể chờ đợi hai người đàn ông sau khi họ kết thúc cuộc đời dựa trên sự lựa chọn mà họ đã làm.

[Chanhkien.org] Bức tranh này minh họa sinh động một trong những phương thức tra tấn độc ác nhất của cảnh sát Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công: Ghế hổ. Trong khi tra tấn, cảnh sát buộc chặt hai chân của nạn nhân vào ghế hổ bằng dây thừng. Rồi họ kê gạch hay các vật cứng khác dưới chân của nạn chân. Họ liên tục xếp nhiều lớp gạch lên cho tới khi dây trói bị đứt. Nạn nhân phải chịu đựng sự đau đớn khôn tả và thường ngất xỉu trong những đợt tra tấn như vậy.

Những hình thức tra tấn khác thường được áp dụng với nạn nhân cùng lúc họ bị tra tấn bằng “ghế hổ”, bao gồm: sốc điện, còng tay sau lưng, đốt cơ thể bằng thuốc lá, đóng xiên tre vào dưới móng tay, đâm sườn bằng bút nhọn, đâm má bằng tua vít, tát vào mặt, đâm đinh vào mặt, và “buộc” chặt miệng bằng dây thừng (thường nạn nhân không thể ngậm miệng vào được khi hai khóe miệng họ đã bị xé rách.)

Lời bình tại triển lãm tranh:

Những chi tiết trong bức tranh phấn màu này là rất tinh tế, và bạn có thể cảm nhận được sự ấm áp trong nước da của người học viên. Các học viên trong những hoàn cảnh như thế này vẫn liên tục giảng chân tướng về cuộc bức hại, bằng cách cho mọi người, bao gồm cả những người tra tấn họ, biết rằng họ là những người tốt đang bị bức hại, và khuyên họ chấm dứt bức hại. Hai vòng tròn trên đầu họ đại diện cho điều chờ đợi mỗi người trong tương lai. Một quầng sáng, tỏa ra nhiều màu sắc. Một quầng tối, với hình đầu lâu biến thành nhỏ dần cho tới mất hút. Hàm nghĩa mà người họa sĩ muốn biểu đạt ở đây là lượng nghiệp lực mà người đàn ông này (kẻ tra tấn) gây ra sẽ khiến anh ta chịu đau đớn và bị tận diệt từng lớp. Anh ta đã phải nhận quả báo vì hành động bức hại một con người lương thiện và vị tha, người đang trên con đường tu luyện. Bằng cách này, người họa sĩ đã biểu thị nguyên lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Có một sự bình thản với lòng từ bi hiện trên nét mặt người học viên. Sức mạnh của lòng can đảm có thể thấy tận sâu trong mắt anh. Anh sẽ không gục ngã!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/14/29923.html
http://pureinsight.org/node/2626



Ngày đăng: 03-10-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.