Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Vô nhân tính”
Tác giả: Trần Tiếu Bình
[Falunart.org] Những người cảnh sát đang dìm đầu một người đàn ông vào một xô đựng phân người. Một người cảnh sát đang bịt mũi lại vì sợ bị mùi. Một nữ học viên Pháp Luân Công mang thai đang bị treo lên bức tường ở khung nền.
[Chanhkien.org] Bức tranh “Vô nhân tính” mô tả một căn phòng tra tấn, nơi hai người cảnh sát Trung Quốc đang dìm đầu một học viên Pháp Luân Công vào một xô đựng đầy phân và nước tiểu, trong khi một nữ học viên Pháp Luân Công mang thai đang bị treo ở bức tường trên khung nền. Đây là bức họa dựa trên sự thực về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, chỉ có điều là tôi đã đưa hai câu chuyện có thực vào trong cùng một bức tranh. Treo một nữ học viên lên không trung bằng cách trói vào cổ tay trong một thời gian dài gây ra sự đau đớn kinh khủng và có thể khiến hai tay bị liệt hoàn toàn, nhưng loại hình tra tấn này gần như vẫn chưa tàn bạo và bỉ ổi bằng sự quấy nhiễu và tấn công tình dục. Về mặt tình cảm, tôi không thể miêu tả cảnh tấn công ấy với các nữ học viên Pháp Luân Công, nên tôi đã quyết định chỉ vẽ cảnh tra tấn bằng cách treo một nữ học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi đang có thai lên một bức tường.
Tôi tin rằng những ai có cơ hội xem bức tranh này sẽ biết được sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Họ sẽ bị sốc trước thực tế cuộc bức hại, và nói cho nhiều người hơn nữa biết. Tôi có ý định để người ta biết được sự tàn ác trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Tôi đã có một thời gian khó khăn khi tìm cách bài trí bố cục cho bức tranh. Nó được chia ra làm ba phần lớn. Phía trên cùng là một nữ học viên Pháp Luân Công mang thai bị treo lên không trung ở khung nền. Những người cảnh sát Trung Quốc tiến hành tra tấn nằm ở chính giữa bức tranh. Một nam học viên Pháp Luân Công bị tra tấn bằng sự lăng nhục nằm ở dưới cùng, phần cận cảnh của bức tranh. Đây là một bố cục khó. Nó dễ trở thành ba phần tách biệt và không liên hệ gì với nhau. Cuối cùng, tôi đã quyết định để những người cảnh sát trong mảng tối và đưa hai học viên Pháp Luân Công ra mảng sáng, nơi được chiếu sáng. Tôi muốn thu hút sự chú ý của người xem vào hai người học viên Pháp Luân Công này, bởi vì họ đại diện cho ánh sáng và niềm hy vọng.
Tôi được đào tạo về vẽ tranh màu nước truyền thống Trung Quốc. Đó là những kỹ thuật rất đẹp mắt để biểu lộ các đường nét và một bầu không khí được tôn lên. Nó là một trường phái hoàn toàn khác với tranh sơn dầu Tây phương. Tranh màu nước truyền thống Trung Quốc vẽ phong cảnh biểu đạt cái nhìn chủ quan của người họa sĩ về cảnh quan thiên nhiên, hay mối liên hệ giữa người họa sĩ và phong cảnh. Một bức tranh phong cảnh Trung Quốc đẹp sẽ khiến người xem cảm thấy họ đang đứng ngay trước phong cảnh thật sự và thấy rất thư giãn, an bình. Nó sẽ khiến người xem quên đi những lo âu và phiền muộn. Một bức tranh màu nước tốt thì trông thật thỏa con mắt.
Mặt khác, tranh sơn dầu là một phương tiện tuyệt vời để biểu đạt sự vật trong không gian ba chiều và các chi tiết chân thực. Nó gần với cuộc sống hơn. Ngược lại, tranh họa truyền thống Trung Quốc thì thiên về ý tưởng và tâm linh. Phật giáo và Đạo giáo đã là một phần không thể thiếu trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Đa số người Trung Quốc lớn lên dưới ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo. Vì vậy, các yếu tố này tự nhiên được lĩnh hội trong tranh truyền thống Trung Quốc, khiến chúng trở nên ý tưởng và tâm linh hơn. Tranh sơn dầu Tây phương thì trông chân thực và giống ba chiều. Đây là hai phong cách hoàn toàn khác nhau. Tôi cần học hỏi thêm và phát triển kỹ năng vẽ tranh sơn dầu của mình để khiến chúng trông thật hơn nữa.
Dịch từ:
http://pureinsight.org/node/2640
Ngày đăng: 19-10-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.