Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Tàn nhẫn”
[Chanhkien.org] Lời ban biên tập:Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá giúp các học viên trụ vững trước cuộc bức hại, sự kiên định vào Chân Thiện Nhẫn, và tín niệm rằng chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác.
* * * * *
Bức tranh này minh họa sống động một trong số rất nhiều phương thức tra tấn khủng khiếp trong các trung tâm giam giữ, nhà tù và trại lao động cưỡng bức tại Trung Quốc, thường được sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công để buộc họ từ bỏ đức tin. Đây là một hình thức tra tấn cực kỳ độc ác. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị liệt cánh tay sau khi bị treo trên không trung trong một thời gian dài. Khi bị treo, các học viên Pháp Luân Công thường bị đánh bằng gậy, dùi cui, hay thậm chí roi da.
Lời bình tại triển lãm tranh:
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bức tranh này dường như đã giống cảnh tra tấn tàn bạo trong một câu chuyện có thực mà người họa sĩ muốn kể.
Bức tranh thu hút sự chú ý của bạn, từ đôi chân giang rộng của con chó cho tới cái miệng của nó khi định ngoạm vào chân cô gái, từ những nếp gấp trên quần cô, các vệt máu, đôi chân kéo lê trên mặt sàn, cho tới người cảnh sát cầm chiếc thắt lưng trông như con rắn. Quả thực là một trận đòn man dại lên thân cô. Trong ánh mắt những người cảnh sát, có sự biến đổi sắc thái từ sự hoài nghi và bất đắc dĩ, cho tới nỗi sợ hãi.
Khi cô gái bị trói chặt vào hai sợi dây thừng, giữa trận bão tra tấn man dại này, trong ánh mắt cô vẫn toát lên vẻ điềm tĩnh, như thể cô đang trong “mắt bão” vậy. Ánh sáng từ ô cửa sổ nhỏ hẹp trong nhà ngục chiếu thẳng vào mặt cô, cho thấy linh hồn cô đã thăng hoa và vượt trên hoàn cảnh. Ngay trong nơi tối tăm này, người họa sĩ vẫn thể hiện được sự chiến thắng của tinh thần con người.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/11/29888.html
http://pureinsight.org/node/2615
Ngày đăng: 24-09-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.