Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Bức thực”
[Chanhkien.org] Đây là một bức chân dung rất chân thực thuộc thể loại tra tấn mà cảnh sát Trung Quốc thường sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công, và là nguyên nhân số một gây ra cái chết của các học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi – bức thực tàn bạo. Hầu như bất cứ học viên Pháp Luân Công nào từng tuyệt thực trong khi bị giam giữ đều đã trải qua sự bức thực ngược đãi kiểu này. Nhiều học viên không tuyệt thực cũng bị tra tấn bằng phương pháp này. Bức tranh “Bức thực” mô tả cảnh tượng ba cảnh sát Trung Quốc tra tấn một nữ học viên Pháp Luân Công bằng bức thực tàn bạo.
Mục đích của bức thực không phải để cung cấp dinh dưỡng, mà là để tra tấn các học viên và gây ra sự đau đớn khôn tả, nhằm buộc họ từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Với mục đích ấy, cảnh sát Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để gây đau đớn và thương tật cho các học viên, bao gồm: liên tục cắm vào và rút ra các ống dẫn thực, để lại ống dẫn thực trong dạ dày, bẻ răng trong quá trình bức thực, bức thực bằng nước muối nồng độ cao, bằng giấm, rượu mạnh, hạt tiêu cay, mù tạc, nước sôi, phân và nước tiểu cùng nhiều thứ độc hại khác. Nhiều học viên Pháp Luân Công sống sót sau khi liên tục bị tra tấn bằng bức thực vẫn phải chịu đựng những thương tật dai dẳng và nghiêm trọng do bức thực gây ra với nội tạng họ.
Cảnh sát Trung Quốc dùng bức thực để tạo ra sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho các học viên Pháp Luân Công. Cực kỳ đau đớn và nhục nhã khi bị bức thực bằng nước muối bão hòa, nước hạt tiêu nóng, rượu mạnh, chất tẩy rửa, phân và nước tiểu. Để thỏa thú vui đồi bại của họ, một số cảnh sát Trung Quốc còn lệnh cho các tù nhân tiếp tay trong quá trình bức thực. Lấy ví dụ, cảnh sát Trung Quốc có thể lệnh cho các tù nhân bơm hơi vào dạ dày các học viên Pháp Luân Công sau khi bức thực họ bằng nước muối bão hòa, rồi sau đó bảo họ dậm mạnh lên bụng các học viên để đẩy nước muối bão hòa ra ngoài qua đường mắt và mũi. Hoặc là, khi các học viên Pháp Luân Công liên tục bị tiêu chảy vì bức thực, cảnh sát Trung Quốc sẽ không cho họ vào nhà vệ sinh, mà trói ngược họ lên một cánh cổng kim loại trong xà lim để xem học viên bị sỉ nhục khi bài tiết lên chính họ như một hình thức giải trí.
Để ngăn các học viên kháng cự lại sự bức thực tàn bạo, cảnh sát có thể không cho học viên động đậy bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn còng tay sau lưng, buộc họ đeo gông cùm nặng hoặc đội mũ kim loại nặng để hạn chế cử động đầu. Đôi khi cảnh sát có thể bắt các học viên “nuốt khi bay” [1] trước khi bức thực để khiến họ không nhúc nhích được.
Chú thích:
[1] Trong phương thức tra tấn “nuốt khi bay”, phần dưới cơ thể các học viên được trói chặt xuống sàn nhà. Sáu đến mười cảnh sát và tù nhân sẽ nắm tay các học viên và vặn ra sau. Một số họ bẻ đầu và phần trên cơ thể các học viên xuống cho tới khi trán họ chạm đầu gối. Họ thường tra tấn kiểu này trong vài giờ hoặc thậm chí hơn 10 giờ đồng hồ mỗi lần. Nhưng điều độc ác nhất là, khi một số học viên run rẩy và không thể đứng thẳng dậy, cảnh sát đẩy họ xuống gầm một chiếc giường thấp để họ bị mắc trong tư thế như vậy.
[Falunart.org] Khi bị giam giữ, bị tra tấn tàn bạo, tẩy não và lao động cưỡng bức, các học viên Pháp Luân Công không còn cách kháng cự nào khác ngoài tuyệt thực. Cảnh sát Trung Quốc thường sử dụng bức thực như một hình thức tra tấn. Trong quá trình bức thực, cảnh sát giữ đầu nạn nhân và cạy miệng họ bằng kẹp kim loại. Sau đó, họ luồn một ống cao su qua thực quản hay nhét chúng qua lỗ mũi. Rồi họ đổ vào ống hỗn hợp nước và bột ngô, nước muối nồng độ cao, hạt tiêu cay, và thậm chí cả chất thải bài tiết của người. Mục đích là gây ra sự đau đớn và bẻ gãy ý chí nạn nhân. Hình thức tra tấn này cực kỳ đau đớn và là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cái chết cho các học viên.
Lời bình tại triển lãm tranh:
Trong bức tranh này, ánh sáng tỏa ra từ người học viên, một ánh quang huy tươi sáng giữa nơi chốn đen tối.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/18/29993.html
http://pureinsight.org/node/2652
Ngày đăng: 28-10-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.