Triết lý của Y học truyền thống Trung Hoa
Mọi người đều muốn cảm thấy thoải mái, tráng kiện và khỏe mạnh. Nhiều người tìm kiếm các hệ thống chữa trị toàn diện và các phương pháp nhẹ nhàng hơn để điều trị các chứng bệnh của họ. Vì thế, Trung Y đã lan truyền rộng rãi và ngày nay có mặt trên khắp thế giới.
Âm và Dương trong tự nhiên và vũ trụ
Trung Y có lịch sử hàng ngàn năm. Nguồn gốc của nó có thể được lần ngược lại khoảng 1 vạn năm. Từ lúc bắt đầu, nó đã chọn cách tiếp cận khác với của Tây Y hiện đại.
Các triết gia Trung Quốc cổ đại, thông qua việc quan sát tự nhiên và vũ trụ, đã nhận ra sự tồn tại của hai lực đối lập – Âm và Dương. Hai lực này đối nghịch nhau, nhưng chúng đồng thời bổ sung cho nhau và phụ thuộc vào nhau.
Triết học Trung Quốc nguyên thủy coi học thuyết Âm-Dương là quy luật cơ bản của vũ trụ. Âm và Dương có thể được thấy trong mọi mặt của tự nhiên, bao gồm cả xã hội loài người. Nếu không có xấu, thì không có tốt; không có thù hận, thì không có tình yêu. Âm và Dương cũng có thể được thấy trong các Thái Cực ngày và đêm, lạnh và nóng, đàn ông và đàn bà, chiến thắng và thất bại …
Một câu chuyện cổ Trung Quốc
“Một người chồng nọ có một tình nhân. Vợ của anh ta không sao hiểu được, vì cô xinh đẹp hơn người tình nhân kia rất nhiều, và luôn đối tốt và quan tâm đến chồng của mình. Tại sao chồng cô lại phản bội cô? Cô đến gặp một nhà thông thái để tìm lời khuyên. Nhà thông thái nói với cô hãy ngừng trang điểm làm đẹp và một tháng sau hãy quay lại gặp ông. Cô làm theo lời khuyên của nhà thông thái, và quay lại sau một tháng. Lần này nhà thông thái khuyên: “Bây giờ hãy bắt đầu làm đẹp trở lại, nhưng hãy tạo khoảng cách với chồng của cô.” Trong tháng đầu, người chồng thường hay chế nhạo người vợ vì cô đã quá bỏ bê bản thân mình. Sau đó, khi người vợ lại trở nên xinh đẹp, anh ta đã không thể hiểu tại sao mình lại phản bội người vợ hấp dẫn của mình.”
Làm thế nào mà người vợ có thể giành lại chồng của mình? Theo học thuyết Âm-Dương, sự hoàn mỹ liên tục của người vợ chỉ biểu hiện một trong hai mặt của cô. Sự cân bằng là cần thiết để đánh thức sự yêu thích của người chồng đối với cô. Không có mặt nào trong hai mặt đó có thể tồn tại một mình. (Trích từ cuốn “Kỷ yếu Y học Trung Quốc” của Ost Zhou)
Ngũ hành
Một mô hình triết học khác của Trung Quốc cổ đại là học thuyết ngũ hành. Học thuyết này cho rằng mọi thứ trong vũ trụ đều được hình thành từ ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ, chúng có tương tác với nhau.
Bởi vì trong vũ trụ bao la này, bản thân thân thể con người cũng được coi là một “tiểu vũ trụ”, các mô hình triết học này cũng được áp dụng cho con người. Theo học thuyết của Trung Y, tất cả các chức năng của cơ thể được điều khiển và duy trì thông qua một loại năng lượng quang trọng sống còn, gọi là “khí”. Loại khí này không phải chạy lung tung trong cơ thể, mà chảy qua các kênh nhất định – và được gọi là “kinh mạch”. Các lực âm và dương cũng có tác dụng trong luồng năng lượng ổn định này.
Hệ thống mạch lạc và luồng năng lượng bị ứ tắc
Nếu như sự cân bằng âm dương bị phá vỡ, điều này có thể dẫn đến sự rối loạn nghiêm trọng của luồng năng lượng trong hệ thống kinh mạch. Nó có thể gây ra sự thịnh hay suy của khí trong một số bộ phận nhất định hoặc cả hệ thống cơ thể.
Sự thịnh hay suy của khí có thể dẫn đến bệnh tật bởi vì cơ thể sẽ ở trong trạng thái mất cân bằng. Có những sự mất cân bằng mãn tính có thể gây ra hậu quả không lớn nhưng ảnh hưởng lâu dài. Sự mất cân bằng cấp tính được thể hiện dưới dạng các bệnh như sốt hay nhiễm trùng. Nhiều dạng mất cân bằng phức tạp khác cũng có thể xuất hiện.
Do vậy, mục đích của các phương pháp trị liệu, dù cho đó là kim châm, thủ châm, cứu (dùng ngải nhung để làm nóng huyệt), mát xa, điều trị bằng thảo dược, ăn kiêng, hoặc tập khí công – đều là đánh thông các dòng khí để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng động giữa âm và dương và của ngũ hành.
Các nghiên cứu khoa học
Vào thế kỷ 20, các nhà khoa học trên thế giới đã cố gắng để hiểu được cơ chế của châm cứu. Nhưng theo quan điểm của Tây Y, chỉ những thứ mà có thể chứng thực thông qua đo lường và tái lập được thì mới được thừa nhận. Những quan điểm khởi thủy của khoa học cổ đại Trung Hoa và khoa học hiện đại của Tây phương đã cách biệt nhau quá xa.
Có rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra các chứng cứ khoa học về sự tồn tại của các huyệt đạo, các đường kinh mạch và các cơ chế liên quan. Tiến sĩ Jean-Claude Darras thuộc bệnh viện Necker tại Paris đã sử dụng các chất phóng xạ để chứng minh sự tồn tại của các đường kinh mạch. Ông đã tiêm chất phóng xạ này cho một số con lợn gi-nê tại một số huyệt đạo nhất định. Với sự trợ giúp của máy quay phát sáng, ông đã có thể theo dõi sự chuyển động của chất phóng xạ theo các đường kinh mạch. Còn trong nhóm điều khiển, chất phóng xạ được tiêm vào một điểm trung tính của da. Không có sự di chuyển nào của chất phóng xạ được phát hiện trong nhóm điều khiển này.
Giáo sư Popp, tiến sĩ Schlebusch, và tiến sĩ Maric-Oehler đã tiến hành thí nghiệm với một máy quay hồng ngoại. Họ sử dụng ngài nhung để làm nóng một vùng nhất định trên cơ thể để xem hướng chạy của một kinh mạch có trở nên nhìn thấy được không. Thông qua những bức ảnh chụp hồng ngoại, họ có thể nhìn thấy sự tăng nhiệt độ dọc theo kinh mạch đó. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với mô tả của khoa học cổ đại 5.000 năm tuổi của Trung Quốc về kinh mạch.
Tiềm năng của huyệt đạo
Viện Y học lâm sàng và thực nghiệm tại Novosibirsk đã chứng minh rằng chức năng của các huyệt đạo giống như một loại “cửa ánh sáng”. Ánh sáng chỉ có thể lọt vào cơ thể hoặc lọt ra khỏi cơ thể thông qua các huyệt đạo.
Nghiên cứu tại đại học Pyongyang ở Bắc Triều Tiên vào những năm 1970 đã hé lộ rằng điện năng tại những huyệt đạo và kinh mạch là khác so với những vị trí khác trên da.
Các nhà khoa học cũng đã có thể chứng minh rằng hiệu ứng của việc châm kim vào huyệt đạo có thể rút ngắn việc truyền tín hiệu đau đến tủy sống. Khi một chiếc kim được châm vào, chất endophin trong não tăng lên, và những chất đưa tin (chất gây mê narcotics và chất dẫn truyền thần kinh neurotransmitters tự nhiên của cơ thể) sẽ được phân tán. Điều này có tác dụng ngăn việc kích hoạt cơn đau chính và thậm chí có thể làm tiêu tan nó.
Những ứng dụng khả dĩ
Ngoại trừ những bệnh đe dọa tính mạng nghiêm trọng, mà cần phải phẫu thuật, thì hầu như không có giới hạn nào cho việc sử dụng Trung Y. Điều này đặc biệt đúng trong điều trị thảo dược.
Dựa trên các số liệu của nhiều bệnh nhân, các bệnh sau là có phản ứng đặc biệt hiệu quả khi sử dụng thảo dược Trung Quốc: đau đầu, chứng đau nửa đầu, chứng đau dây thần kinh, mệt mỏi, các bệnh về xương sống và khớp, dị ứng, hen suyễn, và rối loạn tiêu hóa.
Các danh y Trung Quốc đều có khả năng đặc biệt
Làm sao mà hệ thống cổ xưa này lại có thể được thông hiểu một cách chính xác như vậy? Các văn bản đầu tiên về châm cứu đã được tìm thấy trong cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh”, được viết vào khoảng năm 2.500 trước Công Nguyên. Thậm chí cho đến ngày nay, nó vẫn được coi là tài liệu tham khảo chuẩn tắc để hiểu về châm cứu Trung Hoa. Làm sao mà các chuyên gia y học thời Trung Hoa cổ đại có thể thấu hiểu và ghi lại hệ thống kinh mạch rất phức tạp và các huyệt đạo của nó?
(Theo The Epoch Times)
Ngày đăng: 26-01-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.