Truyền thuyết dân gian: Thì ra các ngự y trị bệnh là dựa vào cái này
Tác giả: Trần Hy
[ChanhKien.org] Các ngự y trong những triều đại lịch sử xưa đều là những danh y nổi danh đương thời, có những vị còn là tổ truyền của một trường phái y học Trung Hoa. Phương pháp điều trị bệnh của họ đều vô cùng cao siêu. Thời đó số ngự y là nam chiếm đa số và rất ít có những nữ ngự y. Nhưng khi trị bệnh cho phụ nữ xuất hiện một vấn đề là người phụ nữ thời cổ thường không thể gặp đàn ông, đặc biệt là các cô gái chưa xuất giá. Thế là từ đó chúng ta mới có câu nói: “Bắt mạch qua sợi tơ”.
Có rất nhiều người dùi sâu vào những cảm giác mẫn cảm trên đầu ngón tay mà nghiên cứu, như vậy là đã đi lệch rồi. Sự thật là các đại y học gia đó đều có trang bị trên mình “con mắt thứ ba”.
1. Hoa Đà “bắt mạch qua sợi tơ”
Hoa Đà thường điều trị bệnh cho những quý nhân, quan lớn cho tới cả hoàng thân quốc thích, mặc dù ông ở dân gian trị bệnh nhưng nói ông là một ngự y cũng không có gì quá đáng.
Có lần ông cần xem bệnh cho một cô con gái nhà đại phú, bởi không được gặp mặt cho nên ông đã dùng thuật “bắt mạch qua sợi tơ”. Tuy nhiên người nhà đại phú này không tin vào thuật trên nên đã quyết định thử thách ông.
Chủ nhà lấy ra ba sợi tơ, một sợi buộc vào then cửa đặt trên chiếc ghế, một sợi trên tay người hầu gái và một sợi cột vào chén nước rồi để Hoa Đà xem mạch. Hoa Đà nói: “Ba mạch này phân biệt là trùng mạch, âm mạch và thủy mạch”. Chủ nhà nghĩ: “Âm mạch là chỉ người hầu gái đúng rồi, thủy mạch là chén nước, vậy còn trùng mạch không đúng!”, liền hỏi Hoa Đà: “Hoa tiên sinh, âm mạch là chỉ người hầu gái, thủy mạch là chỉ chén nước, thế còn trùng mạch là gì?”. Hoa Đà cười nói: “Có phải ngài nối một sợi vào chiếc ghế không?”. Chủ nhà nói: “Phải a!”, Hoa Đà nói: “Ngài lấy rìu bổ cái ghế ra xem sao”. Chủ nhà theo yêu cầu của Hoa Đà bổ chiếc ghế ra thì phát hiện có một con mọt đang sống trong gỗ, đột nhiên hiểu ra ý của Hoa Đà. “Trùng mạch chính là để chỉ con mọt này!”
Chủ nhà bội phục sát đất, nhưng ông không biết rằng Hoa Đà đã dùng con mắt thứ ba mà nhìn thấy tất cả thậm chí là bên trong những thớ gỗ của chiếc ghế. Nếu vẫn chưa rõ về sự tồn tại của con mắt thứ ba, chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện tiếp theo sau đây.
2. “Thiên nhãn” của ngự y
Theo sử sách ghi lại, vào thời Võ Tắc Thiên, Phụng các thị lang Chu Doãn Nguyên sau khi lên yết triều thì quay trở về nội các. Cùng lúc đó Thái Bình công chúa cho mời một vị ngự y từ Chính Quang Môn vào cung, vừa hay nhìn thấy một con quỷ đang bẻ đầu Chu Doãn Nguyên, còn có hai con quỷ khác trong tay cầm gậy gỗ đứng sau ông, đi thẳng ra Cảnh Vận Môn. Ngự y đem sự tình này kể với Thái Bình công chúa, Thái Bình công chúa đem chuyện này tâu lên Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên lấy làm lạ bèn phái người đi xem xét. Chu Doãn Nguyên ở trong nội các không có việc gì làm, ăn cơm xong liền trở về phòng nghỉ ngơi. Sau buổi trưa đi vệ sinh, Trường Sâm Điển thấy ông đi vệ sinh rất lâu, trong lòng cảm thấy kỳ lạ nên liền đi xem ông ra sao thì phát hiện Chu Doãn Nguyên đã ngã xuống sàn nhà vệ sinh, Sâm Điển nâng ông ta dậy thì thấy mắt ông trợn ngược, không nói được câu nào, miệng chảy nước dãi, liền tâu chuyện này lên Võ Tắc Thiên, Võ Tắc Thiên hỏi ngự y: “Ông ấy còn sống được bao lâu nữa?”. Ngự y đáp: “Nhiều nhất là hai-ba ngày, nhanh thì một ngày là ông không còn sống được nữa”. Võ Tắc Thiên sai người khiêng vị quan và cả chiếc giường về nơi ở, nửa ngày sau thì chết.
Điều này cho thấy một vấn đề rằng, đó là Võ Tắc Thiên tin vào sự tồn tại của “thiên nhãn” (thiên mục, con mắt thứ ba). Nói chung đây có lẽ là một trạng thái của người thời xưa.
Số lượng những danh y khai thiên nhãn thời cổ đại cũng không phải là ít, đây là một trạng thái thường thấy thời đó. Thiên mục của con người không những có thể xem bề mặt bên ngoài đồ vật mà còn có thể nhìn ở mức vi quan, so với công nghệ phóng đại của tây y thì còn mạnh hơn nhiều, chính xác hơn nhiều.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/257972
Ngày đăng: 29-04-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.