Châm cứu Trung Y với sức khỏe tinh thần (Phần 1)
Tác giả: Bác sĩ Jingduan Dương
Trung Y là một hệ thống chữa bệnh hoàn chỉnh mà theo ghi chép đã xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 100 năm trước Công Nguyên. Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Việt Nam sau đó đã phát triển những hình thức đặc thù riêng từ hệ thống gốc của Trung Quốc.
Trung Y mô tả sinh lý học và tinh thần học của con người bằng khí, một dạng năng lượng sống mà lưu chuyển thông qua các kênh năng lượng được gọi là các đường kinh lạc. Trung Y liên liên hệ đặc biệt các trạng thái tinh thần cụ thể và chức năng của cơ thể với các đường kinh lạc tương ứng.
Sự cân bằng về khí được mô tả bằng khái niệm âm và dương, nó đại diện cho sự trái ngược về tính chất của năng lượng. Con người được coi là khoẻ mạnh khi khí vận chuyển trong mỗi kinh được cân bằng về âm dương, đầy đủ, và dịch chuyển một cách tự do đúng hướng.
Châm cứu, một trong những phương thức điều trị chủ yếu của Trung Y, là phương pháp y học xa xưa nhất và thông dụng nhất trên thế giới. Châm cứu đã được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với Tây Y để điều trị khá nhiều những rối loạn thần kinh, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, mất ngủ, đau đớn, và nghiện ngập. Có khá nhiều những tài liệu khoa học chứng minh tác dụng của châm cứu.
Khí (cũng được đánh vần là “chi”) là khái niệm chủ yếu trong Trung Y. Khí là một dạng của năng lượng mà tồn tại cả bên trong và bên ngoài cơ thể người. Ví dụ, thuật ngữ thông dụng mô tả sinh lý học con người, chẳng hạn như khí huyết, vệ khí, tạng khí, kinh khí, dưỡng khí, và những thứ mô tả ngoại tà, chẳng hạn như phong, thấp, nhiệt, hàn, thử, phản ánh rằng khí là năng lượng phía sau vẻ ngoài hoặc chức năng của chính chúng ta hoặc của vũ trụ xung quanh chúng ta.
Bằng cách bảo tồn khái niệm này, khí cũng mô tả chức năng thần kinh và những cảm xúc. Trong tiếng Trung, cảm xúc được theo sau bởi từ khí; ví dụ, sự tức giận được gọi là “tức khí”, và sự vui mừng được gọi là “hảo khí”. Do đó, khi được can thiệp bằng châm cứu hoặc dược thảo Trung Quốc, nó không chỉ có tác động đến chức năng vật lý của cơ thể mà còn các chức năng về thần kinh và cảm xúc.
Chất lượng của khí được phân loại thành hai nhóm chính: âm và dương. Âm và dương là những năng lượng đối lập nhưng tồn tại một cách độc lập. Khí dương cần sự nuôi dưỡng của khí âm để hoạt động, và khí âm cần chức năng của khí dương để được tạo ra và sử dụng.
Khi khí âm bị suy (nhược), khí dương sẽ thịnh. Điều này có thể diễn hoá thành những triệu chứng giống như nóng nảy, đổ mồ hôi đêm, lo lắng, khó ngủ, cao huyết áp, và táo bón. Khi khí dương bị suy, khí âm thịnh, nó có thể biểu hiện bằng sự tăng cảm giác lạnh lẽo, mệt mỏi, tiêu chảy, trao đổi chất bị chậm lại, ứ nước, tụt huyết áp, và vận động thần kinh chậm chạp.
Sự trầm cảm nặng là biểu hiện tâm thần cực đoan của khí âm thịnh và khí dương suy. Bệnh tâm thần thì trái lại, là sự biểu hiện quá độ của khí dương thịnh và khí âm suy. Sự chuyển đổi khác thường giữa cực âm và cực dương là tương tự như hình thái cực đồ. Điều kiện tiên quyết trong điều trị của bác sĩ Trung Y là cân bằng khí âm và khí dương.
Do bản chất bao hàm, tương quan, và giống như mạng lưới của hệ thống kinh lạc trong Trung Y, những kết nối đặc biệt giữa mỗi đường kinh, với chức năng thể chất và cảm xúc có sẵn, làm cho nó trở thành một mô hình hoàn chỉnh của sự hiểu biết về sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Những biểu lộ về nhận thức và cảm xúc được nhìn như thành phần của khí, và mỗi đường kinh chịu trách nhiệm cho những chức năng tinh thần cụ thể. Ví dụ, sự đau khổ là được biểu hiện thông qua phế kinh, và mọi người trong quá trình đau khổ có thể nhạy cảm hơn với các bệnh truyền nhiễm hệ hô hấp trên.
Trong khi các mẫu y sinh có thể diễn giải một sự kết hợp như thế bằng suy giảm miễn dịch do căng thẳng kéo dài vì buồn bã, Trung Y có thể mô tả vấn đề bằng nguyên nhân cảm xúc, gây ra sự mất cân bằng trong phế kinh (nơi khống chế sự buồn bã), trở nên suy nhược về khí một cách tương ứng.
Trong Trung Y, các cảm xúc và chức năng tinh thần không bị hạn chế bởi não nhưng được nhìn nhận xa hơn như là sự tương tác giữa não và các kinh lạc. Nhìn theo cách khác, thì bộ não là một phần của mỗi kinh độc lập. Sức khoẻ của mỗi đường kinh tác động tới não, một cơ quan được gọi là siêu thường trong Trung Y.
(Theo The Epoch Times)
Ngày đăng: 25-12-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.