Khám phá Trung Y: 12 thời thần và nhân thể



Tác giả: Thạch Ngọc Khôn

Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế.

[Chanhkien.org] Thân thể người (nhân thể) có một quy tắc thời gian. “Cái chuông sinh mệnh của nhân thể” (đồng hồ sinh học) chạy đến đâu, thân thể người muốn làm gì, thì thân thể người tự nhiên biết ngay. Bởi vậy, ăn uống, nghỉ ngơi, bài tiết, v.v. thông thường đều có quy luật. Cái “chuông” này không chỉ biết nhắc nhở con người lúc nào nên làm gì, nó còn có thể ngưng vận hành nếu bạn cứ mãi vi phạm chỉ lệnh của nó. Ở nơi sâu xa, có một “thần linh” đang nghiêm khắc thao túng, coi sóc những sự việc này.

Như vậy, “cái chuông” của nhân thể và cái chuông thời gian trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta có quan hệ gì? Chúng có liên thông và liên kết cẩn mật với nhau.

Khí huyết là tinh vi, là tinh hoa của nhân thể, nhất định có tính lưu động. Người xưa cho rằng khí huyết là thông qua kinh lạc chảy vào các bộ phận của cơ thể, đẩy chất dinh dưỡng vào nội tạng, tay chân và bách mạch. Sự lưu hành này cung cấp dinh dưỡng cho kết cấu của lục phủ ngũ tạng, đều gồm có tiết luật thời gian lên xuống như thuỷ triều.

“12 thời thần” (*), là lấy khoảng thời gian từ sáng đến đêm tối phân ra 12 đoạn, dùng Địa Chi đặt tên cho mỗi đoạn thời gian. Quan hệ giữa 12 thời thần và 24 tiếng đồng hồ như sau:

Giờ Tý (23 giờ đêm – 1giờ sáng), giờ Sửu (1-3 giờ sáng), giờ Dần (3-5 giờ sáng), giờ Mão (5-7 giờ sáng), giờ Thìn (7-9 giờ sáng), giờ Tị (9-11 giờ sáng), giờ Ngọ (11-13 giờ chiều), giờ Mùi (13-15 giờ chiều), giờ Thân (15-17 giờ chiều), giờ Dậu (17-19 giờ tối), giờ Tuất (17-19 giờ tối), giờ Hợi (21-23 giờ đêm).

Đường dây chủ yếu của nó là bắt đầu từ kinh phế (phổi) (3-5 giờ sáng), đến đại trường (ruột già) (5-7 giờ sáng), vị (dạ dày) (7-9 giờ sáng), tỳ (lá lách) (9-11 giờ sáng), tim (tâm) (11-13 giờ chiều), tiểu trường (ruột) (13-15 giờ chiều) bàng quang (bọng đái) (15-17 giờ chiều), thận (17-19 giờ tối), tâm bào (màng tim) (19-21 giờ tối), tam tiêu (21-23 giờ tối), đởm (túi mật) (23 giờ tối – 1 giờ sáng), can (gan) (1-3 giờ sáng).

Mỗi kinh mạch là tương ứng với một thời thần. Vì vậy, đối với những bệnh tật trầm trọng của một nội tạng, thì cái chuông sinh mệnh của bệnh nhân luôn luôn chạy đến bộ vị của thời thần ấy thì đình chỉ lại.

Trong quá khứ, những người tu Đạo biết được quy luật tuần hoàn của kinh lạc, khí và huyết. Vì vậy, trong dân gian mới có phương pháp điểm huyệt, đó là căn cứ vào phương hướng cái chuông sinh mệnh của nhân thể. Lúc khí huyết chạy đến vị trí huyệt đặc định của một kinh mạch, chỉ cần điểm vào một cái, thì sẽ khiến cơ thể không nhúc nhích được, hay là không thể ngồi dậy được, và nó sẽ tự động giải khai. “Người thông thường coi đó là một màn biểu diễn, còn người hiểu biết thì coi đó là một môn Đạo”. Người biết khí huyết, chỉ cần điểm môt cái thì sẽ giải khai.

* * * * *

Chú thích của người dịch:

(*) Thời gian tính theo cách tính giờ của người xưa, 1 ngày là 12 thời thần.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/28/20213p.html



Ngày đăng: 28-06-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.