Chuyện lạ nghề y: Y sĩ tộc Mông Cổ



Tác giả: La Chân

[Chanhkien.org] Vào triều Thanh, người ta thường lựa chọn một số thầy thuốc tộc Mông Cổ tinh thông liệu pháp nắn xương vào cung, gọi là y sĩ Mông Cổ. Trong cung nếu có thái giám ngã bị thương, thì đều do họ trị liệu. Chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, họ đã có thể trị khỏi bệnh.

Có viên Tề Tức thị lang người Thiên Đài, từ trên ngựa bị ngã xuống, bị thương ở đầu, rất đau đớn. Y sĩ Mông Cổ bèn dùng bọng đái trâu đắp lên đầu, kết quả lập tức không còn đau nữa.

Còn có một cá nhân, cũng bị ngã từ trên ngựa xuống, không đau chỗ khác, chỉ là khi hai chân muốn đi về phía trước thì lại thành lùi về phía sau. Lại mời y sĩ Mông Cổ đến trị liệu. Y sĩ Mông Cổ không dùng thuốc, mà gọi đến hai thanh niên khỏe mạnh, đi ra ngoài sân trống, ném vị bệnh nhân này xuống. Ném xuống mấy lần rồi để ông ta xuống đất, bệnh nhân đi lại như thường, coi như bình thường. Bệnh nhân này hỏi ông: “Đây là vì nguyên nhân gì?”

Y sĩ Mông Cổ bèn đáp: “Đây là vì ông ngã rất nặng, lá gan bị lật ngược, uống thuốc không có tác dụng, chỉ có quẳng xuống thế này, mới khiến lá gan lật trở lại.”

Vào những năm Càn Long, y sĩ Mông Cổ trứ danh nhất là Giác La Y Tang. Ông làm nghề bó xương, dần dần trở thành cự phú. Ông dạy đồ đệ phương pháp này: trước tiên đem cây bút vót làm mấy đoạn, sau đó để đồ đệ dùng giấy bao đoạn bút lại, từng đoạn từng đoạn. Nếu như giấy không bị chọc thủng, thì chính là y thuật đã đạt rồi. Để họ chiểu theo phương pháp này mà tiếp cốt, thì tự nhiên rất hữu hiệu.

Đúng là:

Y đàn Hoa Hạ thật huyền áo,
Y sĩ cổ đại có nhiều mẹo.
Không cần kim tiêm và uống thuốc,
Đủ loại bệnh tật được trị liệu!

(Truyện từ «Thanh bái loại sao» – “Những câu chuyện vụn vặt triều Thanh”)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2009/12/12/63084.html



Ngày đăng: 23-10-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.