Thiển đàm về kinh lạc



Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Hai chữ “kinh lạc” luôn cho người ta một cảm giác thần bí. Tây Y từng cho rằng kinh lạc là các dây thần kinh và huyết quản, bởi vì kinh lạc thường men theo các dây thần kinh và huyết quản. Một số người nghĩ rằng kinh lạc là không tồn tại bởi vì chúng không thể được quan sát trong phẫu thuật. Tuy nhiên sự tồn tại vật chất của kinh lạc đã được xác nhận bằng phương pháp trắc nghiệm đồng vị phóng xạ. Mặc dù vậy, người ta vẫn không có khái niệm rõ ràng về thuật ngữ này. Ngày nay, con người đã có nhận thức mới về kinh lạc và coi chúng tồn tại độc lập với dây thần kinh và huyết quản.

Người viết cho rằng thân thể người là do hai chủng vật chất cấu thành, đó là vật chất và siêu vật chất. Vật chất là chỉ các phân tử trong không gian con người đây, ví dụ da thịt, xương cốt, máu, tóc, v.v. Còn siêu vật chất là những thứ không thuộc vật chất phân tử ở tầng không gian này, chẳng hạn kinh lạc, hồn phách tồn tại trong lục phủ ngũ tạng, v.v.

Y học đương đại thường tiến hành nghiên cứu tại tầng phân tử. Bởi vì Thần cũng tạo ra vật chất tại tầng phân tử nên con người có thể nghiên cứu mãi trong không gian con người này, tuy nhiên sẽ không bao giờ tìm ra lời giải đáp tối hậu. Một số học giả như Albert Einstein đã nhận thấy sự tồn tại của Thần và cuối cùng trở thành người tin vào Thần.

Kinh lạc và nội tạng người là có liên hệ. Phủ tạng là nơi cư ngụ của linh hồn. Trung Y giảng rằng “thần ngụ tại tim, hồn ngụ tại gan, chí ngụ tại thận, phách ngụ tại phổi, và ý ngụ tại tì”. Sự điều khiển và vận động của kinh lạc không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tinh thần con người. Khi tinh thần hồi phục thì thể xác cũng hồi phục theo. Tinh thần cũng là vật chất, chẳng qua nó là vật chất siêu hình và tinh vi hơn.

Trung Y bắt nguồn từ Đạo gia. Phật, Đạo, Thần tuy có danh xưng khác nhau nhưng ở cùng một cảnh giới. Tu luyện Đạo gia giảng dẫn theo mạch, và trong Phật gia cũng có pháp môn giảng thông mạch. Thực ra ai cũng có cơ duyên tu luyện. Khi người ta bắt đầu tu luyện, điều đầu tiên là thông hai mạch Nhâm và Đốc, tức tiểu chu thiên. Khi tiểu chu thiên thông rồi, bách bệnh đã không còn. Sau đó cần phải đả thông đại chu thiên. Khi đại chu thiên và tiểu chu thiên đều thông rồi thì người ta có thể hấp thu vật chất cao năng lượng từ vũ trụ. Đến khi năng lượng này lấp đầy cơ thể thì người này đã trở thành một người siêu thường rồi.

Vậy thì bản chất thực sự của kinh lạc là gì? Có thể nói rằng, chính Thần đã tạo ra kinh lạc. Khi tạo ra con người, Thần đã tạo ra kinh lạc như một ‘thông đạo’ hướng lên Trời. Do đó rất nhiều công pháp đều phải bắt đầu bằng việc thông chu thiên. Nghe thì dễ, nhưng để đả thông cả đại, tiểu chu thiên thì có thể mất đến vài chục năm tu luyện gian khổ, hoặc thậm chí cả đời người.

Hơn 2.500 trước, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng sẽ có một vị Như Lai với năng lực và thần thông tối quảng đại trong vũ trụ gọi là “Chuyển Luân Thánh Vương” (thiên thượng gọi là “Pháp Luân Thánh Vương”) hạ thế truyền Pháp độ nhân. Cũng theo kinh Phật, khi Pháp Luân Thánh Vương xuất hiện tại thế gian thì cũng là lúc mà thiên hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần khai nở. Loài hoa này là sự thể hiện đại ân và đại đức của Ngài đối với nhân loại.

Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp đang hồng truyền trên khắp thế giới. Sự tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp là khác với các phương pháp tu luyện khác. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tránh hình thức ‘nhất mạch đới bách mạch’, mà khiến trăm mạch đồng thời đả khai, trăm mạch đồng thời vận chuyển, yêu cầu người tu luyện đồng hóa với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ. Khi ấy chỉ trong một thời gian ngắn, người tu luyện sẽ đạt đến một cảnh giới mà các phương pháp tu luyện khác không thể đạt được trong vài chục năm, thậm chí cả một đời.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/10/25/49006.html
http://pureinsight.org/node/5029



Ngày đăng: 25-04-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.