Đại Đạo trị quốc (7): Đạo gia trị quốc



Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

7. Đạo gia trị quốc

Đạo gia trị quốc, chủ yếu dựa vào “ĐạoĐức Kinh” của Lão Tử.

Cuốn “Đạo Đức Kinh” còn gọi là “Lão Tử” hay “Ngũ Thiên Ngôn”, là trước tác của Lão Tử, Chân nhân Đại đạo thời kỳ Xuân Thu, tác phẩm này tương đương với Thánh Kinh của Đạo gia. Nội hàm trong đó bác đại phi thường, muốn đọc hiểu được nó thì phải hoàn toàn dựa vào ngộ tính và căn cơ của người đọc, các nội hàm thấy được ở các tầng thứ khác nhau là hoàn toàn khác nhau.

Từ trên bề mặt mà nói, điều “Đạo Đức Kinh” giảng chính là đạo trị quốc, dạy người ta cách làm một đế vương như thế nào, làm sao để trị vì quốc gia. Nếu nhìn ở tầng thứ cao hơn thì sẽ phát hiện rằng điều nó giảng là Chân lý Đại Đạo để tu thành bất tử, dạy người ta làm thế nào để phản bổn quy chân, đắc đạo thành tiên.

Bài viết này sẽ đứng tại cơ điểm trị quốc để diễn giải sơ lược một chút cuốn “Đạo Đức Kinh”, để nói rõ hơn về nội hàm của việc Đạo gia trị quốc.

Lão Tử nói: Người trong Thiên hạ đều biết được “đẹp” là đẹp, đó là bởi vì có tồn tại “xấu”; đều biết “Thiện” là Thiện, đó là vì có tồn tại ác. Do vậy “có” và “không” là tồn tại dựa vào nhau, “khó” và “dễ” là đối lẫn nhau, “dài” và “ngắn” là so sánh với nhau nên mới tồn tại, “cao” và “thấp” là bổ sung lẫn nhau mà sản sinh, “âm” và “thanh” là dựa vào nhau, hòa với nhau, “trước” và “sau” là luôn đồng hành cùng nhau, là tồn tại đi đôi với nhau, một đôi nhất thể cùng xuất hiện, không thể tồn tại đơn lẻ. Những gì mà điều này triển hiện ra chính là lý vĩnh hằng tương sinh tương khắc – bất kể sự vật nào mới được kiến lập, thì nhất định đều sẽ đồng thời sinh xuất hai phương diện tích cực và tiêu cực, sản sinh ảnh hưởng hai phương diện chính phản, nhờ có sự tham chiếu tương phản giữa hai nhân tố khác nhau, dựa vào nhau bổ sung lẫn nhau mà chúng có thể tồn tại, nếu không thì không thể kiến lập nên. Do vậy thánh nhân minh bạch đạo lý này, dùng thái độ vô vi để đối đãi thế sự, dùng phương pháp không lời nói để giáo hóa vạn vật: để cho vạn vật tự nhiên hưng khởi chứ không đóng vai của người khởi nguồn, nuôi dưỡng vạn vật chứ không tính toán tư hữu, do vậy vĩnh hằng bất diệt. (25)

Ở đây Lão Tử giảng ra lý tương sinh tương khắc: sự kiến lập của bất kể sự vật nào cũng đều có mặt tích cực và tiêu cực, không thể tồn tại đơn phương độc lập. Ví như không có xấu, thì cũng không tồn tại đẹp; không có ác, thì cũng không tồn tại Thiện; không có trên, thì cũng không tồn tại dưới; không có cao, thì cũng không có thấp……chúng tồn tại phụ thuộc nhau.

Lão Tử còn nói: Đại Đạo quang minh, nhìn thì thấy như mờ mịt không rõ; Đại Đạo tiền tiến, nhìn thì thấy dường như thoái lùi; Đại Đạo bằng phẳng, nhìn thì thấy dường như gồ ghề không phẳng; cái đức thượng thừa nhất, nhìn thì thấy dường như ở sơn cốc thấp; cái đức rộng lớn nhất, nhìn thì thấy dường như thiếu xót không đầy đủ; những gì thuần chân chất phác nhất, nhìn thì thấy dường như hỗn độn chưa được khai hóa; những gì khiết bạch nhất, thì ngược lại dễ thể hiện ra tì vết nhất; cái hình vuông lớn nhất, thì ngược lại không tìm được cạnh góc; những đồ vật lớn nhất, đều là hoàn thành sau cùng; tiếng vang lớn nhất, nghe thì thấy như lặng lẽ vô thanh; những vật lớn nhất, thì ngược lại không thấy được hình thể (đại tượng vô hình). Đại Đạo chân chính, vô danh vô hình. (26)

Lấy một ví dụ không được xác đáng lắm: Nếu một người nào đó trên thế giới khi sinh ra chỉ có một con mắt thì người đó khẳng định bị cho rằng là kỳ hình, không bình thường. Nhưng nếu như con người trên toàn thế giới, từ xưa đến nay sinh ra đều chỉ có một con mắt, và không ai là ngoại lệ, thì điều đó sẽ trở thành hiện tượng bình thường. Khi ấy nếu ai có hai con mắt, thì lại bị cho là không bình thường. Ý của ví dụ này muốn biểu đạt chính là “đại tượng vô hình”, “đạo ẩn vô danh” nói ở trên.

Khi Đạo sinh vạn vật, là hài hòa hoàn mỹ, chỉ có lợi mà không có hại, cũng như Lão Tử nói “Thiên chi đạo, lợi nhi bất hại” vậy. Khởi thủy của tự nhiên vạn vật, tiên thiên của sinh mệnh, đều là ở trong Đạo, đều vận hành trong cái cơ chế hoàn mỹ này, vạn vật làm lợi cho nhau, không sản sinh bất kỳ nhân tố có hại nào. Vì không có nhân tố phụ diện, nên cũng không tồn tại nhân tố chính diện, đó chính là Đạo, cũng chính là điều mà Lão Tử nói là “Đạo ẩn vô danh”. Ví dụ khi sinh mệnh sản sinh trong Đạo, trong thiên tính không có ác, nhưng chính vì không có ác, nên cũng không có Thiện, tất cả đều là hành trong Đạo, không hình không danh, tự nhiên và hài hòa vận hành. Khi sinh mệnh đi ngược lại với Thiên Đạo, sản sinh ra các loại tư tâm dục vọng, dần dần sa đọa mà sinh ra ác, thì Thiện cũng đồng thời được sản sinh ra, và chúng phân ly ra từ Đại Đạo mà hiển hiện ra. Cũng như sau khi thiện hạ rời xa khỏi Đại Đạo, thì mới kiến lập Đức, có gian trá xuất hiện thì mới kiến lập thành tín, vì sản sinh tranh đấu nên mới có khiêm nhượng…. Do vậy khi thiện sản sinh, thì cho thấy rằng ác đã tồn tại rồi, rằng sinh mệnh đã rời xa khỏi Đại Đạo rồi. Cũng một lý như vậy, khi hiếu thuận từ ái sản sinh ra, thì có nghĩa là giữa các thân nhân trong gia tộc đã không còn hòa thuận nữa; khi trung thần xuất hiện, thì nghĩa là quốc gia đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng mê muội loạn lạc.

Do vậy, Lão Tử lại nói: khi Đại Đạo bị vứt bỏ, thì mới xuất hiện nhân nghĩa, đề cao chính nghĩa; khi nhân dân trở nên thông minh trí huệ, thì đại gian đại ngụy cũng xuất hiện; thân nhân trong gia tộc không còn hòa thuận nữa, thì mới có hiếu thuận từ ái xuất hiện; khi quốc gia hôn ám hỗn loạn, thì mới xuất hiện thần tử trung trinh.

Do vậy nhân nghĩa, trí khôn, hiếu từ, trung trinh, những thứ mang tính “con người” này đối với Đại Đạo mà nói, thì đều là dư thừa, là sau khi sinh mệnh rời xa khỏi Đại Đạo, hòa thuận bị phá vỡ, sau khi có sự ảnh hưởng và nhân tố có hại của bên phụ diện, thì mới được kiến lập nên một cách hậu thiên và “nhân tạo”.

Lão Tử lại nói: Sau khi mất đi Đạo, thì mới kiến lập Đức; sau khi mất đi Đức thì mới đề xướng Nhân; sau khi mất đi Nhân thì mới coi trọng Nghĩa; sau khi mất đi Nghĩa thì mới thực hiện Lễ. Lễ là chỗ biểu hiện của việc trung tín khuyết thiếu, hỗn loạn bắt đầu. (28)

“Thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Nghĩa, thất Nghĩa nhi hậu Lễ”, đây là quá trình mà sinh mệnh từng bước từng bước rời xa Đạo, từng bước từng bước sa đọa. Nếu chiểu theo cái xu thế này mà từng bước từng bước đi xuống, cuối cùng nhất định đi về phía hủy diệt, đây cũng chính là đại kiếp số “Thành trụ hoại diệt” của vạn sự vạn vật trong cựu vũ trụ không thể trốn thoát được mà Phật gia giảng. Để thoát khỏi sự hủy diệt đó, sinh mệnh nhất định phải hồi quy, nhất định phải quay trở về, chứ không phải là thuận theo cái xu thế đó mà đi xuống, cũng chính là “tiến Đạo nhược thoái” (tiến lên ở trong Đạo thì lại cảm thấy như là thoái lùi) mà Lão Tử giảng.

Do vậy Lão Tử không đề xướng nhân nghĩa, không coi trọng trí khôn, hiếu từ, trung trinh…. không đề xướng tất cả những thứ hữu vi hậu thiên, bởi vì những thứ hữu hình này cũng giống như từng lớp lớp đê điều kiến lập hậu thiên, mặc dù ở một mức độ nhất định có thể ngăn cản sinh mệnh sa đọa trên bề mặt, nhưng chúng đồng thời cũng hình thành từng lớp từng lớp gián cách, trở ngại việc sinh mệnh hồi quy trên bản chất. Nếu muốn hồi quy về Đại Đạo, thì nhất định phải đi trở về, nhất định phải vứt bỏ tất cả những thứ hữu hình được hình thành từ hậu thiên và nhân tạo, chí tâm dọn dẹp, đạt đến trạng thái thuần chân vô tà “phục thiên vu anh nhi” (trở về giống trẻ em), lúc đó mới có thể hồi quy về với Đại Đạo.

Sau khi hồi quy về với Đại Đạo, thì mặc dù không biết thành tín, nhưng “nhân ngôn vi tín” (a), không nói mà tin; không có từ hiếu, nhưng nhà nhà hòa thuận; không có nhân nghĩa, nhưng người người đều tương kính tương ái, không có gián cách hiểu nhầm. Hồi quy về Đại Đạo, thì thiên hạ không có ác, cũng không biết có Thiện, nhưng ai ai cũng cả đời chí thiện. Lúc đó Thiện không còn được gọi là Thiện, bởi vì không có ác, do vậy Thiện này là vô hình vô danh, nếu cứ buộc phải có một cái danh, thì có thể gọi là “Vô Vi”.

Hàm nghĩa chân chính của vô vi không phải là không làm gì cả, mà là trạng thái có được sau khi bỏ đi tất cả các thứ hậu thiên, và tất cả các nhân tố nhân tạo, là chỉ trạng thái của bản tính tự nhiên, thuần chân vô tà, không có tư dục, không có chấp trước sau khi sinh mệnh đã hồi quy về trong Đạo. Do vậy Lão Tử lại nói “Đạo Thường vô vi, nhi vô bất vi”, “Dĩ phụ vạn vật chi tự nhiên nhi bất cản vi” (b).

Thiện là một mỹ đức, nhưng khi là mỹ đức mà con người đề xướng, thì nó đã có hình trạng và dấu vết, là có cái tên gọi là “Thiện”, do vậy đồng thời cũng kèm theo cái ác sinh ra, đây là điều mà lý tương sinh tương khắc quyết định. Cũng như một vật thể nếu nói nó là ở “trên”, thì tất nhiên cũng phải tồn tại một vật thể ở “dưới” nó, nếu không thì chẳng thể nào nói là nó ở “trên”. Nếu như không tồn tại cái vật thể ở “dưới”, thì cái khái niệm “trên” cũng biến mất, mặc dù vật thể đó vẫn ở cái vị trí kia, nhưng không thể gọi nó là “trên” được nữa rồi.

Bởi vì khi cái Thiện là một loại mỹ đức được kiến lập nên một cách nhân tạo, vì tất nhiên sẽ cùng tồn tại với ác. Còn nếu muốn hoàn toàn bỏ đi cái nhân tố ác, thì nhất định phải khiến Thiện trở thành cái Thiện vô vi, ẩn nhập vào trong Đạo. Khi ở trong Đạo thì thể hiện ra bản tính tự nhiên, lúc đó Thiện sẽ ẩn đi dấu vết, trở thành cái Thiện vô vi, vì nó vô hình vô danh, nên nhảy thoát ra khỏi lý tương sinh tương khắc, khiến cho ác không có chỗ nào để mà sinh ra, có lợi cho vạn vật mà không có chỗ hại nào, do vậy trở thành thuần Thiện, chí Thiện.

Lão Tử nói: Cái Đức lớn nhất (không có dấu vết), nếu như muốn hình dung nó, thì chính là hoàn toàn hồi quy về với Đạo. (29)

Lão Tử lại nói: Cái Đức thượng thừa nhất, là vô hình vô danh, dưỡng tính cho vạn vật mà không lên tiếng, từ trước đến giờ không hề hữu ý đi triển hiện đức hạnh, khiến người ta không cảm giác được sự tồn tại của nó, nhưng đây là cái Đức thực sự; cái Đức hạ thừa, là có hình có danh, mặc dù luôn luôn thể hiện ra đức hạnh, biểu hiện ra là không thất đức, nhưng đây không phải là cái Đức thực sự. (30)

Cái “thượng đức” mà Lão Tử nói ở đây, là chỉ cái đức vô vi quay về trong Đạo, không bị lẫn với bất kỳ nhân tố thứ tư ngã hậu thiên nào, không lẫn vào bất kỳ dấu vết nhân tạo nào, do vậy nên vô hình vô dấu tích, nó không có cái danh là đức, do vậy không có chỗ nào sinh ra ác. Vì không có chỗ nào sinh ra ác, do vậy nên trở thành chân Đức, chí Đức, thượng Đức, thuần Đức.

Những cái Đức do hậu thiên đề xướng một cách nhân tạo, vì nó kiến lập nên cái danh và hình, nên đã bước vào trở thành vật hữu hình hình thức nhân tạo, do vậy hãm nhập vào cái lý tương sinh tương khắc, vì vậy chính phụ nhất thể đồng thời xuất ra, đồng thời sinh ra ác, hai cái này không ngừng dựa vào nhau mà tồn tại một cách tương hỗ, tương sinh tương khắc trong sự phân hóa hai cực. Do vậy mặc dù cái Đức hữu hình mà được kiến lập một cách nhân tạo ngăn trở sự sa đọa của nhân loại ở một mức độ nhất định, nhưng nó cũng hình thành một trở ngại hữu hình, ngăn cản sinh mệnh trở về với Đại Đạo. Do vậy nếu muốn triệt để tiêu trừ cái ác, thì trước tiên phải tiêu trừ cái Đức hữu hình, khiến Đức quay về với Đạo, hóa thành vô hình, khiến cái ác không có chỗ nào để sinh ra.

Do vậy Lão Tử nói: Vứt bỏ đi cái thông minh tài trí, thì bách tính có thể được những cái tốt gấp hàng trăm lần, vứt bỏ đi nhân nghĩa, bách tính mới có thể thực sự trở về với cái thiên tính của hiếu từ, vứt bỏ đi kỹ xảo và lợi ích, thì thiên hạ sẽ không còn đạo tặc nữa. Những thứ vứt bỏ ấy đều là những thứ hư giả trang trí bên ngoài, không đủ để dùng vào việc trị quốc. Nếu có thể khiến bách tính hồi quy về bản chất thuần phác và thiên tính vô tà, giảm bớt tư tâm dục vọng, rời xa những giả thuyết hư ảo hình thức kia thì tất cả các nỗi lo về họa hoạn kia cũng có thể được loại bỏ từ tận gốc. (31)

Lão Tử lại nói: “Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh.” (ta không tranh, thì thiên hạ cũng chẳng thể tranh với ta). Dựa vào lý tương sinh tương khắc, nếu có thể khiến nhân tố chính hồi quy về với Đạo, vô hình vô tích, đạt đến mức vô vi mà hành, thì nhân tố phụ diện cũng sẽ tự động giải thể, không còn tồn tại. Nếu dùng các phương pháp “nhân tạo” để giải quyết, thì cũng như đổ thêm dầu vào lửa, tức là dùng mọi biện pháp rồi mà cũng không có tác dụng chỉ khiến sự việc trở nên ngày càng tệ hơn, khiến hai cực của các nhân tố chính phụ phân hóa ngày càng nghiêm trọng, ngày càng cực đoan và đối lập. Lý tương sinh tương khắc cũng giống như một cái bẫy khổng lồ, tất cả các vật chấp trước hữu vi đều không cách nào thoát khỏi, sau khi đã mắc kẹt vào trong đó sẽ ngày càng bị xiết chặt, cuối cùng bị mắc kẹt ở đó mà chết. Chỉ có cách hoàn toàn lùi hẳn ra ngoài, trở về với Đạo, hóa thành vô hình, thì mới có thể thoát khỏi, đây chính là trí huệ của Đại Đạo.

Lão Tử nói: Cấm kỵ càng nhiều, thì người dân càng bần cùng, các biện pháp càng nhiều, thì quốc gia càng hỗn loạn; tâm cơ trí xảo càng nhiều, thì tà đạo càng thịnh hành; pháp luật càng nhiều thì càng hà khắc, đạo tặc vẫn không ngừng xuất hiện. Từ đó có thể thấy, thi hành vô vi nhi trị mới là Chính Đạo của việc trị quốc. (33)

Nhưng tiền đề của vô vi nhi trị là dẫn dắt bách tính, khiến họ trở về với Đạo, còn không thì không cách nào đạt được vô vi nhi trị. Vậy làm cách nào để dẫn bách tính trở về với Đạo? Nếu dựa vào các biện pháp hậu thiên nhân tạo, thì chỉ có thể giải quyết vấn đề bề mặt, trong cái lý tương sinh tương khắc đó sẽ càng xiết càng chặt, khiến họ không cách nào quay về với Đại Đạo. Do vậy Đạo gia trị quốc, không dùng thuật cũng không dùng khí (xem bài 6), bởi vì bất kỳ thuật và khí nào cũng là uổng công, đều sẽ khiến thiên hạ bị hãm vào cái lý tương sinh tương khắc để rồi càng giẫy càng xiết chặt.

Vì vậy, Lão Tử nói: “Không tôn sùng những người hiền năng, thì bách tính sẽ không đi tranh đoạt cái hư danh; không coi những vật khó kiếm là quý, thì bách tính sẽ không đi trộm những thứ đó; không có những sự vật dẫn khởi nhân tâm dục vọng, thì dân tâm trong thiên hạ sẽ không bị nhiễu loạn. Do vậy thánh nhân trị quốc, sẽ làm thanh tĩnh tâm linh của bách tính, khiến bách tính ăn no mặc ấm, sẽ tiêu giảm dục vọng của bách tính, và khiến bách tính thân thể được khỏe mạnh. Họ khiến bách tính thường ở vào trạng thái không biết đến tâm cơ xảo trá, vô dục vô cầu, khiến các biện pháp cơ trí xảo trá không có chỗ sử dụng, vạn sự vô cầu mà tự đắc, được như vậy thì thiên hạ sẽ không có chỗ nào là trị vì không tốt.

Lão Tử lại nói: Dựa vào sức người cưỡng chế thì cuối cùng cũng sẽ thất bại, chấp trước không buông xuống thì cuối cùng cũng sẽ mất đi. Do vậy thánh nhân quay về với Đạo, vô vi mà làm, do vậy sẽ không thất bại; vạn sự đều không tranh công, không tư hữu, do vậy sẽ không bị mất đi. (34)

Thời cổ những người giỏi dùng Đạo để trị quốc, thì không phải là khiến cho bách tính trở nên tinh minh cơ trí kỹ xảo, mà là khiến họ đơn thuần đôn hậu. Bách tính sở dĩ khó trị vì, là vì họ có tâm cơ và quá nhiều trí xảo. Do vậy nếu dùng tâm cơ và trí xảo để trị quốc, thì đó là cái họa cho quốc gia; không dùng tâm cơ trí xảo trị quốc, là phúc của quốc gia. (35)

Do vậy Đạo gia trị quốc, là dùng phương pháp giảm bớt, không ngừng đi ngược lại quá trình sa đọa của con người mà quay trở về, không ngừng tiêu trừ những nhân tố ô nhiễm như tư tâm, dục vọng, chấp trước, tà niệm hình thành hậu thiên, khiến con người phản bổn quy chân, quay trở về với bản tính thuần chân vô tà của sinh mệnh tiên thiên. Lúc đó việc trị lý thiên hạ sẽ đạt đến trạng thái “vô vi nhi vô bất vi”, tất cả là ở trong Đạo mà làm bất kể việc gì mình muốn, hoàn mỹ mà hài hòa.

Do vậy Lão Tử nói: “Theo đuổi học vấn, thì dựa vào việc không ngừng tích lũy, học thức mỗi ngày đều phải tăng lên, còn tu đạo lại chủ yếu dựa vào giảm bớt, loại bỏ bớt đi các tư tâm, dục vọng, chấp trước v.v., mỗi ngày đều phải buông bỏ bớt đi, cần phải giảm bớt rồi lại giảm bớt tiếp nữa, cuối cùng đạt đến mức hoàn toàn vô dục vô cầu, đạt đến vô vi. Sau khi đạt đến vô vi, thì có thể mượn lực lượng của Đại Đạo, ở trong đạo mà hành xử theo bản tính vốn có, muốn làm gì thì làm nấy, không gì không làm được, mọi việc đều là ở trong Đạo rồi tự nhiên mà thành, đạt đến hoàn mỹ hài hòa. Việc trị lý thiên hạ nên thi hành việc vô vi nhi trị, không lấy mục đích quấy nhiễu bách tính làm mục đích, quấy nhiễu bách tính thì không thể trị lý thiên hạ. (36)

Do vậy Lão Tử nói: Quân vương đạt đến cảnh giới trị quốc cao nhất, thì bách tính căn bản không biết đến sự tồn tại của họ; cảnh giới thấp hơn một bậc thì bách tính trong thiên hạ đều thân cận và tán tụng ông ấy; thấp hơn nữa, thì bách tính đều sợ hãi; còn kém cỏi nhất, thì bách tính đều coi thường và mắng chửi ông ấy. Nếu như thành tín không đủ, thì sẽ sản sinh ra việc không tín nhiệm. (Thượng thiên không nói mà lòng người đều tin theo), một quân vương tốt thì khi trị quốc thì ung dung tự đắc, thực hiện việc giáo hóa không dùng lời, rất ít ban bố mệnh lệnh, sau khi sự việc được hoàn thành, thì bách tính đều nói, điều này là đạt được một cách tự nhiên. (37)

Đây chính là sự thể hiện chân thực về phong thái đạo đức của người dân dưới chế độ vô vi nhi trị, thiên hạ hạnh phúc hài hòa, vô ưu vô lự, quân vương dường như không tồn tại vậy.

Lão Tử nói: “Trị nước lớn, như nấu cá nhỏ”, nếu thực sự minh bạch những đạo lý mà Lão Tử giảng, thì trị vì một quốc gia cho tốt cũng không phải là việc gì khó, nhưng ai lại là người thực sự có cái trí huệ đó, có thể thực sự như vậy?

Trong “Đạo Đức Kinh” Lão Tử đã xây dựng nên một mô hình trị quốc: “nước nhỏ ít dân” lý tưởng, đây cũng là sự khắc họa hình tượng của bách tính trong trạng thái vô vi nhi trị. Ở điều kiện sinh sống lý tưởng của mô hình nước nhỏ ít dân, các quốc gia đều rất nhỏ, thậm chí chỉ lớn như một thôn xóm, giữa các nước có thể nhìn thấy lẫn nhau, thậm chí có thể nghe thấy tiếng chó sủa gà gáy của nước láng giềng. Người dân ăn ngon, mặc đẹp, sống an bình, phong lưu, cuộc sống vô tư, sung túc, không có đấu trí đọ tâm, kẻ lừa người dối, không có tranh đoạt mưu mô, không tranh đấu làm hại lẫn nhau; do vậy hệ thống như quân đội, chính phủ đều chẳng có chỗ dùng, có thể bỏ đi cũng được. Người ta sinh sống giàu có đầy đủ, không cần phải vì kế sinh nhai hoặc vì danh lợi dục vọng mà bôn ba mệt mỏi, không bỏ nhà mưu sinh, do vậy các phương tiện giao thông như xe, thuyền dường như không khởi tác dụng là mấy; người ta sống an nhiên vui vẻ, thong thả mà tự được mọi thứ, sống một cuộc sống cực kỳ đơn giản nhưng cực kỳ phong phú, khiến rất nhiều thứ vật dụng nhân tạo không cần phải dùng đến, những đồ dùng dư thừa trong cuộc sống đều trở thành thứ phiền toái và gánh nặng, đều có thể xả bỏ đi, thậm chí có thể trở về với trạng thái thắt nút dây để ghi nhớ sự việc mà sống. Trong chế độ lý tưởng ấy, mặc dù “các nước láng giềng giáp mặt nhau mà nghe tiếng gà gáy” nhưng không ai muốn phá hoại cuộc sống hòa thuận bình yên này, do vậy ai ai cũng an cư lạc nghiệp, người dân trăm họ của các nước láng giềng cả đời chẳng gặp mặt nhau, khiến mỗi nước nhỏ này đều trở thành một “thế ngoại đào viên”, một nơi an lạc vui vẻ… …(38)

Cảnh tượng đó đã từng xuất hiện trong Kinh Thánh và Kinh Phật, trong “Hoa Tư Thần Quốc”, “Toại Minh Quốc”, “Thế ngoại đào viên” của Đào Uyên Minh… …đều đã từng xuất hiện, trong thời kỳ Tam Hoàng đã từng xuất hiện, trong thời Ngũ Đế cũng đã từng xuất hiện.

Trong tâm của rất nhiều người dân Trung Hoa đều ẩn chứa giấc mộng đào viên, trong sâu thẳm luôn khát khao một cuộc sống đơn giản mà hạnh phúc, an hòa mà thanh tĩnh mỹ lệ như một thế ngoại đào viên. Đạo trị quốc của Lão Tử đã tái tạo giấc mộng này, và kết nối rõ ràng nó với thế giới hiện thực, chỉ ra con đường để đạt đến điều đó. Vài nghìn năm nay, vô số con cháu của vùng đất Hoa Hạ khi đã chán ghét cái danh lợi tình thù của thế gian, và sự tranh đoạt lừa dối không ngừng nghỉ giữa người với người, đã lựa chọn việc lui về với khu điền viên trong tâm mình, tĩnh tĩnh mà kiến tạo một khu vườn đào của bản thân mình. Điều này đã hình thành một văn hóa ẩn sĩ huy hoàng trong lịch sử Trung Hoa, trở thành một sự ký thác tinh thần của con cháu Trung Hoa trong khổ nạn và hồng trần hỗn loạn, nó gìn giữ sự an lạc và thanh tĩnh cuối cùng trong tâm khảm mỗi người, nó cũng giải thích được sự truy cầu và lý giải chân chính của nơi sâu thẳm tâm linh con người đối với hạnh phúc, đây chính là dấu ấn mà vô vi nhi trị lưu lại trong tâm nhân loại.

Thuận theo việc đạo đức của nhân loại sa đọa, căn cứ theo quy luật vỡ tràn (xem bài 6), khi pháp tắc ở tầng trong của nhân loại không đủ để ước thúc nhân loại nữa, thì cần kiến lập một tầng pháp tắc bên ngoài để tiến hành sự ước thúc một cách nhân tạo ở tầng bên ngoài của của con người, pháp tắc ở tầng bên trong càng yếu, thì một cách tương ứng pháp tắc ở tầng bên ngoài càng mạnh, hoàn cảnh ở bên ngoài của nhân loại sẽ trở thành phức tạp hơn, cực đoan hơn, áp lực và sự trói buộc ở bên ngoài của nhân loại sẽ ngày càng nặng.

Cách mà Đạo gia trị quốc là lựa chọn việc quay trở lại, không ngừng tăng tường, hồi quy về tầng pháp tắc bên trong, và tiêu giảm, xả bỏ bớt đi pháp tắc bên ngoài, khiến nhân loại phản bổn quy chân, trở về bản tính thuần chân tiên thiên, hồi quy về với Đạo. Đạo gia trị quốc là dùng cách giảm bớt, không ngừng bỏ đi các loại tư tâm dục vọng hình thành hậu thiên, không ngừng loại bỏ các loại biện pháp nhân tạo và kỹ xảo trí khôn, hồi quy với Đại Đạo chí giản chí dị. Nhân loại sẽ dần dần thoát khỏi những áp lực và mọi gánh nặng bên ngoài, sống ngày càng nhẹ nhàng hơn, ngày càng giản đơn hạnh phúc, và vui vẻ tự tại hơn.

Cách mà Trung Cộng trị quốc lại ngược lại, nó đi ngược hoàn toàn với cách Đạo gia trị quốc. Nó không ngừng làm băng hoại đạo đức và lương tri của nhân loại, phá hủy chính tín của nhân loại, khiến tầng pháp tắc ở bên trong bị phá hủy hoàn toàn. Sau đó nó không ngừng tăng cường tầng pháp tắc bên ngoài, thông qua bộ máy quốc gia cồng kềnh và nặng nề để thực hành độc tài và chuyên chế, thông qua sự khủng bổ tuyệt diệt nhân tính và các biện pháp bạo lực, để nô dịch và “thuần phục” người dân, để khống chế tư tưởng và ngôn hành của tất cả mọi người, khiến cho bách tính xuống cấp trở thành những công cụ và cỗ máy không còn nhân tính; nó nhất mực nhấn mạnh vào việc truy cầu vật chất ở bên ngoài, cho rằng vật chất có thể quyết định tất cả, sức sản xuất quyết định tất cả, từ đó phóng túng dục vọng và sự tự ước thúc của nhân loại, điên cuồng hủy diệt đạo đức truyền thống, khiến cho vật chất bên ngoài và sự truy cầu nhục dục trở thành cái trụ cột tinh thần duy nhất của bách tính, khiến cho linh hồn trống rỗng và nhợt nhạt của bách tính phải ký thác hoàn toàn vào sự hưởng thụ vật chất bên ngoài mà tồn tại. Tất cả những gì nó làm, đều là đang khiến sinh mệnh càng ngày rời xa khỏi bản tính tiên thiên bước đến con đường tự hủy diệt bản thân.

Mặc dù Đảng Cộng sản mạnh mẽ nhấn mạnh vào sự truy cầu vật chất bên ngoài, nó cho rằng sức sản xuất quyết định tất cả, nhưng trên thực tế cuộc sống vật chất ở tất cả các quốc gia cộng sản đều là rất thiếu thốn, người dân phải sống cuộc sống như trâu ngựa, vô cùng nghèo nàn.

Hãy xem thành quả trị quốc của đảng cộng sản, chỉ mấy chục năm ngắn ngủi đã khiến cho lễ nghi chi bang nổi tiếng thế giới trở thành một khu vực cầm thú “chê người nghèo chứ không chê kỹ nữ”, “tất cả hướng đến tiền”. Trung Quốc ngày nay coi trọng lợi ích mà không từ thủ đoạn, hãm hại lừa gạt, đánh giết cướp bóc, không việc ác nào không làm. Sữa bột độc, dầu ăn tái chế từ cống, phẩm màu độc (Sudan Red G), biến đổi gien, vaccine độc, trứng nhân tạo, gạo làm từ chất dẻo, thuốc tăng nạc, công xưởng đen, rau hooc-môn… khói bụi, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, cưỡng chế tháo dỡ nhà cửa, các công trình ọp ẹp dễ đổ, những đứa trẻ tục tĩu, cưỡng gian học sinh, mổ cướp nội tạng…. Đây rõ ràng là một địa ngục trần gian. Những người Trung Quốc đáng thương, ngoại trừ việc phải thời thời khắc khắc đề phòng cao độ sự phương hại đến từ xung quanh tự thân mỗi người, đồng thời còn phải chịu đựng áp lực sinh tồn cao độ, thu nhập thấp, cạnh tranh khắc liệt, giá nhà cao, ganh đua mạnh mẽ, y tế và giáo dục đắt đỏ…mỗi người đều như phải vác mấy quả núi nặng, sống mệt đến mức thở không ra hơi, dẫn đến việc tự sát và bệnh tâm lý trở nên thịnh hành chưa từng có. Hiện giờ người Trung Quốc có một cảm nhận phổ biến, chính là sống mà cảm thấy vô vị, không có niềm vui, không biết hạnh phúc là gì, thuận theo đám đông mà truy cầu tranh đấu một cách mê dại, ai ai cũng chỉ biết mệt, mệt và khổ đến mức không nói lên lời, thậm chí cảm thấy sống mà không bằng một con chó, nhưng lại không dừng lại được, hễ dừng lại, thì sẽ bị cái xã hội điên cuồng đó đè chết dưới bánh xe. Đây lẽ nào chính là cuộc sống hạnh phúc mà nhân loại truy tìm và hướng tới sao?

Bởi vì con đường mà đảng cộng sản đi là hoàn toàn ngược lại, do vậy nó cực lực thổi phồng thiên đường nhân gian – chủ nghĩa cộng sản, kỳ thực chính là địa ngục nhân gian, nó chỉ là lấy thiên đường làm quảng cáo mà thôi. Tổ sư gia của nó Các-Mác là một tín đồ Sa tăng giáo ngoan đạo, điều ông ta tín ngưỡng là ma vương Sa tăng, địa ngục chính là chốn quay về cuối cùng của nó. Về những điều này, xin mời xem bài viết “Con đường thành ma của Các-Mác”.

Nhân loại đã rời xa đạo đức quá lâu và quá xa đã đến lúc phải quay đầu trở lại rồi, nếu không thì nhân loại đã đến hồi diệt vong.

Chú thích:

25-38: Trích và dịch Đạo Đức Kinh từ thể văn ngôn ra thể bạch thoại.

Chữ tín gồm nhữ nhân và chữ ngôn ghép thành, về mặt giải chữ thì có nghĩa là lời của con người hễ nói ra là đáng tin, không có một ai nói dối, vậy nên gọi là “Nhân ngôn vi tín” Tạm dịch: “Đạo luôn vô vi nhưng không phải là không làm gì cả”, “chủ yếu là phụ trợ giúp cho trạng thái tự nhiên của vạn vật chứ không dám can thiệp bừa bãi”.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/242732



Ngày đăng: 08-02-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.